Tại sao giảm số lúc xuống dốc lại khiến xe chạy chậm lại?

dtnam

Đi bộ
Biển số
OF-199088
Ngày cấp bằng
20/6/13
Số km
5
Động cơ
324,150 Mã lực
Chào các cụ, em vốn dốt máy móc, có cái thắc mắc mà nghĩ mãi không ra, các cụ khai sáng cho em với!
Ai cũng biết là khi xe xuống dốc, nếu để số thấp thì máy xe sẽ ghì xe lại, nhưng em muốn tìm hiểu bản chất của nó. Chắc phải liên quan đến động cơ vì nếu ta để số N, xe sẽ trôi tự do do hệ thống truyền động bị ngắt không nối với hộp số. Còn nếu ta để số mà đạp côn thì hộp số cũng chuyển động theo bánh xe nhưng xe vẫn trôi tự do. Nếu không đạp côn và để số thì xe bắt đầu chậm lại, tại sao như vậy?
Cảm ơn các cụ!
 

fiestafun

Xe tải
Biển số
OF-170952
Ngày cấp bằng
10/12/12
Số km
342
Động cơ
346,567 Mã lực
Nơi ở
Hải Phòng
Em biết nhưng ko diễn dải được, để cụ nào là thợ mà nói chắc cụ sẽ dễ hiểu hơn, hì hì em fun tí!
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,649
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Chào các cụ, em vốn dốt máy móc, có cái thắc mắc mà nghĩ mãi không ra, các cụ khai sáng cho em với!
Ai cũng biết là khi xe xuống dốc, nếu để số thấp thì máy xe sẽ ghì xe lại, nhưng em muốn tìm hiểu bản chất của nó. Chắc phải liên quan đến động cơ vì nếu ta để số N, xe sẽ trôi tự do do hệ thống truyền động bị ngắt không nối với hộp số. Còn nếu ta để số mà đạp côn thì hộp số cũng chuyển động theo bánh xe nhưng xe vẫn trôi tự do. Nếu không đạp côn và để số thì xe bắt đầu chậm lại, tại sao như vậy?
Cảm ơn các cụ!
Bản chất của nó là tỷ số truyền. Ở số thấp, tỷ số truyền cũng thấp, như vậy cùng một vòng tua máy, bánh xe sẽ quay chậm hơn. Ngược lại, cùng một tốc độ bánh xe thì vòng tua máy phải cao hơn. Như vậy khi xuống dốc, nếu để số thấp, vòng tua máy sẽ cao hơn (so với số cao), và do vậy lực ghì của máy sẽ lớn hơn, xe chạy chậm lại.
 

nguyenx

Xe điện
Biển số
OF-199439
Ngày cấp bằng
24/6/13
Số km
4,116
Động cơ
325,257 Mã lực
Nói như này cho dễ hiểu nhé : lên dốc thì máy kéo xe do vậy nếu độ dốc nhỏ chỉ cần lực kéo nhỏ vì vậy có thể đi số lớn(tỷ số truyền lớn), độ dốc lớn cần lực kéo lớn dùng số nhỏ. Xuống dốc là xe kéo máy do vậy ngược lại lúc lên ạ.
 

dtnam

Đi bộ
Biển số
OF-199088
Ngày cấp bằng
20/6/13
Số km
5
Động cơ
324,150 Mã lực
Bản chất của nó là tỷ số truyền. Ở số thấp, tỷ số truyền cũng thấp, như vậy cùng một vòng tua máy, bánh xe sẽ quay chậm hơn. Ngược lại, cùng một tốc độ bánh xe thì vòng tua máy phải cao hơn. Như vậy khi xuống dốc, nếu để số thấp, vòng tua máy sẽ cao hơn (so với số cao), và do vậy lực ghì của máy sẽ lớn hơn, xe chạy chậm lại.
Tại sao vòng tua máy cao hơn thì lực ghì lại lớn hơn hả bác? Em còn chưa hiểu lực ghì ở đâu sinh ra nữa. Có một thực tế là khi xe xuống dốc, vòng tua máy tự động tăng cao do bánh xe kéo piston (em nghĩ vậy)
 

nguyenx

Xe điện
Biển số
OF-199439
Ngày cấp bằng
24/6/13
Số km
4,116
Động cơ
325,257 Mã lực
Để tua động cơ cao thì xe kéo lực lớn => lực này ngược chiều chuyển động của xe nên ta thấy xe bị ghì lại.
 

hoacvxd

Xe tăng
Biển số
OF-136497
Ngày cấp bằng
30/3/12
Số km
1,465
Động cơ
383,450 Mã lực
Cụ hình dung như khi cụ đi xe đạp cho dễ hiểu:
Hộp số là cái líp xe
Pít tông là hai cái cẳng chân. Đi số nhỏ đạp thấy nhẹ và tốc độ chậm nhưng nếu tụt lùi dốc thì ghì lại dễ hơn so với đi số cao, cái này cụ nào đạp xích lô rồi sẽ rất rõ vì líp xe xích lô không có cá, vừa đạp vừa phanh được).
Khi xe thả trôi dốc, nếu không ga thì tốc độ máy sẽ ở mức cầm chừng (ga không tải) và nó sẽ ghìm xe lại.
 

