[Funland] Tại sao sân bay chỉ cho máy bay hạ cánh từ một phía

Linhdb

Xe máy
Biển số
OF-14245
Ngày cấp bằng
24/3/08
Số km
99
Động cơ
516,400 Mã lực
Cháu có điều này théc méc, dù không có liên quan gì tới Thủy Lục Không Quân nhưng nhờ các pác giải thích giúp tý

Số là cháu hay đi tàu bay tuyến HN-ĐN-HN và thỉnh thoảng đi TPHCM-ĐN-TPHCM, trung bình mỗi tháng cũng có 1~2 chuyến đi và về.

Khi đi từ HN vào ĐN, tại sao khi bay qua dãy núi Hải Vân, máy bay không hạ cánh luôn từ phía đó xuống (hạ qua Vịnh Đà Nẵng, đường Nguyễn Tất Thành) mà phải bay vòng xuống Hội An, từ trên cao nhìn xuống thấy cầu Câu Lâu (Vĩnh Điện) bay dọc QL1A và hạ cánh từ phía Nam xuống. Cháu thấy thời gian từ khi nhìn thấy ĐN đến khi hạ cánh xong cũng mất thời gian từ 10~15 phút. Quảng đường bay thêm chắc cũng phải khoảng từ 70~100km.

Trong 1 năm nay cháu đi khoảng 30 chuyến HN-ĐN nhưng chỉ có một lần hạ cánh từ phía vịnh Đà Nẵng, số chuyến còn lại là bay về Hội An và vòng lại

Năm ngoái và năm kia cháu có đọc bài báo về đường bay vàng của bác phi công Mai Trọng Tuấn nào đó, nói rằng nếu theo phương án của bác ý thì tiết kiệm được có 7 phút bọ mà cãi nhau mãi là ok hay không ok để đến nỗi thủ tướng phải có ý kiến.

Nếu từ HN vào ĐN mà hạ cánh được như théc méc của cháu thì có phải tiết kiệm được 70~100km bay lòng vòng trên trời không?

Vào mùa hè này, mùa du lịch, HN - ĐN hàng ngày có 10 chuyến bay của VNA. nếu tất cả đều hạ cánh qua Vịnh Đà Nẵng thì có phải là tiết kiệm được 700~1000km không nhỉ? tức là không tăng chi phí mà có thêm thời gian, nhiên liệu để bố trí thêm đủ một chuyến bay.

Từ TP HCM ra ĐN thì cháu không có ý kiến vì theo cháu thấy hạ cánh và cất cánh đúng hướng rồi.

Pác nào rành giải thích cho cháu hiểu thêm với

Cảm ơn
 

gentviet

Xe buýt
Biển số
OF-60836
Ngày cấp bằng
3/4/10
Số km
707
Động cơ
447,455 Mã lực
Nơi ở
hà lội
Nhà cháu nghĩ là do các yếu tố đường bay và sân bay. Nôm na là (1) đường phải đủ rộng rãi đễ ko bị va quệt (ngay cả trong tình huống khẩn cấp, mưa to gió lớn) - vậy nên phải bay vòng vèo một tí để tránh ngọn núi trên đường bay chẳng hạn, (2) mặc dù bay trên trời thì nó cũng phải được phần làn và chắc chắn là đường 1 chiều rồi, do vậy phải phân rõ đường lên và xuống, rồi khi có nhiều máy bay cùng muốn hạ/cất cánh nữa.Oto còn quy định khoảng cách an toàn giữa các xe thì máy bay còn phải đảm bảo hơn nhiều phải ko ah.
 

Xeđịahình

Xe container
Biển số
OF-2426
Ngày cấp bằng
18/11/06
Số km
5,846
Động cơ
622,087 Mã lực
Website
fr.pg.photos.yahoo.com
hi ngày trước em có anh bạn ở bộ phận quản lý bay, cụ này bẩu là máy bay cất cánh/hạn cạnh đều phải ngược chiều gió. Vậy chắc là vấn đề mà cụ hỏi đấy. Còn tại sao lại vòng xa thế thì em chịu ạ hịhị
 

moonxjnh

Xe tải
Biển số
OF-122721
Ngày cấp bằng
1/12/11
Số km
246
Động cơ
382,760 Mã lực
E nghĩ tất cả vấn đề này đều liên quan tới 1 mục đích chính và duy nhất là An toàn bay thôi,
 

