[Funland] Tại sao sân bay chỉ cho máy bay hạ cánh từ một phía

747

Xe tăng
Biển số
OF-35325
Ngày cấp bằng
15/5/09
Số km
1,396
Động cơ
487,513 Mã lực
Nơi ở
Ở trển
Con lạy cụ Hanoi beer, nói như cụ thì máy bay nó tai nạn hết rồi. ai lại xui phi công hạ cánh xuôi gió cho an toàn bao giờ không?!!!!!
trước khi xây dựng 1 sân bay, người ta đều phải khảo sát địa hình, phương hướng và quan trọng nhất là hướng gió địa phương ở đó rất kỹ. ví dụ nếu có ngọn núi phía tây thì chả ai dám xây đường cất hạ theo hướng đông tây cả, và gió ở khu vực đó mà hay thổi từ hướng bắc về thì đảm bảo đừong cất hạ cánh sẽ từ phía nam sang phía bắc ( ngược gió). lý do: nếu bị gió ngang coi như toi hoàn toàn, nếu bị gió đuôi thì cũng rất nguy hiểm. năm ngoái vna nhà mình chả bị 1 phát ở campuchia ( em ko nhớ rõ là lào hay camp) nguyên nhân là do gió đuôi.
Vì với các máy bay ngay này tốc độ (ground speed) được tính toán dựa trên máy tính. nếu có gió đuôi nhẹ thì ko sao, lớn 1 chút thì lệnh điều khiển từ máy tính tới động cơ chưa kịp có tác dụng thì máy bay đã bị gió đẩy xa hơn tính toán của máy tinh hàng chục mét. và ...bùm...
để xây dựng 1 đường băng cực kỳ tốn kém, và ko phải do hãng hàng không nào đứng ra có thể xây đc đâu ạ.
chính vì thế khi xây dựng nếu tìm đc hướng gió ưng ý rồi, họ mới triển khai các trang thiết bị mặt đất gọi nôm na là ILS (Instrumental landing system...em ko nhớ gió lém). hệ thống này gồm các loại đèn hiệu, máy phát sóng ( beacon), góc hạ cánh ( glide slope) và đường tầm ( localiser)...mấy cái máy phát sóng đó thường chỉ đặt ở 1 đầu đường băng mà thôi. chỗ nào giầu có và có lưu lượng giao thông lớn họ mới lắp đc cả 2 đầu. nội bài nhà mình chỉ có mỗi 1 bộ ở đầu phía tây phục vụ cho việc cất h ạ theo hướng 110 độ mà thôi.
 

mercurate

Xe tăng
Biển số
OF-6967
Ngày cấp bằng
11/7/07
Số km
1,658
Động cơ
557,690 Mã lực
Em nghĩ là sân bay thiết kế chỗ xuất phát có các thiết bị hỗ trợ xuất phát riêng . nên nếu nói như bác thì phải thiết kế cả 2 đầu tốn kém .
Cất cánh thì không cần cụ ah. Chỉ cần có lệnh clear for take off từ điều khiển không lưu, phi công tăng tốc, đạt 80knot, đạt V1 roài V2 là lên thoai k có hỗ trợ gì từ các thiết bị mặt đất hết.
 
Chỉnh sửa cuối:

mercurate

Xe tăng
Biển số
OF-6967
Ngày cấp bằng
11/7/07
Số km
1,658
Động cơ
557,690 Mã lực
Các cụ tham khảo clip này để thấy ảnh hưởng của crosswind đến quá trình máy bay tiếp cận đường băng, hạ cánh.
Đây là những vụ mà crosswind làm lệch hướng nghiêm trọng và phải hủy quyết định hạ cánh, bay lên và tìm cách đáp lại hoặc đổi hướng đến sân bay lân cận. Nhiều vụ không nghiêm trọng thì phi công vẫn căn chỉnh được và hạ cánh an toàn.
[video=youtube;4RdxU-0W-RE]http://www.youtube.com/watch?v=4RdxU-0W-RE[/video]
 
Chỉnh sửa cuối:

