[Funland] Tại sao Nga lại có lãnh thổ Kaliningrad ?

bungbvt

Xe điện
Biển số
OF-300603
Ngày cấp bằng
4/12/13
Số km
2,519
Động cơ
322,124 Mã lực
E làm cụ vui hở :)) E cũng vui lây. Otofun mà lị

Em chốt lại quan điểm em nhé. Cải cách ruộng đất có sai lầm. OK.

Nhưng mặt hại không bằng mặt tốt. Hàng triệu người nhờ đó có đất đai cày cấy, thoát khỏi cảnh bị địa chủ bóc lột, thoát khỏi cảnh nghèo đói. Và đã là địa chủ hồi đó rất ít người tốt, chỉ toàn ác ôn cấu kết với triều đình phong kiến và thực dân Pháp mà thôi.
Đồng ý quan điểm này của cụ. Quan điểm của em thì nên nhận thức nó là một sai lầm để có những thành công. ( nói thế cho nó giống tuyên huấn). Chứ thật tâm em éo coi đó là sai lầm.
 

bpq

Xe buýt
Biển số
OF-316494
Ngày cấp bằng
19/4/14
Số km
958
Động cơ
291,493 Mã lực
Đến bà Cát Hanh Long là đại ân nhân của cách mạng, đã từng nuôi che dấu các lãnh tụ như Phạm Văn Đồng, Lê Đức Thọ , 2 con là sĩ quan trong quân đội Việt Minh ... còn bị xử bắn thì các cụ nạn nhân kia được bao nhiêu cơ hội sống sót?
vậy thì cụ phải đưa bằng chứng nhữ người kia đã chết chứ không thể dựa vào suy đoán chủ quan của bản thân
 

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
19,909
Động cơ
605,726 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
Đây là câu trả lời rất ngắn gọn và chuẩn nhất. Miễn tranh nghị :D
Cụ Patriot rất yêu nước Đức nhưng chưa chuẩn. Tình trạng Kaliningrard hiện nay vẫn bị treo. Chưa ai công nhận là đất Nga cả.
 

bpq

Xe buýt
Biển số
OF-316494
Ngày cấp bằng
19/4/14
Số km
958
Động cơ
291,493 Mã lực
Câu chuyện kinh hoàng trong CCRD

Nguồn: MXH, cùng tác giả ở pót trên

Về cải cách ruộng đất, Kỳ Vân kể một chuyện làm tôi bàng hoàng. Đúng hơn, kinh hoàng. Chu Văn Biên, bí thư đoàn ủy cải cách ruộng đất Nghệ - Tĩnh, bắc ghế ngồi trên thềm cao chỉ tay vào mặt mẹ đẻ chắp tay đứng ở dưới sân dằn giọng:

- Tao với mi không mẹ không con mà chỉ là kẻ thù giai cấp của nhau. Tao có phận sự tiêu diệt mi mà mi thì nhất định sẽ chống lại…

Bà mẹ cắn lưỡi không chết. Ít lâu sau, nhảy giếng tự tử thành… Chu Văn Biên ký lệnh xử tử bất kỳ ở đâu. Chính hắn sai trói gô bố đẻ của Phan Đăng Lưu là Phan Đăng Tài, lùa ông cụ vào đòn ống khiêng lên trại tù rồi sau cụ chết mất xác.

Khi bị khiêng đi, cụ cứ chửi chúng mày khốn nạn, thằng Lưu kia, mày theo ... để cho đàn em ..... của mày đối xử với tao thế này à? Du kích khiêng ông cụ lại đánh đá ông cụ… À, trong Nghệ có câu ca:

“Phá **** lừng danh quân Đặng Thí,
Giết người khét tiếng gã Chu Biên”…
bằng chứng của bịp bợm đây rồi


http://en.wikipedia.org/wiki/Phan_Đăng_Lưu

Phan Đăng Tài là em của Phan Đăng Lưu , là cha ruột của nhạc sĩ Hồng Đăng, hiện vẫn còn sống


Làm sao chết mất xác trong CCRĐ được nhỉ ?
 