hanoi beer

Xe điện
Biển số
OF-34364
Ngày cấp bằng
30/4/09
Số km
2,872
Động cơ
497,504 Mã lực
Nơi ở
Cạnh nhà máy bia
Nó cất cánh và hạ cánh còn phải lựa xuôi theo chiều gió cho an toàn cụ ạ....và đôi khi nó còn phải chờ lệnh sắp xếp hạ cánh từ phía không lưu...cái này em chứng kiến mấy vụ ra đến Nội Bài nhưng phải lòng vòng hơn 15p mới quay lại hạ cánh....
Cụ đừng lo nó tốn xăng , vì lúc hạ cánh nó đã giảm công suất của động cơ tối đa rồi ......
 

hanoi beer

Xe điện
Biển số
OF-34364
Ngày cấp bằng
30/4/09
Số km
2,872
Động cơ
497,504 Mã lực
Nơi ở
Cạnh nhà máy bia
hi ngày trước em có anh bạn ở bộ phận quản lý bay, cụ này bẩu là máy bay cất cánh/hạn cạnh đều phải ngược chiều gió. Vậy chắc là vấn đề mà cụ hỏi đấy. Còn tại sao lại vòng xa thế thì em chịu ạ hịhị
Phải nói là bạn của cụ rất chi là liều nhỉ...!

Tại sao máy bay cần lên và xuống theo chiều gió

Hành khách ngồi trên máy bay đều biết rằng khi máy bay chuẩn bị cất cánh thường chạy sang phải sang trái, sau đó mới đến một đường băng chính rộng lớn, thuận theo chiều gió rồi mới cất cánh bay lên không trung. Thực ra, khi máy bay hạ cánh giống như khi cất cánh cũng hạ cánh theo chiều gió. Điều này là tại sao? Thì ra có hai nguyên nhân chủ yếu làm máy bay phải cất và hạ cánh theo chiều gió: Một là có thể rút ngắn khoảng cách chạy trên đường băng thì máy bay cất cánh và hạ cánh, thứ hai là tương đối an toàn
Khi máy bay cất cánh, chỉ khi lực nâng do cánh máy bay sinh ra lớn hơn trọng lượng của máy bay thì máy bay mới có thể rời khỏi mặt đất. Mà sức nâng lớn hay nhỏ lại có quan hệ với tốc độ dòng không khí thổi qua bề mặt cánh máy bay: Tốc độ càng lớn sức nâng càng lớn. Nếu không có gió, tốc độ của dòng không khí thổi qua bề mặt cánh máy bay bằng tốc độ của máy bay chạy trên đường băng; Nếu thuận theo chiều gió thổi tới thì tốc độ của dòng không khí thổi qua bề mặt cánh máy bay bằng tốc độ chạy trên đường băng của máy bay cộng thêm tốc độ gió. Do vậy, trong tình hình thuận chiều gió, lực nâng của máy bay tương đối lớn; Trong điều kiện tốc độ máy bay bằng nhau, khoảng cách chạy trên đường băng của nó có thể rút ngắn một ít so với khi không có gió.
Khi hạ cánh, chúng ta hy vọng tốc độ hiện có của máy bay nhanh chóng giảm xuống. Hạ cánh thuận chiều gió thì có thể lợi dụng sức cản của gió để giảm tốc độ máy bay, để khoảng cách máy bay trượt trên đường băng được giảm đi một chút.
Máy bay cất cánh và hạ cánh thuận chiều gió còn có thể nâng cao tính an toàn. Do tốc độ khi cất cánh và khi hạ cánh của máy bay tương đối chậm, tính ổn định đều tương đối kém, nếu lúc này gặp phải một trận gió mạnh thổi ngang thì có thể làm máy bay bị nghiêng đổ, gây ra tai nạn. Mà bay theo chiều gió vừa không dễ bị ảnh hưởng của gió ngang, lại còn có thể làm máy bay giữ được sức nâng nhất định, do vậy máy bay được tương đối an toàn.
Chính do những lý do nêu trên, hướng của đường băng sân bay không phải được xây dựng tuỳ ý, nó được chọn căn cứ vào hướng gió ở nơi đó. Nhưng hướng gió của một nơi thường thay đổi theo bốn mùa trong năm, do vậy hướng của đường băng sân bay được chọn theo hướng có thời gian gió thổi dài nhất trong năm, hướng gió này được gọi là hướng gió chủ đạo.
Trước đây, tốc độ máy bay tương đối chậm, tính ổn định cũng không tốt, cho nên việc “lên xuống theo chiều gió” là một yêu cầu tương đối cao. Có sân bay trong một năm hướng gió biến đổi tương đối nhiều, nên phải xây dựng nhiều đường băng có các hướng khác nhau, hoặc xây dựng nhiều đường băng bức xạ giao nhau, để tiện thích ứng với hướng gió khác nhau trong mỗi mùa. Nhược điểm của cách làm này là chiếm quá nhiều đất, kinh phí xây dựng sân bay lớn. Mấy năm gần đây, do việc nâng cao tính năng ổn định và gia tăng tốc độ của máy bay, ảnh hưởng của hướng gió đối việc máy bay lên xuống đã không còn lớn như những năm trước. Do vậy sân bay hiện đại thường chỉ cần xây dựng một hoặc mấy đường băng song song theo hướng gió chủ đạo là đủ.
 