4banhxequay

Xe điện
Biển số
OF-66588
Ngày cấp bằng
18/6/10
Số km
3,863
Động cơ
471,277 Mã lực
Haizzz trong hàng không nói thuận gió tức là gió ngược với chúng ta đó các cụ. Các cụ thả diều thì rõ, phải thuận gió, tức ngược chiều gió thổi thì diều mới lên chứ
 

chevy

Xe buýt
Biển số
OF-285
Ngày cấp bằng
12/6/06
Số km
566
Động cơ
586,050 Mã lực
Nơi ở
ở VVGL, làm VVNB, chơi VVOF, VNFS
Website
www.facebook.com
Cất/hạ cánh là phải ngược mới nhanh "bốc đầu" cụ hanoibeer nhé
nên vì thế sân bay thường sử dụng 1 đầu, và các cụ thử tưởng tượng cái vòng xuyến có 1 đầu vào (theo 1 chiều) thì các phương tiện cứ xếp hàng lần lượt thằng nào trước xuống trước. Chứ cho 2 đầu thì em e là phải cực pro mới được nhé.

Các cụ chơi flight control gì trên ipad, iphone để ý nếu vẽ 1 vòng tròn lần lượt sẽ được rất lâu, còn nếu cứ mạnh thằng nào cho thằng đấy xuống thì chả mấy mà loạn và đâm nhau.. hihi
 

Aladin8008

Xe tải
Biển số
OF-19365
Ngày cấp bằng
1/8/08
Số km
216
Động cơ
504,740 Mã lực
Tuổi
39
Nơi ở
Hà Nội
Website
mercedes-mienbac.vn
Phải nói là bạn của cụ rất chi là liều nhỉ...!
chỉ khi lực nâng do cánh máy bay sinh ra lớn hơn trọng lượng của máy bay thì máy bay mới có thể rời khỏi mặt đất. Mà sức nâng lớn hay nhỏ lại có quan hệ với tốc độ dòng không khí thổi qua bề mặt cánh máy bay: Tốc độ càng lớn sức nâng càng lớn.
cái này thì ngược chiều gió thì mới có sức nâng lớn chứ cụ hanoibeer nhỉ :-bd
 

xebokeooto

Xe tăng
Biển số
OF-34610
Ngày cấp bằng
4/5/09
Số km
1,978
Động cơ
493,593 Mã lực
Phải nói là bạn của cụ rất chi là liều nhỉ...!

Tại sao máy bay cần lên và xuống theo chiều gió

Hành khách ngồi trên máy bay đều biết rằng khi máy bay chuẩn bị cất cánh thường chạy sang phải sang trái, sau đó mới đến một đường băng chính rộng lớn, thuận theo chiều gió rồi mới cất cánh bay lên không trung. Thực ra, khi máy bay hạ cánh giống như khi cất cánh cũng hạ cánh theo chiều gió. Điều này là tại sao? Thì ra có hai nguyên nhân chủ yếu làm máy bay phải cất và hạ cánh theo chiều gió: Một là có thể rút ngắn khoảng cách chạy trên đường băng thì máy bay cất cánh và hạ cánh, thứ hai là tương đối an toàn
