[Funland] Tái sinh ( hoặc định nghĩa khác Luân Hồi ) - Mời các cụ hầu chuyện

Tueminh2626

Xe điện
Biển số
OF-481687
Ngày cấp bằng
3/1/17
Số km
3,487
Động cơ
231,345 Mã lực
Tuổi
49
Cụ có thể đọc bài về quá trình trụ thai, nhập thai, xuất thai để hiểu thêm về luân hồi

Quá trình nhập thai, Trụ thai và xuất thai
Thượng tọa Thích Nguyên Liên - Giám Luật, Giáo Thọ Sư Trường Trung cấp Phật học tỉnh Đồng Nai


A. DẪN NHẬP.

Sau khi mạng chung, chúng sanh tùy theo nghiệp lực thiện hay ác lúc sanh tiền đã tác tạo, mà tái sanh vào một trong sáu cảnh giới luân hồi. Sáu cảnh giới luân hồi là thiên, nhân, a-tu-la, súc sanh, ngạ quỷ, và địa ngục. Theo đạo Phật, có bốn cách để thọ sanh một kiếp sống mới. Đó là noãn sanh, thai sanh, thấp sanh và hóa sanh.

Noãn sanh là các loài hữu tình sanh ra từ trứng, như loài ngỗng, chim sẻ... Thai sanh là các loài hữu tình sanh ra từ thai mẹ, như con người, voi, ngựa... Thấp sanh là các loài hữu tình sanh ra từ nơi ẩm thấp, như trùng, mọt... Hóa sanh là các loài hữu tình sanh ra bằng cách tự nhiên hóa hiện, như chư thiên, chúng sanh cõi địa ngục...

Theo Du Già Sư Địa luận (q1), tùy theo việc đoạn trừ phiền não có sâu hay cạn, phước báo nhiều hay ít, giữa kẻ phàm người thánh mà dẫn đến việc nhập thai, trụ thai và xuất thai của mỗi loài có hạnh phúc hay khổ đau sai khác. Trong phạm vi bài này, chúng ta thử tìm hiểu về quá trình nhập thai, trụ thai và xuất thai đầy đau khổ của phàm phu như thế nào.

B. NỘI DUNG

I. Tiến trình nhập thai của phàm phu.

1. Điều kiện nhập thai.

Sự kết thai của chúng sanh là do ba yếu tố hỗn hợp là tinh cha, huyết mẹ và thần thức. Tuy nhiên dù có đủ ba yếu tố đó nhưng phải hội đủ các duyên, và không có một số chướng ngại sau mới hình thành được thai bào.

a. Sinh lý.

* Muốn hình thành thai bào phải hội đủ ba điều kiện.
- Người mẹ tâm ý điều hòa thuận thích, lại đúng thời kỳ rụng trứng.
- Cha mẹ quan hệ và cùng khởi ý niệm ái nhiễm.
- Thân trung ấm đang có mặt.

* Lại không có một số chướng duyên như sau.
- Khi hòa hợp tinh cha ra nhưng tinh mẹ không ra, hay ngược lại.
- Người mẹ có một số bịnh như tử cung lạnh, khí huyết thành cục, vàng võ nhiều đàm… hoặc một số bịnh của người cha, hoặc uống thuốc tránh thai.
- Cha mẹ tôn quý có phước đức, nhưng trung ấm ti tiện kém phước, hay ngược lại cha mẹ ti tiện kém phước, mà trung ấm tôn quý có phước đức thì cũng không thành thai.

b. Nghiệp báo.

Nghiệp báo giữa cha mẹ và con cái phải có nhân duyên với nhau mới thành thai. Hoặc có khi cha mẹ cùng con đều tôn quý hoặc ti tiện, nhưng nghiệp duyên giữa cha mẹ và con cái không hợp cũng không thể thành thai.

Mối quan hệ nghiệp báo giữa cha mẹ và con cái, không ra ngoài một trong bốn trường hợp sau.

- Vì trả ân sanh làm con: con cái đối với cha mẹ trong nhiều đời quá khứ đã mang ân nghĩa, đời này sanh làm con để trả lại những ân nghĩa xưa. Vì thế, có những người con khi nhỏ đã sống hiếu thảo với cha mẹ, chăm lo học tập, làm cho cha mẹ vui lòng, lớn lên thi cử đỗ đạt, thăng quan tiến chức, nhờ đó mà cha mẹ cũng được tiếng thơm với xã hội.

- Vì trả oán sanh làm con: cha mẹ đối với con cái trong quá khứ đã từng gây nhiều oan ức, oán thù, người con kiếp này sanh làm con để trả lại những oán thù xưa. Vì thế, có những người con khi còn nhỏ tuổi đã sanh lòng ngỗ nghịch, bất hiếu, đến khi lớn lại gây tai họa, ăn chơi đàng điếm, khiến cho cha mẹ khổ lụy phải mất danh tiếng với xã hội.

- Vì đòi nợ sanh làm con: cha mẹ đối với con cái trong nhiều đời quá khứ đã nợ nần tiền bạc, người con kiếp này sanh làm con để đòi lại những nợ nần xưa. Vì thế, có những người con, khi mới sanh ra đã mang nhiều tật bịnh, hoặc còn nhỏ tuổi cha mẹ dày công nuôi dưỡng, tốn nhiều tiền bạc cho ăn học, nhưng khi đỗ đạt thành danh thì lại chết, hoặc không giúp đỡ gì cho cha mẹ.

- Vì trả nợ sanh làm con: người con trong nhiều đời quá khứ đã từng nợ nần hay thiếu tiền bạc nơi cha mẹ, đời này sanh làm con để trả nợ xưa. Vì thế, có những người con khi còn nhỏ tuổi đã chăm lo làm lụng, dãi nắng dầm mưa đem tiền về nuôi dưỡng cha mẹ. Tùy theo số nợ nhiều hay ít, mà ở với cha mẹ thời gian dài hay ngắn, đến khi trả hết nợ rồi chết hoặc bỏ nhà đi.

2. Tiến trình nhập thai.

a. Tâm niệm vào thai.

Tâm lý của trung ấm khi vào thai mẹ vô cùng phức tạp, bởi do ái dục làm chủ thân trung ấm trong suốt quá trình tồn tại, vì thế tâm lý trung ấm trước khi vào thai luôn khao khát ái dục, và bị ái dục thiêu đốt làm cho tâm bức xúc, nóng nảy khổ đau bất tận.

