E vô thần, theo phong tục thờ cúng tổ tiên, e tin có linh hồn
Các bác có bao giờ tự hỏi: tại sao trong thờ cúng tổ tiên, thì tầm cụ tứ đại, ngũ đại trở lên là nhập bát hương chung với các cụ công tằng tổ khảo
, 1 người trưởng thành thường chỉ tổ chức cúng từ ông nội mình trở xuống, ko đủ tuổi cúng cụ tứ đại trở lên (từ cụ này chỉ nhà trưởng được cúng trong từ đường)? Và chỉ những cụ có công lao bao trùm làng xã/ đất nước may ra mới được tất cả con cháu, họ hàng láng xóm, bà con thân bằng cố hữu, dân chúng xa gần,… tổ chức cúng chung (thành hoàng, anh hùng dân tộc,…).
Theo cá nhân em thì thế này:
Linh hồn 1 người A là 1 tập data được những người A(i) đã từng biết đến người A lưu giữ. Người A càng quảng giao, càng gây nhiều ân-oán thì tập data càng lớn, linh hồn càng có sức ảnh hưởng mạnh đến các A(i), tuỳ mối quan hệ. Khi người A mất đi, tập data đó sẽ rơi rụng dần theo sự lão hoá của trí óc, sự cố tình lãng quên ko nhắc đến, và theo cái chết của các A(i). Đến 1 lúc nào đó ko còn ai nhớ đến A, thì chính là lúc linh hồn A tan biến hoàn toàn khỏi trái đất này (ví dụ đến thằng cháu gọi A là cụ ko được bố nó kể cho nghe ngày xưa cụ A từng làm gì, hình dáng ntn,… thì trong trí óc của nó, linh hồn cụ A = zero, mời cụ nhập bát hương từ đường chung mâm các cụ tổ). Do đó:
- Cụ nào sống vật vờ chả làm cái trò trống gì, ko động đến ai thì linh hồn càng nhanh siêu thoát
Em đang theo hướng này
- Cụ nào đầu gấu/ lưu manh/ hay gây chuyện thị phi,… thì linh hồn khó siêu thoát hơn và thành tấm gương để đàm tiếu
- Cụ nào có nhiều thành tích tích cực thì linh hồn tồn tại thường lâu hơn, thành tấm gương để noi theo, danh tiếng lưu truyền nhiều đời hậu thế
Hàng khủng hơn thì đc cả làng/ cả tổng/ cả nước/ thế giới cùng thờ cúng/ tri ân, linh hồn mãi mãi đi cùng năm tháng…
Đại khái thế. Bác nào đọc thấy dài, linh tinh thì bỏ quá, e chém cho vui kaka