bpq

Xe buýt
Biển số
OF-316494
Ngày cấp bằng
19/4/14
Số km
958
Động cơ
291,493 Mã lực
Cụ Patriot rất yêu nước Đức nhưng chưa chuẩn. Tình trạng Kaliningrard hiện nay vẫn bị treo. Chưa ai công nhận là đất Nga cả.
nhà sử học Edgar Engizers từ Học viện Quốc tế Baltic ở Riga cho biết: "Phương Tây đồng ý để Kaliningrad trở thành một phần lãnh thổ của Xô Viết tại Hội nghị Postdam, khi các quốc gia đồng minh chia nhau châu Âu...
đã công nhận rồi thưa cụ

Đức
  • Biên giới phía đông của Đức sẽ được dịch chuyển về phía tây tới ranh giới Oder-Neisse, vì vậy đã làm giảm đi 25% diện tích lãnh thổ của Đức so với năm 1937. Phần lãnh thổ phía đông của biên giới mới bao gồm Đông Phổ, Silesia, Tây Phổ và 2/3 Pomerania. Những vùng này chủ yếu là nông nghiệp, ngoại trừ vùng thượng Silesia, trung tâm công nghiệp nặng lớn thứ hai của Đức.
  • Trục xuất những công dân Đức còn sống tại biên giới mới phía đông.
http://vi.wikipedia.org/wiki/Hội_nghị_Potsdam



Thành phố thủ phủ của Đông Phổ là Königsberg tức là Kaliningrad hiện nay

Mọi thứ đã được giải quyết xong .
 
Chỉnh sửa cuối:

nguyentienbao

Xe hơi
Biển số
OF-345698
Ngày cấp bằng
6/12/14
Số km
150
Động cơ
271,780 Mã lực
Em vừa đọc Wiki xong, đau thật các cụ nhỉ, đúng là thắng làm vua thua làm giặc. Mới thấy được rằng anh Liên Xô cũng chẳng tử tế như mình ngày xưa được học. Sau chiến tranh thế giới thứ 2 anh ta chiếm khá nhiều đất của các nước xung quanh như Trung Quốc, Nhật Bản, Mông Cổ...Tỉnh này rõ ràng của Đức mà anh ta cũng chiếm giữ trắng trợn luôn, đau như mất đi từng miếng thịt trên người...
 

dtrung

Xe điện
Biển số
OF-8577
Ngày cấp bằng
20/8/07
Số km
3,571
Động cơ
582,504 Mã lực
bằng chứng của bịp bợm đây rồi


http://en.wikipedia.org/wiki/Phan_Đăng_Lưu

Phan Đăng Tài là em của Phan Đăng Lưu , là cha ruột của nhạc sĩ Hồng Đăng, hiện vẫn còn sống


Làm sao chết mất xác trong CCRĐ được nhỉ ?
Vâng chắc ông dlv đó nhầm, bố cụ Phan Đăng Lưu tên là Phan Đăng Dư, còn cụ Phan Đăng Tài là em cụ Phan Đăng Lưu. Tuy nhiên việc cụ Phan Đăng Dư bị xử trong CCRD là có thật, Đ ta cũng công nhận rồi:

http://vanhoanghean.com.vn/dat-va-nguoi-xu-nghe6/nguoi-xu-nghe43/cu-phan-dang-du-va-bai-phu-tu-trao

Đầu năm 1955, trong cải cách ruộng đất, gia đình cụ Phan Đăng Dư bị quy địa chủ, tất cả nhà cửa, tài sản bị tịch thu. Cụ bị kết án 20 năm tù và bị giải đi nhà lao Bến Hới (Tân Kỳ). Trên đường từ trại Mụ Vạc (Đồng Thành-Yên Thành) lên Tân Kỳ, vì tuổi cao, sức yếu, bấy giờ cụ đã 80 tuổi, cụ không đi nổi, phải ngồi lên gióng cho các bạn tù thay nhau gánh đi, đường xa phải đi 2 ngày, vì đói, có lúc phải kéo trệt giữa đường. Lên đến Bến Hới, cụ đã yếu lắm rồi, hai ngày sau thì cụ qua đời. Có hai người tù cùng quê, một người là thông gia, một người là bà con… đã cùng các bạn tù chôn cất cụ. Sau mấy năm, một người anh em trong thân tộc đã lên Bến Hới bốc hài cốt cụ về an táng tại Bờ Già, gần làng Đông (tức là chòm Phan Đăng Lưu) quê cụ. Trong phong trào cất bốc mồ mả, cải tạo đồng ruộng những năm 1968 - 1972, những người trực tiếp cải táng cụ ở Bờ Già không còn nữa nên tổ bốc mộ đã bốc nhầm hài cốt của một người khác. Gần đây, con cháu đã tìm lại được phần mộ của cụ ở gần khu lăng mộ tộc họ ở Cồn Sùng Hoa Thành.

