Đúng là tư duy xã hội thay đổi nhiều và nhanh quá cụ chủ nhỉ. Thấy các cụ khác ném đá cụ mà em cũng buồn.
199x, Nhà chồng em cũng nghèo, nhưng chưa đến nỗi nghèo bằng nhà em Tiến này. Hồi chồng em đỗ đại học, học được 1 kỳ đầu thì mẹ chồng em ốm, mất sức lao động. Thu nhập trong nhà trông cả vào bố chồng với mấy sào ruộng. Lúc ấy anh cả chồng đang học ĐHNN, sói nhà em học ĐHBK, em trai sói còn đang học PT.
Chả biết bây giờ thế nào chứ đến tận thời bọn em học (sau sói 7-8 năm) thì học bổng ch SV xuất sắc cao nhất cũng chỉ là 180k/tháng, thấp hơn là 120k/tháng mà không phải tháng nào lĩnh tiền tháng ấy, học đến gần hết kỳ 2 mới phát tiền học bổng kỳ 1 cơ. Mà mỗi khoa chỉ đc tối đa là 5% SV được nhận học bổng, cho nên nếu giỏi mà không hơn điểm 95% SV còn lại thì cũng vứt, lấy đâu ra học bổng mà mong. Mỗi lần cầm được đồng học bổng nếu nhà nghèo còn chẳng dám đãi các bạn bữa bánh rán với trà đá, dấm dấm dúi dúi ăn nhịn để dành tiêu được trong 1 tháng là mừng. Thế cho nên cụ nào bảo trông vào học bổng mà xong được đời SV ĐH thì hẳn là các cụ hưởng học bổng của nước ngoài chứ không phải học bổng của ĐH công lập VN.
À còn chuyện làm thêm. SV năm nhất mà đi làm thêm thì chỉ có ngày dãi nắng phát tờ rơi, đêm xách xô hồ đi dán trộm quảng cáo vào cột điện bờ tường ... với các công việc rẻ mạt khác, còn sức lực tâm trí nào cho bài vở nữa mà các cụ bảo làm thêm đủ sống cơ?
Kể tiếp chuyện nhà chồng em. Từ ngày mẹ ốm, hai anh em đang học ĐH bảo nhau không nhận tiền của bố mẹ nữa (thực ra hồi đấy hai ông bà dành dụm cũng chẳng được bao nhiêu), dành tiền cho hai ông bà ở nhà chăm nhau và nuôi chú út còn học ở quê. anh trai lại đến năm gần cuối phải dành thêm thời gian cho bài vở không đi làm thêm lấy tiền được. Sói cố tăng giờ làm, thành ra đến học kỳ sau của năm thứ nhất thì không đủ điểm học bổng nữa - chẳng khác nào tham bát bỏ mâm.
Nghĩ đến cảnh quê nhà, nghĩ đến hai anh em cùng nuôi ước mơ học hành thành người, sói em giấu mọi người - kể cả bạn ở cùng trong KTX, lên trường xin bảo lưu kết quả học, rồi trốn về xin đi phụ buôn vôi với một người chú họ.
Lúc đầu sói nhà em xin nghỉ học mọi người còn chẳng biết đi đâu. Anh cả phải giấu bố mẹ lần tìm tung tích khắp nơi họ hàng mới thấy. Động viên em trai quay lại học tiếp nhưng đúng thực là lúc đấy chẳng còn cách nào. Thế là chồng em tiếp tục theo chú buôn vôi vừa nuôi được bản thân, vừa đỡ đần được anh trai tập trung cho năm cuối, mà cũng vẫn tiết kiệm được tiền. hơn một năm sau anh cả ra trường, học tốt lại năng động nên tìm được việc làm khá khẩm ngay. Sói nhà em bấy giờ mới có cơ hội quay lại trường học tiếp.
Hồi chưa cưới em cũng hơi ngạc nhiên về chuyện sói học khá thế mà sao lại ra trường muộn những 2 năm, cưới xong thắc mắc với anh trai chồng thì mới được biết chuyện này. Tự nghĩ nếu là mình chắc mình cũng làm như vậy. Hồi em học ĐH nhà chẳng khó khăn gì nhưng cũng vẫn thấy mình qua tuổi vị thành niên rồi nên cũng cố đỡ đần bố mẹ được chút nào hay chút ấy
..
Xã hội bây giờ điều kiện vật chất thay đổi nhiều. Cái tôi của mỗi người càng lúc càng to đùng. Nhẽ đâu vì thế mà mỗi người được phép đặt mình lên trên tất cả, không còn nghĩ gì đến những người thân, những người đã vất vả hi sinh vì mình nữa.
Theo em cụ chủ cũng chẳng nên cả nghĩ buồn nhiều làm gì. Nhìn đời nhẹ nhàng thì mình đỡ chóng già
Cái quan trọng nhất em rút ra được sau vụ này là phải nuôi dạy con mình thế nào cho nó tự lập và đừng ích kỷ.