[Funland] Tại sao Tôn Ngộ Không giả phải chết

lvbinhanh

Xe đạp
Biển số
OF-402656
Ngày cấp bằng
25/1/16
Số km
23
Động cơ
229,330 Mã lực
Tuổi
34
Khả năng bị giết là TNK thật, LNMH giả làm TNK tiếp tục đi thỉnh kinh. Sư phụ TNK vốn có ân oán với Như Lai, đào tạo ra TNK để làm loạn trên dưới trêu tức NL, LNMH là phản đòn của NL
 

ncd103

Xe hơi
Biển số
OF-462906
Ngày cấp bằng
20/10/16
Số km
165
Động cơ
203,519 Mã lực
Giờ mà cứ làm phần 2 theo những thuyết âm mưu như thế này có khi lại hấp dẫn ấy các cụ nhỉ
 

doccocuukiem

Xe điện
Biển số
OF-485979
Ngày cấp bằng
1/2/17
Số km
3,235
Động cơ
141,343 Mã lực
Nghỉ Lễ mấy ngày mà ko có xèng đi du lịch, em lên mạng xem phim cho đỡ buồn. Xem phim Tây du ký em cứ thắc mắc tại sao Tôn Ngộ Không giả ( Lục Nhĩ Mĩ Hầu ) lại phải chết khi tội của nó chỉ là đánh ngất Đường Tăng và có ý định lập team giả đi Tây Trúc lấy kinh. Trong khi rất nhiều yêu quái cũng có ý định như vậy thậm chí còn bắt Đường Tăng để ăn thịt hay như chính Tôn Ngộ Không đã từng đại náo thiên cung thì đều được tha chết để đoái công chuộc tội? Xem phim ai cũng thấy Tôn Ngộ Không đã đánh chết LNMH nhưng nếu tinh ý sẽ thấy chính Phật Tổ muốn nó phải chết. Ông ấy hơn ai hết hiểu TNK đang bực tức thế nào sau khi đánh nhau với LNMH mấy trăm hiệp bất phân thắng bại. Vậy mà ông ấy vẫn thả LNMH trong tầm thiết bảng của TNK sau khi đã phế võ công của nó. Như thế chẳng phải mượn đao giết người là gì?
Nhưng tại sao PT cần phải giết một con yêu hầu, lại sát sinh ngay trên chính điện phật môn vốn là điều tối kị? Xưa nay bậc quân vương thường chỉ giết kẻ âm mưu soán ngôi hoặc kẻ biết quá nhiều bí mật. Soán ngôi thì LNMH chưa đủ tuổi, vậy thì chỉ còn khả năng nó biết quá nhiều bí mật của ai đó. Chúng ta xem phim đều thâý LNMH bản lĩnh so với TNK chỉ có hơn chứ ko hề kém, thế mà thần tiên ma quỷ thảy đều ko biết nó xuất thân từ đâu và học phép thuật từ sư phụ nào. Như vậy chỉ có khả năng nó được huấn luyện bí mật từ nhỏ bởi một nhân vật pháp lực thượng thừa nhằm thực hiện những nhiệm vụ tối mật. Việc nó có cả gậy như ý và vòng kim cô là những bảo bối tưởng như độc nhất vô nhị cùng với khả năng nghe trộm hầu hết chuyện trên đời càng cho thấy nó thuộc về một tổ chức đặc biệt nào đó. Rồi chuyện Đế Thính dù biết nó là ai mà ko dám nói ra chứng tỏ nó được chống lưng bởi một thế lực rất lớn mà ĐT cũng phải e sợ. Có lẽ chính LNMH cũng ko nghĩ mình lại chết tức tưởi và ko kịp nói một lời như vậy.
Thắc mắc rất hay! Thật ra đọc Tây du ký thì thấy các bậc cao nhân rất ghét bị người ta làm giả mình. Thà cứ tự xưng là chân tiểu nhân thì còn cho sống chứ có ý định làm " Nguỵ quân tử" là giết chết không tha. Ngay như Phật cũng vậy, đọc đoạn cuối Tây du có mấy con tê giác tu luyện lâu năm tính tình rất tốt vẫn hay tạo phước cho dân vùng đấy, chỉ mắc mỗi tội giả vờ hiện hình Phật để uống dầu thơm cúng mà bị Phật giết chết mặc dù háo sát như Tôn Ngộ Không cũng còn muốn tha cho chúng nó. Còn đọc mấy chuyện về VN ngày xưa thì thấy cụ Lake ăn mặc giản di, râu tóc như nông dân nhưng cũng rất ghét mấy tay cán bộ cấp dưới bắt chước ăn mặc đầu tóc như vậy, không rõ có đúng không? Nếu vậy thì tốt nhất đừng làm " Nguỵ quân tử", sẽ bị cả 2 bên chính tà vả vỡ mặt như Nhạc Bất Quần vậy, cứ đơn giản tôi là chân tiểu nhân.
 

Mandalord

Xe điện
Biển số
OF-193695
Ngày cấp bằng
12/5/13
Số km
4,327
Động cơ
209,676 Mã lực
Em lục tìm được cái này, các cụ nghiên cứu xem sao:
Tôn Ngộ Không và Lục Nhĩ Mỵ Hầu – ai mới là người chết ở Lôi Âm Tự?
Nhàn rỗi đọc lại “Tây Du Ký” đột nhiên có một phát hiện lớn. Thì ra Ngô Thừa Ân khi viết Tây Du Ký có để lại một bí ẩn cực lớn a !!!

Nhắc lại “Tây Du Ký” hồi thứ 57. Nói về “Lục Nhĩ Mỵ hầu” hóa thành Tôn Ngộ Không, ai xem phim cũng đã biết tình tiết của đoạn này nên đây không nhắc lại chỉ tóm lược đó là :Lục Nhĩ Mị hầu giả dạng Tôn Ngộ Không từ pháp bảo đến thần thông đều ngang tay, thực lực không cần bán cãi. Đi từ Thiên Đình đến Nam Hải Quan Âm cũng chẳng ai nhận ra được sự khác biệt của hai người. Xuống Âm Phủ tìm Đế Thính ông cũng bó tay… Cuối cùng vẫn nhờ Như Lai phật tổ phân biệt ra dùng Kim Bát bao lại rồi bị Tôn Ngộ Không đánh chết.

Toàn bộ chuyện xưa rất đơn giản, rất đầy đủ, bất quá nếu chúng ta cả gan làm ra một giả thuyết thế này: bị đánh chết đó là Ngộ Không, còn sống là Lục Nhĩ !!!


Lý luận như sau:
1. Lục Nhĩ Mỵ hầu cùng Ngộ Không giống nhau như đúc, ai cũng nhìn không ra. Nếu Như Lai phật tổ thật gạt mọi người thì sự thật này chỉ có mình Phật tổ biết chân tướng, ai cũng không nhìn ra được, Tôn Ngộ Không thiệt chỉ có biết câm nín.

