Chào các cụ,
Em có chút kinh nghiệm và đã và đang trải qua nên em muốn đóng góp với các cụ một chút
I/ Gia đình em: Gia đình em có hai cháu trai một 11 tuổi một 5 tuổi. Bình thường thằng lớn rất ngoan như: giúp đỡ bố mẹ giặt quần áo, lau nhà, bê đồ.. nhưng thi thoảng nó không nghe lời như không mặc ấm khi ra ngoài, lười đánh răng. Thằng nhỏ thì vì nó sinh sớm nên từ bé cả nhà đã ưu tiên nó nên nó hay nhõng nhẽo lúc em đưa nó đi học mẫu giáo, hoặc muốn gì không được nó khóc. Trong tình cảnh đó em nghĩ là nên làm cách nào đó để điều khiển được các con mình vì nếu mình không điều khiển được thì quá bất lực và đánh thì không được vì con nhà em nó thuộc dạng hiểu biết. Ví dụ như thằng bé ấy đánh nó là nó sẽ nói là không được phép đánh nó.....
II) Cách làm: Em đã tìm hiểu và đọc sách để tìm ra cách và hiện giờ con nhà em cả hai đứa em đều bảo được.
1): Với trẻ nhỏ khi cụ muốn cháu nó làm theo như thế nào, cụ phải nói rất rõ với nó về việc nó cần phải làm khi mình muốn. Dùng cách nói ngắn gọn, dễ hiểu và phải nói với giọng dứt khoát. Ví dụ: Cháu chơi đồ chơi rồi để trên sàn, cụ muốn cháu nó cất vào thì cụ phải nói: Con cất đồ chơi vào thùng này!!! Chứ cụ không được nói là: Con không được để đồ chơi ở sàn nhà!!! Nói như vậy là quá chung chung và trìu tượng trẻ không biết cụ muốn gì và nó không biết là không để trên sàn thì sẽ để ở đâu. Nên câu: Con để vào thùng đồ chơi là yêu cầu cụ thể và rõ ràng cháu sẽ làm (lần đầu cụ cầm tay nó để nó biết chỗ). Khi cụ yêu cầu còn làm cái gì cụ phải ngồi xuống cùng tầm với nó, nhìn vào mắt nó nói giọng nhẹ nhàng nhưng dứt khoát, cụ không được đứng khuất mặt nó nói với nó vì như vậy nó không có cảm giác sợ cụ. Khi cụ đã muốn nó làm gì cụ phải theo cho đến cùng, ngồi đó nhắc lại dứt khoát đến ba lần nhìn vào mắt nó cho đến khi nó đi làm thì thôi. Hơn nữa muốn còn làm gì thì không được bắt đầu bằng câu hỏi nhé cụ: Ví dụ thằng con em đi học về áo khoác để trên sofa, mẹ nó thi thoảng quên nên hay bắt đầu bằng câu "Áo khoắc phải để đâu hả con?". Nếu cụ yêu cầu con cất áo mà bằng câu hỏi là cụ cho nó cơ hội tranh luận với cụ về việc cất áo và cất ở đâu. Nên thẳng thắn va ngan gon "Con treo áo lên mắc áo".
2): Tính cụ nóng nảy cụ phải đặt cho mình một giới hạn là khi con không nghe lời thì cụ phải dùng đến hình phạt nặng nhất là cái gì để khi đó cụ sẽ thực hiện như vậy chứ không vạ gì đánh nó đâu cụ. Thằng cu con nhà em nó khóc mà em giải thích là không đáng để khóc mà nó vẫn tiếp tục bước tiếp theo là em cho vào một phòng đóng kín cửa thật tối ngồi trong đó không được ra. Hoặc cụ muốn là buổi sáng nó phải ăn cái gì, nếu không ăn cất đi ngay. Thằng con út nhà em ấy nó thích chọn quần áo nên nếu không được như ý nó khóc, em vẫn để nó khóc nhưng nó vẫn phải mặc, khóc tiếp em cho vào phòng tối. Từ phòng tối ra vẫn khóc em lại cho vào. Rồi dần nó chấp nhận khóc là phải lấy tay đậy mồm không có âm thanh là bị mang đi nhốt.
