Tiếng hán nhiều từ đồng âm nhưng cách viết khác nhau, nên khi phiên âm tiếng hán việt thì sẽ rất khó định nghĩa cho 1 chữ hán cụ thể nào đó. Mà nhiều từ sẽ phải căn cứ theo từ đi kèm dạng như bổ ngữ. Em vẫn thấy tên đặt bằng từ hán việt, hoặc phiên âm tiếng hán thường mang ý nghĩa tốt đẹp cho người đó.
Đúng rồi cụ, nhiều từ đồng âm nên thường người TQ khi nói tên họ đều phải diễn giải tên của mình là chứ nào (nghĩa là gì). Ví dụ họ Dương thì phải xem là chữ Dương trong Dương châu hay là Dương (là con dê )
Chữ thị đây:
氏
thị [
chi]
U+6C0F, tổng 4 nét,
bộ thị 氏 + 0 nét
phồn & giản thể, tượng hình
Từ điển phổ thông
họ
Từ điển trích dẫn
1. (Danh) Họ, ngành họ.
2. (Danh) Thời xưa, tên nhân vật, triều đại hoặc nước đều đệm chữ “thị” ở sau. ◎Như: “Phục Hi thị”
伏羲氏, “Thần Nông thị”
神農氏, “Cát Thiên thị”
葛天氏, “Hữu Hỗ thị”
有扈氏.
3. (Danh) Xưng hiệu của chi hệ của dân tộc thiểu số thời xưa. ◎Như: tộc “Tiên Ti”
鮮卑 có “Mộ Dong thị”
慕容氏, “Thác Bạt thị”
拓跋氏, “Vũ Văn thị”
宇文氏.
4. (Danh) Tiếng tôn xưng người chuyên học danh tiếng. ◎Như: “Xuân Thu Tả thị truyện”
春秋左氏傳, “Đoạn thị Thuyết văn giải tự chú”
段氏說文解字注.
5. (Danh) Ngày xưa xưng hô đàn bà, lấy họ cha hoặc chồng thêm “thị” ở sau. ◎Như: “Trương thị”
張氏, “Vương thị”
王氏, “Trần Lâm thị”
陳林氏, “Tôn Lí thị”
孫李氏.
6. (Danh) Ngày xưa, tên quan tước, thêm “thị” ở sau để xưng hô. ◎Như: “Chức Phương thị”
職方氏, “Thái Sử thị”
太史氏.
7. (Danh) Đối với người thân tôn xưng, thêm “thị” ở sau xưng vị của người đó. ◎Như: “mẫu thị”
母氏, “cữu thị”
舅氏, “trọng thị”
仲氏.
8. (Danh) Học phái. ◎Như: “Lão thị”
老氏, “Thích thị”
釋氏.
9. Một âm là “chi”. (Danh) Vợ vua nước “Hung Nô”
匈奴 gọi là “Yên Chi”
閼氏, ở Tây Vực có nước “Đại Nguyệt Chi”
大月氏, “Tiểu Nguyệt Chi”
小月氏.