Với tâm lý thèm khát những rung động dục tình, nhưng không đủ điều kiện để thỏa mãn (do thân trung ấm phần sắc chất rất vi tế), nên giữa không gian mênh mông, khi thấy đốm lửa dục lóe lên từ nơi cha mẹ giao hợp, trung ấm bèn duyên theo tâm dục của cha mẹ khởi lên vô số vọng tưởng và sanh ái tâm lẫn sân tâm.

Trung ấm nếu là con gái, liền đối với người cha khởi tâm tham muốn, sanh lòng ghét bỏ người mẹ. Nếu là con trai, liền đối với người mẹ khởi tâm tham muốn và sanh lòng ghét bỏ người cha. Ngay lúc trung ấm sanh ái tâm lẫn sân tâm cũng chính là lúc trung ấm chuẩn bị nhập thai.

b. Quá trình vào thai.

Khi cha mẹ quan hệ ở giai đoạn tham ái cùng cực, mỗi người xuất ra một giọt tinh huyết và hòa hợp lẫn nhau, ngay lúc đó trung ấm liền sanh ý niệm chấp thủ, muốn gá hợp vào giọt tinh huyết, mà nhập vào thai bào.

- Nếu trung ấm phước kém, sẽ sanh vào nhà hạ tiện. Bấy giờ trung ấm bỗng thấy toàn thân nóng lạnh, bức bách khó chịu, tai nghe vô số âm thanh hoảng loạn, chát chúa, lại thấy cảnh mưa gió mù mịt, người đông đảo, nhiều thú dữ đến rượt đuổi... Ngay đó trung ấm khởi lên ý niệm, ta phải chạy vào hang động, rừng rậm, núi đồi... để tránh các sự khủng bố này. Sau khi khởi ý niệm, trung ấm liền cố chạy ra xa, ngay đó liền nhập thai.

- Nếu trung ấm có phước, sẽ sanh vào nhà tôn quý. Bấy giờ, trung ấm cũng cảm thấy toàn thân nóng lạnh, bức bách khó chịu, tai nghe vô số âm thanh hoảng loạn, chát chúa, lại thấy cảnh mưa gió mù mịt, người đông đảo, nhiều thú dữ đến rượt đuổi... Ngay đó trung ấm khởi lên ý niệm, ta phải chạy lên lầu cao, lên cung điện, vào tháp miếu... để tránh các sự khủng bố này. Sau khi khởi ý niệm trung ấm cố chạy ra xa, ngay đó liền nhập thai.

II. Quá trình trụ thai.

1. Tiến trình sinh trưởng.

Chúng phàm phu khi ở trong thai mẹ, thai nhi ở dưới can cách và trên đại trường. Trong thời gian ở trong thai, thai nhi phải chịu muôn vàn khổ sở…

Sau khi đầu thai vào loài nào, thai nhi phải trải qua thời gian tương đương với loài ấy rồi mới được sanh ra. Thai tạng khi sanh trưởng đều phải trải qua tám vị sai biệt.

- Yết la lam vị: lúc tinh huyết mới đọng lại còn hơi lỏng như mũi tên.
- Yết bộ đàm vị: lúc thai tạng chưa sanh thịt, trong ngoài như sữa đặc.
- Bế thi vị: lúc thai nhi mới tượng hình có dáng hai tay khép lại, thịt đã sanh nhưng còn rất mềm.
- Kiền nam vị: lúc khối thịt đã hơi cứng có thể xoa rờ được.
- Bát la xa khê vị: lúc thai nhục lớn lên, hiện ra tướng tay chân và đầu.
- Phát mao trảo vị: lúc tóc, lông, móng tay và chân hiện ra.
- Căn vị: lúc phát sanh tay, mắt, mũi, miệng và đường đại tiểu tiện.
- Hình vị: lúc các tướng nơi thân hiện ra đầy đủ.

2. Tâm lý thọ báo.

Trong thời gian trụ thai, tâm lý thai nhi trải qua những tướng dị biệt, hoặc có khi vọng tưởng điên đảo, như thấy mình đang ngồi trên xe ngựa, hay đi thuyền ở lầu cao, nằm trên giường, nghe tiếng suối chảy… có khi thai nhi sanh niệm buồn chán đến tột độ, đau đớn bức bách.

Giai đoạn này, tâm lý thai nhi do bị sự dày vò của ái tâm, sân tâm, nhưng không có đối tượng để thỏa mãn, khiến thai nhi sanh ra vô số niệm bất như ý. Lại thai nhi phải chịu sự tù túng của thai bào, như ở trong ngục tối; xung quanh bao bọc đầy những máu mủ bất tịnh, khiến thai nhi cảm thấy bức bách khó chịu vô cùng. Lại do ảnh hưởng của người mẹ, trong khi mang thai không biết giữ gìn, khiến thai nhi đã thống khổ lại càng thêm thống khổ.

Chung quy, tâm lý thai nhi không ngoài các tâm lý, như tâm lý điên đảo vì khởi lòng mong cầu nhưng không được đáp ứng, tâm lý sân nộ chán ghét vì sự bất tịnh, tâm lý buồn bực vì sự hôi hám nhơ bẩn, tâm lý bức bách vì trong ngục tối, tâm lý chán nản đeo đẳng vì không lối thoát... Tất cả những tâm lý sầu khổ đó đều không ngoài nghiệp nhân bất thiện trong quá khứ mà thai nhi đã tác tạo để biến hiện thành cảnh thọ dụng bất như ý khi ở trong thai mẹ.

3. Ảnh hưởng của người mẹ đối với thai nhi.

Trong thời kỳ mang thai, hoặc do năng lực của nghiệp, hoặc do năng lực những điều không quân bình bởi người mẹ không biết kiêng cử, khiến cho thai nhi hoặc là tóc, hoặc là màu sắc, hoặc là da, hoặc những chi phần khác bị biến dạng sau khi sanh ra.

Trong thời gian mang thai, chế độ dinh dưỡng, cũng như môi trường sống của người mẹ có ảnh hưởng rất lớn đến thể chất, hình sắc vóc dáng của người con.

Trong lúc mang thai, nếu người mẹ ưa hành dâm, thai nhi sẽ có làn da ghẻ chốc, sần sùi, hoặc người mẹ không khéo giữ gìn, thường chạy nhảy hoặc làm những việc nặng, do ảnh hưởng đó, có thể các chi phần của thai nhi cũng bị xiên vẹo, không được hoàn chỉnh.

