[Funland] Tại sao mấy năm gần đây phát thanh viên ĐTHVN người miền nam

Bokap

Xe điện
Biển số
OF-26601
Ngày cấp bằng
30/12/08
Số km
2,445
Động cơ
507,874 Mã lực
Cụ canhhoabatdiet cú từ từ tìm hiểu và trải nghiệm thực tế thêm đi, gõ vào cái màn hình 7inch em ngại lắm, mỏi tay.
 

canhhoabatdiet

Xe container
Biển số
OF-308850
Ngày cấp bằng
22/2/14
Số km
5,948
Động cơ
576,354 Mã lực
Cụ canhhoabatdiet cú từ từ tìm hiểu và trải nghiệm thực tế thêm đi, gõ vào cái màn hình 7inch em ngại lắm, mỏi tay.
Vâng, dù sao cũng cảm ơn cụ. Như vậy càng củng cố thêm giọng Hà Lội không phải giọng chuẩn!
 

canhhoabatdiet

Xe container
Biển số
OF-308850
Ngày cấp bằng
22/2/14
Số km
5,948
Động cơ
576,354 Mã lực
Cụ canhhoabatdiet cú từ từ tìm hiểu và trải nghiệm thực tế thêm đi, gõ vào cái màn hình 7inch em ngại lắm, mỏi tay.
Vâng, dù sao cũng cảm ơn cụ. Như vậy càng củng cố thêm giọng Hà Lội không phải giọng chuẩn!
 

Lexus 717

Xe điện
Biển số
OF-109991
Ngày cấp bằng
22/8/11
Số km
3,774
Động cơ
417,388 Mã lực
Nói tóm lại khi lên sóng VTV thì các PTV người bắc phát âm cũng không hề chuẩn các từ "Tr-Ch", "S-X", "Gi-D", "R-D"
Trong khi đó PTV người miền Trung, Nam đều phát âm tốt, tròn vành rõ chữ mấy từ đó.
Cho nên không thể nói lấy giọng Hà Lội nàm chuẩn được, nếu muốn được coi là chuẩn thì nên phát âm sao cho đúng các trọng âm, phụ âm. Khi phát âm chuẩn rồi thì mới đi phê phán giọng nơi khác được
Cụ nào thấy đúng, vodka em cái
Cái đấy chỉ là cách phát âm nhưng nó không làm thay đổi ngữ nghĩa và gây hiểu nhầm cho người nghe nên cụ đừng lôi ra để ngụy biện. Nguyên tắc để coi ngữ âm nào đó là chuẩn được căn cứ vào sô lượng người sử dụng và độ phổ cập của nó. Đồng thời ngôn ngữ đó khi nói không bị biến dạng làm sai lệch chủ ý của người nói với người nghe. Mấy cái cụ ngụy biện chỉ là cách phát âm nặng nhẹ giữa các vùng miền. Nó quan trọng hơn là việc nói một đằng hiểu một nẻo theo kiểu nói dzậy mà không phải dzậy thì không ai có thể chấp nhận được.
 

lanhchuachaplin

Xe điện
Biển số
OF-98927
Ngày cấp bằng
6/6/11
Số km
2,384
Động cơ
421,825 Mã lực
Nơi ở
❤❤❤-----Người giời-----❤❤❤
Với câu hỏi của tiêu đề thì em nghĩ ngoài việc cô nào có cơ mạnh thì vào được vị trí PTV, thì còn do định hướng nhằm giảm bớt phân biệt vùng miền nên mới được vào.
// Chắc cũng do ĐTHVN đặt tại HN từ lâu lắm rồi, nên 2 cô kia tuy giọng Nam, nhưng cũng gốc Bắc thì mới có đủ cơ để vào.

Xét về giọng chuẩn thì chắc sẽ phải chia theo từng khu vực sẽ có giọng chuẩn của khu vực đấy. Còn có khái niệm giọng phổ thông nữa.
Xét về giọng đưa lên làm PTV thì giọng HN (cũng ko hẳn là giọng HN, mà giờ nó là giọng kết hợp của các tỉnh phía Bắc, nhiều giọng khác nhau tương tác với nhau nên tự chỉnh sửa dần đi, loại bỏ bớt các ưu điểm) có lợi thế hơn, ít gây hiểu nhầm nghĩa nhất.

