[Funland] Tầm nhìn của ngôi sao tương lai hay kết quả của sự ích kỷ? nhân phóng sự thủ khoa Y

namaus

Xe tăng
Biển số
OF-158415
Ngày cấp bằng
27/9/12
Số km
1,501
Động cơ
364,840 Mã lực
Nhà cháu thấy, vào học là một việc, ra đi làm là việc thứ hai. Cháu Tiến vào đại học, thì theo nhà cháu, học ngành gì cũng thế cả thôi, cũng có ngành có học bổng, có ngành không, nhưng dù không có/chỉ có một phần học bổng thì cũng sẽ túc tắc vượt qua được mấy năm học với quyết tâm của bố mẹ cháu ấy và của chính cháu ấy.
Nhưng điều mà nhà cháu lấn cấn nhất, đó là theo ngành. Xưa nay các cụ tiền nhân vẫn nói có 2 ngành không làm giàu được, là ngành y và ngành giáo dục, vì làm giàu bằng hai ngành ấy rất dễ thất đức - số người thực tài để vươn lên giàu có bằng chính sự tài giỏi vượt bậc của mình trong 2 ngành này không hề, không hề nhiều; người bác sỹ ra đi làm muốn bảo toàn trọn vẹn y đức thì phải không được nghĩ đến thu nhập cao; mà các cụ mợ đều biết rằng thu nhập chân chính của bác sỹ - nhất là bác sỹ trẻ - cũng chỉ đủ nuôi bản thân anh ta mà thôi, nói gì đến giúp cha mẹ. Giá dụ cháu Tiến là con của nhà cháu, hoàn cảnh thế, với suy nghĩ trên đây, nhà cháu dứt khoát không cho cháu nó theo ngành y. Nhà cháu suy nghĩ theo lối cổ lỗ sĩ, các cụ mợ thông cảm.
Thời buổi kim tiền này cháu thấy tiền nhân xưa đã sai.
 

mainho1nguoi

Xe tải
Biển số
OF-138047
Ngày cấp bằng
10/4/12
Số km
233
Động cơ
369,340 Mã lực
Ý em là ở chỗ đấy cụ ạ! Nếu xác định bố mẹ nghèo, không kham nổi, xin béng mấy trường như quân đội hay sư phạm thì vấn đề học phí cũng đỡ căng thẳng rồi ra trường với cái bằng đẹp thì công việc hay thăng tiến nó cũng như chuyện cân đường hộp sữa!

Y vào rồi ra trường, nói thật nhiều người em biết cũng bảo phải xác định 5 - 7 năm đầu đi làm không có tiền thì mới khá được, chứ có phải Y ra 1 cái có việc ngon ngay đâu!

Làm việc hay thi thố cũng cần có suy tính/chiến lược cụ thể thì mới thành công được chứ không thì lại chỉ làm thợ cho người ta sai!
Cụ ơi hãy để thế hệ trẻ biết ước mơ và đam mê, có như vậy mới mong đất nước này có thể thay đổi (Có thể em hơi mơ mộng). Về vấn đề kinh tế thì bây giờ các em đi học có rất nhiều cơ hội làm thêm đủ để tự trang trải học hành cụ ah. E mong e SV này có đam mê thật sự với ngành y thì ít nhất sau này đất nước có một bác sỹ giỏi.
 

Viva la vida

Xe tăng
Biển số
OF-97013
Ngày cấp bằng
25/5/11
Số km
1,507
Động cơ
409,666 Mã lực
Cụ ơi hãy để thế hệ trẻ biết ước mơ và đam mê, có như vậy mới mong đất nước này có thể thay đổi (Có thể em hơi mơ mộng). Về vấn đề kinh tế thì bây giờ các em đi học có rất nhiều cơ hội làm thêm đủ để tự trang trải học hành cụ ah. E mong e SV này có đam mê thật sự với ngành y thì ít nhất sau này đất nước có một bác sỹ giỏi.
Ước mơ dựa trên sự khổ cực của người thân.
4 anh em, tuổi 18 cả rồi mà để ông bố bám lề đường kiếm tiền nuôi mình học.
Tự nuôi thân, ngừng ăn bám cái đã.
Chả riêng nhà này, đất nước này người học ít cứ phải nuôi người học nhiều....nhiều người học mà thiếu người hành.
Anh em mày cứ ước mơ với đam mê, thế bố mày k có quyền nghỉ ngơi chắc?
 

