[Funland] [Tâm sự] Gia đình nhỏ của cháu

huyluong

Xe container
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-164663
Ngày cấp bằng
31/10/12
Số km
9,378
Động cơ
418,156 Mã lực
Nơi ở
Số 72 Đường Bờ Kênh, Xã Võng La, Đông Anh, Hà Nội
Website
thanglongglass.vn
Chào các cụ,

Em có chút kinh nghiệm và đã và đang trải qua nên em muốn đóng góp với các cụ một chút

I/ Gia đình em: Gia đình em có hai cháu trai một 11 tuổi một 5 tuổi. Bình thường thằng lớn rất ngoan như: giúp đỡ bố mẹ giặt quần áo, lau nhà, bê đồ.. nhưng thi thoảng nó không nghe lời như không mặc ấm khi ra ngoài, lười đánh răng. Thằng nhỏ thì vì nó sinh sớm nên từ bé cả nhà đã ưu tiên nó nên nó hay nhõng nhẽo lúc em đưa nó đi học mẫu giáo, hoặc muốn gì không được nó khóc. Trong tình cảnh đó em nghĩ là nên làm cách nào đó để điều khiển được các con mình vì nếu mình không điều khiển được thì quá bất lực và đánh thì không được vì con nhà em nó thuộc dạng hiểu biết. Ví dụ như thằng bé ấy đánh nó là nó sẽ nói là không được phép đánh nó.....

II) Cách làm: Em đã tìm hiểu và đọc sách để tìm ra cách và hiện giờ con nhà em cả hai đứa em đều bảo được.
1): Với trẻ nhỏ khi cụ muốn cháu nó làm theo như thế nào, cụ phải nói rất rõ với nó về việc nó cần phải làm khi mình muốn. Dùng cách nói ngắn gọn, dễ hiểu và phải nói với giọng dứt khoát. Ví dụ: Cháu chơi đồ chơi rồi để trên sàn, cụ muốn cháu nó cất vào thì cụ phải nói: Con cất đồ chơi vào thùng này!!! Chứ cụ không được nói là: Con không được để đồ chơi ở sàn nhà!!! Nói như vậy là quá chung chung và trìu tượng trẻ không biết cụ muốn gì và nó không biết là không để trên sàn thì sẽ để ở đâu. Nên câu: Con để vào thùng đồ chơi là yêu cầu cụ thể và rõ ràng cháu sẽ làm (lần đầu cụ cầm tay nó để nó biết chỗ). Khi cụ yêu cầu còn làm cái gì cụ phải ngồi xuống cùng tầm với nó, nhìn vào mắt nó nói giọng nhẹ nhàng nhưng dứt khoát, cụ không được đứng khuất mặt nó nói với nó vì như vậy nó không có cảm giác sợ cụ. Khi cụ đã muốn nó làm gì cụ phải theo cho đến cùng, ngồi đó nhắc lại dứt khoát đến ba lần nhìn vào mắt nó cho đến khi nó đi làm thì thôi. Hơn nữa muốn còn làm gì thì không được bắt đầu bằng câu hỏi nhé cụ: Ví dụ thằng con em đi học về áo khoác để trên sofa, mẹ nó thi thoảng quên nên hay bắt đầu bằng câu "Áo khoắc phải để đâu hả con?". Nếu cụ yêu cầu con cất áo mà bằng câu hỏi là cụ cho nó cơ hội tranh luận với cụ về việc cất áo và cất ở đâu. Nên thẳng thắn va ngan gon "Con treo áo lên mắc áo".

