[Funland] Tại sao nhà cháu bám ở trong phố dù chả sướng gì

dzuidzui

Xe tải
Biển số
OF-48436
Ngày cấp bằng
11/10/09
Số km
257
Động cơ
460,740 Mã lực
Ở đâu quen đấy. Có khi sự thay đổi tốt, nhưng cũng có khi ngược lại. Hạnh phúc hay sung sướng là do mình chọn, không có khuôn mẫu cụ ạ
 

dam.hieu

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-328542
Ngày cấp bằng
25/7/14
Số km
1,650
Động cơ
299,072 Mã lực
Giờ cứ kiếm cái mặt phố cho thuê rồi xách tiền đi ở cccc là chuẩn nhất
 

nnson_56

Xe buýt
Biển số
OF-25330
Ngày cấp bằng
6/12/08
Số km
518
Động cơ
494,150 Mã lực
Nói nhanh cho nó vuông là chẳng qua không có tiền để mà di chuyển ra cái chỗ khác, ở chật như nêm, ham hố gì, phố cổ thì nhà mặt tiền mới sướng, chứ vào ngõ thì sướng cái nỗi gì?

Ông nào mà chả thích nhà cao cửa rộng, rộng rãi thoải mái, nhưng mà bán thì khó kiếm khách, kiếm được khách thì có khi trong cái ngõ đấy lại có nhà sống bằng cái quán nước, sợ cầm ít tiền đi mua nhà chỗ khác thì hết, không biết sống bằng gì, đòi nhiều tiền để mua nhà xong còn thừa đôi tỷ tiết kiếm lấy lãi thì giá lại trên trời, ai mà mua.

Những nhà phố cổ mà 1 chủ thường thì toàn cực giàu, 1 nhà đứng ra thâu tóm hết, tỉ lệ đấy không nhiều.

Cứ lấy lý do học hành, ăn uống, bệnh viện, gớm, bệnh mà nặng thì có ở cạnh bác sĩ cũng toi, đời được mấy cái trường hợp cấp cứu nhanh chậm vài phút?

Học thì ở đâu mà chả thế, đấy đứa nó có học ở 4 cái quận nội thành đâu, vẫn lấy học bổng đi du học nước ngoài? Học được hay không là do từng người, có phải mổ não ra nhét chữ vào đầu được đâu.

Ăn thì bình thường ăn cơm nhà, có phải cái ngày nào cũng ăn quán đâu mà ngon với không ngon, mấy cái quán ngon ở phố cổ thì toàn những người ở đâu đâu đến ăn, kinh doanh cho mấy ông phố cổ không thì có mà sập tiệm. điều đó chứng minh là có tiền thì đi xe vào phố cổ mà ăn, cứ ở phố cổ mới ăn được, ở chỗ khác không biết đường mà đến ăn?
Đi xe vào phỗ cổ làm gì có chỗ đỗ mà ăn, chỉ có những người đi bộ mới ăn dc thôi.
 

longphongminh

Xe buýt
Biển số
OF-396119
Ngày cấp bằng
9/12/15
Số km
969
Động cơ
240,290 Mã lực
Tuổi
46
Ở đâu quen đấy. Có khi sự thay đổi tốt, nhưng cũng có khi ngược lại. Hạnh phúc hay sung sướng là do mình chọn, không có khuôn mẫu cụ ạ
Chuẩn nhất trước khi muốn an cư ở đâu nên đến thuê nhà ở đó sống 5-6 tháng. Cảm nhận sao lúc đó ra quyết định chưa muộn
 