buicongchuc

Xe ngựa
Biển số
OF-146822
Ngày cấp bằng
23/6/12
Số km
25,739
Động cơ
829,288 Mã lực
Nơi ở
Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tầm nhìn đâu phải đơn giản chỉ là bớt được chi phí trong học tập. Nếu cần có thể vừa đi học, vừa đi làm.
 

blackpaint

Xe container
Biển số
OF-28472
Ngày cấp bằng
6/2/09
Số km
7,527
Động cơ
363,137 Mã lực
Người ta bảo học trường Y là phải nhà giầu, bọn tư bản giãy chết nó thực sự tinh tế đấy. Học xong 6 năm đói rách mồm, học thêm bằng đấy năm chuyên khoa... trong thời gian ấy, không có tiền lại đi cày cuốc, làm ca thì lấy đâu ra thời gian cho học tập, tu dưỡng nghề nghiệp, rồi lại rơi vào vòng luẩn quẩn.
 

Hamvui001

Xe buýt
Biển số
OF-54785
Ngày cấp bằng
12/1/10
Số km
983
Động cơ
456,500 Mã lực
Em cùng ý nghĩ với cụ chủ thớt...
Em T này đỗ thủ khoa Y, nhưng nhà nghèo như thế có đủ điều kiện để học hết 6 năm ? Phải tìm nhà tài trợ thôi...
Nói thật với các cụ, học ngành Y nhà phải có điều kiện sau ra trường đi làm BV 10 năm đầu lấy kinh nghiệm và cố thăng tiến lên Trưởng khoa rồi mở phòng khám tư lúc đó mới thực sự kiếm tiền. Nói chung phải đầu tư khoảng 16 năm với số tiền khoảng 5 tỷ ...:D
Học các ngành khác có thể vừa học vừa làm chứ học ngành Y thì không thể như vậy ( các cụ có thấy ai học Tại chức Bác Sỹ không thì các cụ biết ?)
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:

eat_ate_eaten

Xe đạp
Biển số
OF-144294
Ngày cấp bằng
2/6/12
Số km
33
Động cơ
362,658 Mã lực
Đứng ở góc độ cha mẹ em T thì dù họ có vất vả nữa cũng vẫn muốn cho T học ngành Y thôi các bác ạ. Nói thật chứ nông dân họ đâu có tính xa xôi gì. Chỉ mong con vào được ngành Y ( bây giờ là ngành hot, danh giá ), học giỏi, kiếm được bằng giỏi, có cơ hội đổi đời, thế thôi. Và em tin em T cũng nghĩ như vậy.

Còn em T, em nghĩ chỉ cần em ấy thấu hiểu được nỗi vất vả của cha mẹ, biết thương cha mẹ để mà có ý chí phấn đấu vươn lên, thế là đủ. Là cha mẹ cũng chỉ mong có vậy.

Còn vào đại học rồi tự khắc phải tự lo. Đói đầu gối phải bò. Thủ khoa ngành y thì gia sư trung tâm nào cũng mời chào, làm không hết việc. Có thể catxe gia sư sẽ cao hơn bình thường nếu gia sư cho các em lớp 11, 12 nhà khá giả, cũng thi vào ngành Y...

Em trước học bách khoa, bạn em có chú nhà nghèo rớt, được miễn giảm này nọ. Nó đi gia sư mấy năm đầu, mấy năm sau đi làm thêm, chi tiêu tằn tiện lắm. vẫn vượt qua được hết. Giờ chủ công ty be bé 10 nhân viên, 1 vợ 1 con, chưa có nhà nhưng thu nhập khá lắm :D
 
Chỉnh sửa cuối:

tuanhvt

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-118080
Ngày cấp bằng
25/10/11
Số km
6,649
Động cơ
379,343 Mã lực
Đứng ở góc độ cha mẹ em T thì dù họ có vất vả nữa cũng vẫn muốn cho T học ngành Y thôi các bác ạ. Nói thật chứ nông dân họ đâu có tính xa xôi gì. Chỉ mong con vào được ngành Y ( bây giờ là ngành hot, danh giá ), học giỏi, kiếm được bằng giỏi, có cơ hội đổi đời, thế thôi. Và em tin em T cũng nghĩ như vậy.