2): Tính cụ nóng nảy cụ phải đặt cho mình một giới hạn là khi con không nghe lời thì cụ phải dùng đến hình phạt nặng nhất là cái gì để khi đó cụ sẽ thực hiện như vậy chứ không vạ gì đánh nó đâu cụ. Thằng cu con nhà em nó khóc mà em giải thích là không đáng để khóc mà nó vẫn tiếp tục bước tiếp theo là em cho vào một phòng đóng kín cửa thật tối ngồi trong đó không được ra. Hoặc cụ muốn là buổi sáng nó phải ăn cái gì, nếu không ăn cất đi ngay. Thằng con út nhà em ấy nó thích chọn quần áo nên nếu không được như ý nó khóc, em vẫn để nó khóc nhưng nó vẫn phải mặc, khóc tiếp em cho vào phòng tối. Từ phòng tối ra vẫn khóc em lại cho vào. Rồi dần nó chấp nhận khóc là phải lấy tay đậy mồm không có âm thanh là bị mang đi nhốt.

3. Quan trọng nhất thì cụ phải chơi với cháu để cháu yêu quý và phụ thuộc vào cụ và cần cụ thì cụ mới điều khiển được nó. Thằng lớn nhà cháu nó thích bóng đá và chơi iphone, cháu chơi với nó rồi đăng ký cho đi chơi đội bóng. Nếu một tuần mà có vấn đề cháu sẽ cắt bớt tập luyện và giải đấu cháu cũng cắt không cho tham gia. Thằng bé thì cháu hay chơi với nó mấy trò, nếu không ngoan cháu bảo sẽ không chơi nữa.

4) Khi con cụ lớn chút nữa, cụ phải có quy định trong gia đình để các cháu theo chứ cụ không thể mỗi ngày một chính sách là nó không theo cụ được đâu. Cụ phải nhất quán thì mới được. Như thằng nhỏ nhà cháu, nhiêu hôm về nhà quên để giày lên giá, cháu gọi là nó phải quay lại ngay để đặt lên.
Nhà cháu thằng Bé thì quy tắc: Sáng đánh răng-> ăn sáng-> thay quần áo--> đi học--> đi học về cất giày lên giá--> cặp sách trên tủ--> rửa mặt mũi--> thay quần áo__> xem tivi một lúc--> ăn cơm tối--> chơi với bố/mẹ-->xem chút tivi-->đánh răng--> lên giường chơi ipad 30 phút (em để chuông, cứ chuông kêu em cầm cái túi đến là nhét vào) --> hết ngày. Nếu một ngày mà thực hiện đúng các quy định đó như: đánh răng, tắt tivi khi yêu cầu, chơi xong dọn đồ chơi... sẽ được một thẻ phần thưởng và nếu được 6 thẻ trong một tuần thì thứ 6 em cho đi ăn món yêu thích (kem) hoặc đổi 20 cái thẻ đó lấy 1 món đồ chơi.

Thằng lớn thì lịch trình cũng tương tự như vậy thôi nhưng nó phải thêm những việc: đi học về dọn nhà, hút bụi, giặt quần áo, thay quần áo thì không được để trên sàn nhà. Trước đây trong hai tuần liên tiếp cháu liên tục có khẩu hiệu với nó "Nothing on the floor". Nó làm tốt các việc đó nó cũng được thẻ để đổi: một thẻ được them 15 phút chơi iphone, hoặc thành tiền là 15 nghìn. Thằng này lớn nếu vi phạm các quy định thì em phải phạt bằng cách lấy bớt thẻ lại. Ví dụ hôm nay làm em khóc, em lấy lại một thẻ. Cụ phải biết là nó phải giặt quần áo, sấy quần áo, gấp quần áo rồi phân vào tủ từng người mới được một thẻ, nhưng mà vi phạm một việc nhỏ là mất một thẻ nên nó xót lắm cụ :). Thằng này có bệnh đánh răng ẩu, em nói rõ bố không kiểm tra nhưng bất thình lình bố kiểm tra mà răng bẩn là ra khỏi xe của bố. Một hôm em đưa đi tập đá bóng, em bảo lấy gương xe soi răng xem sạch không, răng bẩn em bảo hôm nay bố đưa quay lại nhà đánh răng rồi đi nhưng sẽ bị đến tập muộn đến phải xin lỗi thầy và chấp nhận. Nếu lần sau tái phạm thfi bố không đưa về mà tự đi bộ về đánh răng rồi quay lại chỗ bố đỗ xe mới đi tiếp. Giờ thì ổn rồi :)