demen2003

Xe tăng
Biển số
OF-49699
Ngày cấp bằng
29/10/09
Số km
1,309
Động cơ
468,562 Mã lực
Cháu viết thớt này chỉ là để nói suy nghĩ cá nhân, không hề có ý động chạm ai, có chăng thì cũng chỉ là một phần bức xúc về xã hội.
Cháu thì có thể tự nhận là đời F1 1,5. Nghĩa là father ko sinh ra tại HN. Mẹ cháu thì có thể gọi là dân HN nhưng ko phải ng Tràng An, nghĩa là sinh ra trong 36 phố phường hay ít ra là từ vành 3 đổ vào.
Gia đình cháu ở chả rộng rãi gì. Nếu tính ra diện tích mặt bằng chỉ là 30m2, với mấy tầng nhưng tính ra có 3 gia đình (tất nhiên là ruột thịt và nhà của phụ huynh). Nếu bảo nhà cháu có đk xa để mua nhà ko thì chắc chắn là có. Mấy khu đô thị mới như Xuân Phương hay gì gì đó ở đường 32 thì chắc là đc 2 căn. Ngay cả khu Văn Khê cũng có thể vì đc ng quen tạo đk cho vay. Tuy nhiên, cả nhà cháu quyết ko ra đó dù ở nhà hiện tại chả sung sướng gì vì một số bất tiện như ồn ào, nhà nhỏ... Lý do của cháu là:
1. Ra khu vùng ven thiếu nhiều điều kiện. Hầu như các cơ sở ăn chơi đều nằm trong nội thành, từ quán ăn đến quán chơi. Ở ngoại thành, trừ khu Vincom bên Gia Lâm thì các khu khác chả có gì. Buổi tối, muốn ra ngoài mua mấy thứ ngon ngon rất khó.
2. Khám bệnh khổ sở. Các bệnh viện tốt hầu hết trong nội thành nốt. Phòng khám tư nhân, bác sĩ giỏi cũng chỉ ở nội thành. Nhà cháu hiện tại ở gần 1 bệnh viện cũng gọi là ổn và thấy sướng lắm. Phụ huynh cháu mấy lần ốm bất chợt, chả phải đi đâu xa. Các cụ, nhẹ thì tự đi bộ vài phút, nặng thì bọn cháu chở vào rồi đợi chút. Điển hình là mấy lần mẹ cháu nằm viện, cứ sáng vào nằm, tối đc về nhà (bệnh nhẹ) còn ko thì bọn cháu vào ngủ đêm, sáng về tắm rửa đi làm rồi papa cháu vào. Đêm bọn cháu vào thay, chỉ như là chuyển từ phòng nọ sang phòng kia thôi. Nếu các cụ phải đi viện khác thì dù sao vẫn tiện đi lại, ít ra cả nhà ko phải đi quãng xa tít trên đường quốc lộ. Các cụ tưởng tượng cảnh túc trực, xin nghỉ để ở hẳn trong viện rồi dùng các thiết bị vệ sinh trong đó kinh hoàng thế nào.
3. Học hành cho F1. Cháu ko nói học chính quy mà chỉ đơn giản là học tiếng Anh. Trừ khu ĐHQG, ĐHHN có nhiều giảng viên ngoại ngữ nhưng nếu muốn học tiếng Anh tự nhiên, tức là phát triển toàn diện với kỹ năng giao tiếp, phát âm thì chỉ có trong nội thành. Các cụ thấy như ACET hay British Council có đâu ở ngoại thành. Trẻ con thì chưa cần học ngữ pháp hàn lâm làm gì. Các môn thể thao phát triển toàn diện cũng hầu hết trong nội thành cả.
4. Đi lại. Cháu chỉ ví dụ đơn giản là hàng ngày ko phải đi trên các đoạn đường nhiều hung thần thôi. Các cái khác thì hiển nhiên rồi.
5. Làm ăn. Trừ nhà trong ngõ quá chứ nội thành thì cũng dễ sống. Nhà có vị trí tạm ổn thì mở càe, ít tiền hơn thì ra vỉa hè bán trà đá, nước mía. Các khu ngoại thành thì mất nhiều công hơn.
Cháu cũng dẫn trường hợp người quen nhà cháu. Nhà bác có cái nhà 80m2 ở khu khá đẹp tại HN, nhưng ko phải phố cổ. Nhà trong phố cổ của bác thì hồi cách mạng bị buộc phải cho NN thuê căn phía ngoài, 20m2. Nhà nước sau đó cho gia đình khác ở và hiện nay, họ chiếm đc căn đó. Cả nhà bác cháu ở phía trong. Bác cháu quyết dồn hết tiền để mua lại mặt ngoài cho đủ cả nhà dù trong phố cổ thì các cụ thấy khổ bỏ đời. Đơn giản là vì ngoài phục hồi lại gia sản còn ở trong phố thấy vui hơn.
Nói thế ko có nghĩa ng ta chỉ thích ở nội thành. Bạn cháu, con học ở 1 trường khá có tiếng trong nội thành nhưng đã bán nhà và chuyển con sang Ecopark. Đơn giản vì ở đó có trường Đoàn Thị Điểm và điều kiện sống khá tốt.