Rất đáng tiếc, người đã có công sinh thành, nuôi dưỡng nhà cách mạng Phan Đăng Lưu lại bị những oan trái trước những va đập của lịch sử. **** ta đã nghiêm túc kiểm điểm và nhận sai lầm của cải cách ruộng đất. Trong đợt sửa sai ở Tràng Thành năm 1956, ông Trần Hữu Dực, ông Chu Văn Biên thay mặt tổ chức gặp ông Phan Đăng Tài (con trai cụ Dư) hỏi ý kiến về việc sẽ trả lại nhà cửa cho gia đình con cháu cụ Dư, nhưng ông Phan Đăng Tài nói: “Sai thì đã sai rồi, nhà thì bà con đã được chia nhau ở, mà cũng phần lớn là người trong xóm, trong họ, đều nghèo cả, gia đình không nhận và xin cứ giữ nguyên như thế cho bà con yên”.
 

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
19,909
Động cơ
605,726 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời

bungbvt

Xe điện
Biển số
OF-300603
Ngày cấp bằng
4/12/13
Số km
2,519
Động cơ
322,124 Mã lực
Em vừa đọc Wiki xong, đau thật các cụ nhỉ, đúng là thắng làm vua thua làm giặc. Mới thấy được rằng anh Liên Xô cũng chẳng tử tế như mình ngày xưa được học. Sau chiến tranh thế giới thứ 2 anh ta chiếm khá nhiều đất của các nước xung quanh như Trung Quốc, Nhật Bản, Mông Cổ...Tỉnh này rõ ràng của Đức mà anh ta cũng chiếm giữ trắng trợn luôn, đau như mất đi từng miếng thịt trên người...
Vâng cụ ạ. Thế nên chúng ta phải loại bỏ cái tư tưởng láo toét rằng mình là trung tâm vũ trụ, luôn có ông lớn nào đấy sẵn sàng bảo vệ mình. Nhìn thẳng vào thực tại, ta chỉ sánh ngang tầm mọi, thế nên không gì bằng tự cứu mình. Không lo cường quốc thì trước sau cũng làm thân trâu ngựa cho thằng khác.
 

nguyentienbao

Xe hơi
Biển số
OF-345698
Ngày cấp bằng
6/12/14
Số km
150
Động cơ
271,780 Mã lực
Vâng cụ ạ. Thế nên chúng ta phải loại bỏ cái tư tưởng láo toét rằng mình là trung tâm vũ trụ, luôn có ông lớn nào đấy sẵn sàng bảo vệ mình. Nhìn thẳng vào thực tại, ta chỉ sánh ngang tầm mọi, thế nên không gì bằng tự cứu mình. Không lo cường quốc thì trước sau cũng làm thân trâu ngựa cho thằng khác.
Đúng cụ ạ ! Việt Nam mình mà không tự lực phấn đấu vươn lên hùng mạnh thì cái ngày bị thôn tính chắc cũng không còn xa nữa đâu. Rồi lại phải quay đầu về với Thiên Triều mà thôi...
 