Còn em T, em nghĩ chỉ cần em ấy thấu hiểu được nỗi vất vả của cha mẹ, biết thương cha mẹ để mà có ý chí phấn đấu vươn lên, thế là đủ. Là cha mẹ cũng chỉ mong có vậy.

Còn vào đại học rồi tự khắc phải tự lo. Đói đầu gối phải bò. Thủ khoa ngành y thì gia sư trung tâm nào cũng mời chào, làm không hết việc. Có thể catxe gia sư sẽ cao hơn bình thường nếu gia sư cho các em lớp 11, 12 nhà khá giả, cũng thi vào ngành Y...

Em trước học bách khoa, bạn em có chú nhà nghèo rớt, được miễn giảm này nọ. Nó đi gia sư mấy năm đầu, mấy năm sau đi làm thêm, chi tiêu tằn tiện lắm. vẫn vượt qua được hết. Giờ chủ công ty be bé 10 nhân viên, 1 vợ 1 con, chưa có nhà nhưng thu nhập khá lắm :D
Cần gì nhà khá giả, cũng thi ngành Y mới đi học thêm gia sư ? :). Không biết anh K mấy và hiện đang làm trong lĩnh vực gì ạ, bạn em cũng bỏ nghề kỹ thuật gần hết toàn nhảy sang làm kinh doanh. :(
 

TTmicro

Xe hơi
Biển số
OF-22609
Ngày cấp bằng
18/10/08
Số km
127
Động cơ
995,710 Mã lực
Nơi ở
VN
Vấn đề về phía bố mẹ thì chắc cụ nào trong tình cảnh này cũng bươn chải kiếm tiền nuôi con thành tài. Phải em thì cũng sẽ như 2 cụ phụ huynh này thôi!

Cái mà em muốn nói ở đây là tư duy của chính các bạn trẻ, liệu các bạn ý có nghĩ là nếu vào Y, BK với XH-NV (toàn 5-6 năm học) như 3 chị em nhà ý thì chi phí bố mẹ phải lo là rất lớn, trong khi tình cảnh của gia đình thì chẳng có?? Việc có học bổng của trường VN cũng chỉ được chút đỉnh, đâu có thể cáng nổi hết?

Nếu địa vị các cụ, tư duy của 8x - 7x về trước thì các cụ sẽ chọn như vậy hay các trường miễn giảm học phí hoặc đơn giản là đi làm vài năm kiếm tiền trợ giúp bố mẹ đã rồi tiếp tục giấc mơ sau? Mà thực sự có đi các trường miễn giảm học phí như SP/ quân đội mà giỏi thì vẫn có rất rất nhiều cơ hội thành VIP!

Chính vì cách nhau vài thế hệ nên em mới có suy nghĩ như vậy!
Em cũng đồng quan điểm với cụ, với đk nhà như vậy nên chọn những trường, ngành nghề có sự ưu đãi về học phí của Nhà nước sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí cho Gia đình.
Mong sau này các em ấy ra trường có cv hết, chứ kg mang về treo với để khoe với báo thì càng tội.
 

Plastic surgeon

Xe máy
Biển số
OF-152491
Ngày cấp bằng
12/8/12
Số km
52
Động cơ
355,710 Mã lực
Em là BS và không cùng quan điểm với chủ thớt. Em ủng hộ cháu nó học y, mọi khó khăn sẽ qua miễn là cháu nó có đam mê.
Hồi em học cấp 3 một số bạn học giỏi chọn các trường quân sự, an ninh để được miễn học phí. Các bạn này sau này phần lớn là rất khổ vì chả phải COCC gì, bị phân công công việc về các vùng khỉ ho cò gáy, đời vứt đi đấy ạ thậm chí em biết 1 bs quân y còn phát bệnh tâm thần sau vài năm ở rừng cơ. Đời chả ai cho không mình, kể cả ông nhà nước.
Ngược lại, ngay ở cùng phòng KTX với em có bạn nhà nghèo lắm, tuần vài buổi đi gia sư kiếm tiền, đối với sinh viên y vậy là rất vất vả vì bình thường học đã vất vả rồi, nhưng mà cũng qua hết. Bây giờ thành bs đinh ở các bv lớn hết rồi. Khổ trước thì sướng sau thôi mà.
Chuyện sau khi ra trường phải học chuyên khoa vài năm thì cũng chả nặng nề với ai có khả năng. Em ý mà đỗ bs nội trú thì phụ cấp bv, phụ cấp học bổng đủ sống thoi thóp qua ngày, chả chết đói. Mà ngành y nếu xuất sắc xin việc cũng chả khó như các bác nghĩ, đầy cơ hội.
Nói khoe khoang với các bác tí, em thì nhà chả nghèo, nhưng xuất thân nhà quê, bố mẹ chả quen biết ai nhưng từ năm thứ 6 là bố mẹ gần như khỏi phải chu cấp rồi, mà em học đến 12 năm mới nhận đồng lương chính thức đấy ạ. Em cũng còn lâu mới học xuất sắc đến mức đạt thủ khoa.
Tóm lại nếu đam mê thì cứ xông pha thôi.
 