1 số thứ em quan sát thấy:
+ Từ khi em bắt đầu ra nước ngoài, tiếp xúc hàng ngày với người đến từ cả 3 miền, chưa bao giờ gặp phải hiện tượng nói lại vì người kia ko hiểu câu em nói. Còn với giọng miền Nam thì thỉnh thoảng vẫn phải hỏi lại, miền Trung thì em khỏi bàn, nhất là giọng Huế (có lần còn phải chuyển sang nói tiếng Anh cho đỡ nhầm).
+ Giáo viên dạy môn tiếng Việt ở trường em (dạy cho người nước khác) đều dùng giọng Bắc (trường em thì người miền Nam sang trước, đến bây giờ vẫn chiếm phần hơn).

Mà giọng nào làm PTV cũng thế, giờ em cũng chả xem thời sự, chả ảnh hưởng đến bữa cơm hàng ngày :))
 

TomBad

Xe tải
Biển số
OF-316208
Ngày cấp bằng
16/4/14
Số km
303
Động cơ
296,210 Mã lực
chả ai quy định giọng HN là giọng chuẩn cả, nước ta có 3 giọng phổ biến ở bắc trung nam, giọng chuẩn là giọng được sử dụng trên đài hay trong trường học mà theo giọng bắc thì giọng HN là gần chuẩn nhất đồng thời cũng là trung tâm nên người ta ngầm hiểu là giọng chuẩn thôi, còn giọng phát thanh viên miền nam trên đthvn là giọng chuẩn miền nam khác so với giọng miền tây hay tây nguyên, ở Mỹ giọng các bang vùng đông bắc được sd phổ biến vì nó dễ nghe nhưng trong sách vở thì người ta phân rất rõ có giọng của nhiều vùng chứ chả ai quy định đó là giọng chuẩn cả
 

canhhoabatdiet

Xe container
Biển số
OF-308850
Ngày cấp bằng
22/2/14
Số km
5,948
Động cơ
576,354 Mã lực
Cái đấy chỉ là cách phát âm nhưng nó không làm thay đổi ngữ nghĩa và gây hiểu nhầm cho người nghe nên cụ đừng lôi ra để ngụy biện. Nguyên tắc để coi ngữ âm nào đó là chuẩn được căn cứ vào sô lượng người sử dụng và độ phổ cập của nó. Đồng thời ngôn ngữ đó khi nói không bị biến dạng làm sai lệch chủ ý của người nói với người nghe. Mấy cái cụ ngụy biện chỉ là cách phát âm nặng nhẹ giữa các vùng miền. Nó quan trọng hơn là việc nói một đằng hiểu một nẻo theo kiểu nói dzậy mà không phải dzậy thì không ai có thể chấp nhận được.
Thực tế chỉ có 1 số từ địa phương mới làm người nghe khó hiểu mà thôi, còn lại vấn đề cụ nói là phát âm nghe cho người nghe không bị hiểu lầm thì em ví dụ thế này nhé:
- Ví dụ 1:
Một anh A đi giao dịch ngân hàng, thu ngân hỏi tên, anh kia trả lời
Thu ngân:Anh tên gì ạ?
Anh A: Em tên đầy đủ là Chần Văn Chung (phát âm từ anh này)
Thu Ngân: Dạ! Anh là Chung Châu hay Chung Chó ạ?
...
Anh A: Dạ em là Chung Chó chứ không phải Chung Châu
- Ví dụ 2: Một anh thanh niên đi chơi cùng 1 cô gái, trời nắng to, anh thanh niên nói với cô gái: "Em ơi mình tìm chỗ nào "dâm dâm" ngồi đi"
===>Như thế là phát âm sai trong cả 2 trường hợp trên và đều dẫn tới hiểu lầm (dù ít hay nhiều)
Như vậy các dẫn chứng em đưa ra là hoàn toàn thực tế và không hề có chút ngụy biện nào như cụ vừa phán. Có chăng ngụy biện là bọn phát âm sai mà suốt ngày vỗ ngực "giọng chỗ tao mới là giọng chuẩn quốc gia". Nghe hài lắm!
Muốn được coi là chuẩn mực thì trước tiên là phát âm sao cho chuẩn đã, khi đó ai dám phê phán!
 