T90i

Xe tăng
Biển số
OF-50667
Ngày cấp bằng
11/11/09
Số km
1,062
Động cơ
464,480 Mã lực

bpq

Xe buýt
Biển số
OF-316494
Ngày cấp bằng
19/4/14
Số km
958
Động cơ
291,493 Mã lực
Vâng chắc ông dlv đó nhầm, bố cụ Phan Đăng Lưu tên là Phan Đăng Dư, còn cụ Phan Đăng Tài là em cụ Phan Đăng Lưu. Tuy nhiên việc cụ Phan Đăng Dư bị xử trong CCRD là có thật, Đ ta cũng công nhận rồi:

http://vanhoanghean.com.vn/dat-va-nguoi-xu-nghe6/nguoi-xu-nghe43/cu-phan-dang-du-va-bai-phu-tu-trao

Đầu năm 1955, trong cải cách ruộng đất, gia đình cụ Phan Đăng Dư bị quy địa chủ, tất cả nhà cửa, tài sản bị tịch thu. Cụ bị kết án 20 năm tù và bị giải đi nhà lao Bến Hới (Tân Kỳ). Trên đường từ trại Mụ Vạc (Đồng Thành-Yên Thành) lên Tân Kỳ, vì tuổi cao, sức yếu, bấy giờ cụ đã 80 tuổi, cụ không đi nổi, phải ngồi lên gióng cho các bạn tù thay nhau gánh đi, đường xa phải đi 2 ngày, vì đói, có lúc phải kéo trệt giữa đường. Lên đến Bến Hới, cụ đã yếu lắm rồi, hai ngày sau thì cụ qua đời. Có hai người tù cùng quê, một người là thông gia, một người là bà con… đã cùng các bạn tù chôn cất cụ. Sau mấy năm, một người anh em trong thân tộc đã lên Bến Hới bốc hài cốt cụ về an táng tại Bờ Già, gần làng Đông (tức là chòm Phan Đăng Lưu) quê cụ. Trong phong trào cất bốc mồ mả, cải tạo đồng ruộng những năm 1968 - 1972, những người trực tiếp cải táng cụ ở Bờ Già không còn nữa nên tổ bốc mộ đã bốc nhầm hài cốt của một người khác. Gần đây, con cháu đã tìm lại được phần mộ của cụ ở gần khu lăng mộ tộc họ ở Cồn Sùng Hoa Thành.

Rất đáng tiếc, người đã có công sinh thành, nuôi dưỡng nhà cách mạng Phan Đăng Lưu lại bị những oan trái trước những va đập của lịch sử. **** ta đã nghiêm túc kiểm điểm và nhận sai lầm của cải cách ruộng đất. Trong đợt sửa sai ở Tràng Thành năm 1956, ông Trần Hữu Dực, ông Chu Văn Biên thay mặt tổ chức gặp ông Phan Đăng Tài (con trai cụ Dư) hỏi ý kiến về việc sẽ trả lại nhà cửa cho gia đình con cháu cụ Dư, nhưng ông Phan Đăng Tài nói: “Sai thì đã sai rồi, nhà thì bà con đã được chia nhau ở, mà cũng phần lớn là người trong xóm, trong họ, đều nghèo cả, gia đình không nhận và xin cứ giữ nguyên như thế cho bà con yên”.
Câu chuyện kinh hoàng trong CCRD

Nguồn: MXH, cùng tác giả ở pót trên

Về cải cách ruộng đất, Kỳ Vân kể một chuyện làm tôi bàng hoàng. Đúng hơn, kinh hoàng. Chu Văn Biên, bí thư đoàn ủy cải cách ruộng đất Nghệ - Tĩnh, bắc ghế ngồi trên thềm cao chỉ tay vào mặt mẹ đẻ chắp tay đứng ở dưới sân dằn giọng:

- Tao với mi không mẹ không con mà chỉ là kẻ thù giai cấp của nhau. Tao có phận sự tiêu diệt mi mà mi thì nhất định sẽ chống lại…

Bà mẹ cắn lưỡi không chết. Ít lâu sau, nhảy giếng tự tử thành… Chu Văn Biên ký lệnh xử tử bất kỳ ở đâu. Chính hắn sai trói gô bố đẻ của Phan Đăng Lưu là Phan Đăng Tài, lùa ông cụ vào đòn ống khiêng lên trại tù rồi sau cụ chết mất xác.

