Tại sao vô lăng xe hơi không làm như tay lái xe máy

Manucian

Xe hơi
Biển số
OF-71670
Ngày cấp bằng
27/8/10
Số km
124
Động cơ
428,130 Mã lực
Website
hattrick.org
"nndzung viết
Tay lái oto quay 2 vòng rưỡi, tính về độ là phải quay (360 x 2) + 180 = 900 độ cụ ợ, nếu giống tay lái xe máy quay được từng này độ hơi bị khó và ở mỗi độ rất khó giữ ổn định (ví dụ cụ vào cua quay hay vòng lái và giữ nguyên cua). Tay lái xe máy thì nếu em không nhầm chì quay được 45 độ mỗi bên. Em không phải dân kỹ thuật nhưng xin chém một tí "

Thế nếu thiết kế y chang xe máy tức là thay cho việc phải quay 900 độ để đánh hết góc lái 90 độ thì chỉ cần đánh góc lái 45 độ mỗi bên thôi là được gống mấy cái tay cầm game đơn giản thì bác lý giải tại sao? đâu nhất thiết cứ phải biến 900 độ chỉ để đạt được mục đích là cho bánh quay được góc 90 độ đâu sao không đặt thành 180 độ quay được cả 90 độ ?
E nghĩ cái thắc mắc của bác chủ thớt là thế!
 

tranhoangminh

Xe container
Biển số
OF-121208
Ngày cấp bằng
19/11/11
Số km
5,883
Động cơ
446,096 Mã lực
cụ chủ thớt lúc nào họp mặt anh e xem cụ vui tính đến độ nào nhỉ? đúng là fun
 

chungvit

Xe hơi
Biển số
OF-13007
Ngày cấp bằng
5/2/08
Số km
131
Động cơ
521,412 Mã lực
Nhìn chung thì các cụ giải thích nhiều ý kiến nhưng về cơ bản thì theo em là có chuẩn mà chưa đủ. Em góp thêm tẹo ý kiến cho nó thêm phần đầy đủ. Ý kiến của em là do vị trí ngồi lái oto nó bị lệch (lệch trái hoặc lệch phải). Vì vậy, nếu thay cái ghi đông vào đó dễ dẫn đến trường hợp lái xe không lái được chính xác. Em chém gió vui thế thôi ạ. Cơ bản là em chưa thấy cái xe nào ngồi lệch mà lại lái bằng ghi đông cả :D
 

MeogiaTL

Xe tải
Biển số
OF-68955
Ngày cấp bằng
22/7/10
Số km
376
Động cơ
434,322 Mã lực
Cháu lại hay thấy mấy bác tài già chạy xe đắt tiền khi đỗ trong ngõ lại hay nguệch cái bánh trước ra ngoài. Nhiều khi đỗ thẳng tắp rồi thấy cụ ấy xuống xe ngó ngó bánh trước lại lật vật chui vào khởi động để đánh cho cái bánh nghẹo ra ngoài. Thì ra đó cũng là kinh nghiệm đỗ trong ngõ hẹp để giảm thiểu tác hại khi có xe khác đi quá sát với xe cụ ấy.
Volang ô tô thì các cụ quay mỗi bên được khoảng 2,5 vòng, trong khi bánh xe cũng chỉ quay tầm 45 độ, cộng thêm trợ lực nữa nên tay lái 4b nhẹ nhàng hơn và chính xác hơn. Nhẹ hơn thì rõ vì các cụ muốn quay 1 độ của bánh xe thì volang phải quay volang tới 10 độ, như vậy đường đi dài nhưng lợi về lực (gấp ~10 lần) mà mấy xe ngày xưa thì làm gì có trợ lực. Giả sử volang làm theo kiểu ghi dong xe máy, người ta sẽ không thể thiết kế ghi dong quay mỗi bên 2,5 vòng được, vì như vậy tay người sẽ không thể thao tác: ghi đông chỉ có 2 điểm bám, còn vô lăng thì có vô số điểm bám, khi vào cua, xoay vô lang một chút là có thể dịch bàn tay trên vô lăng thoải mái mà không phải vòng tay, thậm chí chéo tay.
Cái vụ để thẳng lái, cứ đi quen và có ý thức về chuyện này là được. Ở bãi xe nhà em, có ông đi xe cũng 2, 3 năm rồi, nhưng để ý thấy bánh xe hay bị lệch. Một lần em góp ý và ông anh nhận ra, từ hôm đó, bánh xe luôn luôn thẳng. Vấn đề là ông đó làm được, nhưng không biết rằng để ngoẹo lái là có hại, và đôi khi có thể nguy hiểm khi bắt đầu khởi hành ở những chỗ chật.
 

duongoto

Xe tải
Biển số
OF-90985
Ngày cấp bằng
6/4/11
Số km
470
Động cơ
409,409 Mã lực
Cháu bầu cụ chủ thớt là người fun nhất otofun đới.
 