Cháu đồ rằng, tâm lý của cháu cũng là 1 phần cho lý do dân phố cổ không sợ khổ để bám trụ lại nội thành. Ngoài cái danh Tràng An, phố cổ thì cơ bản nhất là những giá trị phi vật thể (intangible values).
Copy gửi cụ chuyện vui về nhà ở phố cổ nhé:
Truyện siêu hài về làm dâu phố Cổ.
Khi em ngỏ lời muốn lấy tôi làm chồng, tôi đã hỏi em rằng: “Có sợ khổ không?”. Em trả lời: “Không! Lấy zai phố cổ thì đời nào lại khổ! Mẹ em bảo, nếu Hà Nội là miếng trứng ốp-lết thì Phố Cổ là cái lòng đỏ, là tấc đất tấc vàng!”.
Có lẽ khi ấy, em cũng giống như bao nhiêu người khác, chỉ biết đến Phố Cổ với những nhà hàng, cửa hiệu hào nhoáng, có những ông Tây lang thang trên những con phố lung linh, ngợp lá thu vàng, mà không thấy rằng, phía sau những ánh đèn long lanh ấy là rất nhiều những con ngõ nhỏ gày gò, ẩm thấp, là những dãy nhà xập xệ, xuống cấp, là những căn phòng chật chội, tối tăm.
Chỉ đến khi tôi dắt em về nhà tôi ra mắt, vào một chiều mưa lay lắt, tôi mới thấy nỗi buồn của em dâng lên trong mắt chập chờn. Em phải gửi chiếc Attila ở cửa hàng hoa, bởi con ngõ quá nhỏ khiến cái xe không thể lọt qua! Mình phải đi bộ một đoạn khá xa mới vào được nhà. Vừa đi, tôi vừa nắm tay em, cười xòa:
- Ở đây, ai đi xe ga cũng đều phải gửi ở ngoài như vậy cả! Xe số muốn qua cũng phải cụp gương, bẻ gập tay ga, được cái là xe đạp thì vô tư em à!
Em cười trừ, cố nén tiếng thở dài hoang hoải. Nhưng đến khi bước vào nhà thì em đã không thể nén thêm được nữa, bởi sự ngỡ ngàng đã nằm ngoài sức chịu đựng, bởi thực tế phũ phàng đã vượt xa khả năng tưởng tượng…
- Sao nhà bé thế anh?
Đó là câu đầu tiên em thốt lên khi nhìn thấy căn phòng rộng chửa đầy 20 mét vuông với những vệt loang lổ trên tường, không chiếu, không giường, chỉ có lổm nhổm những người ngồi đứng ngổn ngang. Đó là bố tôi, là vợ chồng con cái anh chị tôi, cả thảy bảy người trong một căn phòng nhỏ và chật chội như một chiếc nôi. Có lẽ, em cũng hiểu vì sao nhà tôi lại không chiếu, không giường, không bàn uống nước. Bởi nếu kê mấy thứ đó ra thì chẳng còn chỗ để ngồi, chẳng còn đường đi lối lại. Tôi quay sang em, giải thích bằng giọng ngài ngại:
- Ở khu này, nhà nào cũng thế cả em à!
Trong bữa cơm, em gần như chẳng nói gì, chỉ im lặng, rồi cuối cùng mới ngập ngừng ghé tai tôi thì thầm:
- Tối cả nhà ngủ ở đâu anh?
- Thì trải đệm nằm dưới nền nhà! Em thấy cái rèm kia không, là của anh trai và chị dâu đấy, lúc nào muốn làm việc riêng thì quây rèm kín lại, làm xong thì lại kéo rèm lên!
- Thế đêm tân hôn, mình động phòng ở đâu?
- Ở đây chứ ở đâu! Anh sẽ làm thêm cái rèm nữa, giống như của anh chị ấy!
- Có vẻ là không ổn anh à, bởi anh chưa biết đấy thôi, chứ những lúc bị kích động, em thường la hét ầm ĩ, rồi vớ được cái gì là túm, là giựt cái đó, em sợ là mình sẽ giựt đứt cả cái rèm xuống mất?
- Thật vậy sao? Được rồi, để anh tính!
Em thở dài, cúi đầu ăn tiếp. Nhưng có vẻ như ăn đồ ăn nhà tôi không hợp với em thì phải, bởi chỉ lát sau, tôi thấy em ôm bụng nhăn nhó:
- Nhà vệ sinh đâu anh? Em đau quá!
- Ở đầu ngõ! Em đi nhanh đi kẻo không kịp!
Tôi vừa nói vừa vội vàng lấy cuộn giấy vệ sinh và một miếng bìa carton nhỏ đưa cho em. Dẫu đang nhăn mặt vì đau thì em vẫn không giấu nổi vẻ ngạc nhiên:
- Gì đây anh?
- À, là nhà vệ sinh chung của cả khu, nên ai đi thì người ấy mang giấy, chứ để sẵn ở đấy thì bao nhiêu cho vừa?!
- Không, em hỏi miếng bìa cơ mà?