Khi bị khiêng đi, cụ cứ chửi chúng mày khốn nạn, thằng Lưu kia, mày theo ... để cho đàn em ..... của mày đối xử với tao thế này à? Du kích khiêng ông cụ lại đánh đá ông cụ… À, trong Nghệ có câu ca:

“Phá **** lừng danh quân Đặng Thí,
Giết người khét tiếng gã Chu Biên”…
Tác giả viết nhầm, cha của ông Phan Đăng Lưu là Phan Đăng Dư, chết năm 1955 trong cải cách ruộng đất.
bạn công nhận cụ Dư không giết chết . Cụ chết do tuổi cao sức yếu phải không ? Năm đó cụ đã 80 tuổi rồi.

Còn về sai lầm của tác giả thì nhiều lắm .
 
Chỉnh sửa cuối:

T90i

Xe tăng
Biển số
OF-50667
Ngày cấp bằng
11/11/09
Số km
1,062
Động cơ
464,480 Mã lực
bạn công nhận cụ Dư không giết chết . Cụ chết do tuổi cao sức yếu phải không ? Năm đó cụ đã 80 tuổi rồi.

Còn về sai lầm của tác giả thì nhiều lắm .
Ạ cụ, không có cái Cải cách ruộng đất khốn nạn thì cụ Dư đâu phải chết trong khổ sở như thế: bị bỏ đói, phải kéo trệt giữa đường, em mới hình dung đến cảnh người già bị kéo lê trên đường đất đường núi là đã thấy kinh khủng rồi. Đến bố của lãnh tụ cách mạng còn bị xử như chó, thì dân thường sao sống nổi.

Báo Văn hóa Nghệ An viết về cụ Dư đây:

Sinh ra vào năm 1874, trong một dòng họ có truyền thống yêu nước, khoa bảng và nhân văn, ở vào thời gian mà nhân dân làng Tràng Thành quê ông đang đứng lên hưởng ứng cuộc khởi nghĩa Cần Vương của Nguyễn Xuân Ôn và Lê Doãn Nhã, Phan Đăng Dư đã sớm bộc lộ tư chất của mình: ham học, khí khái, ghét áp bức cường quyền, ghét bọn xâm lược… Lúc nhỏ, cụ được cha mẹ cho đi học chữ Hán, cụ có dự thi hương Trường Nghệ nhưng không đỗ đạt, về nhà làm nghề bốc thuốc nam, làm thầy địa lý để giúp đỡ dân làng và giao du với bạn bè. Năm 1908, Cụ cử nhân Chu Trạc tập hợp những người nghĩa khí vào “nghĩa ****” để mưu đồ sự nghiệp chống Pháp, cụ đã cùng một số bà con trong họ tham gia nghĩa quân, đồng thời vận động những nhà phú hữu góp tiền cho nghĩa quân mua võ khí. Với ít nhiều chữ nghĩa và năng khiếu làm thơ phú, câu đối, Phan Đăng Dư đã giúp Chu Trạc cùng Chu Trạc và những cộng sự thân tín soạn bài hịch cứu nước, những bản cáo thị sục sôi tinh thần yêu nước, chống Pháp có tác dụng thức tỉnh tinh thần nhân dân, mà đến nay ta được đọc đôi dòng trích trong các sách lịch sử:
“Ai là khách anh hùng xin hãy chung lưng đấu cật
Nước mất còn chỉ ở lúc ni”.
 
Chỉnh sửa cuối:

Lexus 717

Xe điện
Biển số
OF-109991
Ngày cấp bằng
22/8/11
Số km
4,201
Động cơ
417,387 Mã lực
Thời CCRĐ, ngay người nhà ông Đỗ Mười cũng bị lôi ra đấu tố vì bị qui tôi có con là thằng "Cống" theo giặc. May mà lúc đó ông Đỗ Mười về kịp mới thoát nạn. Cái bí danh của ông Đỗ Mười chắc không sai nhỉ? Thông tin này là em ông Đỗ Mười nói chắc cũng ********* nhể?
 

dtrung

Xe điện
Biển số
OF-8577
Ngày cấp bằng
20/8/07
Số km
3,571
Động cơ
582,504 Mã lực
Câu chuyện kinh hoàng trong CCRD