2. Lục Nhĩ có khả năng là Phật Tổ đến an bài, mọi người đều biết Ngộ Không vô cùng phản nghịch, mà Như Lai là Tây Thiên cao nhất người thống trị, có người thống trị nào để cho kẻ phản nghịch sống trên đời. Hơn nữa Ngộ Không luôn không kính trọng Như Lai, cho nên Như Lai càng có động cơ tiêu diệt Ngộ Không, đương nhiên không thể làm trực tiếp nên phải sử dụng cách này, tiêu diệt Ngộ Không trong vô hình.

Mà lý luận này cũng có rất nhiều chừng cứ đấy:

1. Như ở Địa phủ, khi cả hai đến gặp Đế Thính phân biệt thì Đế Thính nhìn ra được nhưng lại phán “Ta xem ra được, nhưng không dám nói”. Rõ ràng Đế Thính không phải sợ 2 Ngộ Không đại náo Địa Phủ mà là do Lục Nhĩ hậu đài quá vững chắc, đó là Như Lai. Đương nhiên, Đế Thính không dám nói ra chân tướng.

2. Tiếp theo, có thể chứng minh Đế Thính không sợ Ngộ Không đại náo Địa phủ còn có 1 lý do khác. Mọi người đều biết ở Địa phủ còn một người pháp lực mạnh vô cùng đó là Địa Tạng Vương Bồ Tát. Là ai a ? Phật giáo tứ đại Bồ tát đứng đầu, cùng Quan Âm, Văn Thù, Phồ Hiền nổi danh, có thể thấy người này lợi hại mức nào. Đã có cao thủ Phật môn tọa trấn nơi này, Đế Thính chẳng có lý do gì sợ 2 Ngộ Không làm loạn cả.

3. Ở đây kéo hơi xa, mọi người đều biết sư phụ Tôn Ngộ Không là “Bồ đề lão tổ”. Là ai a ? “Phong Thần Bảng” có đầu mối như sau. Hồng Quân có hai đồ đệ Tiếp Dẫn đạo nhân (sau là Như Lai) và Chuẩn Đề (sau là Bồ Đề lão tổ) … Phong Thần Bảng có viết nhị để tử Chuẩn Đề không biết cùng sư huynh Tiếp Dẫn xảy ra biến cố gì mà thần bí biến mất. Đây là một điểm khiến nhiều người liên tưởng, chứng minh hai người có mâu thuẩn. Sau Tôn Ngộ Không trùng hợp là Bồ Đề lão tổ đồ đệ, Như Lai gặp đến ngày xưa kẻ thù đồ đệ, sao không đỏ mắt ? Lại có Lục Nhĩ “chứng cứ ngoại phạm” “hủy thi diệt tích”rõ ràng, không xử lý Ngộ Không còn chờ đến khi nào ? (Đây là dựa vào Phong Thần Bảng để dẫn chứng)

4. Tây Du Ký nói Ngộ Không ở Bồ Đề học được thần thông to lớn, mà trùng hợp Lục Nhĩ cũng học được y chang. Khuôn mặt có thể giống nhau, học thức có thể trùng hợp y chang nhau sao ? Mọi người đều biết 72 biến, Cân Đẩu Vân Ngộ Không học cũng mấy năm, Lục Nhĩ Mỵ hầu chẳng lẽ nào trời sinh đã có sẵn thần thông y như vậy ? Nhất định là cùng môn phái với Ngộ Không, đương nhiên sư phụ của Lục Nhĩ không thể nào là Bồ Đề, bởi vì ông ta đã có Ngộ Không một đồ đệ có tình có nghĩa không thể nào làm ra 1 Lục Nhĩ để đi đối kháng với Ngộ Không ? Câu trả lời chỉ có một, dạy Lục Nhĩ để đối nghịch với Ngộ Không chỉ có thể là sư huynh Bồ Đê : Như Lai.

5. Trở lại “Tây Du Ký” hồi 57 Như Lai có nói với chúng phật rằng Lục Nhĩ Mỵ hầu là “biết tương lai, quá khứ vạn vật tất cả minh”. Rất lợi hại đi, lại biết quá khứ tương lai tất cả chuyện, đây là sơ hở lớn !!! Nếu Lục Nhĩ biết tương lai bị Như Lai thu phục thì tại sao hắn lại cùng Ngộ Không đến gặp Như Lai. Rảnh quá tự chuốc lấy khổ ? Cho nên chỉ có thể là Như Lai đã an bài thỏa đáng cả rồi. Để cho mọi người tưởng Lục Nhĩ là Ngộ Không còn chân chính Ngộ Không thì bị Như Lai chế phục, sau đó 1 gậy đánh chết, mà sau khi “Lục Nhĩ” chết xong luôn lấy từ bi làm đầu Như Lai chẳng qua nói 1 câu “Thiện tai, Thiện tai” … Mọi người đều biết, lấy Như Lai thần thông muốn ngăn cản Ngộ Không giết Lục Nhĩ thì quá dễ dàng, có thể thấy ý định của Như Lai là để cho hắn chết. Mà rõ ràng “Lục Nhĩ” tội không lớn, chỉ là cùng Ngộ Không làm rùm beng 1 hồi lấy từ bi làm đầu Như Lai cần gì đểhắn chết đây. Nhớ năm đó Ngộ Không loạn Long Cung, phá Địa phủ, náo Thiên Đình còn sống nhơn nhởn, “Lục Nhĩ” chỉ mắc tội cỏn con cần gì phải phán tử hình. Chân tướng chỉ có 1: Chết là Ngộ Không, còn Lục Nhĩ hoàn toàn trở thành Ngộ Không giả.

6. Mọi người có thể nói Tôn Ngộ Không pháp lực vô cùng, tài nguyên nuốt một tá làm sao dễ dàng chết như thế. Nhưng Như Lai là đệ nhất cao thủ Tây Du Ký, 1 bàn tay đủ ép Tôn Ngộ Không dưới núi Ngũ Hành Sơn, nhất định có biện pháp khiến Tôn Ngộ Không biến mất.

7. Lại nói sư phụ Ngộ Không là Bồ Đề lão tổ. Sau này khi Ngộ Không gặp khó khăn quay về gặp sư phụ nhờ giúp đỡ, thì Bồ Để chỉ cách không nói chuyện mà không gặp mặt. Tại sao vậy ? Điều đó chứng minh Ngộ Không dùng thần thông của sư phụ đại náo thiên cung làm Như Lai phát hiện “thì ra là cùng môn phái xuất xứ”. Mới nói ở trên Bồ Đề và Như Lai có mâu thuẫn, nên Bồ Đề ẩn cư rồi. Nếu biết Ngộ Không là đệ tử Bồ Đề, chắc chắn Như Lai sẽ đi tìm kẻ thù xưa. Vì tránh phiền toái, Bồ Đề biết Ngộ Không đại náo thiên cung xong liền biến mất … Mà nói đi phải nói lại, Bồ Đề bản lĩnh không thua Như Lai. Cái này có thể từ Tây Du Ký hồi 8 có thể nhìn ra được… Trong đó có 1 đoạn viết “Ta Tây Ngưu Hạ Châu, không tham không giết, nuôi khí dưỡng tinh, tuy không thành tiên, người người trường thọ”. Mọi người chú ý câu “Tây Ngưu Hạ Châu, Tuy không thành tiên”, cái này nói rõ, Bồ Đề ở Tây Ngưu hạ châu truyền đạo có thể tránh pháp nhãn của Như Lai, rõ ràng Bồ Đề không so Như Lai kém.
8. Mọi người có để ý rằng, ở hồi 57 xảy ra trước, Tôn Ngộ Không không hoàn toàn nghe Đường Tăng, còn gây nên mâu thuẫn, lâu lâu lại Đường Tăng phải đọc chú, điển hình 1 nhân vật phản nghịch. Mà sau vụ này, Tôn Ngộ Không “ngoan” hẳn ra, y như hai người. Không loại bỏ khả năng, Ngộ Không thiệt đã chết, thằng sau này là Lục Nhĩ Mỵ hầu.