Taxi25

Xe buýt
Biển số
OF-20729
Ngày cấp bằng
3/9/08
Số km
571
Động cơ
504,630 Mã lực
Nơi ở
Bển
Thế sao tay lái xe máy không làm như vô lăng ôtô hử kụ ???:D

Nhà cháu ngồi rỗi việc, tự dưng nghĩ:
Tại sao cái vô lăng xe hơi lại hình tròn mà không làm giống tay lái của xe máy nhỉ?
Hồi tập lái, nhiều khi nhà cháu quay mấy vòng vô lăng, đến khi trả lái thì chả còn nhớ đã trả đủ chưa. Ngay cả bây giờ, đôi khi lơ đãng, dừng xe bánh vẫn vẹo chút chút. Nếu cái vô lăng giống ý như tay lái xe máy thì, hấp, thẳng tắp luôn.
Nhờ các cụ giải thích giùm tại sao cho nhà cháu sáng cái mắt với.
 

ngocanhcf

Đi bộ
Biển số
OF-21372
Ngày cấp bằng
20/9/08
Số km
7
Động cơ
497,670 Mã lực
Thế bác có bao giờ tự hỏi tại sao xe máy ko có vô lăng như ô tô?
http://vi.wikipedia.org/wiki/Ô_tô
http://hoangtuden.com/showthread.php?t=1335
Các bác đọc về lịch sử vô lăng ở đây http://www.baomoi.com/Lich-su-cua-volang-xe-hoi-ky-1/145/4268999.epi e nghĩ đã có câu trả lời
Hệ thống lái của ô tô bắt nguồn từ tầu thuỷ, còn xe máy lại bắt nguồn từ xe đạp. Nên sự khác nhau là đương nhiên.
E đã thấy hệ thống vô lăng được chế từ xe ô tô cho xe 3 bánh. Nhưng chắc để tận dụng hệ thống trợ lực của nó cho các xe ba gác chở nặng. Xét trên mục tiêu, yêu cầu và đặc điểm khác nhau --> đương nhiên hệ thống lái phải khác nhau đúng ko ạ
 

lengkeng

Xe tăng
Biển số
OF-105
Ngày cấp bằng
7/6/06
Số km
1,666
Động cơ
597,520 Mã lực
Theo em thì do các lí do sau:
1. Cách điều khiển: Xe oto rẽ trái hay phải chỉ có cách quay vô lăng... còn xe máy thì vừa kết hợp nghiêng xe vừa quay tay lái
2. Trợ lực: Quãng đường dài hơn thì có lợi về lục nên tay lái oto phải quay vài vòng còn xe máy chỉ 1/3 vòng là đủ :)
3. An toàn: Giả sử oto mà lái như xe máy thì chỉ cần bác tài giật mình phát là oto phi lên vỉa hè hoặc sang đường bên kia ngay chử ko láng ra láng vào... Các bác cứ nhìn mấy đứa lái bus í... mỗi lần vào bến hay tạt đầu xe khác là bọn nó phải bò ra vần vô lăng liên toát mồ hôi... tay lái xe bus mà như xe máy thì chắc tai nạn liên tục :))
 

conbaky

Xe đạp
Biển số
OF-129378
Ngày cấp bằng
3/2/12
Số km
22
Động cơ
374,620 Mã lực
Nó vẫn xoay tròn mặc dù nó không phải hình tròn cụ ạ
Theo em biết thì nó chỉ xoay mỗi bên được 90 độ thôi cụ ạ, tức là nhiều hơn cái xe máy một tí. Anh Schumi làm gì có thời gian mà vần cái vô lăng cho nó quay 1 vòng rồi đợi nó trả về hả cụ @-)
Btw là em thấy cụ nào hỏi sao cái ghi đông xe máy nó không tròn như ô tô thì còn fun nỳ hơn, vì lái xe máy phải lo giữ thăng bằng cho khỏi ngã cụ ah, em nó không có 4 bánh như ô tô, em nghĩ vậy ạ :">
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,647
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cháu lại hay thấy mấy bác tài già chạy xe đắt tiền khi đỗ trong ngõ lại hay nguệch cái bánh trước ra ngoài. Nhiều khi đỗ thẳng tắp rồi thấy cụ ấy xuống xe ngó ngó bánh trước lại lật vật chui vào khởi động để đánh cho cái bánh nghẹo ra ngoài. Thì ra đó cũng là kinh nghiệm đỗ trong ngõ hẹp để giảm thiểu tác hại khi có xe khác đi quá sát với xe cụ ấy.
Em thấy việc nguyệch tay lái như thế chẳng có nghĩa gì khi đỗ xe trong ngõ cả, đỗ xe trong bãi thì càng chuối. Chỉ có mỗi trường hợp khi đỗ ở lưng chừng dốc, cần phải đánh lái về 1 bên để nhỡ xe bị tụt dốc thì nó không lao thẳng xuống vực hoặc chân dốc mà sẽ đâm vào vệ đường (phía taluy dương).
 