4. Sự khó khổ của người mẹ khi mang thai.

Người mẹ trong chín tháng mang thai, thân thể nặng nề mỏi nhọc, tợ như người mang đá nặng ngàn cân bên mình. Trong mỗi hành động đi, đứng, nằm, ngồi đều không được tự nhiên. Lại do sức nghiệp cảm của thai nhi tác động, người mẹ có những xáo trộn về ăn uống khác với lúc bình thường. Khi thai nhi vùng vẫy, người mẹ cảm giác tợ như có ai lấy cây đánh mạnh vào thành bụng. Khi thai nhi đói khát cấu xé, người mẹ dường như rách nát tâm can.

Kể từ khi mang thai, tâm người mẹ có những biến chuyển rõ rệt. Do tâm sân của thai nhi ảnh hưởng khiến người mẹ có những cơn nóng giận vô cớ. Lại do tâm tham dục của thai nhi, trong thời gian mang thai, người mẹ thích hành dâm nhiều hơn. Lại, có nhiều người mẹ trong khi mang thai ưa thích những cảnh ma quái, cảnh đâm chém lẫn nhau, và trong thời gian này thường có vô số ác quỷ đoanh vây phá hại người mẹ.

III. Quá trình xuất thai.

1. Tiến trình xuất thai.

Thai tạng nếu là con gái sẽ ở bên hông trái người mẹ, tựa lưng vào xương sống, hướng mặt ra phía bụng. Nếu là con trai sẽ ở bên hông hữu người mẹ, tựa lưng vào bụng và hướng mặt ra xương sống.

Khi thai tạng đủ tháng đủ ngày, người mẹ không còn kham giữ được nữa, lúc gió bên trong nổi lên, người mẹ đau đớn vô cùng. Lại bởi nghiệp báo của thai tạng phát khởi, gió sanh phần dấy lên, khiến cho đầu thai nhi hướng xuống, chân quay lên, xuôi hai tay như sắp muốn ra, vỏ thai bao bọc xung quanh hướng ra sản môn. Đúng lúc thoát ra, vỏ bọc thai bị xé rách phân ra hai nách. Lúc thai nhi ra khỏi sản môn mới thực sự gọi là sanh.

Nếu đứa bé đời trước có tạo nghiệp đọa lạc, thì tay chân ngang dọc không xoay trở được, chết trong bụng mẹ, làm cho người mẹ rất đau đớn khổ sở hoặc có thể mạng chung. Như đứa bé đời trước tạo những nghiệp lành hay gây nhân sống lâu, thì sanh nở dễ dàng, khi sanh ra mẹ con đều an ổn.

2. Nỗi khổ đau của thai nhi khi xuất thai.

Tâm lý thai nhi khi xuất thai thật hoảng loạn vô cùng, thai nhi phải lộn ngược đầu xuống để chun qua sản môn người mẹ mà ra. Trạng thái khổ sở lúc xuất thai của phàm phu cũng ví như người, đầu phải lộn xuống đất, hai chân đưa lên trời.

Lại khi chun qua sản môn, thai nhi cảm thấy như bị hai tảng đá nặng ngàn cân ép chặt vào thân… Cộng với máu mủ tuôn trào, sự thay đổi môi trường, thời tiết khi xuất thai, khiến thai nhi đau đớn hốt hoảng và đầy lo sợ.

Phải chăng tiếng khóc đầu đời của hài nhi, nhằm báo hiệu cho mọi người biết đã có một sinh linh xuất hiện trên trần thế, đó là tiếng khóc thét, ngõ hầu làm vơi đi bao nỗi buồn chán, nỗi bực tức, nỗi hằn học... của thai nhi khi ở trong thai mẹ, và nỗi đau đớn tột độ khi sanh ra, cũng như nỗi hốt hoảng tột cùng, khi gặp phải một cuộc đời đen tối đang đón chào.

Thảo nào khi mới chôn nhau
Đã nghe tiếng khóc ban đầu mà ra
Khóc vì nỗi thiết tha sự thế
Ai bày trò bãi bể nương dâu
Trăm năm còn có gì đâu
Chẳng qua một nấm cỏ khâu xanh rì.
(Cung oán ngâm khúc)

3. Nỗi nguy hiểm của người mẹ lúc sanh nở.

Mang thai đến tháng thứ mười, là lúc thai nhi lộn ngược, đầu hướng xuống sản môn, hình chất lần lần to lớn, thời gian này người mẹ luôn ở trong trạng thái hồi hộp khó thở, ăn không ngon miệng, ngủ không an giấc. Trước giờ chuyển bụng, người mẹ đau đớn vô vàn, khuôn mặt nhợt nhạt, mồ hôi tuôn trào, ruột gan cảm nhận dường như bị ai cấu xé, thân thể như bị ai phanh ra. Những cơn đau co thắt trong ruột, làm cho người mẹ đi, đứng, nằm, ngồi không yên.

Khi đứa con từ từ sinh ra, người mẹ cảm thấy như bị ai banh da xẻ thịt, đau đớn vạn trạng máu huyết dầm dề. Toàn thân người mẹ co giật, nghe trong người các cơ thịt co rút, lại mỗi lần sanh nở người mẹ phải mất biết bao nhiêu máu và tủy, khiến cơ thể yếu đi và các đốt xương đen và dễ gãy...

Trong khi sanh nở vô cùng nguy hiểm, thậm chí có trường hợp hy sinh người con để cứu sống mẹ, hay ngược lại hy sanh mẹ để cứu sống con, có trường hợp cả mẹ lẫn con đều chết trên giường sanh. Cảnh đau đớn vạn trạng và nhuốm đầy màu tang tóc lúc người mẹ sanh nở quả thật đáng kinh đáng sợ biết dường nào.

4. Giáo dục thai nhi.

Đạo Phật chủ trương giáo dục con người ngay khi còn ở trong thai bào. Việc giáo dục thai nhi trong đạo Phật được nhân gian đúc kết thành câu tục ngữ: “Đặt con vào dạ, mạ lo đi tu”.

Kinh Phổ Môn dạy chúng ta, muốn sanh được con cái hiếu thảo, trước và trong thời kỳ mang thai, người mẹ thường nên trì niệm thánh hiệu Quán-Thế-Âm Bồ-Tát sẽ đạt được như sở cầu. Niệm Quán-Thế-Âm Bồ-tát, có nghĩa là chúng ta thường nhớ nghĩ đến tư tưởng thánh thiện trong nội tâm, tư tưởng thánh thiện là tư tưởng lắng nghe tiếng khổ đau của mọi người để tìm cách cứu giúp, đồng thời đừng để cho những ý niệm tạp loạn, ý niệm ác độc xâm nhập vào tâm trong thời kỳ này.