Chỉnh sửa cuối:

Bongbin2009

Xe tăng
Biển số
OF-157102
Ngày cấp bằng
17/9/12
Số km
1,398
Động cơ
361,620 Mã lực
Nơi ở
Ở gầm cầu hàng ngày
Em thấy có 2 luồng chính kiến, theo em bố mẹ chịu khó chịu khổ cho con ăn học cũng là mong cuộc sống sau này được đổi thay và làm giúp họ những việc mà cuộc đời họ chưa làm được.
Các cụ hãy đứng trên suy nghĩ của ông bố , mẹ em T để nhìn nhận thì thấy thực tế hơn, họ có tầm nhìn xa nhưng cũng nghĩ các bước gần đấy, họ không viển vông đâu.
Còn việc khổ cực, em nghĩ họ sẽ vượt qua được.
Em cũng không đồng ý với quan điểm của cụ chủ thớt.
 
Chỉnh sửa cuối:

Hoathanhtao

Xe container
Biển số
OF-143470
Ngày cấp bằng
26/5/12
Số km
6,305
Động cơ
410,300 Mã lực
.
.........Còn vào đại học rồi tự khắc phải tự lo. Đói đầu gối phải bò. Thủ khoa ngành y thì gia sư trung tâm nào cũng mời chào, làm không hết việc. Có thể catxe gia sư sẽ cao hơn bình thường nếu gia sư cho các em lớp 11, 12 nhà khá giả, cũng thi vào ngành Y...
Cháu em nó học Y năm thứ hai thôi mà đã thấy bù đầu vì học,rồi còn trực,thực tập nữa..
Không hiểu nếu đi làm gia sư thì còn thời gian và sức lực đâu để học?
Em cũng đồng ý với Cụ nào ở trên,ngành Y chỉ dành cho nhà có điều kiện thôi,tất nhiên là phải có Tâm nữa.
chuyên tâm vào học,không phải lo KT thì sau mới trở thành BS giỏi được.
 

hienvanbui

Xe tăng
Biển số
OF-137333
Ngày cấp bằng
5/4/12
Số km
1,058
Động cơ
375,530 Mã lực
Nơi ở
Modaninhvan.com
Website
Modaninhvan.com
Cháu thì hoàn toàn đồng ý với cụ chủ, trước kia gia đình cháu khó khăn nên quyết định thi vào quân đội để vừa ko mất học phí mà ra trường ko lo việc làm.
Sau vì học dốt nên ko thi được, cháu chọn học trường ở tít Bắc giang nên học phí rẻ, ko dám đua đòi đâu ạ. May mà giờ cũng nên người có thể ngẩng mặt với mấy đứa học ngoài HN :D
 

Makeno

Xe tăng
Biển số
OF-12367
Ngày cấp bằng
31/12/07
Số km
1,430
Động cơ
537,814 Mã lực
Bố chui ống cống, con chả có tầm nhìn qua cái ống cống, thi vào Trường Y rỗ tốn,... học ra rồi thất nghiệp thôi các cụ ợ - trừ trường hợp đi vùng sâu, vùng xa hoặc con ông lọ, cháu ông chai, chắt Ô-ba-ma... Ai hỏi thì lại khai... cháu bác Nhanh thoai...! :(
Nói chung là vưỡn có cơ hội nhưng... không có tương lai, dùng cái từ "tầm nhìn" ở đây, em thấy nó chả hạp với Việt-Nam miềng...! :(
 

cun01

Xe container
Biển số
OF-89724
Ngày cấp bằng
25/3/11
Số km
7,870
Động cơ
476,459 Mã lực
Nơi ở
Mặt hướng ra sông, chổng mông vào nội thành.
Vớ vẩn mỗi nhà mỗi cảnh thằng cu em không đỗ thủ khoa thì GĐ nó cũng như vạn GĐ nghèo ở VN thôi tầm nhìn chóa gì mà phải to tát. Đến LĐ nhà mình tầm nhìn nó có qua ngọn cỏ đâu mà lo.
 