Khi máy bay cất cánh, chỉ khi lực nâng do cánh máy bay sinh ra lớn hơn trọng lượng của máy bay thì máy bay mới có thể rời khỏi mặt đất. Mà sức nâng lớn hay nhỏ lại có quan hệ với tốc độ dòng không khí thổi qua bề mặt cánh máy bay: Tốc độ càng lớn sức nâng càng lớn. Nếu không có gió, tốc độ của dòng không khí thổi qua bề mặt cánh máy bay bằng tốc độ của máy bay chạy trên đường băng; Nếuthuận theo chiều gió thổi tới thì tốc độ của dòng không khí thổi qua bề mặt cánh máy bay bằng tốc độ chạy trên đường băng của máy bay cộng thêm tốc độ gió. Do vậy, trong tình hình thuận chiều gió, lực nâng của máy bay tương đối lớn; Trong điều kiện tốc độ máy bay bằng nhau, khoảng cách chạy trên đường băng của nó có thể rút ngắn một ít so với khi không có gió.
Khi hạ cánh, chúng ta hy vọng tốc độ hiện có của máy bay nhanh chóng giảm xuống. Hạ cánh thuận chiều gió thì có thể lợi dụng sức cản của gió để giảm tốc độ máy bay, để khoảng cách máy bay trượt trên đường băng được giảm đi một chút.
Máy bay cất cánh và hạ cánh thuận chiều gió còn có thể nâng cao tính an toàn. Do tốc độ khi cất cánh và khi hạ cánh của máy bay tương đối chậm, tính ổn định đều tương đối kém, nếu lúc này gặp phải một trận gió mạnh thổi ngang thì có thể làm máy bay bị nghiêng đổ, gây ra tai nạn. Mà bay theo chiều gió vừa không dễ bị ảnh hưởng của gió ngang, lại còn có thể làm máy bay giữ được sức nâng nhất định, do vậy máy bay được tương đối an toàn.
Chính do những lý do nêu trên, hướng của đường băng sân bay không phải được xây dựng tuỳ ý, nó được chọn căn cứ vào hướng gió ở nơi đó. Nhưng hướng gió của một nơi thường thay đổi theo bốn mùa trong năm, do vậy hướng của đường băng sân bay được chọn theo hướng có thời gian gió thổi dài nhất trong năm, hướng gió này được gọi là hướng gió chủ đạo.
Trước đây, tốc độ máy bay tương đối chậm, tính ổn định cũng không tốt, cho nên việc “lên xuống theo chiều gió” là một yêu cầu tương đối cao. Có sân bay trong một năm hướng gió biến đổi tương đối nhiều, nên phải xây dựng nhiều đường băng có các hướng khác nhau, hoặc xây dựng nhiều đường băng bức xạ giao nhau, để tiện thích ứng với hướng gió khác nhau trong mỗi mùa. Nhược điểm của cách làm này là chiếm quá nhiều đất, kinh phí xây dựng sân bay lớn. Mấy năm gần đây, do việc nâng cao tính năng ổn định và gia tăng tốc độ của máy bay, ảnh hưởng của hướng gió đối việc máy bay lên xuống đã không còn lớn như những năm trước. Do vậy sân bay hiện đại thường chỉ cần xây dựng một hoặc mấy đường băng song song theo hướng gió chủ đạo là đủ.