Do tư tưởng thánh thiện của người mẹ trước khi chuẩn bị mang thai, sẽ chiêu cảm các loại thân trung ấm là những bậc hiền thánh nhập thai vào làm con của mình. Cũng như trong thời kỳ thai nhi trụ thai, do tư tưởng thánh thiện của người mẹ, sẽ có tác động giáo dục rất lớn đối với thai nhi để sau này hình thành nhân cách thanh cao của người con.

C. KẾT LUẬN

Do nghiệp nhân đã tạo trong quá khứ, mà phần nhiều chúng sanh sau khi chết đều phải trải qua giai đoạn thọ thân trung ấm. Vì vậy, chúng sanh phải chịu vô vàn sự khổ khi ở trong giai đoạn trung ấm, rồi bao cảnh nhọc nhằn khi vào thai, ở trong thai và khi xuất thai. Để rồi dòng chảy cuộc đời cứ cuồn cuộn cuốn tất cả chúng sanh trôi nỗi dập dìu trong sông mê, biển ái đáng ngán đáng sợ dường nào.

Tất yếu đã có thân là có khổ, bởi khổ là do chúng ta có ý niệm chấp ngã về thân, như Lão tử nói : “Ngô hữu đại hoạn vị ngô hữu thân” (ta có hoạn lớn vì ta có thân). Chúng ta chỉ có con đường “Thoát ly huyễn thân, chứng nhập pháp thân” mới chấm dứt sự khổ. Con đường đó chư Phật đã diễn bày rõ ràng trong kinh điển.
Nói tóm lại, chúng ta chỉ cần “Nói theo những gì Phật đã nói, làm theo những gì Phật đã làm, nghĩ theo những gì Phật đã nghĩ” tức chúng ta sẽ hoàn toàn thoát khổ. Khổ đau hay hạnh phúc, trói buộc hay giải thoát, việc đó hoàn toàn do mỗi cá nhân tự quyết định.
 

balohanghieu266

Xe tải
Biển số
OF-450278
Ngày cấp bằng
2/9/16
Số km
386
Động cơ
210,800 Mã lực
Nơi ở
hcm
cái này thì em không biết.
nhưng ở việt nam có câu "con ranh con lộn" đấy ạ , đứa trẻ sinh ra bị chết yểu người mẹ thường chấm 1 nốt lên tay để lần sinh sau xem thử có đúng là đứa bé đó quay lại ko
 

Kentiny

Xe máy
Biển số
OF-124275
Ngày cấp bằng
15/12/11
Số km
54
Động cơ
380,040 Mã lực
Có thể cụ Tueminh2626 theo trường phái Bắc tông và bị ảnh hưởng từ bên Trung Quốc khá nhiều, đặc biệt là đoạn này:

Chúng phàm phu khi ở trong thai mẹ, thai nhi ở dưới can cách và trên đại trường. Trong thời gian ở trong thai, thai nhi phải chịu muôn vàn khổ sở…

Sau khi đầu thai vào loài nào, thai nhi phải trải qua thời gian tương đương với loài ấy rồi mới được sanh ra. Thai tạng khi sanh trưởng đều phải trải qua tám vị sai biệt.

1/ Nếu thai nhi bị khổ sổ ( bệnh, thiếu chất ... ) người mẹ, sẽ là người bị ảnh hưởng đầu tiên như bị đạp ở trong bụng, đau bụng, người kiệt quệ sức lức ...
2/ Vậy 1 người sống tới 100 năm vậy mang thai 100 năm mới sinh ra được em bé?

Em không cố ý phê phán gì Phật hay bác, nhưng em là người vô thần có tìm hiểu Phật pháp nhưng là Phật pháp nguyên thủy
 

Tueminh2626

Xe điện
Biển số
OF-481687
Ngày cấp bằng
3/1/17
Số km
3,487
Động cơ
231,345 Mã lực
Tuổi
49
Có thể cụ Tueminh2626 theo trường phái Bắc tông và bị ảnh hưởng từ bên Trung Quốc khá nhiều, đặc biệt là đoạn này:

Chúng phàm phu khi ở trong thai mẹ, thai nhi ở dưới can cách và trên đại trường. Trong thời gian ở trong thai, thai nhi phải chịu muôn vàn khổ sở…

Sau khi đầu thai vào loài nào, thai nhi phải trải qua thời gian tương đương với loài ấy rồi mới được sanh ra. Thai tạng khi sanh trưởng đều phải trải qua tám vị sai biệt.

1/ Nếu thai nhi bị khổ sổ ( bệnh, thiếu chất ... ) người mẹ, sẽ là người bị ảnh hưởng đầu tiên như bị đạp ở trong bụng, đau bụng, người kiệt quệ sức lức ...
2/ Vậy 1 người sống tới 100 năm vậy mang thai 100 năm mới sinh ra được em bé?

Em không cố ý phê phán gì Phật hay bác, nhưng em là người vô thần có tìm hiểu Phật pháp nhưng là Phật pháp nguyên thủy
Có chỗ nào 100 năm đâu cụ, tương đương với loài ấy là thời gian mang thai khác nhau tùy loài, ví dụ con người là 9 tháng 10 ngày nhưng Trâu bò thì thời gian khác cụ ạ
 

Kentiny

Xe máy
Biển số
OF-124275
Ngày cấp bằng
15/12/11
Số km
54
Động cơ
380,040 Mã lực
Cái đó là cái em ko thích ở Phật Việt Nam vì dịch ra dùng từ ám chỉ nó mỹ miều quá, trong khi Phật nguyên thủy mong mọi thứ đơn giản để chúng sinh dễ hiểu
 

thichkhognthich

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-412627
Ngày cấp bằng
25/3/16
Số km
2,342
Động cơ
255,137 Mã lực
Tuổi
36
Bác mời mn vào hầu chuyện bác , hay là vào để bác hầu chuyện ạ ? :)
Nếu có tái sinh nhưng mà chẳng nhớ tí gì chuyện ngày xưa thì chẳng có ý nghĩa gì .