Chủ quan ý kiến. Không biết Ngô Thừa Ân khi quan trường thất bại, về già viết cuốn Tây Du Ký này có thật chôn 1 âm mưu như vậy không …
 

Mandalord

Xe điện
Biển số
OF-193695
Ngày cấp bằng
12/5/13
Số km
4,327
Động cơ
209,676 Mã lực
Lai lịch bí ẩn của vị sư phụ dạy Tôn Ngộ Không 72 phép biến hoá

Xem “Tây Du Ký“, mọi người đều biết vị sư phụ đầu tiên truyền phép thuật cho Tôn Ngộ Không là Bồ Đề Tổ Sư. Tuy nhiên, lai lịch của vị cao nhân này đối với nhiều người vẫn là một ẩn đố. Bài viết dưới đây sẽ phần nào giúp chúng ta đả khai được bí ẩn này.

Thuở nhỏ xem “Tây Du Ký“, ai cũng trầm trồ khen ngợi, ngưỡng mộ khả năng phép thuật của Tôn Ngộ Không. Thời gian trôi qua, lại suy nghĩ và tự hỏi: “Sư phụ truyền phép thuật cho Tôn Ngộ Không rốt cuộc có lai lịch như thế nào? Có thần thông lớn đến đâu? Quả thực là một điều bí ẩn?”.

Một tiểu thuyết thần thoại khác là “Phong Thần Diễn Nghĩa”, kỳ thực có liên quan rất lớn đến “Tây Du Ký”. Hai bộ truyện này đều được viết ra vào thời nhà Minh. Mặc dù nội dung nói về những thời đại khác nhau nhưng những nhân vật bên trong lại có sự liên quan chặt chẽ. Ví như Lý Tịnh, Na Tra, Mộc Tra, Dương Tiễn… đều có mặt ở trong cả hai bộ truyện này.

Văn Thù, Phổ Hiền, Quan Âm, ba vị Bồ Tát này đều là đệ tử của Nguyên Thủy Thiên Tôn trong“Phong Thần Diễn Nghĩa”. Nguyên Thủy Thiên Tôn được dân gian lưu truyền rằng chính là Bàn Cổ khai thiên tịch địa trong truyền thuyết cổ đại của Trung Hoa.

Như vậy có thể thấy rằng, một số thần tiên trước đó là đệ tử của những đại thần tiên của dân tộc Hoa Hạ. Sau này khi Phật Thích Ca Mâu Ni sáng lập ra Phật giáo, những thần tiên này “du học” và trở thành đệ tử của Phật Như Lai.

Vậy còn Tôn Ngộ Không thì sao? Đầu tiên là bái Bồ Đề Tổ Sư làm sư phụ, sau đó bái Đường Tăng làm sư phụ, sau lại tu thành chính quả, trở thành Đấu Chiến Thắng Phật, được quy về là đệ tử của Phật Như Lai. Như vậy, Tôn Ngộ Không đã tu hành trong vài môn pháp khác nhau.

Trong “Tây Du Ký”, Bồ Đề Tổ Sư đã từng nói với Tôn Ngộ Không như sau: “Ngươi từ bây giờ, định sinh bất lương, dù cho ngươi có hành hung, gây tai họa như thế nào, cũng không được nói là đệ tử của ta. Bằng không, ngươi chỉ cần nói nửa chữ thì ta cũng đã biết rồi, ta sẽ lột da tróc xương con khỉ nhà ngươi, phân thần hồn của người ra làm 9 khúc, cho người vạn kiếp không thể thoát thân được”.

Như chúng ta đã biết trong Tây Du Ký, ngoài Phật Tổ Như Lai ra, thì chẳng ai còn có thể có bản lĩnh nắm giữ sinh tử của Tôn Ngộ Không như thế này. Điều này cho thấy lai lịch của Bồ Đề Tổ Sư quả thực là không tầm thường, thần thông quảng đại, đã nhìn thấy trước được tương lai của Tôn Ngộ Không.

Bồ Đề Tổ Sư trong“Tây Du Ký” ẩn cư tại Tây Ngưu Hạ Châu, ở trong “Linh Đài Phương Thốn sơn, Tà Nguyệt Tam Tinh động”. “Linh Đài Phương Thốn sơn” gọi tắt bằng chữ đầu và chữ cuối là “Linh sơn”, “Tà Nguyệt Tam Tinh” chính là vật trên thiên thượng, ám chỉ “bầu trời”. Hợp nhất chúng lại chính là: “Thiên Thượng Linh Sơn”.

Mà như chúng ta biết, Phật Tổ Như Lai cũng cư ngụ tại Thiên Ngưu Hạ Châu, trong chùa Đại Lôi Âm ở “Thiên Trúc Linh Sơn”. Tên hai ngọn núi này là giống nhau, đây liệu có phải là sự trùng hợp?
Như vậy, Bồ Đề Tổ Sư và Phật Tổ Như Lai có thể liên quan đến nhau. Trong lần đầu tiên Tôn Ngộ Không nhìn thấy Bồ Đề Tổ Sư, tác giả Ngô Thừa Ân đã miêu tả như sau:

“Nhìn thấy Bồ Đề Tổ sư ngồi ngay ngắn nghiêm trang trên bệ, ở phía dưới, hai bên có 30 tiểu tiên đứng hầu. Quả nhiên là: ‘Kim tiên đại giác sạch ghê, Phương Tây diệu tướng Bồ Đề tổ Sư. Không sinh diệt, đức cao xa, Thần tròn khí vẹn rất từ bi. Chân như bản tính an vi. Tự nhiên không tịch, tùy nghi biến dời. Trang nghiêm thọ sánh đất trời, Pháp sư muôn kiếp sáng ngời là đây. (“Tây Du Ký” – Hồi thứ nhất).


Có thể thấy, Bồ Đề tổ sư cũng là một vị tôn giả Tây phương. Trong “Phong Thần Diễn Nghĩa” cũng có vị Chuẩn Đề đạo nhân, khi xuất hiện cũng được mô tả giống hệt như vậy. Điều này nói lên rằng Bồ Đề Tổ Sư và Chuẩn Đề đạo nhân chính là một. Vậy Chuẩn Đề đạo nhân là ai?