Chã Nhỏ

Xe điện
Biển số
OF-115758
Ngày cấp bằng
6/10/11
Số km
4,354
Động cơ
425,516 Mã lực
Nơi ở
Lương Sơn, Hoà Bình
và cháu biết là ng ta luôn bơm xăng thừa cho máy bay dân dụng phòng tránh trường hợp thời tiết xấu phải đáp sân khác . tỷ như có chuyến SGN-HAN vừa rồi phải bay lên tận TQ hạ cánh đấy
 

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
19,906
Động cơ
605,508 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
Phải nói là bạn của cụ rất chi là liều nhỉ...!

Tại sao máy bay cần lên và xuống theo chiều gió

Hành khách ngồi trên máy bay đều biết rằng khi máy bay chuẩn bị cất cánh thường chạy sang phải sang trái, sau đó mới đến một đường băng chính rộng lớn, thuận theo chiều gió rồi mới cất cánh bay lên không trung. Thực ra, khi máy bay hạ cánh giống như khi cất cánh cũng hạ cánh theo chiều gió. Điều này là tại sao? Thì ra có hai nguyên nhân chủ yếu làm máy bay phải cất và hạ cánh theo chiều gió: Một là có thể rút ngắn khoảng cách chạy trên đường băng thì máy bay cất cánh và hạ cánh, thứ hai là tương đối an toàn
Khi máy bay cất cánh, chỉ khi lực nâng do cánh máy bay sinh ra lớn hơn trọng lượng của máy bay thì máy bay mới có thể rời khỏi mặt đất. Mà sức nâng lớn hay nhỏ lại có quan hệ với tốc độ dòng không khí thổi qua bề mặt cánh máy bay: Tốc độ càng lớn sức nâng càng lớn. Nếu không có gió, tốc độ của dòng không khí thổi qua bề mặt cánh máy bay bằng tốc độ của máy bay chạy trên đường băng; Nếu thuận theo chiều gió thổi tới thì tốc độ của dòng không khí thổi qua bề mặt cánh máy bay bằng tốc độ chạy trên đường băng của máy bay cộng thêm tốc độ gió. Do vậy, trong tình hình thuận chiều gió, lực nâng của máy bay tương đối lớn; Trong điều kiện tốc độ máy bay bằng nhau, khoảng cách chạy trên đường băng của nó có thể rút ngắn một ít so với khi không có gió.
Khi hạ cánh, chúng ta hy vọng tốc độ hiện có của máy bay nhanh chóng giảm xuống. Hạ cánh thuận chiều gió thì có thể lợi dụng sức cản của gió để giảm tốc độ máy bay, để khoảng cách máy bay trượt trên đường băng được giảm đi một chút.
Máy bay cất cánh và hạ cánh thuận chiều gió còn có thể nâng cao tính an toàn. Do tốc độ khi cất cánh và khi hạ cánh của máy bay tương đối chậm, tính ổn định đều tương đối kém, nếu lúc này gặp phải một trận gió mạnh thổi ngang thì có thể làm máy bay bị nghiêng đổ, gây ra tai nạn. Mà bay theo chiều gió vừa không dễ bị ảnh hưởng của gió ngang, lại còn có thể làm máy bay giữ được sức nâng nhất định, do vậy máy bay được tương đối an toàn.
Chính do những lý do nêu trên, hướng của đường băng sân bay không phải được xây dựng tuỳ ý, nó được chọn căn cứ vào hướng gió ở nơi đó. Nhưng hướng gió của một nơi thường thay đổi theo bốn mùa trong năm, do vậy hướng của đường băng sân bay được chọn theo hướng có thời gian gió thổi dài nhất trong năm, hướng gió này được gọi là hướng gió chủ đạo.
Trước đây, tốc độ máy bay tương đối chậm, tính ổn định cũng không tốt, cho nên việc “lên xuống theo chiều gió” là một yêu cầu tương đối cao. Có sân bay trong một năm hướng gió biến đổi tương đối nhiều, nên phải xây dựng nhiều đường băng có các hướng khác nhau, hoặc xây dựng nhiều đường băng bức xạ giao nhau, để tiện thích ứng với hướng gió khác nhau trong mỗi mùa. Nhược điểm của cách làm này là chiếm quá nhiều đất, kinh phí xây dựng sân bay lớn. Mấy năm gần đây, do việc nâng cao tính năng ổn định và gia tăng tốc độ của máy bay, ảnh hưởng của hướng gió đối việc máy bay lên xuống đã không còn lớn như những năm trước. Do vậy sân bay hiện đại thường chỉ cần xây dựng một hoặc mấy đường băng song song theo hướng gió chủ đạo là đủ.
Cụ phân tích dài nhưng sai: Máy bay cất hạ cánh trong điều kiện ngược gió là thuận lợi nhất. Vì lúc đó sức nâng tốt hơn giúp quãng đường hạ cất cánh ngắn hơn.
 