Bên đạo Thiên Chúa cho rằng không có luân hồi , chết là linh hồn sang 1 cảnh giới ( thế giới ) khác .
Giả sử linh hồn là 1 trạng thái sóng - hạt thì liệu có bị các loại sóng điện từ gây ra tổn thương không ?
" Chết là linh hồn sang 1 cảnh giới khác " thế cái "linh hồn" ấy nó" sang" cảnh giới khác nó là cái gì?? Chả phải một dạng " luân " chuyển, hồi lại còn gì. Sự khác nhau, thâm chí cãi nhau , đánh nhau của các tôn giáo thực chất là do ngôn từ, bản chất thì đúng cơ mà các ông sau này hiểu
diễn dịch một kiểu.
Linh hồn là một dạng sóng , hạt thì e không biết, cơ mà nó còn nằm dưới của cái dưới sóng hạt đấy, thế nên không ( chính xác là chưa") đo đc. Đến bây giờ bản chất của sóng, hạt ( cái cuối cùng cấu tạo nên sóng, hạt) vẫn còn đang đi tìm.
 

Roses

Xe điện
Biển số
OF-44455
Ngày cấp bằng
25/8/09
Số km
4,844
Động cơ
508,502 Mã lực
E đánh dấu tối đọc..
 

Airbus A350

Xe điện
Biển số
OF-615905
Ngày cấp bằng
14/2/19
Số km
2,069
Động cơ
21,296 Mã lực
Em cũng như mợ trên, oánh dấu ngồi nghe các cụ.
 

Sim Mobi

Xe buýt
Biển số
OF-564749
Ngày cấp bằng
17/4/18
Số km
733
Động cơ
155,328 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em thì nghĩ con người là một máy tính sinh học cao cấp. Phần hồn như là phần mềm còn cơ thể là phần cứng. Chúng ta được tạo ra bởi một loài cao cấp hơn chúng ta - gọi là chúa cũng được nhưng ai tạo ra chúa thì ko biết :)). Mấy vụ kia chẳng qua phần mềm được nạp nhầm hoặc là kiểu như áp vong chẳng hạn!
 

TrangBonBon

Xe điện
Biển số
OF-153099
Ngày cấp bằng
18/8/12
Số km
2,025
Động cơ
370,453 Mã lực
Tuổi
40
Em ngồi nghe chuyện ah.
 
Biển số
OF-421352
Ngày cấp bằng
9/5/16
Số km
1,325
Động cơ
230,457 Mã lực
Nơi ở
NAM ĐỊNH
Chấm để theo dõi
 

meotamthe

Xe cút kít
Biển số
OF-140186
Ngày cấp bằng
30/4/12
Số km
18,056
Động cơ
102,153 Mã lực
Nơi ở
đảo không hoang
Đọc cái này em lại nhớ tướng Trâu phe Người thú trong Warcraft3, tuyệt chiêu cuối cùng là hồi sinh :))
 

Sơn Takira

Xe tải
Biển số
OF-651098
Ngày cấp bằng
14/5/19
Số km
401
Động cơ
114,354 Mã lực
Tuổi
34
Cụ có thể đọc bài về quá trình trụ thai, nhập thai, xuất thai để hiểu thêm về luân hồi

Quá trình nhập thai, Trụ thai và xuất thai
Thượng tọa Thích Nguyên Liên - Giám Luật, Giáo Thọ Sư Trường Trung cấp Phật học tỉnh Đồng Nai


A. DẪN NHẬP.

Sau khi mạng chung, chúng sanh tùy theo nghiệp lực thiện hay ác lúc sanh tiền đã tác tạo, mà tái sanh vào một trong sáu cảnh giới luân hồi. Sáu cảnh giới luân hồi là thiên, nhân, a-tu-la, súc sanh, ngạ quỷ, và địa ngục. Theo đạo Phật, có bốn cách để thọ sanh một kiếp sống mới. Đó là noãn sanh, thai sanh, thấp sanh và hóa sanh.

Noãn sanh là các loài hữu tình sanh ra từ trứng, như loài ngỗng, chim sẻ... Thai sanh là các loài hữu tình sanh ra từ thai mẹ, như con người, voi, ngựa... Thấp sanh là các loài hữu tình sanh ra từ nơi ẩm thấp, như trùng, mọt... Hóa sanh là các loài hữu tình sanh ra bằng cách tự nhiên hóa hiện, như chư thiên, chúng sanh cõi địa ngục...

Theo Du Già Sư Địa luận (q1), tùy theo việc đoạn trừ phiền não có sâu hay cạn, phước báo nhiều hay ít, giữa kẻ phàm người thánh mà dẫn đến việc nhập thai, trụ thai và xuất thai của mỗi loài có hạnh phúc hay khổ đau sai khác. Trong phạm vi bài này, chúng ta thử tìm hiểu về quá trình nhập thai, trụ thai và xuất thai đầy đau khổ của phàm phu như thế nào.

B. NỘI DUNG

I. Tiến trình nhập thai của phàm phu.

1. Điều kiện nhập thai.

Sự kết thai của chúng sanh là do ba yếu tố hỗn hợp là tinh cha, huyết mẹ và thần thức. Tuy nhiên dù có đủ ba yếu tố đó nhưng phải hội đủ các duyên, và không có một số chướng ngại sau mới hình thành được thai bào.

a. Sinh lý.

* Muốn hình thành thai bào phải hội đủ ba điều kiện.
- Người mẹ tâm ý điều hòa thuận thích, lại đúng thời kỳ rụng trứng.
- Cha mẹ quan hệ và cùng khởi ý niệm ái nhiễm.
- Thân trung ấm đang có mặt.

* Lại không có một số chướng duyên như sau.
- Khi hòa hợp tinh cha ra nhưng tinh mẹ không ra, hay ngược lại.
- Người mẹ có một số bịnh như tử cung lạnh, khí huyết thành cục, vàng võ nhiều đàm… hoặc một số bịnh của người cha, hoặc uống thuốc tránh thai.
- Cha mẹ tôn quý có phước đức, nhưng trung ấm ti tiện kém phước, hay ngược lại cha mẹ ti tiện kém phước, mà trung ấm tôn quý có phước đức thì cũng không thành thai.

b. Nghiệp báo.

Nghiệp báo giữa cha mẹ và con cái phải có nhân duyên với nhau mới thành thai. Hoặc có khi cha mẹ cùng con đều tôn quý hoặc ti tiện, nhưng nghiệp duyên giữa cha mẹ và con cái không hợp cũng không thể thành thai.

Mối quan hệ nghiệp báo giữa cha mẹ và con cái, không ra ngoài một trong bốn trường hợp sau.