1234abcd

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-147762
Ngày cấp bằng
2/7/12
Số km
4,635
Động cơ
356,973 Mã lực
Cháu em nó học Y năm thứ hai thôi mà đã thấy bù đầu vì học,rồi còn trực,thực tập nữa..
Không hiểu nếu đi làm gia sư thì còn thời gian và sức lực đâu để học?
Em cũng đồng ý với Cụ nào ở trên,ngành Y chỉ dành cho nhà có điều kiện thôi,tất nhiên là phải có Tâm nữa.
chuyên tâm vào học,không phải lo KT thì sau mới trở thành BS giỏi được.
Cũng còn tùy anh ạ, đúng là bận thật nhưng biết cách sắp xếp còn có thể đi chơi được cơ. Nhà em các cháu Y dược các trường ở miền Bắc đủ cả, có cháu học môn Đạo đức ngành Y sang bên Pháp còn đang phải học lại đây, chuyên môn thì không lo lắm. Tất nhiên ngành nghề nào có điều kiện kinh tế chẳng tốt hơn không có hoặc kém. Lần này em lại không cùng quan điểm với anh rồi . :)
 

mít na

Xe tải
Biển số
OF-157404
Ngày cấp bằng
19/9/12
Số km
268
Động cơ
353,350 Mã lực
Đúng là tư duy xã hội thay đổi nhiều và nhanh quá cụ chủ nhỉ. Thấy các cụ khác ném đá cụ mà em cũng buồn.

199x, Nhà chồng em cũng nghèo, nhưng chưa đến nỗi nghèo bằng nhà em Tiến này. Hồi chồng em đỗ đại học, học được 1 kỳ đầu thì mẹ chồng em ốm, mất sức lao động. Thu nhập trong nhà trông cả vào bố chồng với mấy sào ruộng. Lúc ấy anh cả chồng đang học ĐHNN, sói nhà em học ĐHBK, em trai sói còn đang học PT.

Chả biết bây giờ thế nào chứ đến tận thời bọn em học (sau sói 7-8 năm) thì học bổng ch SV xuất sắc cao nhất cũng chỉ là 180k/tháng, thấp hơn là 120k/tháng mà không phải tháng nào lĩnh tiền tháng ấy, học đến gần hết kỳ 2 mới phát tiền học bổng kỳ 1 cơ. Mà mỗi khoa chỉ đc tối đa là 5% SV được nhận học bổng, cho nên nếu giỏi mà không hơn điểm 95% SV còn lại thì cũng vứt, lấy đâu ra học bổng mà mong. Mỗi lần cầm được đồng học bổng nếu nhà nghèo còn chẳng dám đãi các bạn bữa bánh rán với trà đá, dấm dấm dúi dúi ăn nhịn để dành tiêu được trong 1 tháng là mừng. Thế cho nên cụ nào bảo trông vào học bổng mà xong được đời SV ĐH thì hẳn là các cụ hưởng học bổng của nước ngoài chứ không phải học bổng của ĐH công lập VN.

À còn chuyện làm thêm. SV năm nhất mà đi làm thêm thì chỉ có ngày dãi nắng phát tờ rơi, đêm xách xô hồ đi dán trộm quảng cáo vào cột điện bờ tường ... với các công việc rẻ mạt khác, còn sức lực tâm trí nào cho bài vở nữa mà các cụ bảo làm thêm đủ sống cơ?

Kể tiếp chuyện nhà chồng em. Từ ngày mẹ ốm, hai anh em đang học ĐH bảo nhau không nhận tiền của bố mẹ nữa (thực ra hồi đấy hai ông bà dành dụm cũng chẳng được bao nhiêu), dành tiền cho hai ông bà ở nhà chăm nhau và nuôi chú út còn học ở quê. anh trai lại đến năm gần cuối phải dành thêm thời gian cho bài vở không đi làm thêm lấy tiền được. Sói cố tăng giờ làm, thành ra đến học kỳ sau của năm thứ nhất thì không đủ điểm học bổng nữa - chẳng khác nào tham bát bỏ mâm.

