Bác chả thuần Việt gì cả, để em thuần giúp nhá:
- Micro circuit (Vi mạch): thuần Việt là "sự sắp xếp và các đường nối những linh kiện điện tử bé tý tẹo"
- Programming (Lập trình): thuần Việt là "việc viết ra 1 tập hợp các lệnh của 1 ngôn ngữ máy tính để ra lệnh cho máy tính chạy theo ý đồ của người viết"
nói thật, em viết xong cái mớ thuần Việt ở trên, bản thân cũng muốn đập đầu vào tường quá!
Trong câu chú giải của Cụ Mod Dicham cũng vưỡn phải dùng đến khá nhiều từ Hán - Việt đấy thôi: "Linh kiện", "tập hợp", " ngôn ngữ", "lệnh", " ý đồ"
Từ Hán - Việt hình thành và tồn tại trong ngôn ngữ tiếng Việt trong suốt quá trình hàng ngàn năm lịch sử, nó là từ vay, mượn của nước ngoài nhưng người Việt đã dùng nó như ngôn ngữ của dân tộc mình. Việc vay mượn từ ngữ gốc hán trong lịch sử là điều không thể tránh khỏi khi mà hàng ngàn năm dân ta dùng hệ thống chữ viết là chữ Hán, chữ Nôm và "kênh" để ta tiếp cận với TG bên ngoài chủ yếu là thông qua phía Bắc, ngôn ngữ phát triển không kịp với tốc độ của phát triển văn hóa, tôn giáo, khoa học kỹ thuật.. nên việc vay mượn là điểu tất yếu, giai đoạn Pháp thuộc vũng thế và hiện nay xu hướng này vẫn còn.
Vấn đề là ở chỗ sử dụng phải có chọn lọc và chính xác nội dunng, ngữ cảnh, có những từ chỉ có thể dùng từ Hán- Việt mới có thể diễn đạt 1 cách đầy đủ, ngắn gọn nội dung của người viết, đối với các ngôn ngữ khác mà ta vay mượn cũng vậy. Tuy nhiên những từ nào mà có thể sử dụng tiếng Việt thì không nên dùng từ Hán -Việt hay từ vay mượn khác nữa chẳng hạn như " khán giả" thì nên dùng " người xem", "độc giả" thì dùng "người đọc", hay "Bàn đạp" thay cho "Pê-đan", "tay lái " thay cho "ghi - đông" hay, "Vâng/ dạ" thay cho "Yes/ ok " hay" Ối, sướng quá!" thay cho "Oh Yehhh!" .....
. Nguy hiểm nhất là mấy anh nhà báo thời nay sáng tác thêm những từ Hán- Việt kiểu mới một cách rất tùy tiện không theo nguyên tắc ngôn ngữ, ngữ pháp đó là ghép một từ thuần Việt với một từ gốc Hán như: Tôm tặc, cát tặc, đinh tặc...
Nhật Bản hay Hàn Quốc họ cũng dùng đến 70% từ gốc Hán, và dùng cả chữ Hán nữa vấn đề là họ đưa vào dạy ngay từ trương trình học phổ thông trung học (3 nghìn từ) đến đại học (5 nghìn từ). Với vốn từ như vậy họ có thể sử dụng thành thạo và hiểu chính xác hơn những gì mình viết/ nói.
Ngay cả họ tên của người Việt và một đa số dân tộc ít người khác của Việt Nam hay dân tộc Triều tiên (cả Bắc TT và Hàn quốc), Nhật bản cũng dùng hoàn toàn từ gốc Hán.