- Vì trả ân sanh làm con: con cái đối với cha mẹ trong nhiều đời quá khứ đã mang ân nghĩa, đời này sanh làm con để trả lại những ân nghĩa xưa. Vì thế, có những người con khi nhỏ đã sống hiếu thảo với cha mẹ, chăm lo học tập, làm cho cha mẹ vui lòng, lớn lên thi cử đỗ đạt, thăng quan tiến chức, nhờ đó mà cha mẹ cũng được tiếng thơm với xã hội.

- Vì trả oán sanh làm con: cha mẹ đối với con cái trong quá khứ đã từng gây nhiều oan ức, oán thù, người con kiếp này sanh làm con để trả lại những oán thù xưa. Vì thế, có những người con khi còn nhỏ tuổi đã sanh lòng ngỗ nghịch, bất hiếu, đến khi lớn lại gây tai họa, ăn chơi đàng điếm, khiến cho cha mẹ khổ lụy phải mất danh tiếng với xã hội.

- Vì đòi nợ sanh làm con: cha mẹ đối với con cái trong nhiều đời quá khứ đã nợ nần tiền bạc, người con kiếp này sanh làm con để đòi lại những nợ nần xưa. Vì thế, có những người con, khi mới sanh ra đã mang nhiều tật bịnh, hoặc còn nhỏ tuổi cha mẹ dày công nuôi dưỡng, tốn nhiều tiền bạc cho ăn học, nhưng khi đỗ đạt thành danh thì lại chết, hoặc không giúp đỡ gì cho cha mẹ.

- Vì trả nợ sanh làm con: người con trong nhiều đời quá khứ đã từng nợ nần hay thiếu tiền bạc nơi cha mẹ, đời này sanh làm con để trả nợ xưa. Vì thế, có những người con khi còn nhỏ tuổi đã chăm lo làm lụng, dãi nắng dầm mưa đem tiền về nuôi dưỡng cha mẹ. Tùy theo số nợ nhiều hay ít, mà ở với cha mẹ thời gian dài hay ngắn, đến khi trả hết nợ rồi chết hoặc bỏ nhà đi.

2. Tiến trình nhập thai.

a. Tâm niệm vào thai.

Tâm lý của trung ấm khi vào thai mẹ vô cùng phức tạp, bởi do ái dục làm chủ thân trung ấm trong suốt quá trình tồn tại, vì thế tâm lý trung ấm trước khi vào thai luôn khao khát ái dục, và bị ái dục thiêu đốt làm cho tâm bức xúc, nóng nảy khổ đau bất tận.

Với tâm lý thèm khát những rung động dục tình, nhưng không đủ điều kiện để thỏa mãn (do thân trung ấm phần sắc chất rất vi tế), nên giữa không gian mênh mông, khi thấy đốm lửa dục lóe lên từ nơi cha mẹ giao hợp, trung ấm bèn duyên theo tâm dục của cha mẹ khởi lên vô số vọng tưởng và sanh ái tâm lẫn sân tâm.

Trung ấm nếu là con gái, liền đối với người cha khởi tâm tham muốn, sanh lòng ghét bỏ người mẹ. Nếu là con trai, liền đối với người mẹ khởi tâm tham muốn và sanh lòng ghét bỏ người cha. Ngay lúc trung ấm sanh ái tâm lẫn sân tâm cũng chính là lúc trung ấm chuẩn bị nhập thai.

b. Quá trình vào thai.

Khi cha mẹ quan hệ ở giai đoạn tham ái cùng cực, mỗi người xuất ra một giọt tinh huyết và hòa hợp lẫn nhau, ngay lúc đó trung ấm liền sanh ý niệm chấp thủ, muốn gá hợp vào giọt tinh huyết, mà nhập vào thai bào.

- Nếu trung ấm phước kém, sẽ sanh vào nhà hạ tiện. Bấy giờ trung ấm bỗng thấy toàn thân nóng lạnh, bức bách khó chịu, tai nghe vô số âm thanh hoảng loạn, chát chúa, lại thấy cảnh mưa gió mù mịt, người đông đảo, nhiều thú dữ đến rượt đuổi... Ngay đó trung ấm khởi lên ý niệm, ta phải chạy vào hang động, rừng rậm, núi đồi... để tránh các sự khủng bố này. Sau khi khởi ý niệm, trung ấm liền cố chạy ra xa, ngay đó liền nhập thai.

- Nếu trung ấm có phước, sẽ sanh vào nhà tôn quý. Bấy giờ, trung ấm cũng cảm thấy toàn thân nóng lạnh, bức bách khó chịu, tai nghe vô số âm thanh hoảng loạn, chát chúa, lại thấy cảnh mưa gió mù mịt, người đông đảo, nhiều thú dữ đến rượt đuổi... Ngay đó trung ấm khởi lên ý niệm, ta phải chạy lên lầu cao, lên cung điện, vào tháp miếu... để tránh các sự khủng bố này. Sau khi khởi ý niệm trung ấm cố chạy ra xa, ngay đó liền nhập thai.

II. Quá trình trụ thai.

1. Tiến trình sinh trưởng.

Chúng phàm phu khi ở trong thai mẹ, thai nhi ở dưới can cách và trên đại trường. Trong thời gian ở trong thai, thai nhi phải chịu muôn vàn khổ sở…

Sau khi đầu thai vào loài nào, thai nhi phải trải qua thời gian tương đương với loài ấy rồi mới được sanh ra. Thai tạng khi sanh trưởng đều phải trải qua tám vị sai biệt.

- Yết la lam vị: lúc tinh huyết mới đọng lại còn hơi lỏng như mũi tên.
- Yết bộ đàm vị: lúc thai tạng chưa sanh thịt, trong ngoài như sữa đặc.
- Bế thi vị: lúc thai nhi mới tượng hình có dáng hai tay khép lại, thịt đã sanh nhưng còn rất mềm.
- Kiền nam vị: lúc khối thịt đã hơi cứng có thể xoa rờ được.
- Bát la xa khê vị: lúc thai nhục lớn lên, hiện ra tướng tay chân và đầu.
- Phát mao trảo vị: lúc tóc, lông, móng tay và chân hiện ra.
- Căn vị: lúc phát sanh tay, mắt, mũi, miệng và đường đại tiểu tiện.
- Hình vị: lúc các tướng nơi thân hiện ra đầy đủ.