- Là vì nhà vệ sinh quay ra ngõ, mà cái cửa lại hỏng rồi, nên phải mang theo miếng bìa này để che lại!
- Che cái gì ạ?
- Che gì là tùy sở thích! Với hầu hết những người dân trong khu này, vì đã quen mặt nhau nên họ thường che mặt, bởi dù có nhìn thấy bộ phận bên dưới thì cũng không nhiều người có thể nhận ra đấy là ai! Còn em mới tới đây lần đầu, anh nghĩ em cũng chưa cần thiết phải che mặt, che cái bên dưới thôi là được rồi!
Thế rồi cũng đến giai đoạn tôi và em cuống cuồng chuẩn bị cho đám cưới. Thật đen đủi là trong cái lúc bận mải ấy, bố tôi lại không được khỏe cho lắm! Ông cụ hay bị cảm, sốt, ho, đau lưng, đau bụng, nói chung là đau lung tung. Thực ra, người già bị mấy cái bệnh vặt đó cũng không phải chuyện lạ, vấn đề là cứ hơi hơi đau một tí là bố lại bắt tôi đưa đi viện. Nhiều lúc đang đi in thiếp, đang chụp ảnh cưới, bố tôi cũng gọi điện bảo tôi về chở ông đi. Vợ tôi thấy vậy, dù không dám trách móc, nhưng qua giọng nói cũng thể hiện đôi chút phiền lòng:
- Anh đang lo việc như thế, bố không thương anh hay sao mà chỉ mới ho vài tiếng đã bắt đưa đi viện?
- Em đừng hiểu lầm bố! Bố đòi đi viện thực chất là vì bố thương anh thôi! Bởi đi viện, chẳng may có chuyện gì xảy ra thì đưa luôn vào nhà tang lễ, rất rộng rãi và tiện lợi, chứ nếu chết ở nhà thì khổ lắm, không đưa được quan tài vào, không có chỗ đặt mâm phúng viếng, không có chỗ cho bà con khu phố đến hỏi han, chia buồn! Bố không muốn cả nhà vất vả mà thôi!
Buổi tối hôm đám cưới, không biết vợ tôi mệt thật hay sốt ruột chuyện động phòng mà tôi thấy vợ ngáp liên tục, ý muốn đi ngủ sớm! Tôi thì cũng háo hức lắm rồi, nhưng nhìn đồng hồ mới chưa đến 9h, chẳng lẽ lại giục cả nhà đi ngủ?! Cũng may, bố tôi là người tinh ý, ông kêu mỏi lưng, muốn đi nằm trước, rồi bảo là mấy hôm nay lo đám cưới, chắc ai cũng mệt rồi, cả nhà cũng nên đi ngủ sớm thôi! Trong lúc mọi người lục đục trải ga, kê đệm thì bố tôi lạch cạch mở tủ lấy ra hộp bông gòn. Ông véo từng hòn bông nhỏ đưa cho từng người, bảo là để nhét vào tai! Vợ chồng anh trai tôi và đứa con gái lớn của anh chị đã hiểu vấn đề nên ngoan ngoãn làm theo. Chỉ có thằng nhóc con anh trai tôi thì vẫn còn ngơ ngác…
- Sao ông lại nhét bông vào tai con?
- Để ngủ cho ngon con ạ! Đêm nay có biến!
- Thế sao cô chú lại không phải nhét hả ông? – Nó hỏi rồi quay sang nhìn vợ chồng tôi.
- Cô chú có nhét chứ con, nhưng nhét chỗ khác, không nhét vào tai, và không nhét bằng bông đâu con!
Công nhận không ai hiểu tôi bằng bố thật! Đúng là tôi đã thủ sẵn trong túi quần một chiếc khăn mặt để nhét vào mồm vợ. Nhờ sự chuẩn bị chu đáo của vợ chồng tôi cùng sự hỗ trợ tích cực của cả gia đình mà buổi động phòng đã diễn ra tốt đẹp, đạt kết quả cao.
Ấy vậy mà cũng đã mấy năm kể từ cái ngày em về làm dâu nhà tôi! Bảy người chúng tôi vẫn sống, vẫn sinh hoạt đều đặn, bình thường trong căn phòng tuy nhỏ nhưng đầy ắp tình thương. Chiều qua đi làm về, tôi thấy đứa con gái lớn của anh chị tôi ngồi khóc sụt sùi, mặt buồn rười rượi. Tôi gặng hỏi mãi nó mới chịu trả lời:
- Con định lấy chồng, nhưng bố mẹ con phản đối, vì chê anh ấy nhà quê, tỉnh lẻ…
- Tỉnh lẻ hay nhà quê thì có sao đâu, miễn là người tốt và yêu con thật lòng là được! Để chú nói với bố mẹ con giúp cho!
- Nhưng mà…anh ấy muốn ở rể!
- Ừ! Cũng không sao! Hồi trước, chú mua vải may rèm, vẫn còn thừa một mảnh, chú sẽ cho con để con may cái rèm nữa! Với cả, cái lọ bông gòn của ông nội hình như vẫn còn hơn nửa, thoải mái dùng con ạ!
 