HIMuomo

Xe máy
Biển số
OF-129241
Ngày cấp bằng
2/2/12
Số km
56
Động cơ
375,050 Mã lực
Nhà cháu ngồi rỗi việc, tự dưng nghĩ:
Tại sao cái vô lăng xe hơi lại hình tròn mà không làm giống tay lái của xe máy nhỉ?
Hồi tập lái, nhiều khi nhà cháu quay mấy vòng vô lăng, đến khi trả lái thì chả còn nhớ đã trả đủ chưa. Ngay cả bây giờ, đôi khi lơ đãng, dừng xe bánh vẫn vẹo chút chút. Nếu cái vô lăng giống ý như tay lái xe máy thì, hấp, thẳng tắp luôn.
Nhờ các cụ giải thích giùm tại sao cho nhà cháu sáng cái mắt với.
lol, như xe máy mà cụ quay vòng tròn ko thấy bất tiện ah
 

kenko

Xe hơi
Biển số
OF-16680
Ngày cấp bằng
26/5/08
Số km
119
Động cơ
510,480 Mã lực
Nơi ở
Homee
Cụ hỏi hay thật đấy, nhưng có khi sắp tới vô lăng có thể không còn là hình tròn, hoặc ko còn vô lăng nữa ý chứ*-:)
 

linhbap

Xe buýt
Biển số
OF-129655
Ngày cấp bằng
6/2/12
Số km
607
Động cơ
380,270 Mã lực
Đơn giản là để phân biệt: oto - xe máy
 

Tit_mu_tap

Xe tăng
Biển số
OF-100032
Ngày cấp bằng
14/6/11
Số km
1,597
Động cơ
413,567 Mã lực
cụ cứ lắp cái tay lái xe máy vào rồi phóng 100km/h lúc vấp vào ổ gà cái tay lái nó văng vào quai hàm, lúc đấy mồm chữ O nên người ta lắp vô lăng hình chữ O :D
 

impailer8905

Xe đạp
Biển số
OF-76875
Ngày cấp bằng
2/11/10
Số km
39
Động cơ
420,570 Mã lực
bây giờ người ta mới nghĩ ra kiểu tay cầm đấy ạ. Mới là concept thôi. Hai tay cầm thằng đứng như lái phi thuyền trong phim viễn tưởng ấy ạ.
 

dinhnamna

Xe đạp
Biển số
OF-129116
Ngày cấp bằng
1/2/12
Số km
30
Động cơ
374,890 Mã lực
Nơi ở
Xóm Xuân Hùng - Hưng Lộc - Vinh - Nghệ An
So sánh khối lượng của ô tô và xe máy thì khối lượng ô tô nó lớn hơn rất nhiều nên lực bám giữa bánh xe và mặt đường cũng lớn. Vì thế mới chế tạo thêm hộp lái để tăng tỉ số truyền, mà đẫ tăng tỷ số truyền thì cũng phải tăng quãng đường đi cho nó chứ. Nên người ta phải chế tạo vô lăng để giảm bớt lực đánh lái cho người lái nữa chứ. Nếu không thì đau miồi nạ hix
 

Jetu

Tháo bánh
Biển số
OF-63992
Ngày cấp bằng
13/5/10
Số km
2,195
Động cơ
463,800 Mã lực
Cảm ơn các cụ đã có nhời giải thích.
Giờ thì nhà cháu hiểu được chút chút, đại khái xe hơi dùng vô lăng vì nó là... xe hơi, còn xe máy dùng tay lái vì nó là... xe máy.
 

ngoongocjhair

Xe đạp
Biển số
OF-131086
Ngày cấp bằng
16/2/12
Số km
42
Động cơ
373,510 Mã lực
e xin phép các cụ cho e tí ý kiến nhé
e tham khảo các cụ ở trển
e thấy rằng
Nếu vô lăng oto mà làm như tay lái xe máy thì mình sẽ có vài vấn đề
1 bạn không đủ khỏe để lái (mặc dù đã có trợ lực lái)
2 thường thì tốc độ xe oto rất lớn nếu dùng tay lái như xe máy rất dễ làm các bác tài thân yêu của chúng ta dụng khi vào cua
bởi vì sao vì tay lái xe máy khẽ cua 1 cái đã thay đổi rất nhiều về hướng rồi các cụ nhỉ
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top