Meo Thamlam

Xe lăn
Biển số
OF-15733
Ngày cấp bằng
30/4/08
Số km
11,433
Động cơ
619,705 Mã lực
Nơi ở
Cognotiv Việt Nam
Website
www.cognotiv.vn
Hiểu nôm na : Hạ cánh 1 phía vì phía kia là đường cấm đi ngược chiều :21:
 

Gamechip

Xe điện
Biển số
OF-8155
Ngày cấp bằng
15/8/07
Số km
3,311
Động cơ
566,400 Mã lực
Nơi ở
Đời mưa gió em có nơi bình yên
Các cụ nói về yếu tố gió thì đúng. Nhưng yếu tố cơ sở hạ tầng các cụ ko nhắc đến. Lý do là sân bay vn có mỗi đừơng băng nên chỉ đi 1 chiểu thôi. Và hay bị delay khi hướng gió ko thuận với hướng đường băng. Các cụ thử ngó sân bay Mỹ xem. Số đường băng nhiều và nó xòe như nan quạt nên gió hướng nào họ cũng đi đc.
 

minhchi233

Xe điện
Biển số
OF-23752
Ngày cấp bằng
7/11/08
Số km
4,916
Động cơ
534,475 Mã lực
Đường 1 chiều đỡ tắc hơn đường 2 chiều mà Cụ.
 

mercurate

Xe tăng
Biển số
OF-6967
Ngày cấp bằng
11/7/07
Số km
1,690
Động cơ
557,690 Mã lực
Phải nói là bạn của cụ rất chi là liều nhỉ...!
phải cất và hạ cánh theo chiều gió: Một là có thể rút ngắn khoảng cách chạy trên đường băng thì cất cánh và hạ cánh, thứ hai là tương đối an toàn
Cất cánh theo chiều gió là sai roài cụ ơi.
 

mercurate

Xe tăng
Biển số
OF-6967
Ngày cấp bằng
11/7/07
Số km
1,690
Động cơ
557,690 Mã lực
cất cánh thì linh động hơn, nhưng hạ cánh theo hướng nào thì phải phụ thuộc cái này cụ ơi:


Thường thì chỉ lắp ở 1 đầu của đường băng và máy bay tiếp cận đường băng từ đầu có hệ thống lighting/radio singnal đó.
Còn chuyện máy bay phải bay vòng, tiếp cận đường băng theo chiều ngược với chiều bay thì phổ biến lắm cụ ah. K phải riêng VN mới như thế đâu.
 