Nói tóm lại là mình cũng cần phải đầu tư trí tuệ và công sức thì dạy con mới không cần bạo lực cụ ạ. Em vui vì hai thằng con em sau một thời gian em áp dụng, 8h30 là lên giường rồi mọi việc em bảo là nghe theo. Em không phải theo sau để dọn đồ của nó, trong ba tuần liên tiếp chỉ cần một cái tất ở sàn là em đã trừ giờ chơi iphone, ipad của tụi nó rồi. Hơn nữa nhà em có iphone, ipad thừa và tivi nhưng không được chơi bừa mứa mà phải đúng giờ mới được. Mình phải cố gắng thôi cụ ạ.
E phải oánh dấu cách dậy f1 của cụ để tham khảo mới được. Cứ mời cụ 1 ly đã, rất khoa học
 

mrkim84

Xe tải
Biển số
OF-354088
Ngày cấp bằng
8/2/15
Số km
408
Động cơ
267,040 Mã lực
Nơi ở
fb.com/mrkimi84
Bé dưới 3 tuổi thì ko nên phạt vì bé chưa hiểu đúng sai. Phải phân tích xem bé có hành vi gì, nó xảy ra trước và sau sự kiện gì, tức là môi trường thuận lợi để diễn ra hành vi ko phù hợp đó.
Thường trẻ tầm này thì hay khóc ăn vạ nhằm đạt đc mục đích gì đó, như đc bế ẵm, đc quan tâm...và bố mẹ phớt lờ đi là đc (mình làm 1 việc gì đó rất chăm chú, thư thái chẳng hạn...lúc đó bạn í sẽ theo dõi hoạt động của mình, rồi từ từ tham gia, mình sẽ uốn bạn í theo ý mình vào lúc đó)
Có vẻ vấn đề là ở cụ, khi cụ tức giận hãy để con 1 mình, 2' sau quay lại thì ccụ sẽ có cách xử lý phù hợp hơn.
Em đang học theo cụ Songloc hì!
 

mrkim84

Xe tải
Biển số
OF-354088
Ngày cấp bằng
8/2/15
Số km
408
Động cơ
267,040 Mã lực
Nơi ở
fb.com/mrkimi84
Chào các cụ,

Em có chút kinh nghiệm và đã và đang trải qua nên em muốn đóng góp với các cụ một chút

I/ Gia đình em: Gia đình em có hai cháu trai một 11 tuổi một 5 tuổi. Bình thường thằng lớn rất ngoan như: giúp đỡ bố mẹ giặt quần áo, lau nhà, bê đồ.. nhưng thi thoảng nó không nghe lời như không mặc ấm khi ra ngoài, lười đánh răng. Thằng nhỏ thì vì nó sinh sớm nên từ bé cả nhà đã ưu tiên nó nên nó hay nhõng nhẽo lúc em đưa nó đi học mẫu giáo, hoặc muốn gì không được nó khóc. Trong tình cảnh đó em nghĩ là nên làm cách nào đó để điều khiển được các con mình vì nếu mình không điều khiển được thì quá bất lực và đánh thì không được vì con nhà em nó thuộc dạng hiểu biết. Ví dụ như thằng bé ấy đánh nó là nó sẽ nói là không được phép đánh nó.....