3. Quan trọng nhất thì cụ phải chơi với cháu để cháu yêu quý và phụ thuộc vào cụ và cần cụ thì cụ mới điều khiển được nó. Thằng lớn nhà cháu nó thích bóng đá và chơi iphone, cháu chơi với nó rồi đăng ký cho đi chơi đội bóng. Nếu một tuần mà có vấn đề cháu sẽ cắt bớt tập luyện và giải đấu cháu cũng cắt không cho tham gia. Thằng bé thì cháu hay chơi với nó mấy trò, nếu không ngoan cháu bảo sẽ không chơi nữa.
4) Khi con cụ lớn chút nữa, cụ phải có quy định trong gia đình để các cháu theo chứ cụ không thể mỗi ngày một chính sách là nó không theo cụ được đâu. Cụ phải nhất quán thì mới được. Như thằng nhỏ nhà cháu, nhiêu hôm về nhà quên để giày lên giá, cháu gọi là nó phải quay lại ngay để đặt lên.
Nhà cháu thằng Bé thì quy tắc: Sáng đánh răng-> ăn sáng-> thay quần áo--> đi học--> đi học về cất giày lên giá--> cặp sách trên tủ--> rửa mặt mũi--> thay quần áo__> xem tivi một lúc--> ăn cơm tối--> chơi với bố/mẹ-->xem chút tivi-->đánh răng--> lên giường chơi ipad 30 phút (em để chuông, cứ chuông kêu em cầm cái túi đến là nhét vào) --> hết ngày. Nếu một ngày mà thực hiện đúng các quy định đó như: đánh răng, tắt tivi khi yêu cầu, chơi xong dọn đồ chơi... sẽ được một thẻ phần thưởng và nếu được 6 thẻ trong một tuần thì thứ 6 em cho đi ăn món yêu thích (kem) hoặc đổi 20 cái thẻ đó lấy 1 món đồ chơi.
Thằng lớn thì lịch trình cũng tương tự như vậy thôi nhưng nó phải thêm những việc: đi học về dọn nhà, hút bụi, giặt quần áo, thay quần áo thì không được để trên sàn nhà. Trước đây trong hai tuần liên tiếp cháu liên tục có khẩu hiệu với nó "Nothing on the floor". Nó làm tốt các việc đó nó cũng được thẻ để đổi: một thẻ được them 15 phút chơi iphone, hoặc thành tiền là 15 nghìn. Thằng này lớn nếu vi phạm các quy định thì em phải phạt bằng cách lấy bớt thẻ lại. Ví dụ hôm nay làm em khóc, em lấy lại một thẻ. Cụ phải biết là nó phải giặt quần áo, sấy quần áo, gấp quần áo rồi phân vào tủ từng người mới được một thẻ, nhưng mà vi phạm một việc nhỏ là mất một thẻ nên nó xót lắm cụ
. Thằng này có bệnh đánh răng ẩu, em nói rõ bố không kiểm tra nhưng bất thình lình bố kiểm tra mà răng bẩn là ra khỏi xe của bố. Một hôm em đưa đi tập đá bóng, em bảo lấy gương xe soi răng xem sạch không, răng bẩn em bảo hôm nay bố đưa quay lại nhà đánh răng rồi đi nhưng sẽ bị đến tập muộn đến phải xin lỗi thầy và chấp nhận. Nếu lần sau tái phạm thfi bố không đưa về mà tự đi bộ về đánh răng rồi quay lại chỗ bố đỗ xe mới đi tiếp. Giờ thì ổn rồi
Nói tóm lại là mình cũng cần phải đầu tư trí tuệ và công sức thì dạy con mới không cần bạo lực cụ ạ. Em vui vì hai thằng con em sau một thời gian em áp dụng, 8h30 là lên giường rồi mọi việc em bảo là nghe theo. Em không phải theo sau để dọn đồ của nó, trong ba tuần liên tiếp chỉ cần một cái tất ở sàn là em đã trừ giờ chơi iphone, ipad của tụi nó rồi. Hơn nữa nhà em có iphone, ipad thừa và tivi nhưng không được chơi bừa mứa mà phải đúng giờ mới được. Mình phải cố gắng thôi cụ ạ.