hmq248

Xe hơi
Biển số
OF-115348
Ngày cấp bằng
3/10/11
Số km
164
Động cơ
387,641 Mã lực
Sống đâu quen đấy ạ, phố cổ cũng nhiều cái khổ chưa kể hết thôi cccm ah
 

khong phanh

Xe buýt
Biển số
OF-106495
Ngày cấp bằng
22/7/11
Số km
989
Động cơ
399,741 Mã lực
Cũng tùy quan điểm, em dân ngoại tỉnh lên cứ ở khu ngoại thành Hà Đông và Hoàng mai nó thoáng và toàn ng ngoại tỉnh lên dễ sống hơn.
Em cũng ở Hoàng Mai.
Thoáng thì đúng nhưng vì toàn người ngoại tỉnh nên sống hay soi mói để ý em không thích.
 

khong phanh

Xe buýt
Biển số
OF-106495
Ngày cấp bằng
22/7/11
Số km
989
Động cơ
399,741 Mã lực
Cũng tùy quan điểm, em dân ngoại tỉnh lên cứ ở khu ngoại thành Hà Đông và Hoàng mai nó thoáng và toàn ng ngoại tỉnh lên dễ sống hơn.
Em cũng ở Hoàng Mai.
Thoáng thì đúng nhưng vì toàn người ngoại tỉnh nên sống hay soi mói để ý em không thích.
 

khanhnz

Xe buýt
Biển số
OF-343786
Ngày cấp bằng
21/11/14
Số km
560
Động cơ
276,870 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
www.phs.vn
Kinh kỳ là nơi kẻ chợ. Nghĩ ngắn lắm.
 