Bài viết này dùng từ "thuận theo chiều gió" thì ta phải hiểu là "ngược chiều gió".
Chỉ có cách dùng từ khác nhau thôi chứ nguyên tắc là vẫn phải ngược chiều gió mới có lợi.
 

tuctuc2010

Xe điện
Biển số
OF-60773
Ngày cấp bằng
3/4/10
Số km
3,606
Động cơ
474,639 Mã lực
Nơi ở
Trên từng cây số
Phải nói là bạn của cụ rất chi là liều nhỉ...!

Tại sao máy bay cần lên và xuống theo chiều gió

Hành khách ngồi trên máy bay đều biết rằng khi máy bay chuẩn bị cất cánh thường chạy sang phải sang trái, sau đó mới đến một đường băng chính rộng lớn, thuận theo chiều gió rồi mới cất cánh bay lên không trung. Thực ra, khi máy bay hạ cánh giống như khi cất cánh cũng hạ cánh theo chiều gió. Điều này là tại sao? Thì ra có hai nguyên nhân chủ yếu làm máy bay phải cất và hạ cánh theo chiều gió: Một là có thể rút ngắn khoảng cách chạy trên đường băng thì máy bay cất cánh và hạ cánh, thứ hai là tương đối an toàn
Khi máy bay cất cánh, chỉ khi lực nâng do cánh máy bay sinh ra lớn hơn trọng lượng của máy bay thì máy bay mới có thể rời khỏi mặt đất. Mà sức nâng lớn hay nhỏ lại có quan hệ với tốc độ dòng không khí thổi qua bề mặt cánh máy bay: Tốc độ càng lớn sức nâng càng lớn. Nếu không có gió, tốc độ của dòng không khí thổi qua bề mặt cánh máy bay bằng tốc độ của máy bay chạy trên đường băng; Nếu thuận theo chiều gió thổi tới thì tốc độ của dòng không khí thổi qua bề mặt cánh máy bay bằng tốc độ chạy trên đường băng của máy bay cộng thêm tốc độ gió. Do vậy, trong tình hình thuận chiều gió, lực nâng của máy bay tương đối lớn; Trong điều kiện tốc độ máy bay bằng nhau, khoảng cách chạy trên đường băng của nó có thể rút ngắn một ít so với khi không có gió.
Khi hạ cánh, chúng ta hy vọng tốc độ hiện có của máy bay nhanh chóng giảm xuống. Hạ cánh thuận chiều gió thì có thể lợi dụng sức cản của gió để giảm tốc độ máy bay, để khoảng cách máy bay trượt trên đường băng được giảm đi một chút.
Máy bay cất cánh và hạ cánh thuận chiều gió còn có thể nâng cao tính an toàn. Do tốc độ khi cất cánh và khi hạ cánh của máy bay tương đối chậm, tính ổn định đều tương đối kém, nếu lúc này gặp phải một trận gió mạnh thổi ngang thì có thể làm máy bay bị nghiêng đổ, gây ra tai nạn. Mà bay theo chiều gió vừa không dễ bị ảnh hưởng của gió ngang, lại còn có thể làm máy bay giữ được sức nâng nhất định, do vậy máy bay được tương đối an toàn.
Chính do những lý do nêu trên, hướng của đường băng sân bay không phải được xây dựng tuỳ ý, nó được chọn căn cứ vào hướng gió ở nơi đó. Nhưng hướng gió của một nơi thường thay đổi theo bốn mùa trong năm, do vậy hướng của đường băng sân bay được chọn theo hướng có thời gian gió thổi dài nhất trong năm, hướng gió này được gọi là hướng gió chủ đạo.
Trước đây, tốc độ máy bay tương đối chậm, tính ổn định cũng không tốt, cho nên việc “lên xuống theo chiều gió” là một yêu cầu tương đối cao. Có sân bay trong một năm hướng gió biến đổi tương đối nhiều, nên phải xây dựng nhiều đường băng có các hướng khác nhau, hoặc xây dựng nhiều đường băng bức xạ giao nhau, để tiện thích ứng với hướng gió khác nhau trong mỗi mùa. Nhược điểm của cách làm này là chiếm quá nhiều đất, kinh phí xây dựng sân bay lớn. Mấy năm gần đây, do việc nâng cao tính năng ổn định và gia tăng tốc độ của máy bay, ảnh hưởng của hướng gió đối việc máy bay lên xuống đã không còn lớn như những năm trước. Do vậy sân bay hiện đại thường chỉ cần xây dựng một hoặc mấy đường băng song song theo hướng gió chủ đạo là đủ.
Cái đo đỏ thì cụ đúng nhưng cái xanh xanh thì cụ sai vì gió cùng chiều thì tốc độ gió so với cánh máy bay giảm hơn khi chạy ngược chiều ạ.
 

sonle77

Xe buýt
Biển số
OF-130249
Ngày cấp bằng
10/2/12
Số km
612
Động cơ
378,739 Mã lực
Hỏi vớ vẩn sân bay nào chả hạ cánh một hướng.
 

tuctuc2010

Xe điện
Biển số
OF-60773
Ngày cấp bằng
3/4/10
Số km
3,606
Động cơ
474,639 Mã lực
Nơi ở
Trên từng cây số
Các cụ tham khảo clip này để thấy ảnh hưởng của crosswind đến quá trình máy bay tiếp cận đường băng, hạ cánh.
Đây là những vụ mà crosswind làm lệch hướng nghiêm trọng và phải hủy quyết định hạ cánh, bay lên và tìm cách đáp lại hoặc đổi hướng đến sân bay lân cận. Nhiều vụ không nghiêm trọng thì phi công vẫn căn chỉnh được và hạ cánh an toàn.
[video=youtube;4RdxU-0W-RE]http://www.youtube.com/watch?v=4RdxU-0W-RE[/video]
Nhìn mấy quả máy bay hạ cánh lệch so với đường băng phải 45 độ mới khiếp chứ nhể, chắc hành khách vái lái hết :D
 

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
15,910
Động cơ
605,960 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
Nhìn mấy quả máy bay hạ cánh lệch so với đường băng phải 45 độ mới khiếp chứ nhể, chắc hành khách vái lái hết :D
Biết gì đâu mà sợ. Thậm chí là cháy thành than rồi vẫn chưa biết.:-bd
 