Nguồn: MXH, cùng tác giả ở pót trên

Về cải cách ruộng đất, Kỳ Vân kể một chuyện làm tôi bàng hoàng. Đúng hơn, kinh hoàng. Chu Văn Biên, bí thư đoàn ủy cải cách ruộng đất Nghệ - Tĩnh, bắc ghế ngồi trên thềm cao chỉ tay vào mặt mẹ đẻ chắp tay đứng ở dưới sân dằn giọng:

- Tao với mi không mẹ không con mà chỉ là kẻ thù giai cấp của nhau. Tao có phận sự tiêu diệt mi mà mi thì nhất định sẽ chống lại…

Bà mẹ cắn lưỡi không chết. Ít lâu sau, nhảy giếng tự tử thành… Chu Văn Biên ký lệnh xử tử bất kỳ ở đâu. Chính hắn sai trói gô bố đẻ của Phan Đăng Lưu là Phan Đăng Tài, lùa ông cụ vào đòn ống khiêng lên trại tù rồi sau cụ chết mất xác.

Khi bị khiêng đi, cụ cứ chửi chúng mày khốn nạn, thằng Lưu kia, mày theo ... để cho đàn em ..... của mày đối xử với tao thế này à? Du kích khiêng ông cụ lại đánh đá ông cụ… À, trong Nghệ có câu ca:

“Phá **** lừng danh quân Đặng Thí,
Giết người khét tiếng gã Chu Biên”…
Để có được những người như Chu Văn Biên, đấu tố cả mẹ mình, hóa ra công tác chuẩn bị đã thực hiện từ lâu, gọi là chỉnh huấn. Tuy nhiên cũng có những con người dù thế nào cũng nhất quyết không chịu mất tính người.

Nguồn: MXH, cùng tác giả ở pót trên

Chuẩn bị cải cách ruộng đất, từ giữa tháng 7 đến cuối tháng 9 - 1953, Trung ương mở một lớp chỉnh huấn cho trí thức trong và ngoài **** làm việc ở chính phủ và các đoàn thể trung ương. Nhiều tên tuổi như Bùi Bằng Đoàn, Nguyễn Mạnh Tường, Nguyễn Văn Huyên, Thế Lữ… đã dự học. Mục đích sâu xa là xây dựng lập trường giai cấp, đề cao công nhân, bần cố nông, hạ uy thế chính trị và tư tưởng của trí thức và các giai tầng không lao động chân tay khác. Sau đó, bắt đầu triệt để chỉnh đốn tổ chức, theo phương châm mạnh mẽ đề bạt công nông, gạt bỏ các thành phần “không trong sạch”.

Hễ là con em hay liên quan với địa chủ, học viên đều phải thành khẩn tự khai báo với **** mọi sai lầm tội lỗi của bản thân, chẳng hạn đồng tình, về hùa với gia đình, thậm chí cùng với gia đình trực tiếp đàn áp, bóc lột nông dân… Thứ hai, phải vạch ra mọi thủ đoạn đàn áp, bóc lột nông dân cùng tộí ác của bố mẹ, gia đình, họ hàng địa chủ, cường hào gian ác. Thứ ba trên cơ sở thành khẩn khai báo kia mà tuyên bố là căm thù bố mẹ, tỏ ra đã dứt khoát lập trường vô sản, đoạn tuyệt với kẻ thù giai cấp. Không đạt yêu cầu căm thù bố mẹ, đoạn tuyệt với bố mẹ thì bản tổng kiểm thảo bị “phá sản,” học viên đó phải ngồi học lại cho tới khi nào lập trường vô sản, lập trường nông dân thắng, anh ta công khai tuyên bố căm thù bố mẹ, đoạn tuyệt với bố mẹ mình.

Ở chi bộ chúng tôi, Nguyễn Tư Nghiêm là học viên duy nhất rơi vào cảnh gay go phải làm hai bước nhận nhục và có tội. Mẹ anh năm ấy đã già, có hơn hai mẫu ruộng cho cấy tô, một mình nuôi người em của Nghiêm bị điên. Nguyễn Tư Nghiêm nhất định không khai “tội ác” của mẹ. Chi bộ thuyết phục, răn đe, anh vẫn khăng khăng nói không thể căm thù mẹ, không thể coi mẹ là kẻ thù giai cấp, là có tội ác, không thể đoạn tuyệt mẹ mà trái lại anh biết ơn mẹ đã nuôi nấng anh thành người, cho anh được học mỹ thuật. Thương anh, tôi đã xui bậy anh khai bừa đi là căm thù cho xong chuyện. Bảo anh là nói vâng, tôi căm thù trống không như kiểu Galilée nhận quả đất đứng nhưng miệng lẩm bẩm cho một mình mình nghe là nó vẫn quay ấy! Nhưng Nghiêm cứ đau khổ lí nhí bảo tôi: - Không…, không căm thù mẹ được.