Chỉnh sửa cuối:

G810

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-117955
Ngày cấp bằng
24/10/11
Số km
5,809
Động cơ
440,270 Mã lực
Xét về quá trình ngôn ngữ, bản thân khi ngôn ngữ được sinh ra nhằm "phục vụ cho một cộng đồng" riêng biệt nào đó thì nó đã được chắt lọc theo số đông nhằm truyền tải thông tin rồi-đặc biệt là sự phát ngôn ưu tiên (chuẩn chỉ là quá trình). Trải qua quá trình xã hội ngôn ngữ được lan truyền -> tùy thuộc vào chính trị hay sự tính phổ biến của ngôn ngữ (đơn giản-súc tích....) hay sự phổ biến dân cư mà tính lan truyền của ngôn ngữ phát triển theo.

Khi các nhà truyền giáo tạo ra tiếng Việt cũng vậy thôi.....(cái này cũng không nên quá lạm bàn). Hiện nay Việt ngữ muốn phổ biến và phát triển cũng không ra khỏi quá trình được.

Cụ/mợ nào thích chém gió thì hãy xem bờ bờ cờ hàng ngày, xem họ nói bao nhiêu giọng, chương trình Á thì ai dẫn, Âu là ai, Mỹ là ai...Đấy là cách tư duy của một ngôn ngữ phổ biến số 1 thế giới.

Há lại phải đem cái kiến thức còi của mình lên mạng mà khoe hiểu biết chăng ?
 

vuadivuakhoc

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-331502
Ngày cấp bằng
16/8/14
Số km
236
Động cơ
283,850 Mã lực
có nam thì phải có bắc chứ cụ,bt mà
 

beomap2

Xe container
Biển số
OF-159649
Ngày cấp bằng
6/10/12
Số km
9,819
Động cơ
455,212 Mã lực
Thực tế chỉ có 1 số từ địa phương mới làm người nghe khó hiểu mà thôi, còn lại vấn đề cụ nói là phát âm nghe cho người nghe không bị hiểu lầm thì em ví dụ thế này nhé:
- Ví dụ 1:
Một anh A đi giao dịch ngân hàng, thu ngân hỏi tên, anh kia trả lời
Thu ngân:Anh tên gì ạ?
Anh A: Em tên đầy đủ là Chần Văn Chung (phát âm từ anh này)
Thu Ngân: Dạ! Anh là Chung Châu hay Chung Chó ạ?
...
Anh A: Dạ em là Chung Chó chứ không phải Chung Châu
- Ví dụ 2: Một anh thanh niên đi chơi cùng 1 cô gái, trời nắng to, anh thanh niên nói với cô gái: "Em ơi mình tìm chỗ nào "dâm dâm" ngồi đi"
===>Như thế là phát âm sai trong cả 2 trường hợp trên và đều dẫn tới hiểu lầm (dù ít hay nhiều)
Như vậy các dẫn chứng em đưa ra là hoàn toàn thực tế và không hề có chút ngụy biện nào như cụ vừa phán. Có chăng ngụy biện là bọn phát âm sai mà suốt ngày vỗ ngực "giọng chỗ tao mới là giọng chuẩn quốc gia". Nghe hài lắm!
Muốn được coi là chuẩn mực thì trước tiên là phát âm sao cho chuẩn đã, khi đó ai dám phê phán!