Trong “Phong Thần Diễn Nghĩa”, Chuẩn Đề đạo nhân có vị sư huynh tên là Tiếp Dẫn đạo nhân. Trong chương thứ 78 của “Phong Thần Diễn Nghĩa” có miêu tả về Tiếp Dẫn đạo nhân như sau: “Đại tiên đi chân trần táo lê hương, chân đạp tường mây càng dị thường; 12 đài sen diễn pháp bảo, bát đức bên cạnh ao hiện bạch quang. Thọ thông thiên địa ngôn phi sai, phúc tỷ hồng ba thuyết há cuồng; tu thành xá lợi minh thai tức, thanh nhàn cực lạc là Tây phương”.

Phật Tổ Như Lai khi xuất hiện trong “Tây Du Ký” cũng được miêu tả giống hệt đoạn văn trên. Còn có rất nhiều nhân tố khác nữa đều cho thấy rằng Tiếp Dẫn đạo nhân chính là Phật Tổ Như Lai, người kiến lập ra Phật giáo vào thời sau đó. Tây phương giáo ở đây chính là tiền thân của Phật giáo.

Đến bây giờ thì đáp án đã hé lộ, Chuẩn Đề đạo nhân là sư đệ của Tiếp Dẫn đạo nhân, Tiếp Dẫn đạo nhân cũng chính là Phật Như Lai đời sau này. Chuẩn Đề đạo nhân chính là Bồ Đề Tổ Sư, và Bồ Đề Tổ Sư chính là sư đệ của Phật Như Lai. Chẳng thế mà khi Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung thì chỉ có Như Lai là có thể trị được, vì nguyên lai Tôn Ngộ Không là đệ tử của sư đệ mình.

Tiếp Dẫn đạo nhân và Chuẩn Đề đạo nhân đã từng cùng nhau chấp chưởng, nắm giữ Tây phương giáo. Sau này Như Lai tu thành kim thân 6 trượng, kiến lập nên Phật giáo, thôn tính Tây phương giáo. Bồ Đề Tổ Sư từ đó cũng ẩn cư trên núi tên là “Linh Đài Phương Thốn”, sau này tự lập ra đạo quan (miếu đạo sĩ) tu thân dưỡng tính, ngoài những người dân ở trong núi thì không ai biết ông ở đâu.
 
Chỉnh sửa cuối:

đồng nhân

Xe hơi
Biển số
OF-520728
Ngày cấp bằng
10/7/17
Số km
128
Động cơ
176,920 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
hà nội
Thắc mắc rất hay! Thật ra đọc Tây du ký thì thấy các bậc cao nhân rất ghét bị người ta làm giả mình. Thà cứ tự xưng là chân tiểu nhân thì còn cho sống chứ có ý định làm " Nguỵ quân tử" là giết chết không tha. Ngay như Phật cũng vậy, đọc đoạn cuối Tây du có mấy con tê giác tu luyện lâu năm tính tình rất tốt vẫn hay tạo phước cho dân vùng đấy, chỉ mắc mỗi tội giả vờ hiện hình Phật để uống dầu thơm cúng mà bị Phật giết chết mặc dù háo sát như Tôn Ngộ Không cũng còn muốn tha cho chúng nó. Còn đọc mấy chuyện về VN ngày xưa thì thấy cụ Lake ăn mặc giản di, râu tóc như nông dân nhưng cũng rất ghét mấy tay cán bộ cấp dưới bắt chước ăn mặc đầu tóc như vậy, không rõ có đúng không? Nếu vậy thì tốt nhất đừng làm " Nguỵ quân tử", sẽ bị cả 2 bên chính tà vả vỡ mặt như Nhạc Bất Quần vậy, cứ đơn giản tôi là chân tiểu nhân.
Nhu Thế có hơi bi quan không cụ?
 

bachanhpm

Xe tăng
Biển số
OF-508277
Ngày cấp bằng
4/5/17
Số km
1,844
Động cơ
201,156 Mã lực
Nơi ở
Láng - Đống Đa - Hà Nội
Website
www.bachanh.vn
Ngộ không giả là tâm ma của Ngộ Không thật nên phải diệt tâm ma mới thành chính quả
trước khi Lục nhĩ mỵ hầu xuất hiện Ngộ Không thường giết người, sau cái chết của Mỵ hầu thì Ngộ Không chính thức xuất gia hướng phật
Đúng là đọc thiên trường ca phật thì lý giải theo phật, đưa thuyết âm mưu với tư bản xã hội vào ắt râu nọ cắm cằm kia.
 

Mitomxoan

Xe tăng
Biển số
OF-152588
Ngày cấp bằng
13/8/12
Số km
1,736
Động cơ
367,791 Mã lực
Em đoán là TNK éo chết thật được thì phải giả vậy.
 

đồng nhân

Xe hơi
Biển số
OF-520728
Ngày cấp bằng
10/7/17
Số km
128
Động cơ
176,920 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
hà nội
Em đoán là TNK éo chết thật được thì phải giả vậy.
Cụ còm bài này làm em giật mình.
E xem lâu rồi nên không nhớ rõ, em đồ rằng lục nhị mh đấu với tôn hành giả . Giai đoạn đó mới đấu tranh giả - thật , đến khi thành TNK rồi thì ko còn đấu với xxx nữa
 

đồng nhân

Xe hơi
Biển số
OF-520728
Ngày cấp bằng
10/7/17
Số km
128
Động cơ
176,920 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
hà nội
Em có nghe 1 cụ chém là: Tề thiên đại thánh là giai đoạn coi trời bằng vung ko coi ai ra gì hết. Học tiếp thì đến đoạn hành giả
 

maitrang1972

Xe điện
Biển số
OF-189866
Ngày cấp bằng
15/4/13
Số km
3,484
Động cơ
369,065 Mã lực
Tây du ký của cụ Ân là tác phẩm bịa kinh đển, nhưng bịa đầy mâu thuẫn, chả logic tí nào :D . Ví dụ nho nhỏ là lão Tôn, đã luyện được phép trường sinh, lại chén bao nhiêu là biệt dược lẫn đào tiên sống trăm nghìn tuổi thì sợ gì sống chết, ấy vậy mà khi lâm trận vẫn phải dùng cây gậy để vừa đánh vừa đỡ ... =)) .
Em cho rằng cụ Ân viết Tây du là để gửi 1 thông điệp duy nhất cho nhân loại :D , đó là người có quyền thế tuyệt đối sẽ là người bày đặt ra và điều khiển cuộc chơi :P , các nhân vật dưới quyền dù tài giỏi đến đâu cũng chỉ là quân cờ của " nhân vật lớn " thôi, không có ngoại lệ. =)) =)) =))
 

đồng nhân

Xe hơi
Biển số
OF-520728
Ngày cấp bằng
10/7/17
Số km
128
Động cơ
176,920 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
hà nội
E chưa gúc được nhưng tạm đoán mò là tôn hành Giả -Giả phải chết chứ không phải Tôn Ngộ Không giả phải chết- cụ chủ gúc giúp em xem thế nào ạ
 

atlas09

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-527718
Ngày cấp bằng
20/8/17
Số km
2,835
Động cơ
191,650 Mã lực
Tuổi
40
Lai lịch bí ẩn của vị sư phụ dạy Tôn Ngộ Không 72 phép biến hoá


Xem “Tây Du Ký“, mọi người đều biết vị sư phụ đầu tiên truyền phép thuật cho Tôn Ngộ Không là Bồ Đề Tổ Sư. Tuy nhiên, lai lịch của vị cao nhân này đối với nhiều người vẫn là một ẩn đố. Bài viết dưới đây sẽ phần nào giúp chúng ta đả khai được bí ẩn này.