II) Cách làm: Em đã tìm hiểu và đọc sách để tìm ra cách và hiện giờ con nhà em cả hai đứa em đều bảo được.
1): Với trẻ nhỏ khi cụ muốn cháu nó làm theo như thế nào, cụ phải nói rất rõ với nó về việc nó cần phải làm khi mình muốn. Dùng cách nói ngắn gọn, dễ hiểu và phải nói với giọng dứt khoát. Ví dụ: Cháu chơi đồ chơi rồi để trên sàn, cụ muốn cháu nó cất vào thì cụ phải nói: Con cất đồ chơi vào thùng này!!! Chứ cụ không được nói là: Con không được để đồ chơi ở sàn nhà!!! Nói như vậy là quá chung chung và trìu tượng trẻ không biết cụ muốn gì và nó không biết là không để trên sàn thì sẽ để ở đâu. Nên câu: Con để vào thùng đồ chơi là yêu cầu cụ thể và rõ ràng cháu sẽ làm (lần đầu cụ cầm tay nó để nó biết chỗ). Khi cụ yêu cầu còn làm cái gì cụ phải ngồi xuống cùng tầm với nó, nhìn vào mắt nó nói giọng nhẹ nhàng nhưng dứt khoát, cụ không được đứng khuất mặt nó nói với nó vì như vậy nó không có cảm giác sợ cụ. Khi cụ đã muốn nó làm gì cụ phải theo cho đến cùng, ngồi đó nhắc lại dứt khoát đến ba lần nhìn vào mắt nó cho đến khi nó đi làm thì thôi. Hơn nữa muốn còn làm gì thì không được bắt đầu bằng câu hỏi nhé cụ: Ví dụ thằng con em đi học về áo khoác để trên sofa, mẹ nó thi thoảng quên nên hay bắt đầu bằng câu "Áo khoắc phải để đâu hả con?". Nếu cụ yêu cầu con cất áo mà bằng câu hỏi là cụ cho nó cơ hội tranh luận với cụ về việc cất áo và cất ở đâu. Nên thẳng thắn va ngan gon "Con treo áo lên mắc áo".

2): Tính cụ nóng nảy cụ phải đặt cho mình một giới hạn là khi con không nghe lời thì cụ phải dùng đến hình phạt nặng nhất là cái gì để khi đó cụ sẽ thực hiện như vậy chứ không vạ gì đánh nó đâu cụ. Thằng cu con nhà em nó khóc mà em giải thích là không đáng để khóc mà nó vẫn tiếp tục bước tiếp theo là em cho vào một phòng đóng kín cửa thật tối ngồi trong đó không được ra. Hoặc cụ muốn là buổi sáng nó phải ăn cái gì, nếu không ăn cất đi ngay. Thằng con út nhà em ấy nó thích chọn quần áo nên nếu không được như ý nó khóc, em vẫn để nó khóc nhưng nó vẫn phải mặc, khóc tiếp em cho vào phòng tối. Từ phòng tối ra vẫn khóc em lại cho vào. Rồi dần nó chấp nhận khóc là phải lấy tay đậy mồm không có âm thanh là bị mang đi nhốt.

3. Quan trọng nhất thì cụ phải chơi với cháu để cháu yêu quý và phụ thuộc vào cụ và cần cụ thì cụ mới điều khiển được nó. Thằng lớn nhà cháu nó thích bóng đá và chơi iphone, cháu chơi với nó rồi đăng ký cho đi chơi đội bóng. Nếu một tuần mà có vấn đề cháu sẽ cắt bớt tập luyện và giải đấu cháu cũng cắt không cho tham gia. Thằng bé thì cháu hay chơi với nó mấy trò, nếu không ngoan cháu bảo sẽ không chơi nữa.

4) Khi con cụ lớn chút nữa, cụ phải có quy định trong gia đình để các cháu theo chứ cụ không thể mỗi ngày một chính sách là nó không theo cụ được đâu. Cụ phải nhất quán thì mới được. Như thằng nhỏ nhà cháu, nhiêu hôm về nhà quên để giày lên giá, cháu gọi là nó phải quay lại ngay để đặt lên.
Nhà cháu thằng Bé thì quy tắc: Sáng đánh răng-> ăn sáng-> thay quần áo--> đi học--> đi học về cất giày lên giá--> cặp sách trên tủ--> rửa mặt mũi--> thay quần áo__> xem tivi một lúc--> ăn cơm tối--> chơi với bố/mẹ-->xem chút tivi-->đánh răng--> lên giường chơi ipad 30 phút (em để chuông, cứ chuông kêu em cầm cái túi đến là nhét vào) --> hết ngày. Nếu một ngày mà thực hiện đúng các quy định đó như: đánh răng, tắt tivi khi yêu cầu, chơi xong dọn đồ chơi... sẽ được một thẻ phần thưởng và nếu được 6 thẻ trong một tuần thì thứ 6 em cho đi ăn món yêu thích (kem) hoặc đổi 20 cái thẻ đó lấy 1 món đồ chơi.