2. Tâm lý thọ báo.

Trong thời gian trụ thai, tâm lý thai nhi trải qua những tướng dị biệt, hoặc có khi vọng tưởng điên đảo, như thấy mình đang ngồi trên xe ngựa, hay đi thuyền ở lầu cao, nằm trên giường, nghe tiếng suối chảy… có khi thai nhi sanh niệm buồn chán đến tột độ, đau đớn bức bách.

Giai đoạn này, tâm lý thai nhi do bị sự dày vò của ái tâm, sân tâm, nhưng không có đối tượng để thỏa mãn, khiến thai nhi sanh ra vô số niệm bất như ý. Lại thai nhi phải chịu sự tù túng của thai bào, như ở trong ngục tối; xung quanh bao bọc đầy những máu mủ bất tịnh, khiến thai nhi cảm thấy bức bách khó chịu vô cùng. Lại do ảnh hưởng của người mẹ, trong khi mang thai không biết giữ gìn, khiến thai nhi đã thống khổ lại càng thêm thống khổ.

Chung quy, tâm lý thai nhi không ngoài các tâm lý, như tâm lý điên đảo vì khởi lòng mong cầu nhưng không được đáp ứng, tâm lý sân nộ chán ghét vì sự bất tịnh, tâm lý buồn bực vì sự hôi hám nhơ bẩn, tâm lý bức bách vì trong ngục tối, tâm lý chán nản đeo đẳng vì không lối thoát... Tất cả những tâm lý sầu khổ đó đều không ngoài nghiệp nhân bất thiện trong quá khứ mà thai nhi đã tác tạo để biến hiện thành cảnh thọ dụng bất như ý khi ở trong thai mẹ.

3. Ảnh hưởng của người mẹ đối với thai nhi.

Trong thời kỳ mang thai, hoặc do năng lực của nghiệp, hoặc do năng lực những điều không quân bình bởi người mẹ không biết kiêng cử, khiến cho thai nhi hoặc là tóc, hoặc là màu sắc, hoặc là da, hoặc những chi phần khác bị biến dạng sau khi sanh ra.

Trong thời gian mang thai, chế độ dinh dưỡng, cũng như môi trường sống của người mẹ có ảnh hưởng rất lớn đến thể chất, hình sắc vóc dáng của người con.

Trong lúc mang thai, nếu người mẹ ưa hành dâm, thai nhi sẽ có làn da ghẻ chốc, sần sùi, hoặc người mẹ không khéo giữ gìn, thường chạy nhảy hoặc làm những việc nặng, do ảnh hưởng đó, có thể các chi phần của thai nhi cũng bị xiên vẹo, không được hoàn chỉnh.

4. Sự khó khổ của người mẹ khi mang thai.

Người mẹ trong chín tháng mang thai, thân thể nặng nề mỏi nhọc, tợ như người mang đá nặng ngàn cân bên mình. Trong mỗi hành động đi, đứng, nằm, ngồi đều không được tự nhiên. Lại do sức nghiệp cảm của thai nhi tác động, người mẹ có những xáo trộn về ăn uống khác với lúc bình thường. Khi thai nhi vùng vẫy, người mẹ cảm giác tợ như có ai lấy cây đánh mạnh vào thành bụng. Khi thai nhi đói khát cấu xé, người mẹ dường như rách nát tâm can.

Kể từ khi mang thai, tâm người mẹ có những biến chuyển rõ rệt. Do tâm sân của thai nhi ảnh hưởng khiến người mẹ có những cơn nóng giận vô cớ. Lại do tâm tham dục của thai nhi, trong thời gian mang thai, người mẹ thích hành dâm nhiều hơn. Lại, có nhiều người mẹ trong khi mang thai ưa thích những cảnh ma quái, cảnh đâm chém lẫn nhau, và trong thời gian này thường có vô số ác quỷ đoanh vây phá hại người mẹ.

III. Quá trình xuất thai.

1. Tiến trình xuất thai.

Thai tạng nếu là con gái sẽ ở bên hông trái người mẹ, tựa lưng vào xương sống, hướng mặt ra phía bụng. Nếu là con trai sẽ ở bên hông hữu người mẹ, tựa lưng vào bụng và hướng mặt ra xương sống.

Khi thai tạng đủ tháng đủ ngày, người mẹ không còn kham giữ được nữa, lúc gió bên trong nổi lên, người mẹ đau đớn vô cùng. Lại bởi nghiệp báo của thai tạng phát khởi, gió sanh phần dấy lên, khiến cho đầu thai nhi hướng xuống, chân quay lên, xuôi hai tay như sắp muốn ra, vỏ thai bao bọc xung quanh hướng ra sản môn. Đúng lúc thoát ra, vỏ bọc thai bị xé rách phân ra hai nách. Lúc thai nhi ra khỏi sản môn mới thực sự gọi là sanh.

Nếu đứa bé đời trước có tạo nghiệp đọa lạc, thì tay chân ngang dọc không xoay trở được, chết trong bụng mẹ, làm cho người mẹ rất đau đớn khổ sở hoặc có thể mạng chung. Như đứa bé đời trước tạo những nghiệp lành hay gây nhân sống lâu, thì sanh nở dễ dàng, khi sanh ra mẹ con đều an ổn.

2. Nỗi khổ đau của thai nhi khi xuất thai.

Tâm lý thai nhi khi xuất thai thật hoảng loạn vô cùng, thai nhi phải lộn ngược đầu xuống để chun qua sản môn người mẹ mà ra. Trạng thái khổ sở lúc xuất thai của phàm phu cũng ví như người, đầu phải lộn xuống đất, hai chân đưa lên trời.

Lại khi chun qua sản môn, thai nhi cảm thấy như bị hai tảng đá nặng ngàn cân ép chặt vào thân… Cộng với máu mủ tuôn trào, sự thay đổi môi trường, thời tiết khi xuất thai, khiến thai nhi đau đớn hốt hoảng và đầy lo sợ.

Phải chăng tiếng khóc đầu đời của hài nhi, nhằm báo hiệu cho mọi người biết đã có một sinh linh xuất hiện trên trần thế, đó là tiếng khóc thét, ngõ hầu làm vơi đi bao nỗi buồn chán, nỗi bực tức, nỗi hằn học... của thai nhi khi ở trong thai mẹ, và nỗi đau đớn tột độ khi sanh ra, cũng như nỗi hốt hoảng tột cùng, khi gặp phải một cuộc đời đen tối đang đón chào.