Thuở nhỏ xem “Tây Du Ký“, ai cũng trầm trồ khen ngợi, ngưỡng mộ khả năng phép thuật của Tôn Ngộ Không. Thời gian trôi qua, lại suy nghĩ và tự hỏi: “Sư phụ truyền phép thuật cho Tôn Ngộ Không rốt cuộc có lai lịch như thế nào? Có thần thông lớn đến đâu? Quả thực là một điều bí ẩn?”.

Một tiểu thuyết thần thoại khác là “Phong Thần Diễn Nghĩa”, kỳ thực có liên quan rất lớn đến “Tây Du Ký”. Hai bộ truyện này đều được viết ra vào thời nhà Minh. Mặc dù nội dung nói về những thời đại khác nhau nhưng những nhân vật bên trong lại có sự liên quan chặt chẽ. Ví như Lý Tịnh, Na Tra, Mộc Tra, Dương Tiễn… đều có mặt ở trong cả hai bộ truyện này.

Văn Thù, Phổ Hiền, Quan Âm, ba vị Bồ Tát này đều là đệ tử của Nguyên Thủy Thiên Tôn trong“Phong Thần Diễn Nghĩa”. Nguyên Thủy Thiên Tôn được dân gian lưu truyền rằng chính là Bàn Cổ khai thiên tịch địa trong truyền thuyết cổ đại của Trung Hoa.

Như vậy có thể thấy rằng, một số thần tiên trước đó là đệ tử của những đại thần tiên của dân tộc Hoa Hạ. Sau này khi Phật Thích Ca Mâu Ni sáng lập ra Phật giáo, những thần tiên này “du học” và trở thành đệ tử của Phật Như Lai.

Vậy còn Tôn Ngộ Không thì sao? Đầu tiên là bái Bồ Đề Tổ Sư làm sư phụ, sau đó bái Đường Tăng làm sư phụ, sau lại tu thành chính quả, trở thành Đấu Chiến Thắng Phật, được quy về là đệ tử của Phật Như Lai. Như vậy, Tôn Ngộ Không đã tu hành trong vài môn pháp khác nhau.

Trong “Tây Du Ký”, Bồ Đề Tổ Sư đã từng nói với Tôn Ngộ Không như sau: “Ngươi từ bây giờ, định sinh bất lương, dù cho ngươi có hành hung, gây tai họa như thế nào, cũng không được nói là đệ tử của ta. Bằng không, ngươi chỉ cần nói nửa chữ thì ta cũng đã biết rồi, ta sẽ lột da tróc xương con khỉ nhà ngươi, phân thần hồn của người ra làm 9 khúc, cho người vạn kiếp không thể thoát thân được”.

Như chúng ta đã biết trong Tây Du Ký, ngoài Phật Tổ Như Lai ra, thì chẳng ai còn có thể có bản lĩnh nắm giữ sinh tử của Tôn Ngộ Không như thế này. Điều này cho thấy lai lịch của Bồ Đề Tổ Sư quả thực là không tầm thường, thần thông quảng đại, đã nhìn thấy trước được tương lai của Tôn Ngộ Không.

Bồ Đề Tổ Sư trong“Tây Du Ký” ẩn cư tại Tây Ngưu Hạ Châu, ở trong “Linh Đài Phương Thốn sơn, Tà Nguyệt Tam Tinh động”. “Linh Đài Phương Thốn sơn” gọi tắt bằng chữ đầu và chữ cuối là “Linh sơn”, “Tà Nguyệt Tam Tinh” chính là vật trên thiên thượng, ám chỉ “bầu trời”. Hợp nhất chúng lại chính là: “Thiên Thượng Linh Sơn”.

Mà như chúng ta biết, Phật Tổ Như Lai cũng cư ngụ tại Thiên Ngưu Hạ Châu, trong chùa Đại Lôi Âm ở “Thiên Trúc Linh Sơn”. Tên hai ngọn núi này là giống nhau, đây liệu có phải là sự trùng hợp?
Như vậy, Bồ Đề Tổ Sư và Phật Tổ Như Lai có thể liên quan đến nhau. Trong lần đầu tiên Tôn Ngộ Không nhìn thấy Bồ Đề Tổ Sư, tác giả Ngô Thừa Ân đã miêu tả như sau:

“Nhìn thấy Bồ Đề Tổ sư ngồi ngay ngắn nghiêm trang trên bệ, ở phía dưới, hai bên có 30 tiểu tiên đứng hầu. Quả nhiên là: ‘Kim tiên đại giác sạch ghê, Phương Tây diệu tướng Bồ Đề tổ Sư. Không sinh diệt, đức cao xa, Thần tròn khí vẹn rất từ bi. Chân như bản tính an vi. Tự nhiên không tịch, tùy nghi biến dời. Trang nghiêm thọ sánh đất trời, Pháp sư muôn kiếp sáng ngời là đây. (“Tây Du Ký” – Hồi thứ nhất).


Có thể thấy, Bồ Đề tổ sư cũng là một vị tôn giả Tây phương. Trong “Phong Thần Diễn Nghĩa” cũng có vị Chuẩn Đề đạo nhân, khi xuất hiện cũng được mô tả giống hệt như vậy. Điều này nói lên rằng Bồ Đề Tổ Sư và Chuẩn Đề đạo nhân chính là một. Vậy Chuẩn Đề đạo nhân là ai?

Trong “Phong Thần Diễn Nghĩa”, Chuẩn Đề đạo nhân có vị sư huynh tên là Tiếp Dẫn đạo nhân. Trong chương thứ 78 của “Phong Thần Diễn Nghĩa” có miêu tả về Tiếp Dẫn đạo nhân như sau: “Đại tiên đi chân trần táo lê hương, chân đạp tường mây càng dị thường; 12 đài sen diễn pháp bảo, bát đức bên cạnh ao hiện bạch quang. Thọ thông thiên địa ngôn phi sai, phúc tỷ hồng ba thuyết há cuồng; tu thành xá lợi minh thai tức, thanh nhàn cực lạc là Tây phương”.