Thằng lớn thì lịch trình cũng tương tự như vậy thôi nhưng nó phải thêm những việc: đi học về dọn nhà, hút bụi, giặt quần áo, thay quần áo thì không được để trên sàn nhà. Trước đây trong hai tuần liên tiếp cháu liên tục có khẩu hiệu với nó "Nothing on the floor". Nó làm tốt các việc đó nó cũng được thẻ để đổi: một thẻ được them 15 phút chơi iphone, hoặc thành tiền là 15 nghìn. Thằng này lớn nếu vi phạm các quy định thì em phải phạt bằng cách lấy bớt thẻ lại. Ví dụ hôm nay làm em khóc, em lấy lại một thẻ. Cụ phải biết là nó phải giặt quần áo, sấy quần áo, gấp quần áo rồi phân vào tủ từng người mới được một thẻ, nhưng mà vi phạm một việc nhỏ là mất một thẻ nên nó xót lắm cụ :). Thằng này có bệnh đánh răng ẩu, em nói rõ bố không kiểm tra nhưng bất thình lình bố kiểm tra mà răng bẩn là ra khỏi xe của bố. Một hôm em đưa đi tập đá bóng, em bảo lấy gương xe soi răng xem sạch không, răng bẩn em bảo hôm nay bố đưa quay lại nhà đánh răng rồi đi nhưng sẽ bị đến tập muộn đến phải xin lỗi thầy và chấp nhận. Nếu lần sau tái phạm thfi bố không đưa về mà tự đi bộ về đánh răng rồi quay lại chỗ bố đỗ xe mới đi tiếp. Giờ thì ổn rồi :)

Nói tóm lại là mình cũng cần phải đầu tư trí tuệ và công sức thì dạy con mới không cần bạo lực cụ ạ. Em vui vì hai thằng con em sau một thời gian em áp dụng, 8h30 là lên giường rồi mọi việc em bảo là nghe theo. Em không phải theo sau để dọn đồ của nó, trong ba tuần liên tiếp chỉ cần một cái tất ở sàn là em đã trừ giờ chơi iphone, ipad của tụi nó rồi. Hơn nữa nhà em có iphone, ipad thừa và tivi nhưng không được chơi bừa mứa mà phải đúng giờ mới được. Mình phải cố gắng thôi cụ ạ.
Em mời mợ một ly, kinh nghiệm vậy em đoán không phải là cụ rồi nên mạnh dạn gọi mở!
 

Matxech

Xe container
Biển số
OF-362818
Ngày cấp bằng
13/4/15
Số km
7,393
Động cơ
326,048 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Trẻ con mỗi đứa 1 tính cách cụ chủ hỏi như mang cày ra đường đẽo
Tuỳ trường hợp mà xử lý
Con trai xử khác con gái
Đánh con là biện pháp cuối cùng
 

Matxech

Xe container
Biển số
OF-362818
Ngày cấp bằng
13/4/15
Số km
7,393
Động cơ
326,048 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Nhà cụ còn có 2vc dạy con, nhìn con, bế con. Em chỉ có 1m. Hjx. Lắm lúc nghĩ tủi kinh khủng nên cũng sinh cáu giận ý, xong lại thương con. Ông bà nội k còn mà chồng thì suốt ngày k ở nhà. Có khi cả tháng mới về.
Nhờ bác hàng xóm giup 1 tay e nhé
 

Matxech

Xe container
Biển số
OF-362818
Ngày cấp bằng
13/4/15
Số km
7,393
Động cơ
326,048 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Khó lắm cụ ạh. Nó là con mình mà mình ko dạy được thì cay lắm. Mà cay thì cay làm gì đưọc nó, chả nhẽ đánh nó thâm tím mình mẩy rồi thì con khóc bố cũng khóc.

