Chưa thấy ai ngu như nhân viên của cụ chủ thớt!!!!!!
em thấy không chỉ là thiên vị , mà là bất nhân , hút máu con mình ấy ạ. Chỉ không phải ruột thịt người ta mới nghiễm nhiên hưởng lợi từ người khác kiểu như thế.Bố mẹ nào chả thiên vị.
Thiên vị mức nào thì tùy từng gia đinh.
Trong câu chuyện trên thì quá thiên vị, mà thiên vị quá thì không tốt.
Hỏng hết cả bánh kẹo.
Thế thu nhập lúc đó của "chú em" là bao nhiêu Cụ?Khi khởi nghiệp lại lần thứ hai (2007), tôi được giới thiệu cho 1 chú em vừa tốt nghiệp ĐH. Thằng bé rất sáng dạ, chăm chỉ, trung thực, mỗi cái tằn tiện quá, làm được bao nhiêu gửi hết về nhà.
Đầu tiên tôi nghĩ nhà chú em quá nghèo nên hắn mới phải chắt bóp như vậy, nhưng khoảng 2010 gì đó nhà hắn đi chơi ghé thăm xưởng, tôi ngạc nhiên khi thấy 2 đứa em (1 gái 1 trai) mặc rất diện, đứa em gái tung tẩy IP4. Các cụ chắc còn nhớ dạo đó IP4 vẫn thời thượng và khá đắt tiền.
Mấy năm sau, chú em vẫn tiết kiệm từng xu gửi về nhà. Tôi biết hắn nuôi cả 2 em học đại học, lên thạc sĩ rồi làm tiến sĩ. 2 đứa không phải làm gì chỉ có học, hắn nai lưng ra làm nuôi cả 2 em và bố mẹ. Bất cứ một khoản chi nào hắn cũng phải góp 100%, mà bố mẹ hắn ở quê lại là người chuộng danh, ngoài xây nhà mua xe cho em còn bắt hắn đóng đủ các loại quỹ họ, quỹ hội.
Tôi biết những chuyện này vì nhiều lần hắn không đủ tiền phải tạm ứng, sau đó tức quá mới phàn nàn với tôi. Phàn nàn như vậy nhưng không dám bật lại bố mẹ, cuối cùng vẫn góp đủ.
Đến lúc 2 đứa em học xong đi làm, hắn nói với tôi thế là hoàn thành trách nhiệm, từ giờ bắt đầu tích cóp để lấy vợ nuôi con. Lúc đó hắn đã 32 tuổi.
Thế mà việc chưa xong còn nâng cấp. Bố mẹ hắn họp gia đình, nói rằng thằng em trai học xong đi làm rồi, bây giờ đến lúc cần 1 căn hộ, con là anh cả, con lo liệu việc đó cho em. Mà “lo liệu” là trong vòng 6 tháng 1 năm chứ không phải vô hạn.
Không chịu được sức ép, chú em vay tiền tôi đặt cọc căn hộ cho thằng em. Về sau tiền góp hàng tháng hắn cũng phải trả phần lớn, thằng em thỉnh thoảng trả được vài triệu, không thấm vào đâu.
Đến lúc đỉnh điểm là cuối tuần vừa rồi. Chú em gọi điện hẹn gặp riêng, tôi đoán ngay là lại có chuyện. Và chuyện là dạo sốt đất mấy năm trước thằng em vay tiền hắn đi buôn đất. Được một hai lần đầu có lãi, thế là vay thêm ngân hàng làm 1 quả tất tay, hậu quả là đất kẹt không bán được, nợ ngân hàng phải trả lãi, đến lúc đáo hạn không có tiền trả mới về nhà khóc lóc với bố mẹ. Và bố mẹ hắn, như mọi khi, lại gọi hắn về “giao trách nhiệm”.
Chú em nói như khóc với tôi “Em uất quá bảo tiền con đã đưa hết cho nó, bây giờ đột ngột như thế lấy đâu ra mấy tỉ. Thế là mẹ em lăn ra đòi tự tử, bố em thì bảo con là anh, em nó trót dại thôi thì con giúp nó. Em không thể chịu nổi nước mắt của mẹ đành hứa sẽ nghĩ cách. Em mệt quá rồi anh ạ, không biết kiếp trước em nợ nần ai cái gì…”
Tôi đưa tiền cho chú em trả nợ hộ, còn thì cũng không biết khuyên hắn ra sao. Quan hệ bố mẹ anh em ruột không thể nói cắt là cắt, nhưng cứ thế tiếp diễn không biết chú em sẽ bị vắt kiệt đến mức nào.
Em thì chả tin một ông đần thế này mà cưu mang gồng gánh được cả một đại gia đình vừa lười biếng vừa ngoo zốtVậy kết luận là thằng anh cả rất trách nhiệm, hết lòng với bố mẹ và 2 đứa em hay hắn nhu nhược? Em nghĩ hắn là người nhu nhược.
Cụ là tấm gương cho sáng để con cái noi vào. Em nể phục và chúc cụ mọi chuyện tốt lành.Nhà cháu cũng mới đón chị gái bị tiểu đường, suy thận độ 4 về nhà đây. Chồng chị đi làm công trình xa, lương khá thấp. Con gái lớn lấy ck, còn con trai thứ 2 sinh năm 98 thì vẫn làm thuê, chưa lập gia đình.
Cụ già bảo tâm nguyện cuối cùng của bố mẹ là được chăm con đến lúc nó rời đi, giờ để nó ở nhà kia không có ai chăm cũng sợ nhỡ xẩy ra cái gì.