Vịtxanh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-11416
Ngày cấp bằng
4/11/07
Số km
22,523
Động cơ
752,102 Mã lực
cất cánh và hạ cánh còn phải lựa xuôi theo chiều gió cho an toàn cụ ạ....và đôi khi nó còn phải chờ lệnh sắp xếp hạ cánh từ phía không lưu...cái này em chứng kiến mấy vụ ra đến Nội Bài nhưng phải lòng vòng hơn 15p mới quay lại hạ cánh....
Cụ đừng lo nó tốn xăng , vì lúc hạ cánh nó đã giảm công suất của động cơ tối đa rồi ......
Hố hố :))
Giỏi vật lý nhất quả đất.
Xuôi chiều gió = Giảm lực nâng.
Rơi bịch xuống đất lúc nào không bít.
Kết cục: 1 đám cháy to +/- CUỐC TANG
 

vaa_1987

Đi bộ
Biển số
OF-117659
Ngày cấp bằng
21/10/11
Số km
6
Động cơ
384,960 Mã lực
MB cất hạ cành ngc chiều gió vì có lợi cho công suất đc bạn ah.Còn mb nạp full dầu mà quay lại hc sân bay đã cất cánh thì càng mb sẽ ko chịu đc tải do đó phải xả bơt dầu,ai có bạn làm ATC ở TSN thì biết thỉnh thoảng vẫn có MB bay về phía VT xả dầu rồi quay về HC.Khi mb cất cánh đi sẽ đc nạp full dầu phòng trg hợp phải bay chờ do thời tiết or 1 vài lí do nào đó
 

Deming

Xe buýt
Biển số
OF-105894
Ngày cấp bằng
15/7/11
Số km
938
Động cơ
403,623 Mã lực
Nơi ở
nhà vợ
Cái vụ này cũng giống như đi thuyền và dừng thuyền thôi mà, ngược dòng mới kiểm soát tốt tình hình được các cụ ạ!
 

mercurate

Xe tăng
Biển số
OF-6967
Ngày cấp bằng
11/7/07
Số km
1,658
Động cơ
557,690 Mã lực
MB cất hạ cành ngc chiều gió vì có lợi cho công suất đc bạn ah.Còn mb nạp full dầu mà quay lại hc sân bay đã cất cánh thì càng mb sẽ ko chịu đc tải do đó phải xả bơt dầu,ai có bạn làm ATC ở TSN thì biết thỉnh thoảng vẫn có MB bay về phía VT xả dầu rồi quay về HC.Khi mb cất cánh đi sẽ đc nạp full dầu phòng trg hợp phải bay chờ do thời tiết or 1 vài lí do nào đó
Cụ chuẩn ự. Khi hạ cánh (nhất là những trường hợp hạ cánh khẩn cấp khi chưa bay hết hành trình đã định) khi này lượng dầu còn khá nhiều, vượt quá tải trọng hạ cánh và máy bay sẽ phải xả dầu trước khi hạ cánh.
Các cụ xem cái clip fuel dump này sẽ thấy nó bơm ra như thế nào, kể cũng lãng phí phết.
[video=youtube;yIo0RR4PjgY]http://www.youtube.com/watch?v=yIo0RR4PjgY[/video]
 

mercurate

Xe tăng
Biển số
OF-6967
Ngày cấp bằng
11/7/07
Số km
1,658
Động cơ
557,690 Mã lực
Hỏi vớ vẩn sân bay nào chả hạ cánh một hướng.
Nói sân bay nào cũng hạ cánh một hướng là sai cụ ah. Nhiều sân bay còn thiết kết để tiếp cận từ 4 hướng ấy chứ.
Phải chăng ý của cụ là đường băng nào cũng chỉ được hạ cánh theo một chiều?
 

fishbed4

Xe tăng
Biển số
OF-58364
Ngày cấp bằng
5/3/10
Số km
1,584
Động cơ
458,076 Mã lực
Nơi ở
HN
Cụ chuẩn ự. Khi hạ cánh (nhất là những trường hợp hạ cánh khẩn cấp khi chưa bay hết hành trình đã định) khi này lượng dầu còn khá nhiều, vượt quá tải trọng hạ cánh và máy bay sẽ phải xả dầu trước khi hạ cánh.
Các cụ xem cái clip fuel dump này sẽ thấy nó bơm ra như thế nào, kể cũng lãng phí phết.
[video=youtube;yIo0RR4PjgY]http://www.youtube.com/watch?v=yIo0RR4PjgY[/video]
MB cất hạ cành ngc chiều gió vì có lợi cho công suất đc bạn ah.Còn mb nạp full dầu mà quay lại hc sân bay đã cất cánh thì càng mb sẽ ko chịu đc tải do đó phải xả bơt dầu,ai có bạn làm ATC ở TSN thì biết thỉnh thoảng vẫn có MB bay về phía VT xả dầu rồi quay về HC.Khi mb cất cánh đi sẽ đc nạp full dầu phòng trg hợp phải bay chờ do thời tiết or 1 vài lí do nào đó
Em hỏi 2 cụ nhé..loại tàu bay như A321 và B737 xả dầu như nào nhỉ???
 