Chỉnh sửa cuối:

mercurate

Xe tăng
Biển số
OF-6967
Ngày cấp bằng
11/7/07
Số km
1,690
Động cơ
557,690 Mã lực
Cụ xem qua clip này thì thấy hệ thống dẫn đường, chỉnh hướng, góc quan trọng và lợi hai như thế nào. Clip dưới phi công hạ cánh xuống đường băng trong điều kiện tầm nhìn xa gần như là bằng không luôn.
[video=youtube;gTajYd3qugY]http://www.youtube.com/watch?v=gTajYd3qugY[/video]
 

phucdung

Xe hơi
Biển số
OF-53014
Ngày cấp bằng
16/12/09
Số km
104
Động cơ
452,542 Mã lực
Cất hạ cánh ngược hướng gió giúp tăng hiệu suất làm việc của máy bay theo khí động lực học.
Các sân bay có phuơng thức tiếp cận hạ cánh phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: gió, địa hình, khu vực dân cư...
Các sân bay hoạt động cả hai đầu đường băng, hoạt động cất hạ cánh ở đầu nào là phụ thuộc vào điều kiện gió tại thời điểm đó. Trong điều kiện gió lặng thì phụ thuộc vào cơ quan quản lý sân bay dựa trên các yếu tố trang thiết bị và hoạt động không lưu cụ thể tại sân bay...
Các sân bay thường chọn vòng kín bên trái của đường băng, chọn vòng kín bên phải khi có yếu tố bắt buộc như địa hình núi cao, khu vực dân cư, quân sự...trong sách về các sân bay nếu không nhắc đến vòng kín ở phía bên nào thì mặc nhiên là vòng kín bên trái.
Theo quy định thì ngoài lượng xăng mang theo được dự tính cho chuyến bay thực hiện, cần phải trù tính nhiên liệu cho các trường hợp như delay, thời tiết, đi sân bay dự bị...với chuyến bay VFR ( bay bằng mắt ) ban ngày là 30 phút với tốc độ hành trình, 45 phút ban đêm với tốc độ hành trình và ở chuyến bay IFR là 45 phút.
Em biết có vậy thôi, mời các bác thảo luận tiếp ạ.
 

Linhdb

Xe máy
Biển số
OF-14245
Ngày cấp bằng
24/3/08
Số km
99
Động cơ
516,400 Mã lực
Vâng, cụ mercurate giải thích kèm theo hình minh họa rất sinh động và thuyết phục, nhưng em vẫn théc méc.

Mỗi ngày HN - ĐN có khoảng 10~12 chuyến bay nội địa của các hãng VNA, Jetstar và hiện giờ có cả Vietjet, tổng cộng lãng phí trong khoảng 120~180 phút bay (2~3 giờ bay) mỗi ngày. Mỗi năm lãng phí 700~1000 giờ bay, không lẽ với lượng xăng tiêu hao cho chừng đó giờ bay (trong 1 năm) mà lắp đặt được hệ thống đèn tín hiệu như như trong ảnh minh họa của cụ mercurate chăng?

Cũng có cụ nói lượng xăng mang theo máy bay là vô tư nhưng tiết kiệm vẫn là thượng sách mà
 

dht

Xe điện
Biển số
OF-1380
Ngày cấp bằng
17/8/06
Số km
2,419
Động cơ
595,096 Mã lực
Cháu có điều này théc méc, dù không có liên quan gì tới Thủy Lục Không Quân nhưng nhờ các pác giải thích giúp tý

Số là cháu hay đi tàu bay tuyến HN-ĐN-HN và thỉnh thoảng đi TPHCM-ĐN-TPHCM, trung bình mỗi tháng cũng có 1~2 chuyến đi và về.

Khi đi từ HN vào ĐN, tại sao khi bay qua dãy núi Hải Vân, máy bay không hạ cánh luôn từ phía đó xuống (hạ qua Vịnh Đà Nẵng, đường Nguyễn Tất Thành) mà phải bay vòng xuống Hội An, từ trên cao nhìn xuống thấy cầu Câu Lâu (Vĩnh Điện) bay dọc QL1A và hạ cánh từ phía Nam xuống. Cháu thấy thời gian từ khi nhìn thấy ĐN đến khi hạ cánh xong cũng mất thời gian từ 10~15 phút. Quảng đường bay thêm chắc cũng phải khoảng từ 70~100km.