Đón chị gái về là đảo lộn mọi thứ trong nhà, ăn uống sinh hoạt và đời sống cá nhân. Nhất là gấu ở nhà đang nghĩ gì?
Rồi, tình cảm chị em nó cũng át đi mọi thứ và chị gái của cháu hiện đang sống ở nhà cháu. Ck con chị rảnh là qua nhà thăm.
Máu mủ đôi khi nó kì lạ thật, bỏ thì thương, vương thì tội
Điều này thì bình thường, vì làm cho anh nhưng làm cái gì mới là quan trọng? Nếu năng lực bình thường không xin nổi công việc đâu khác, anh nhận về làm cho có công có việc thôi chứ thằng em không có khả năng quán xuyến hay tạo ra giá trị gì , thì việc nhận em cho em không thất nghiệp là tốt rồi. Tinh khôn thì bao năm làm với anh chắc hẳn phải biết cugn cách đường lối làm ăn để mà đến lúc tự làm cái gì riêng chứ ? Làm cùng không đồng nghĩa cổ phần nha. Nhiều người làm cùng nhưng chỉ đủ năng lực làm cái chân le ve thôi . Cho việc lớn không làm nổi.Em chỉ thấy ngoài đời thực, ông em được ông anh gọi về làm cho cty của ông Anh, cày bao nhiêu năm ông Anh giàu vật vã mà ông em thì vẫn chỉ làm công ăn lương. Chút tài sản cũng không.
chuyện như phim. nhưng mà thật ra phim mới vẽ được vài nét của cuộc đời thật cụ nhỉ.Em đang biết một em gái là út lấy ck rồi. Đang phải trợ cấp hàng tháng cho bố mẹ 8 triệu để sống, sổ hiu của mẹ bị con chị gái nó đem cắm rồi, ông bố thì còn sĩ bắt con gái mua cho cái oto hơn 300 triệu- và tất cả việc của cái xe này em đó phải lo hết. Ông anh trai bóng bánh vỡ nợ, tiền học cho 2 đứa con ở trường tư nợ mấy chục triệu từ năm trước ( lúc trước ngon nên cho con học trường tư) nên trường không cho học nữa và cũng không trả hồ sơ. Con em đưa cho cái thẻ bảo đi đóng tiền để rút về nó xin cho học trường công nó nuôi- đem thẻ ra hàng cà phát hết hạn mức trả phí 2,5% lấy tiền mặt để đốt tiếp. Con em lại đứng ra gánh số tiền nợ thẻ- thằng anh giờ trốn biệt tích. Chưa kể chưa kêt anh trai chị dâu, chị gái anh rể còn vay riêng của chồng em này một mớ nữa, thằng ck em này kể ra cũng quá tốt, nhà vk như vậy mà vẫn giúp hết lòng.
Em thêm cho mục số 2 nữaCó những cái không phải do số phận, mà do trí tuệ, u mê ngốc nghếch thiếu hiểu biết thiếu suy tính mà gây hậu quả. Thế thôi chứ nợ nần cái đếch gì. Chú em này cũng hiếm có , mấy ai sống n hư bố mẹ chú và cũng chả mấy ai sống như chú. Có một điều cốt lõi và dường như là chân lý mà chú không hiểu :
1. tiền bạc không ro mình làm ra thì không biết trân trọng
2. Khi quá dễ dàng được hưởng lợi từ trên trời rơi xuống, người ta sẽ trở nên ích kỉ và vô ơn, và con người ta sẽ trở nên lười biếng, không có ý nghĩ tiến thủ/phấn đấu thậm chí không có ý nghĩ kiếm một công việc để làm
3. Cho 1 cái kẹo sẽ được cảm ơn, nhưng cho cả nghìn cái kẹo sẽ bị coi thường
Xin lỗi hỏi cụ là thằng a đầu đất ạ? Chứ e chưa gặp trường hợp nào như thế.Tôi kể chuyện này ra vì có thể nói tôi cũng là người trong cuộc, đã mấy lần tôi cho chú em vay tiền đưa cho nhà.
Thực ra xã hội những chuyện đại loại thế này không ít lắm, các cụ không biết thôi. Tôi còn chứng kiến những chuyện vô lý hơn nữa. Các cụ có tưởng tượng 2 anh em, người anh (cùng hội golf với tôi) cực kỳ thành đạt còn thằng em hơn 40 vẫn chỉ ăn ngủ đánh bạc online nhưng lại được bà mẹ quá chiều. Mỗi tháng anh cứ đều đều trả nợ đánh bạc cho em mấy trăm triệu chỉ để mẹ yên lòng.
cũng có thể có thật đấy ct,máu mủ với nhau nhiều khi nó thế, thằng bạn e cùng mấy bà chị của nó 5.7 lần đóng tiền trả nợ cho thằng anh sĩ quan nó mỗi lần báo nợ tầm 1,2 tỉ, nhiều lúc khuyên nó bảo trả nợ như nhà mày có trả hết đời cũng không xong,tiền còn lo cho vợ con chứ lo mãi sao cho thằng cờ bạc,nó nghe xong chẳng nói gì,thôi cũng kệEm thì chả tin một ông đần thế này mà cưu mang gồng gánh được cả một đại gia đình vừa lười biếng vừa ngoo zốt
Chú em này chỉ làm kỹ thuật chứ không buôn bán giao tiếp cụ ợ. Đúng là giao tiếp chú ấy hơi kém nhưng kỹ thuật rất ổn.Em thì chả tin một ông đần thế này mà cưu mang gồng gánh được cả một đại gia đình vừa lười biếng vừa ngoo zốt