Phật Tổ Như Lai khi xuất hiện trong “Tây Du Ký” cũng được miêu tả giống hệt đoạn văn trên. Còn có rất nhiều nhân tố khác nữa đều cho thấy rằng Tiếp Dẫn đạo nhân chính là Phật Tổ Như Lai, người kiến lập ra Phật giáo vào thời sau đó. Tây phương giáo ở đây chính là tiền thân của Phật giáo.

Đến bây giờ thì đáp án đã hé lộ, Chuẩn Đề đạo nhân là sư đệ của Tiếp Dẫn đạo nhân, Tiếp Dẫn đạo nhân cũng chính là Phật Như Lai đời sau này. Chuẩn Đề đạo nhân chính là Bồ Đề Tổ Sư, và Bồ Đề Tổ Sư chính là sư đệ của Phật Như Lai. Chẳng thế mà khi Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung thì chỉ có Như Lai là có thể trị được, vì nguyên lai Tôn Ngộ Không là đệ tử của sư đệ mình.

Tiếp Dẫn đạo nhân và Chuẩn Đề đạo nhân đã từng cùng nhau chấp chưởng, nắm giữ Tây phương giáo. Sau này Như Lai tu thành kim thân 6 trượng, kiến lập nên Phật giáo, thôn tính Tây phương giáo. Bồ Đề Tổ Sư từ đó cũng ẩn cư trên núi tên là “Linh Đài Phương Thốn”, sau này tự lập ra đạo quan (miếu đạo sĩ) tu thân dưỡng tính, ngoài những người dân ở trong núi thì không ai biết ông ở đâu.
Tào lao vớ vẩn.
Văn Thù Quán Âm Phổ Hiền là 3 bồ tát Phật giáo
Mà tự nhiên biến thành học trò Nguyên thủy thiên tôn bên Đạo giáo
 

khiconmtv

Xe buýt
Biển số
OF-201537
Ngày cấp bằng
11/7/13
Số km
955
Động cơ
329,043 Mã lực
Lai lịch bí ẩn của vị sư phụ dạy Tôn Ngộ Không 72 phép biến hoá

Xem “Tây Du Ký“, mọi người đều biết vị sư phụ đầu tiên truyền phép thuật cho Tôn Ngộ Không là Bồ Đề Tổ Sư. Tuy nhiên, lai lịch của vị cao nhân này đối với nhiều người vẫn là một ẩn đố. Bài viết dưới đây sẽ phần nào giúp chúng ta đả khai được bí ẩn này.

Thuở nhỏ xem “Tây Du Ký“, ai cũng trầm trồ khen ngợi, ngưỡng mộ khả năng phép thuật của Tôn Ngộ Không. Thời gian trôi qua, lại suy nghĩ và tự hỏi: “Sư phụ truyền phép thuật cho Tôn Ngộ Không rốt cuộc có lai lịch như thế nào? Có thần thông lớn đến đâu? Quả thực là một điều bí ẩn?”.

Một tiểu thuyết thần thoại khác là “Phong Thần Diễn Nghĩa”, kỳ thực có liên quan rất lớn đến “Tây Du Ký”. Hai bộ truyện này đều được viết ra vào thời nhà Minh. Mặc dù nội dung nói về những thời đại khác nhau nhưng những nhân vật bên trong lại có sự liên quan chặt chẽ. Ví như Lý Tịnh, Na Tra, Mộc Tra, Dương Tiễn… đều có mặt ở trong cả hai bộ truyện này.

Văn Thù, Phổ Hiền, Quan Âm, ba vị Bồ Tát này đều là đệ tử của Nguyên Thủy Thiên Tôn trong“Phong Thần Diễn Nghĩa”. Nguyên Thủy Thiên Tôn được dân gian lưu truyền rằng chính là Bàn Cổ khai thiên tịch địa trong truyền thuyết cổ đại của Trung Hoa.

Như vậy có thể thấy rằng, một số thần tiên trước đó là đệ tử của những đại thần tiên của dân tộc Hoa Hạ. Sau này khi Phật Thích Ca Mâu Ni sáng lập ra Phật giáo, những thần tiên này “du học” và trở thành đệ tử của Phật Như Lai.

Vậy còn Tôn Ngộ Không thì sao? Đầu tiên là bái Bồ Đề Tổ Sư làm sư phụ, sau đó bái Đường Tăng làm sư phụ, sau lại tu thành chính quả, trở thành Đấu Chiến Thắng Phật, được quy về là đệ tử của Phật Như Lai. Như vậy, Tôn Ngộ Không đã tu hành trong vài môn pháp khác nhau.

Trong “Tây Du Ký”, Bồ Đề Tổ Sư đã từng nói với Tôn Ngộ Không như sau: “Ngươi từ bây giờ, định sinh bất lương, dù cho ngươi có hành hung, gây tai họa như thế nào, cũng không được nói là đệ tử của ta. Bằng không, ngươi chỉ cần nói nửa chữ thì ta cũng đã biết rồi, ta sẽ lột da tróc xương con khỉ nhà ngươi, phân thần hồn của người ra làm 9 khúc, cho người vạn kiếp không thể thoát thân được”.

Như chúng ta đã biết trong Tây Du Ký, ngoài Phật Tổ Như Lai ra, thì chẳng ai còn có thể có bản lĩnh nắm giữ sinh tử của Tôn Ngộ Không như thế này. Điều này cho thấy lai lịch của Bồ Đề Tổ Sư quả thực là không tầm thường, thần thông quảng đại, đã nhìn thấy trước được tương lai của Tôn Ngộ Không.

Bồ Đề Tổ Sư trong“Tây Du Ký” ẩn cư tại Tây Ngưu Hạ Châu, ở trong “Linh Đài Phương Thốn sơn, Tà Nguyệt Tam Tinh động”. “Linh Đài Phương Thốn sơn” gọi tắt bằng chữ đầu và chữ cuối là “Linh sơn”, “Tà Nguyệt Tam Tinh” chính là vật trên thiên thượng, ám chỉ “bầu trời”. Hợp nhất chúng lại chính là: “Thiên Thượng Linh Sơn”.

Mà như chúng ta biết, Phật Tổ Như Lai cũng cư ngụ tại Thiên Ngưu Hạ Châu, trong chùa Đại Lôi Âm ở “Thiên Trúc Linh Sơn”. Tên hai ngọn núi này là giống nhau, đây liệu có phải là sự trùng hợp?
Như vậy, Bồ Đề Tổ Sư và Phật Tổ Như Lai có thể liên quan đến nhau. Trong lần đầu tiên Tôn Ngộ Không nhìn thấy Bồ Đề Tổ Sư, tác giả Ngô Thừa Ân đã miêu tả như sau:

“Nhìn thấy Bồ Đề Tổ sư ngồi ngay ngắn nghiêm trang trên bệ, ở phía dưới, hai bên có 30 tiểu tiên đứng hầu. Quả nhiên là: ‘Kim tiên đại giác sạch ghê, Phương Tây diệu tướng Bồ Đề tổ Sư. Không sinh diệt, đức cao xa, Thần tròn khí vẹn rất từ bi. Chân như bản tính an vi. Tự nhiên không tịch, tùy nghi biến dời. Trang nghiêm thọ sánh đất trời, Pháp sư muôn kiếp sáng ngời là đây. (“Tây Du Ký” – Hồi thứ nhất).


