Việc mời cơm là một đặc điểm rút ra từ văn hóa "người ít tuổi kính trọng người nhiều tuổi hơn" của VN.
Nhìn chung, trong điều kiện thông thường, người ít tuổi hơn phải/nên/cần tỏ ra kính cẩn người nhiều tuổi hơn, thể hiện ở nhiều mức độ khác nhau: trong ngôn ngữ thì có thêm các thán từ "ạ, dạ, thưa,...."; trong hành động thì thường đứng dậy nhường ghế, đứng sau, đưa 2 tay; trong ngôn ngữ thì có rất nhiều danh từ để chỉ cùng 1 đối tượng, với mục đích nhằm phân biệt lứa tuổi như "anh/chị/cô/chú/em/cháu...........".
Văn hóa bọn Tây thì ít có những cái này, ví dụ trong ngôn ngữ giao tiếp thì nếu đọc 1 đoạn đối thoại rất khó để nhận ra liệu đoạn đối thoại đó diễn ra giữa 2 người bằng tuổi hay chênh lệch tuổi.
Văn hóa tôn trọng người hơn tuổi có cả ưu điểm và nhược điểm. Chấp nhận văn hóa đó thì phải chấp nhận cả nhược điểm đi kèm như : sự giáo điều, sự ít dám đột phá (qua mặt bậc hơn tuổi), sự nhút nhát (của người trẻ hơn),.... dẫn tới trong giáo dục thì học sinh luôn bị động trước thầy cô, ít dám có tư tưởng đột phá, dẫn tới VN ít có phát minh, ít có sáng tạo,....
Đại loại là rất là lằng nhằng