Frisep

Xe hơi
Biển số
OF-455480
Ngày cấp bằng
23/9/16
Số km
174
Động cơ
206,250 Mã lực
Tuổi
34
Nơi ở
Timxeoto.com
Website
timxeoto.com
Tất cả lý do cụ thới đưa ra chỉ tóm gọn trọng một chữ "TIỆN"

Nhưng theo cá nhân cháu thấy thì ở phố cổ như kiểu Hàng Ngang, Hàng Đào, Hàng Bông... loanh quanh danh sách 36 phố phường, được ở mặt đường thì là tướng rồi, còn đã ở trong ngõ mấy phố đó thì thà chả Cổ cho nó xong, ngõ thì bé, sâu hun hút, tối tăm, xây dựng sửa chữa muốn xin phép cũng khó, nghĩ khoản nhà vệ sinh chung thì ôi thôi @@ Dù giá trị bán đi có thể thừa mua đc những chỗ khác to đẹp đàng hoàng hơn rất nhiều.

Nhớ trước có 1 bài báo đùa rằng đi VS ở phố cổ phải mang 2 tờ báo, 1 tờ để che mặt và 1 tờ để che dưới, nếu người lạ vào đi nhờ thì chỉ cần che mặt thôi vì ở dưới lạ ko ai nhận ra được. Rồi là đêm tân hôn 2 vợ chồng phải phát bông thút nút lỗ tai cho cả nhà, bà nào lắm mồm còn phải mua cả giẻ để nhét miệng .....
 

cusao

Xe lăn
Biển số
OF-382106
Ngày cấp bằng
10/9/15
Số km
11,786
Động cơ
378,419 Mã lực
Em thấy dùng điều kiện của mình để qui chiếu chuyện người khác là không chuẩn. Mỗi cây mỗi hoa mỗi nhà mỗi cảnh ạ
 

trancannam

Xe điện
Biển số
OF-394809
Ngày cấp bằng
2/12/15
Số km
3,663
Động cơ
273,598 Mã lực
Tuổi
26
  • HN thiếu ăn lắm hay sao mà phải chạy vào nội đô để ăn
 

trancannam

Xe điện
Biển số
OF-394809
Ngày cấp bằng
2/12/15
Số km
3,663
Động cơ
273,598 Mã lực
Tuổi
26
  • Với 1 căn nhà ở phố cổ bán với giá 20 tỉ vào SG mua 5 căn nhà, mỗi căn cho thuê 20 triệu/tháng mà sống.
 

Kurumasuki

Xe lăn
Biển số
OF-392965
Ngày cấp bằng
19/11/15
Số km
10,041
Động cơ
323,265 Mã lực
Người phố cổ hy sinh chuyện Ở để được Ăn và Đi lại tiện lợi.
Người có điều kiện thì chả phải hy sinh cái gì.
 

sthd

Xe cút kít
Biển số
OF-189822
Ngày cấp bằng
15/4/13
Số km
16,123
Động cơ
509,155 Mã lực
cụ nào nghĩ phố cổ chật chội thì nhầm. ngày t7, cn, hoặc ngày thường mà ngoài 6g30 tối xem, khu Trần hưng đạo, lý thường kiệt, quang trung, ndu ... vắng kinh người. các cụ Hà đông gọi bằng cụ
 
Biển số
OF-298555
Ngày cấp bằng
14/11/13
Số km
4,581
Động cơ
343,224 Mã lực
Nói gì thì nói, ở trung tâm vẫn thích hơn, trừ trường hợp chật chội và xập xệ quá thôi.
 

phonganngan

Xe lăn
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-428406
Ngày cấp bằng
8/6/16
Số km
11,780
Động cơ
406,108 Mã lực
Nơi ở
Số 5 ngõ 1 phố Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Website
chaca.com.vn
e thích sống gần chợ nghĩa tân quen rồi, ồn ào náo nhiệt dễ kiếm xiền. Đi vài bước ra là có hàng quán ăn uống rất tiện :))
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top