Có thể thấy, Bồ Đề tổ sư cũng là một vị tôn giả Tây phương. Trong “Phong Thần Diễn Nghĩa” cũng có vị Chuẩn Đề đạo nhân, khi xuất hiện cũng được mô tả giống hệt như vậy. Điều này nói lên rằng Bồ Đề Tổ Sư và Chuẩn Đề đạo nhân chính là một. Vậy Chuẩn Đề đạo nhân là ai?

Trong “Phong Thần Diễn Nghĩa”, Chuẩn Đề đạo nhân có vị sư huynh tên là Tiếp Dẫn đạo nhân. Trong chương thứ 78 của “Phong Thần Diễn Nghĩa” có miêu tả về Tiếp Dẫn đạo nhân như sau: “Đại tiên đi chân trần táo lê hương, chân đạp tường mây càng dị thường; 12 đài sen diễn pháp bảo, bát đức bên cạnh ao hiện bạch quang. Thọ thông thiên địa ngôn phi sai, phúc tỷ hồng ba thuyết há cuồng; tu thành xá lợi minh thai tức, thanh nhàn cực lạc là Tây phương”.

Phật Tổ Như Lai khi xuất hiện trong “Tây Du Ký” cũng được miêu tả giống hệt đoạn văn trên. Còn có rất nhiều nhân tố khác nữa đều cho thấy rằng Tiếp Dẫn đạo nhân chính là Phật Tổ Như Lai, người kiến lập ra Phật giáo vào thời sau đó. Tây phương giáo ở đây chính là tiền thân của Phật giáo.

Đến bây giờ thì đáp án đã hé lộ, Chuẩn Đề đạo nhân là sư đệ của Tiếp Dẫn đạo nhân, Tiếp Dẫn đạo nhân cũng chính là Phật Như Lai đời sau này. Chuẩn Đề đạo nhân chính là Bồ Đề Tổ Sư, và Bồ Đề Tổ Sư chính là sư đệ của Phật Như Lai. Chẳng thế mà khi Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung thì chỉ có Như Lai là có thể trị được, vì nguyên lai Tôn Ngộ Không là đệ tử của sư đệ mình.

Tiếp Dẫn đạo nhân và Chuẩn Đề đạo nhân đã từng cùng nhau chấp chưởng, nắm giữ Tây phương giáo. Sau này Như Lai tu thành kim thân 6 trượng, kiến lập nên Phật giáo, thôn tính Tây phương giáo. Bồ Đề Tổ Sư từ đó cũng ẩn cư trên núi tên là “Linh Đài Phương Thốn”, sau này tự lập ra đạo quan (miếu đạo sĩ) tu thân dưỡng tính, ngoài những người dân ở trong núi thì không ai biết ông ở đâu.
Nhảm nhí, đọc đi nhé
http://tve-4u.org/threads/tay-du-phong-than.30580/
 

hongins174

Xe buýt
Biển số
OF-453653
Ngày cấp bằng
16/9/16
Số km
868
Động cơ
469,584 Mã lực
Lai lịch bí ẩn của vị sư phụ dạy Tôn Ngộ Không 72 phép biến hoá

Xem “Tây Du Ký“, mọi người đều biết vị sư phụ đầu tiên truyền phép thuật cho Tôn Ngộ Không là Bồ Đề Tổ Sư. Tuy nhiên, lai lịch của vị cao nhân này đối với nhiều người vẫn là một ẩn đố. Bài viết dưới đây sẽ phần nào giúp chúng ta đả khai được bí ẩn này.

Thuở nhỏ xem “Tây Du Ký“, ai cũng trầm trồ khen ngợi, ngưỡng mộ khả năng phép thuật của Tôn Ngộ Không. Thời gian trôi qua, lại suy nghĩ và tự hỏi: “Sư phụ truyền phép thuật cho Tôn Ngộ Không rốt cuộc có lai lịch như thế nào? Có thần thông lớn đến đâu? Quả thực là một điều bí ẩn?”.

Một tiểu thuyết thần thoại khác là “Phong Thần Diễn Nghĩa”, kỳ thực có liên quan rất lớn đến “Tây Du Ký”. Hai bộ truyện này đều được viết ra vào thời nhà Minh. Mặc dù nội dung nói về những thời đại khác nhau nhưng những nhân vật bên trong lại có sự liên quan chặt chẽ. Ví như Lý Tịnh, Na Tra, Mộc Tra, Dương Tiễn… đều có mặt ở trong cả hai bộ truyện này.

Văn Thù, Phổ Hiền, Quan Âm, ba vị Bồ Tát này đều là đệ tử của Nguyên Thủy Thiên Tôn trong“Phong Thần Diễn Nghĩa”. Nguyên Thủy Thiên Tôn được dân gian lưu truyền rằng chính là Bàn Cổ khai thiên tịch địa trong truyền thuyết cổ đại của Trung Hoa.

Như vậy có thể thấy rằng, một số thần tiên trước đó là đệ tử của những đại thần tiên của dân tộc Hoa Hạ. Sau này khi Phật Thích Ca Mâu Ni sáng lập ra Phật giáo, những thần tiên này “du học” và trở thành đệ tử của Phật Như Lai.

Vậy còn Tôn Ngộ Không thì sao? Đầu tiên là bái Bồ Đề Tổ Sư làm sư phụ, sau đó bái Đường Tăng làm sư phụ, sau lại tu thành chính quả, trở thành Đấu Chiến Thắng Phật, được quy về là đệ tử của Phật Như Lai. Như vậy, Tôn Ngộ Không đã tu hành trong vài môn pháp khác nhau.

Trong “Tây Du Ký”, Bồ Đề Tổ Sư đã từng nói với Tôn Ngộ Không như sau: “Ngươi từ bây giờ, định sinh bất lương, dù cho ngươi có hành hung, gây tai họa như thế nào, cũng không được nói là đệ tử của ta. Bằng không, ngươi chỉ cần nói nửa chữ thì ta cũng đã biết rồi, ta sẽ lột da tróc xương con khỉ nhà ngươi, phân thần hồn của người ra làm 9 khúc, cho người vạn kiếp không thể thoát thân được”.

Như chúng ta đã biết trong Tây Du Ký, ngoài Phật Tổ Như Lai ra, thì chẳng ai còn có thể có bản lĩnh nắm giữ sinh tử của Tôn Ngộ Không như thế này. Điều này cho thấy lai lịch của Bồ Đề Tổ Sư quả thực là không tầm thường, thần thông quảng đại, đã nhìn thấy trước được tương lai của Tôn Ngộ Không.