mercurate

Xe tăng
Biển số
OF-6967
Ngày cấp bằng
11/7/07
Số km
1,658
Động cơ
557,690 Mã lực
Em hỏi 2 cụ nhé..loại tàu bay như A321 và B737 xả dầu như nào nhỉ???
Mấy con đó là dòng bay tầm ngắn, trung, nhỏ con và nhẹ nhàng nên lượng xăng dầu bơm vào không phải là nhiều so với khả năng chịu tải của thân máy và động cơ nên xăng dầu thừa không là vấn đề (-> k có hệ thống bơm). Mấy con lớn bay liên lục địa như DC-10, 747, A34, A38, L1011 thì trọng lượng khi cất cánh có thể vượt quá 105% trọng lượng tối đa khi hạ cánh và nếu có sự cố sẽ phải bơm bỏ dầu trước khi hạn cánh.
 

trungnghesy

Xe đạp
Biển số
OF-85607
Ngày cấp bằng
17/2/11
Số km
26
Động cơ
409,760 Mã lực
Nơi ở
Thành phố Hải Dương
Các bác nào nói máy bay cất, hạ cánh thường ngược chiều gió là hợp lý hơn bởi vì lực nâng để máy bay bay lên tỉ lệ thuận với vận tốc không khí tương đối ngược lại với chiều tiến của máy bay và hạ cánh cũng như vậy, chiều gió sẽ làm giảm nhanh vận tốc máy bay( lúc này động cơ đã giảm hết lực đẩy) và cánh phụ sẽ mở ra rộng nhất để làm cản vận tốc và ép máy bay xuống đường băng. Theo em hiểu thì khi người ta thiết kế đường băng người ta sẽ tính đến địa hình, khí hậu, hướng gió vvv. nhưng chắc chắn là phương đường băng thường trùng với phương của hướng gió chính, nếu gió mạnh thổi ngang máy bay nhiều thì rất nguy hiểm sẽ làm máy bay tròng trành đi ko đúng đường băng, và điều nữa là hướng cất vạ hạ cánh là ngược hướng gió chính, tại sao sân bay Nội bài, cát bi hướng từ tây bắc xuống đông nam( bác nào đi nội bài thì chỉ có chiều từ Vĩnh phúc về, cát bi thì đi ra biển) bởi vì hướng gió chính là đông nam thổi lên. Sân bay trong miền nam cũng vậy, từ sân bay TSN, Cà mau, Rạch giá, Cần thơ thì hướng cất và hạ từ đông bắc về tây nam, không tin các bác xem google xem bởi vì trong miền tây thì chủ yếu là gió tây nam thổi lên. Tháng nào em cũng bay vào trong ấy nên em suy nghĩ như vậy.
Thứ 2, tại sao máy bay lại cất, hạ cùng 1 chiều thì trong 1 phạm vi hàng không là trong 1 sân bay thì rất nhỏ so với hành lang an toàn bay nên may bay phải bay cùng chiều, điều này cũng dễ hiểu thôi trừ những trường họp đặc biệt hoặc sân bay nhỏ, cực ít máy bay, quân sự.. VD khi các bác otofun nhà chúng ta đáp mb từ TSN đi NB thì các bác thấy là sau khi cất cánh lên 1 tầm cao nhất định thì mb sẽ cua 180 ngược hẳn với chiều cất để bay lên phía bắc và các bác sẽ thấy những mb sáp hạ cánh hướng ngược chiều lại và lúc ấy khoảng cách cũng vài km rồi (nếu cất, hạ ngược chiều thì cách có vài trăm m thì chết), hơn nữa song song thiết bị cảnh báo sớm va chạm TCAS của Mỹ mà bắt buộc áp dụng với hầu hết may bay thương mại sẽ hoạt động và tự tránh nhau khi sáp có va chạm trên không. nên các bác cứ yên tâm là không có va chạm gì hết, sân bay của chúng ta chưa ăn thua so với các nước khác, mật độ bay của họ gấp máy chục lần mà họ có việc gì đâu.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top