Nghiêm cũng không căm thù được cả các địa chủ khác. Một xẩm tối, chờ lên hội trường nghe giải đáp, Nghiêm bảo tôi: - Tớ biết thế nhưng tớ không theo nổi. Tớ đọc Marx-Engels thấy nói Cách mạng Xã hội Chủ nghĩa là sự đoạn tuyệt triệt để nhất với chế độ tư hữu; như thế tất nhiên nó phải đoạn tuyệt triệt để nhất với các tư tưởng truyền thống “Table rase” cơ mà, xóa sạch… Tớ biết thế nhưng tớ không theo thế được…

… Lần tham gia cải cảch ruộng đất ở Đức Lân, gần kè Úc Sơn, Thái Nguyên, sau một cuộc phát động quần chúng đấu tố địa chủ, Nghiêm mất tích. Tiêu tan đi như một cái bóng. Đội đã nghĩ tới ********* thủ tiêu. Ai hay quá kinh hãi về sự độc ác của con người với con người, anh bỏ trốn đội. Lủi ra ẩn ở giữa đồng lúa đang cữ trổ đòng. Bạch Mao nữ trốn địa chủ còn có rừng sâu, Nghiêm trốn đội cải cách chỉ còn có cánh đồng và những đòng lúa non cho anh bứt nhá thay cơm nhiều ngày. Phát hiện ra anh, người ta chỉ có thể kết luận là anh điên. Và Nghiêm đã vào nhà thương điên Bạch Mai. Chung phòng với một anh lính điên. Kim Lân lúc đó là chi ủy viên phải đến thăm Nghiêm kể lại: - Cậu lính khen Nghiêm tốt lắm nhưng hễ lên cơn anh ta lại cứ nhè đầu Nghiêm mà nện. Tài, - Kim Lân nói, đau thế, ngày hai ba trận đòn điên thế mà nhất định không chịu ra nhá. Sau nhiều lần vào, tớ cứ dỗ cu cậu. Nào về với anh em đi, Nghiêm… Về…, về vẽ với anh em cho vui nhỉ…

Về một thời gian Nghiêm được đặt hàng minh hoạ Truyện Kiều. Trường Chinh cho xổ toẹt. Phê rằng truyện Kiều là của Trung Quốc mà lại vẽ ăn mặc kiểu Việt Nam? Thật ra ông ấy không xài được những nét vẻ run rẩy mà mọi người kinh hãi lên vì đẹp và gọi là phong cách “thời kỳ điên”. Sau đó, Trường Chinh muốn an ủi Nghiêm, ba lần mời Nghiêm đến gặp. Nghiêm từ chối. Rúc vào đồng im lặng. Nay những bức vẽ Kiều được săn lùng ngang đồ sứ Minh - Thanh… Bây giờ, thế kỷ 21, Nghiêm vẫn hoàn toàn rúc vào tranh và im lặng. Tây Tàu đến tìm gặp người đàn bà sống chung với anh nói anh đi vẽ xa. Bao giờ về? Không biết… Mà có khi chết giữa đường, ông ấy dặn trước như thế.
 

ReadOnly

Xe điện
Biển số
OF-312571
Ngày cấp bằng
20/3/14
Số km
2,404
Động cơ
314,010 Mã lực
Nơi ở
nhà
Ơ thế éo nào Kaliningrad về Nga là do CCRĐ ở VN hả các bác? :-??
 

tom1014

Xe hơi
Biển số
OF-347726
Ngày cấp bằng
22/12/14
Số km
156
Động cơ
270,155 Mã lực
rót voka hầu chuyện các cụ vậy
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top