Nghĩ đến cảnh quê nhà, nghĩ đến hai anh em cùng nuôi ước mơ học hành thành người, sói em giấu mọi người - kể cả bạn ở cùng trong KTX, lên trường xin bảo lưu kết quả học, rồi trốn về xin đi phụ buôn vôi với một người chú họ.

Lúc đầu sói nhà em xin nghỉ học mọi người còn chẳng biết đi đâu. Anh cả phải giấu bố mẹ lần tìm tung tích khắp nơi họ hàng mới thấy. Động viên em trai quay lại học tiếp nhưng đúng thực là lúc đấy chẳng còn cách nào. Thế là chồng em tiếp tục theo chú buôn vôi vừa nuôi được bản thân, vừa đỡ đần được anh trai tập trung cho năm cuối, mà cũng vẫn tiết kiệm được tiền. hơn một năm sau anh cả ra trường, học tốt lại năng động nên tìm được việc làm khá khẩm ngay. Sói nhà em bấy giờ mới có cơ hội quay lại trường học tiếp.

Hồi chưa cưới em cũng hơi ngạc nhiên về chuyện sói học khá thế mà sao lại ra trường muộn những 2 năm, cưới xong thắc mắc với anh trai chồng thì mới được biết chuyện này. Tự nghĩ nếu là mình chắc mình cũng làm như vậy. Hồi em học ĐH nhà chẳng khó khăn gì nhưng cũng vẫn thấy mình qua tuổi vị thành niên rồi nên cũng cố đỡ đần bố mẹ được chút nào hay chút ấy


..

Xã hội bây giờ điều kiện vật chất thay đổi nhiều. Cái tôi của mỗi người càng lúc càng to đùng. Nhẽ đâu vì thế mà mỗi người được phép đặt mình lên trên tất cả, không còn nghĩ gì đến những người thân, những người đã vất vả hi sinh vì mình nữa.

Theo em cụ chủ cũng chẳng nên cả nghĩ buồn nhiều làm gì. Nhìn đời nhẹ nhàng thì mình đỡ chóng già :D Cái quan trọng nhất em rút ra được sau vụ này là phải nuôi dạy con mình thế nào cho nó tự lập và đừng ích kỷ.
 
Chỉnh sửa cuối:

mainho1nguoi

Xe tải
Biển số
OF-138047
Ngày cấp bằng
10/4/12
Số km
233
Động cơ
369,340 Mã lực
Em là BS và không cùng quan điểm với chủ thớt. Em ủng hộ cháu nó học y, mọi khó khăn sẽ qua miễn là cháu nó có đam mê.
Hồi em học cấp 3 một số bạn học giỏi chọn các trường quân sự, an ninh để được miễn học phí. Các bạn này sau này phần lớn là rất khổ vì chả phải COCC gì, bị phân công công việc về các vùng khỉ ho cò gáy, đời vứt đi đấy ạ thậm chí em biết 1 bs quân y còn phát bệnh tâm thần sau vài năm ở rừng cơ. Đời chả ai cho không mình, kể cả ông nhà nước.
Ngược lại, ngay ở cùng phòng KTX với em có bạn nhà nghèo lắm, tuần vài buổi đi gia sư kiếm tiền, đối với sinh viên y vậy là rất vất vả vì bình thường học đã vất vả rồi, nhưng mà cũng qua hết. Bây giờ thành bs đinh ở các bv lớn hết rồi. Khổ trước thì sướng sau thôi mà.
Chuyện sau khi ra trường phải học chuyên khoa vài năm thì cũng chả nặng nề với ai có khả năng. Em ý mà đỗ bs nội trú thì phụ cấp bv, phụ cấp học bổng đủ sống thoi thóp qua ngày, chả chết đói. Mà ngành y nếu xuất sắc xin việc cũng chả khó như các bác nghĩ, đầy cơ hội.
Nói khoe khoang với các bác tí, em thì nhà chả nghèo, nhưng xuất thân nhà quê, bố mẹ chả quen biết ai nhưng từ năm thứ 6 là bố mẹ gần như khỏi phải chu cấp rồi, mà em học đến 12 năm mới nhận đồng lương chính thức đấy ạ. Em cũng còn lâu mới học xuất sắc đến mức đạt thủ khoa.
Tóm lại nếu đam mê thì cứ xông pha thôi.
E ko ngành y nhưng đồng ý với cụ. Các cụ cứ nghĩ phải có tiền mới xin được việc nhưng chưa hẳn vậy. Nếu học giỏi, các bệnh viện mới mở (không phải ở Thành phố lớn) hoặc bệnh viện Tư nhân họ mời chào há nhiều ợ. P/S: E có đứa em học y Hải phòng mà xin vào bệnh viện Phố nối (Nhà nước) mà chả mất tiền.
 