Bồ Đề Tổ Sư trong“Tây Du Ký” ẩn cư tại Tây Ngưu Hạ Châu, ở trong “Linh Đài Phương Thốn sơn, Tà Nguyệt Tam Tinh động”. “Linh Đài Phương Thốn sơn” gọi tắt bằng chữ đầu và chữ cuối là “Linh sơn”, “Tà Nguyệt Tam Tinh” chính là vật trên thiên thượng, ám chỉ “bầu trời”. Hợp nhất chúng lại chính là: “Thiên Thượng Linh Sơn”.

Mà như chúng ta biết, Phật Tổ Như Lai cũng cư ngụ tại Thiên Ngưu Hạ Châu, trong chùa Đại Lôi Âm ở “Thiên Trúc Linh Sơn”. Tên hai ngọn núi này là giống nhau, đây liệu có phải là sự trùng hợp?
Như vậy, Bồ Đề Tổ Sư và Phật Tổ Như Lai có thể liên quan đến nhau. Trong lần đầu tiên Tôn Ngộ Không nhìn thấy Bồ Đề Tổ Sư, tác giả Ngô Thừa Ân đã miêu tả như sau:

“Nhìn thấy Bồ Đề Tổ sư ngồi ngay ngắn nghiêm trang trên bệ, ở phía dưới, hai bên có 30 tiểu tiên đứng hầu. Quả nhiên là: ‘Kim tiên đại giác sạch ghê, Phương Tây diệu tướng Bồ Đề tổ Sư. Không sinh diệt, đức cao xa, Thần tròn khí vẹn rất từ bi. Chân như bản tính an vi. Tự nhiên không tịch, tùy nghi biến dời. Trang nghiêm thọ sánh đất trời, Pháp sư muôn kiếp sáng ngời là đây. (“Tây Du Ký” – Hồi thứ nhất).


Có thể thấy, Bồ Đề tổ sư cũng là một vị tôn giả Tây phương. Trong “Phong Thần Diễn Nghĩa” cũng có vị Chuẩn Đề đạo nhân, khi xuất hiện cũng được mô tả giống hệt như vậy. Điều này nói lên rằng Bồ Đề Tổ Sư và Chuẩn Đề đạo nhân chính là một. Vậy Chuẩn Đề đạo nhân là ai?

Trong “Phong Thần Diễn Nghĩa”, Chuẩn Đề đạo nhân có vị sư huynh tên là Tiếp Dẫn đạo nhân. Trong chương thứ 78 của “Phong Thần Diễn Nghĩa” có miêu tả về Tiếp Dẫn đạo nhân như sau: “Đại tiên đi chân trần táo lê hương, chân đạp tường mây càng dị thường; 12 đài sen diễn pháp bảo, bát đức bên cạnh ao hiện bạch quang. Thọ thông thiên địa ngôn phi sai, phúc tỷ hồng ba thuyết há cuồng; tu thành xá lợi minh thai tức, thanh nhàn cực lạc là Tây phương”.

Phật Tổ Như Lai khi xuất hiện trong “Tây Du Ký” cũng được miêu tả giống hệt đoạn văn trên. Còn có rất nhiều nhân tố khác nữa đều cho thấy rằng Tiếp Dẫn đạo nhân chính là Phật Tổ Như Lai, người kiến lập ra Phật giáo vào thời sau đó. Tây phương giáo ở đây chính là tiền thân của Phật giáo.

Đến bây giờ thì đáp án đã hé lộ, Chuẩn Đề đạo nhân là sư đệ của Tiếp Dẫn đạo nhân, Tiếp Dẫn đạo nhân cũng chính là Phật Như Lai đời sau này. Chuẩn Đề đạo nhân chính là Bồ Đề Tổ Sư, và Bồ Đề Tổ Sư chính là sư đệ của Phật Như Lai. Chẳng thế mà khi Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung thì chỉ có Như Lai là có thể trị được, vì nguyên lai Tôn Ngộ Không là đệ tử của sư đệ mình.

Tiếp Dẫn đạo nhân và Chuẩn Đề đạo nhân đã từng cùng nhau chấp chưởng, nắm giữ Tây phương giáo. Sau này Như Lai tu thành kim thân 6 trượng, kiến lập nên Phật giáo, thôn tính Tây phương giáo. Bồ Đề Tổ Sư từ đó cũng ẩn cư trên núi tên là “Linh Đài Phương Thốn”, sau này tự lập ra đạo quan (miếu đạo sĩ) tu thân dưỡng tính, ngoài những người dân ở trong núi thì không ai biết ông ở đâu.
Nhảm nhí. Tiếp Dẫn đạo nhân là người lái thuyền không đáy đưa thầy trò Đường Tam Tạng qua sông. Nếu cụ nào đọc truyện sẽ biết
 

atlas09

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-527718
Ngày cấp bằng
20/8/17
Số km
2,835
Động cơ
191,650 Mã lực
Tuổi
40
Bọn đệ tử, thú cưỡi trên trời vốn đã trường sinh bất tử vậy chúng tìm mọi cách ăn thịt Đường tăng làm gì?
Tại sao các yêu quái dưới hạ giới con nào cũng mong tu luyện thành tiên lên trời vậy tụi thú cưỡi đệ tử kia vốn đã là tiên trên trời là ước mơ bao yêu quái vậy nó trốn xuống trần làm gì?
Đường Tăng là đệ tử Thích Ca. Chuyến thỉnh kinh này vâng lệnh Thích Ca đi lấy kinh có chư phật hộ mạng có toàn bộ tam giới Phật b Bồ Tát Ngọc Hoàng thần tiên tứ trực công tào lục đinh lục giáp theo bảo vệ vậy tụi thần tiên thú cưỡi hạ phàm kia lo đi trốn truy nã còn không hết đã biết Tam Tạng là nhân vật không thể đụng đến sao nó dám bắt?
Tại sao bắt Tam Tạng rồi tụi nó không ăn thịt mà trói đó ngồi đợi Ngộ Không kêu chủ đến bắt về?
 

ngày giữa đêm

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-156817
Ngày cấp bằng
14/9/12
Số km
8,359
Động cơ
414,416 Mã lực
Tây du ký của cụ Ân là tác phẩm bịa kinh đển, nhưng bịa đầy mâu thuẫn, chả logic tí nào :D . Ví dụ nho nhỏ là lão Tôn, đã luyện được phép trường sinh, lại chén bao nhiêu là biệt dược lẫn đào tiên sống trăm nghìn tuổi thì sợ gì sống chết, ấy vậy mà khi lâm trận vẫn phải dùng cây gậy để vừa đánh vừa đỡ ... =)) .
Em cho rằng cụ Ân viết Tây du là để gửi 1 thông điệp duy nhất cho nhân loại :D , đó là người có quyền thế tuyệt đối sẽ là người bày đặt ra và điều khiển cuộc chơi :P , các nhân vật dưới quyền dù tài giỏi đến đâu cũng chỉ là quân cờ của " nhân vật lớn " thôi, không có ngoại lệ. =)) =)) =))
Trong tây du kí Mỗ ưng nhất Kim Liên
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top