Tôi đọc các comm của cụ thì thấy cụ có một sai lầm lớn khi cho rằng phát âm phải theo chữ viết, phải đọc đúng chính tả. Thực ra ngôn ngữ (Tiếng nói) có trước, chữ quốc ngữ do mấy nhà truyền giao người Bồ phổ biến sau, và các chữ viết này gần với người miền Trung hơn cả, vì các ông truyền giáo người Bồ chủ yếu ở Hội An. Do đó người miền Trung phát các từ được biểu diễn bằng các chữ TR, CH, GI, D, R người miền chung được chính xác hơn.
Trong mấy chục năm vừa qua số người miền Bắc vào Nam nhiều nên giọng Bắc dần được phổ cập nhiều hơn ở phía Nam, nhiều người miền Nam nghe quen dần giọng Bắc, còn ai là ngừơi miền Nam ít được nghe giọng Bắc thì đều khó khăn khi nghe người Bắc nói. Còn đương nhiên là ngừơi Bắc khó nghe người miền Trung và miền Nam vì ít được nghe (Nghe không quen), nếu nghe nhiều sẽ quen dần.
Các cháu lớp 1, lớp 2 ngoài Bắc được các cô giao dạy tập đọc theo chính tả cũng uốn lưỡi các từ có TR, R, GI nhưng sau lên các lớp trên các cháu cũng không uốn lưỡi nữa mà đọc , nói theo tiếng mẹ đẻ ngừơi Bắc hết.
Nghệ sỹ Tiến Hợi nghe ghi âm Bác Hồ nói nhiều nên nhiều lúc đóng kịch nhân vật Bác Hồ nói giống giọng Bác Hồ lắm. Tôi còn thấy một cậu thanh niên người Hà Nội mà bắt trước giọng ông Lê Duẩn đọc bài điếu văn lúc Bác Hồ mất mà giống lắm, không nhịn được cười với thăng cha đó.
Chỉ có thể nói giọng vùng nào được phổ biến hơn, chứ không thể nói giọng vùng nào chuẩn hơn.
 
Chỉnh sửa cuối:

canhhoabatdiet

Xe container
Biển số
OF-308850
Ngày cấp bằng
22/2/14
Số km
5,948
Động cơ
576,354 Mã lực
Tôi đọc các comm của cụ thì thấy cụ có một sai lầm lớn khi cho rằng phát âm phải theo chữ viết, phải đọc đúng chính tả. Thực ra ngôn ngữ (Tiếng nói) có trước, chữ quốc ngữ do mấy nhà truyền giao người Bồ phổ biến sau, và các chữ viết này gần với người miền Trung hơn cả, vì các ông truyền giáo người Bồ chủ yếu ở Hội An. Do đó người miền Trung phát các từ được biểu diễn bằng các chữ TR, CH, GI, D, R người miền chung được chính xác hơn.
Trong mấy chục năm vừa qua số người miền Bắc vào Nam nhiều nên giọng Bắc dần được phổ cập nhiều hơn ở phía Nam, nhiều người miền Nam nghe quen dần giọng Bắc, còn ai là ngừơi miền Nam ít được nghe giọng Bắc thì đều khó khăn khi nghe người Bắc nói. Còn đương nhiên là ngừơi Bắc khó nghe người miền Trung và miền Nam vì ít được nghe (Nghe không quen), nếu nghe nhiều sẽ quen dần.
Các cháu lớp 1, lớp 2 ngoài Bắc được các cô giao dạy tập đọc theo chính tả cũng uốn lưỡi các từ có TR, R, GI nhưng sau lên các lớp trên các cháu cũng không uốn lưỡi nữa mà đọc , nói theo tiếng mẹ đẻ ngừơi Bắc hết.
Nghệ sỹ Tiến Hợi nghe ghi âm Bác Hồ nói nhiều nên nhiều lúc đóng kịch nhân vật Bác Hồ nói giống giọng Bác Hồ lắm. Tôi còn thấy một cậu thanh niên người Hà Nội mà bắt trước giọng ông Lê Duẩn đọc bài điếu văn lúc Bác Hồ mất mà giống lắm, không nhịn được cười với thăng cha đó.
Chỉ có thể nói giọng vùng nào được phổ biến hơn, chứ không thể nói giọng vùng nào chuẩn hơn.
Để biết chính xác giọng nào được phổ biến hơn cả, chắc không dễ đâu cụ
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top