tuanhvt

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-118080
Ngày cấp bằng
25/10/11
Số km
6,649
Động cơ
379,343 Mã lực
Đúng là tư duy xã hội thay đổi nhiều và nhanh quá cụ chủ nhỉ. Thấy các cụ khác ném đá cụ mà em cũng buồn.

199x, Nhà chồng em cũng nghèo, nhưng chưa đến nỗi nghèo bằng nhà em Tiến này. Hồi chồng em đỗ đại học, học được 1 kỳ đầu thì mẹ chồng em ốm, mất sức lao động. Thu nhập trong nhà trông cả vào bố chồng với mấy sào ruộng. Lúc ấy anh cả chồng đang học ĐHNN, sói nhà em học ĐHBK, em trai sói còn đang học PT.

Chả biết bây giờ thế nào chứ đến tận thời bọn em học (sau sói 7-8 năm) thì học bổng ch SV xuất sắc cao nhất cũng chỉ là 180k/tháng, thấp hơn là 120k/tháng mà không phải tháng nào lĩnh tiền tháng ấy, học đến gần hết kỳ 2 mới phát tiền học bổng kỳ 1 cơ. Mà mỗi khoa chỉ đc tối đa là 5% SV được nhận học bổng, cho nên nếu giỏi mà không hơn điểm 95% SV còn lại thì cũng vứt, lấy đâu ra học bổng mà mong. Mỗi lần cầm được đồng học bổng nếu nhà nghèo còn chẳng dám đãi các bạn bữa bánh rán với trà đá, dấm dấm dúi dúi ăn nhịn để dành tiêu được trong 1 tháng là mừng. Thế cho nên cụ nào bảo trông vào học bổng mà xong được đời SV ĐH thì hẳn là các cụ hưởng học bổng của nước ngoài chứ không phải học bổng của ĐH công lập VN.

À còn chuyện làm thêm. SV năm nhất mà đi làm thêm thì chỉ có ngày dãi nắng phát tờ rơi, đêm xách xô hồ đi dán trộm quảng cáo vào cột điện bờ tường ... với các công việc rẻ mạt khác, còn sức lực tâm trí nào cho bài vở nữa mà các cụ bảo làm thêm đủ sống cơ?

Kể tiếp chuyện nhà chồng em. Từ ngày mẹ ốm, hai anh em đang học ĐH bảo nhau không nhận tiền của bố mẹ nữa (thực ra hồi đấy hai ông bà dành dụm cũng chẳng được bao nhiêu), dành tiền cho hai ông bà ở nhà chăm nhau và nuôi chú út còn học ở quê. anh trai lại đến năm gần cuối phải dành thêm thời gian cho bài vở không đi làm thêm lấy tiền được. Sói cố tăng giờ làm, thành ra đến học kỳ sau của năm thứ nhất thì không đủ điểm học bổng nữa - chẳng khác nào tham bát bỏ mâm.

Nghĩ đến cảnh quê nhà, nghĩ đến hai anh em cùng nuôi ước mơ học hành thành người, sói em giấu mọi người - kể cả bạn ở cùng trong KTX, lên trường xin bảo lưu kết quả học, rồi trốn về xin đi phụ buôn vôi với một người chú họ.

Lúc đầu sói nhà em xin nghỉ học mọi người còn chẳng biết đi đâu. Anh cả phải giấu bố mẹ lần tìm tung tích khắp nơi họ hàng mới thấy. Động viên em trai quay lại học tiếp nhưng đúng thực là lúc đấy chẳng còn cách nào. Thế là chồng em tiếp tục theo chú buôn vôi vừa nuôi được bản thân, vừa đỡ đần được anh trai tập trung cho năm cuối, mà cũng vẫn tiết kiệm được tiền. hơn một năm sau anh cả ra trường, học tốt lại năng động nên tìm được việc làm khá khẩm ngay. Sói nhà em bấy giờ mới có cơ hội quay lại trường học tiếp.