Người ta bảo dạy con k được mà đánh là bố mẹ bất lực rồi.

Trương hợp của em là phải NHẪN NHỊN VÀ NHẪN NHỤC với thằng con em. Quát nó là nó cũng quát lại. Mình tức nó tức lại, mình quát nó nó quát lại, mình cục cằn nó cũng cục cằn bởi vì nó học của mình. Cho nên em kết luận là Bạo lực ko giải quyết được gốc rẽ vấn đề. Nhiều lúc bực quá em phải né để khỏi phải quát và nếu ko kìm được lại đánh nó (có lúc em đánh rất đau) môt lúc sau thì về.

Nói thật mỗi ngày em phải nghĩ ra một võ. Có dạo e thiết quân luật kinh quá thằng con bảo dạo này con ko thích bố nữa đâu, suốt ngày chỉ toàn quát tháo thôi. Nghẹn cứng cả họng nhưng thấy nó nói đúng đành im.

Rồi thì cũng phải tiếp cận chứ bỏ bê thế nào được, nó là con mình cơ mà. Thế là phải chơi với nó nhiều hơn, trốn làm về sớm đi đón nó. Thì nó lại quý mình nhưng vẫn sẵn sàng bật tanh tách.

Sáng nay nó hư, mẹ nó quát nó nổi điên (mà nó mới 6 tuổi thôi nhé) em lại phải né nhưng cả ngày làm mặt giận. Nó lại mon men vào xin lỗi. Chiều lại cho nó đi chơi đi bơi cùng rồi nuốt cục tức từ cổ họng xuống, dịu giọng (cao giọng là nó bật lại ngay) con ơi bố con mình phải làm thế nào để sống hòa thuận với nhau nhỉ.

Nó bảo Bố đừng quát con. Em bảo Ok, ko quát nhưng bố phải làm sao khi mà nói mãi con không nghe lời. Nó bảo chỉ cần bảo Con là Con ơi con đừng làm như thế là được.

Tối nay em tua câu đấy mấy phát và thấy có tác dụng. Không biết mai thế nào nhưng hôm nay là tạm ổn.
Xem lại đi cụ xem no giống ai vì nó khôn quá nó đang dạy cụ đấy
 

xemoc

Xe buýt
Biển số
OF-326767
Ngày cấp bằng
11/7/14
Số km
657
Động cơ
289,590 Mã lực
Cụ k muốn đánh con thì có thể tham khảo phương pháp dạy con của các ông bố hàn quốc qua chương trình " song brother" cháu hay xem thấy mấy ông bố đó dạy con hay cụ ạ.
 

ngungo thien ly

Xe container
Biển số
OF-316047
Ngày cấp bằng
15/4/14
Số km
8,613
Động cơ
367,722 Mã lực
Nơi ở
Sau luỹ tre làng
Nhà em dị ứng với kiểu dạy con bằng roi và quát mắng ủm tỏi lắm, thật thật hỗn với người lớn là em đét ngay, cho nhóc nhà em biét kính trên nhường dưới, còn trẻ híếu động làm đổ vỡ cốc chén cũng là thường bị phạt đứng im
 