Thảo nào khi mới chôn nhau
Đã nghe tiếng khóc ban đầu mà ra
Khóc vì nỗi thiết tha sự thế
Ai bày trò bãi bể nương dâu
Trăm năm còn có gì đâu
Chẳng qua một nấm cỏ khâu xanh rì.
(Cung oán ngâm khúc)

3. Nỗi nguy hiểm của người mẹ lúc sanh nở.

Mang thai đến tháng thứ mười, là lúc thai nhi lộn ngược, đầu hướng xuống sản môn, hình chất lần lần to lớn, thời gian này người mẹ luôn ở trong trạng thái hồi hộp khó thở, ăn không ngon miệng, ngủ không an giấc. Trước giờ chuyển bụng, người mẹ đau đớn vô vàn, khuôn mặt nhợt nhạt, mồ hôi tuôn trào, ruột gan cảm nhận dường như bị ai cấu xé, thân thể như bị ai phanh ra. Những cơn đau co thắt trong ruột, làm cho người mẹ đi, đứng, nằm, ngồi không yên.

Khi đứa con từ từ sinh ra, người mẹ cảm thấy như bị ai banh da xẻ thịt, đau đớn vạn trạng máu huyết dầm dề. Toàn thân người mẹ co giật, nghe trong người các cơ thịt co rút, lại mỗi lần sanh nở người mẹ phải mất biết bao nhiêu máu và tủy, khiến cơ thể yếu đi và các đốt xương đen và dễ gãy...

Trong khi sanh nở vô cùng nguy hiểm, thậm chí có trường hợp hy sinh người con để cứu sống mẹ, hay ngược lại hy sanh mẹ để cứu sống con, có trường hợp cả mẹ lẫn con đều chết trên giường sanh. Cảnh đau đớn vạn trạng và nhuốm đầy màu tang tóc lúc người mẹ sanh nở quả thật đáng kinh đáng sợ biết dường nào.

4. Giáo dục thai nhi.

Đạo Phật chủ trương giáo dục con người ngay khi còn ở trong thai bào. Việc giáo dục thai nhi trong đạo Phật được nhân gian đúc kết thành câu tục ngữ: “Đặt con vào dạ, mạ lo đi tu”.

Kinh Phổ Môn dạy chúng ta, muốn sanh được con cái hiếu thảo, trước và trong thời kỳ mang thai, người mẹ thường nên trì niệm thánh hiệu Quán-Thế-Âm Bồ-Tát sẽ đạt được như sở cầu. Niệm Quán-Thế-Âm Bồ-tát, có nghĩa là chúng ta thường nhớ nghĩ đến tư tưởng thánh thiện trong nội tâm, tư tưởng thánh thiện là tư tưởng lắng nghe tiếng khổ đau của mọi người để tìm cách cứu giúp, đồng thời đừng để cho những ý niệm tạp loạn, ý niệm ác độc xâm nhập vào tâm trong thời kỳ này.

Do tư tưởng thánh thiện của người mẹ trước khi chuẩn bị mang thai, sẽ chiêu cảm các loại thân trung ấm là những bậc hiền thánh nhập thai vào làm con của mình. Cũng như trong thời kỳ thai nhi trụ thai, do tư tưởng thánh thiện của người mẹ, sẽ có tác động giáo dục rất lớn đối với thai nhi để sau này hình thành nhân cách thanh cao của người con.

C. KẾT LUẬN

Do nghiệp nhân đã tạo trong quá khứ, mà phần nhiều chúng sanh sau khi chết đều phải trải qua giai đoạn thọ thân trung ấm. Vì vậy, chúng sanh phải chịu vô vàn sự khổ khi ở trong giai đoạn trung ấm, rồi bao cảnh nhọc nhằn khi vào thai, ở trong thai và khi xuất thai. Để rồi dòng chảy cuộc đời cứ cuồn cuộn cuốn tất cả chúng sanh trôi nỗi dập dìu trong sông mê, biển ái đáng ngán đáng sợ dường nào.

Tất yếu đã có thân là có khổ, bởi khổ là do chúng ta có ý niệm chấp ngã về thân, như Lão tử nói : “Ngô hữu đại hoạn vị ngô hữu thân” (ta có hoạn lớn vì ta có thân). Chúng ta chỉ có con đường “Thoát ly huyễn thân, chứng nhập pháp thân” mới chấm dứt sự khổ. Con đường đó chư Phật đã diễn bày rõ ràng trong kinh điển.
Nói tóm lại, chúng ta chỉ cần “Nói theo những gì Phật đã nói, làm theo những gì Phật đã làm, nghĩ theo những gì Phật đã nghĩ” tức chúng ta sẽ hoàn toàn thoát khổ. Khổ đau hay hạnh phúc, trói buộc hay giải thoát, việc đó hoàn toàn do mỗi cá nhân tự quyết định.
Em phiền cụ nếu thích thì dẫn link. Đừng copy paste thế phiền lắm
 

xe_c@ng_h@i

Xe buýt
Biển số
OF-112625
Ngày cấp bằng
13/9/11
Số km
795
Động cơ
397,046 Mã lực
Cô yến mới trở lại để e hỏi cô ấy =))
 

Kentiny

Xe máy
Biển số
OF-124275
Ngày cấp bằng
15/12/11
Số km
54
Động cơ
380,040 Mã lực
Lâu lâu em cũng tự hỏi, có chắc con người 100% từ trái đất.
Về cơ thể vật lý thì do sự tổng hợp của rất nhiều tế bào tạo thành 1 cơ thể nhưng trí óc thì loài người vượt khá xa các loài khác mà vượt rất nhanh
 

Kentiny

Xe máy
Biển số
OF-124275
Ngày cấp bằng
15/12/11
Số km
54
Động cơ
380,040 Mã lực
Quay lại vấn đề Tái Sinh em chỉ mong khoa học chứng minh được hiện tượng Đầu Thai, để con người khi ra đi nó sẽ ko còn là nỗi đau buồn nữa mà là niềm vui vì có thể tái sinh trong một cơ thể mới khỏe mạnh hơn
 
Biển số
OF-503850
Ngày cấp bằng
10/4/17
Số km
181
Động cơ
187,190 Mã lực
Tuổi
40
Trước mắt em chỉ biết là
Các dạng năng lượng là không mất đi, nó chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác - Einstein
Einstein không phát biểu câu này hay về định luật bảo toàn năng lượng. Hình này của bác làm em nhớ tới cái meme sau.

 
Thông tin thớt
Đang tải
Top