Trong 1 năm nay cháu đi khoảng 30 chuyến HN-ĐN nhưng chỉ có một lần hạ cánh từ phía vịnh Đà Nẵng, số chuyến còn lại là bay về Hội An và vòng lại

Năm ngoái và năm kia cháu có đọc bài báo về đường bay vàng của bác phi công Mai Trọng Tuấn nào đó, nói rằng nếu theo phương án của bác ý thì tiết kiệm được có 7 phút bọ mà cãi nhau mãi là ok hay không ok để đến nỗi thủ tướng phải có ý kiến.

Nếu từ HN vào ĐN mà hạ cánh được như théc méc của cháu thì có phải tiết kiệm được 70~100km bay lòng vòng trên trời không?

Vào mùa hè này, mùa du lịch, HN - ĐN hàng ngày có 10 chuyến bay của VNA. nếu tất cả đều hạ cánh qua Vịnh Đà Nẵng thì có phải là tiết kiệm được 700~1000km không nhỉ? tức là không tăng chi phí mà có thêm thời gian, nhiên liệu để bố trí thêm đủ một chuyến bay.

Từ TP HCM ra ĐN thì cháu không có ý kiến vì theo cháu thấy hạ cánh và cất cánh đúng hướng rồi.

Pác nào rành giải thích cho cháu hiểu thêm với

Cảm ơn
Em vừa hỏi người nhà ở TCHKĐVN thì được biết là hướng đường bay trước khi xây dựng bên thiết kế đã nhờ mấy ông thày xem hướng rồi nên các máy bay lên hay xuống đều cùng một hướng thôi :D
 

mercurate

Xe tăng
Biển số
OF-6967
Ngày cấp bằng
11/7/07
Số km
1,690
Động cơ
557,690 Mã lực
Vâng, cụ mercurate giải thích kèm theo hình minh họa rất sinh động và thuyết phục, nhưng em vẫn théc méc.

Mỗi ngày HN - ĐN có khoảng 10~12 chuyến bay nội địa của các hãng VNA, Jetstar và hiện giờ có cả Vietjet, tổng cộng lãng phí trong khoảng 120~180 phút bay (2~3 giờ bay) mỗi ngày. Mỗi năm lãng phí 700~1000 giờ bay, không lẽ với lượng xăng tiêu hao cho chừng đó giờ bay (trong 1 năm) mà lắp đặt được hệ thống đèn tín hiệu như như trong ảnh minh họa của cụ mercurate chăng?

Cũng có cụ nói lượng xăng mang theo máy bay là vô tư nhưng tiết kiệm vẫn là thượng sách mà
Cũng có thể mà cái cụ gọi là quay đầu ấy nó chỉ là đổi hướng cho song song với đường băng thôi chứ không phải quay đầu.

Nếu thực sự là quay đầu, khắc phục như cụ nói thì được cho chiều HN-DN nhưng lại thiệt cho chiều Hồ Chí Minh - Đà Nẵng phỏng cụ? Mà tiêng xăng thì hãng chi, tiền xây dựng thì nhà nước phải chịu. Mà đèn là một phần cụ ah, em nghĩ cái đắt phải là hệ thống radio ấy (instrumental landing system).
Cách tốt nhất chắc là phải làm quả hai đường băng từ hai hướng. Mà với lưu lượng vậy thì hai đường băng k hết công suất và lãng phí. Với lại em không biết một bộ đèn nó có đắt không nữa, thấy bảo có sân bay nào ở miền trung xây dựng ngon roài mà không có tiền lắm đèn cụ ah (tất nhiên đèn + radio frequency signal nữa).
Đấy là chưa xét đến yếu tố địa hình cụ nhé, có thể ở đây yếu tố địa hình quan trọng. Ưu tiên phương án tiếp cận từ phía bằng phẳng, không có núi non để tránh trường hợp phi công chủ quan giảm độ cao quá nhanh rồi lao phải núi trước khi đến đường băng (nghe buồn cười nhưng đã từng xảy ra nhiều vụ cụ ah)
 
Chỉnh sửa cuối:

mercurate

Xe tăng
Biển số
OF-6967
Ngày cấp bằng
11/7/07
Số km
1,690
Động cơ
557,690 Mã lực
Hehe, Em vừa kiểm tra lại, DN có hai đường băng 17R/35L va 17L/35R mỗi đường băng đều dài 3.05km rộng 45m. Theo em nhìn trên google map thì chỉ mới có đường băng 17R là được trang bị hệ thống đèn (nhìn từ google map nên k biết họ cập nhật đến đâu).
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top