thief_fighter

Xe buýt
Biển số
OF-84207
Ngày cấp bằng
1/2/11
Số km
924
Động cơ
418,350 Mã lực
trẻ con ko ăn roi ăn đòn ko nên người đâu cụ ạ. Trừ khi cực ngoan. Mà ngoan quá dễ thành người cù lần đấy cụ ạ. Như nhiều cụ tâm thư trên này lành quá vợ nó chửi cho. Lấy vk về ở nhà riêng do bố mẹ vợ mua. Mẹ ck lên chơi nó tức nó đuổi cả chồng cả mẹ chồng ra đường. Đấy là em nói riêng về đường vợ thôi đấy. Chứ chưa nói ji về xã hội ,hàng xóm trong cơ quan. Cụ để ý mà xem ngay như bạn bè mình hoặc cùng làm trong công ty. Cũng có thăng khổ thằng sướng. Thằng làm nặng thằng làm nhàn. Em ko bao giờ muốn con mình là người cục súc bạo lực. Nhưng con em phải là người dám bảo vệ gia đình. Ko bắt nạt ai nhưng phải dám đấm vào mặt thằng nào nó bắt nạt mình.
p/s :tâm sự của 1 ông bố trẻ có con zai 6 tuôi.
Em đồng ý là trẻ con thì phải phạt, vì nhiều lúc nó rất hiếu động nhưng phạt không đồng nghĩa với ăn đòn cụ ạ, có rất nhiều cách phạt, cấm túc, trừ điểm, ko được làm điều nó thích. Còn em từ nhỏ tới giờ ko dùng bạo lực bao giờ nhưng ko ai bảo số em khổ cả.
 

taxi tai

Xe điện
Biển số
OF-113400
Ngày cấp bằng
19/9/11
Số km
2,783
Động cơ
10,669 Mã lực
Nhà em 2 thằng lớn 15 nhỏ 10 toàn dùng tâm lý chiến ít bạo lực :D
 

giabaomk

Xe tải
Biển số
OF-133455
Ngày cấp bằng
6/3/12
Số km
472
Động cơ
375,260 Mã lực
Em đồng ý là trẻ con thì phải phạt, vì nhiều lúc nó rất hiếu động nhưng phạt không đồng nghĩa với ăn đòn cụ ạ, có rất nhiều cách phạt, cấm túc, trừ điểm, ko được làm điều nó thích. Còn em từ nhỏ tới giờ ko dùng bạo lực bao giờ nhưng ko ai bảo số em khổ cả.
Vâng có lẽ cách giáo dục của gia đình em nó khác ạ . Bố em dạy em cũng như vậy hihi. Nghịch ngợm còn đỡ. Dính đến việc học là ông cụ đánh cho hỏng hình luôn hihi. Nói thật giờ bố em quát em vẫn còn giật mình.
 

Má Lúm

Xe tăng
Biển số
OF-179077
Ngày cấp bằng
28/1/13
Số km
1,685
Động cơ
350,550 Mã lực
Nơi ở
facebook.com/dacsancaobang
Hồi bé nhà cháu bị ăn đòn nhiều, căm và hận lắm cụ ạ. Lắm lúc mong bố mẹ chết đi để khỏi bị ăn đòn nữa (hồi mẫu giáo).
Rồi thì con nhà hàng xóm học dốt hơn mình mà lúc nào cũng đc chiều, muốn j cũng có, tất nhiên là đk kinh tế nhà họ hơn mình, thành ra e lúc nào cũng ghét bố mẹ.
Lớn ròi thì e hiểu do bố mẹ mình cũng chỉ muốn tốt, nhưng ko đúng cách lại thành phản tác dụng. Nhất là bố mẹ em ko bao giờ xin lỗi con dù bố mẹ là người sai. Haizzz
Rut kinh nghiệm nên chắc e sẽ khác.
 

muadulich

Xe điện
Biển số
OF-110642
Ngày cấp bằng
28/8/11
Số km
2,022
Động cơ
405,278 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
www.muadulich.com
Cháu chưa có nhóc nào nhưng thấy thế này.
Hãy dạy trẻ tự lập từ bé là tốt nhất, hãy nói chuyện, tâm sự với nó và bọn trẻ cũng như người già rất sợ sự cô đơn nên phạt nó cứ nhốt nó vào phòng.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top