Hồi chưa cưới em cũng hơi ngạc nhiên về chuyện sói học khá thế mà sao lại ra trường muộn những 2 năm, cưới xong thắc mắc với anh trai chồng thì mới được biết chuyện này. Tự nghĩ nếu là mình chắc mình cũng làm như vậy. Hồi em học ĐH nhà chẳng khó khăn gì nhưng cũng vẫn thấy mình qua tuổi vị thành niên rồi nên cũng cố đỡ đần bố mẹ được chút nào hay chút ấy


..

Xã hội bây giờ điều kiện vật chất thay đổi nhiều. Cái tôi của mỗi người càng lúc càng to đùng. Nhẽ đâu vì thế mà mỗi người được phép đặt mình lên trên tất cả, không còn nghĩ gì đến những người thân, những người đã vất vả hi sinh vì mình nữa.
Chị cứ quá lời, đây chỉ là tranh luận trên quan điểm, cách nhìn, cách suy nghĩ của mỗi người thôi. Nếu em Tiến đi giết người cướp của khi nhà nghèo thì mới là không nghĩ đến người thân. Em ấy chọn ngành Y có gì là sai và không thương người thân, làm sao ai biết được tương lai của em ấy và bố em ấy sau này (chắc gì bố em ấy đã ở ống cống mãi đến cuối đời ), trên bước đường của cuộc đời không ai học được chữ "Ngờ" đâu chị. Chắc gì em với chị ngồi Comment ở đây biết được ngày sau của mình ra sao, ra đường không cẩn thận không khéo còn bị xe...?
Con đường họ đã chọn họ tự biết làm thế nào để sinh tồn, bao năm qua họ vẫn sống và học tập như vậy...! Còn tương lai à ai mà biết được cơ chứ ?
 
Chỉnh sửa cuối:

Vova

Xe container
Biển số
OF-6473
Ngày cấp bằng
28/6/07
Số km
8,488
Động cơ
1,307,160 Mã lực
Chị cứ quá lời, nếu em Tiến đi giết người cướp của khi nhà nghèo thì mới là không nghĩ đến người thân. Em ấy chọn ngành Y có gì là sai và không thương người thân, làm sao ai biết được tương lai của em ấy và bố em ấy sau này (chắc gì bố em ấy đã ở ống cống mãi đến cuối đời ), trên bước đường của cuộc đời không ai học được chữ "Ngờ" đâu chị. Chắc gì em với chị ngồi Comment ở đây biết được ngày sau của mình ra sao, ra đường không cẩn thận không khéo còn bị xe...?
Con đường họ đã chọn họ tự biết làm thế nào để sinh tồn, bao năm qua họ vẫn sống và học tập như vậy...! Còn tương lai ai mà biết được ?
Ở đây cháu phải tách bạch 2 ý:

1. Nếu theo đúng cái phóng sự trên TV đấy thì bố mẹ em Tiến sẽ rẩt, rất vất vả mà cũng chưa chắc đảm bảo được cuộc sống cả gia đình cũng như lo cho em ý học hết 6 năm trường Y. Chưa kể học Y rất vất vả, em Tiến cũng phải xác định là 3, 4 năm đầu nếu muốn học tử tế thì chắc cũng sẽ khó làm gì để phụ giúp bố mẹ. Đến Y 5, Y 6 thì còn nghĩ đến chuyện phụ phòng mạch nọ kia để kiếm tiền.
2. Có thể tận dụng lúc xã hội đang quan tâm thế này để kêu gọi cộng đồng, ví dụ như một hãng buôn bán thiết bị y tế hoặc hãng dược nào đó đứng ra tài trợ. Số tiền đối với nhà em ý có thể là lớn nhưng đối với một công ty thì chẳng là gì.

Do đó cháu nghĩ là chắc em Tiến với gia đình cũng phải tính toán rồi, chứ nếu chỉ cắm mặt đi học trong khi bố mẹ cày cuốc thì đúng là không nên thật.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top