Muon_biet

Xe cút kít
Biển số
OF-186880
Ngày cấp bằng
25/3/13
Số km
16,636
Động cơ
544,961 Mã lực
Nơi ở
Đống Đa, Hà Nội
Bản chất của nó là tỷ số truyền. Ở số thấp, tỷ số truyền cũng thấp, như vậy cùng một vòng tua máy, bánh xe sẽ quay chậm hơn. Ngược lại, cùng một tốc độ bánh xe thì vòng tua máy phải cao hơn. Như vậy khi xuống dốc, nếu để số thấp, vòng tua máy sẽ cao hơn (so với số cao), và do vậy lực ghì của máy sẽ lớn hơn, xe chạy chậm lại.
Đúng vậy, bản chất của nó là ở tỷ số truyền. Tuy nhiên giải thích như vậy chưa đúng. Vòng tua của máy là cố định khi ta không tăng giảm ga. i(tỷ số truyền)=n1/n2=Z2/Z1 (n là số vòng quay, Z là số răng của bánh răng, 1 là bánh chủ động, 2 là bánh bị động). Vòng tua của máy không đổi, n1 có số vòng quay không đổi, nếu Z2>Z1 thì n2 < n1 tức là tốc độ của bánh xe sẽ thấp và xe đi chậm lại hay nói cách khác nhờ động cơ ghì chậm tốc độ của xe khi xuống dốc (tuy nhiên nếu tác động cắt côn thì Z1 và Z2 mất liên kết, xe trôi tự do).
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,649
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Đúng vậy, bản chất của nó là ở tỷ số truyền. Tuy nhiên giải thích như vậy chưa đúng. Vòng tua của máy là cố định khi ta không tăng giảm ga. i(tỷ số truyền)=n1/n2=Z2/Z1 (n là số vòng quay, Z là số răng của bánh răng, 1 là bánh chủ động, 2 là bánh bị động). Vòng tua của máy không đổi, n1 có số vòng quay không đổi, nếu Z2>Z1 thì n2 < n1 tức là tốc độ của bánh xe sẽ thấp và xe đi chậm lại hay nói cách khác nhờ động cơ ghì chậm tốc độ của xe khi xuống dốc (tuy nhiên nếu tác động cắt côn thì Z1 và Z2 mất liên kết, xe trôi tự do).
cụ nhầm, khi xuống dốc, mặc dù cụ không chạm chân vào pedal ga, vòng tua cũng có thể lên tới 3k, 4k, tại sao lại nói vòng tua cố định ? Vòng tua tăng theo độ dốc nếu để cùng số 1, có nghĩa là tăng theo lực tác động lên bánh xe.
 

Manucian

Xe hơi
Biển số
OF-71670
Ngày cấp bằng
27/8/10
Số km
124
Động cơ
428,130 Mã lực
Website
hattrick.org
cụ nhầm, khi xuống dốc, mặc dù cụ không chạm chân vào pedal ga, vòng tua cũng có thể lên tới 3k, 4k, tại sao lại nói vòng tua cố định ? Vòng tua tăng theo độ dốc nếu để cùng số 1, có nghĩa là tăng theo lực tác động lên bánh xe.
Xuống dốc mà bác không đạp côn thì là do động cơ bị kéo lên vòng tua mới tăng là hiển nhiên thôi :)
 

Muon_biet

Xe cút kít
Biển số
OF-186880
Ngày cấp bằng
25/3/13
Số km
16,636
Động cơ
544,961 Mã lực
Nơi ở
Đống Đa, Hà Nội
Xuống dốc mà bác không đạp côn thì là do động cơ bị kéo lên vòng tua mới tăng là hiển nhiên thôi :)
Cụ đã giải thích chuẩn rồi, E không cần trao đổi thêm với anh thợ nữa.
 

caisua

Xe lăn
Biển số
OF-13244
Ngày cấp bằng
17/2/08
Số km
12,148
Động cơ
503,975 Mã lực
Em đang chạy số 5 thấy xuống dốc xe phi nhanh quá nên giảm thẳng về số thấp nhất (số 0) nhưng thấy nó còn chạy nhanh hơn cả số 5
 

capden

Xe hơi
Biển số
OF-28128
Ngày cấp bằng
1/2/09
Số km
124
Động cơ
485,340 Mã lực
Website
www.thuyenbomhoi.com

6789P8

Xe hơi
Biển số
OF-187538
Ngày cấp bằng
30/3/13
Số km
151
Động cơ
333,810 Mã lực
Cái này đáng hỏi ...e cũng muốn hỏi từ lâu .
 

Rickyman

Xe điện
Biển số
OF-66139
Ngày cấp bằng
12/6/10
Số km
4,904
Động cơ
480,806 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cụ chủ thớt có câu hỏi tưởng như ai cũng biết theo em lại rất hay. Lực ghì sinh ra từ đâu? Em không phải dân cơ khí nhưng chỉ biết tất cả lực ghì sẽ tác động lên pitong, cụ thể là lực ma sát của pitong và xilanh. Khi xuống dốc (tất nhiên là không ai đè ga) ở số cao thì vòng tua máy sẽ thấp-->tần số hoạt động pitong cũng thấp-->lực ghì thấp, khi để ở số cao thì vòng tua máy sẽ lớn, pitong hoạt động với tần số lớn hơn công sản sinh ra từ lực ma sát của piton và xilanh sẽ lớn hơn. E giải thích không chuyên như vậy, có sai các cụ sửa giúp.
 

fiestafun

Xe tải
Biển số
OF-170952
Ngày cấp bằng
10/12/12
Số km
342
Động cơ
346,567 Mã lực
Nơi ở
Hải Phòng
Cụ chủ thớt có câu hỏi tưởng như ai cũng biết theo em lại rất hay. Lực ghì sinh ra từ đâu? Em không phải dân cơ khí nhưng chỉ biết tất cả lực ghì sẽ tác động lên pitong, cụ thể là lực ma sát của pitong và xilanh. Khi xuống dốc (tất nhiên là không ai đè ga) ở số cao thì vòng tua máy sẽ thấp-->tần số hoạt động pitong cũng thấp-->lực ghì thấp, khi để ở số cao thì vòng tua máy sẽ lớn, pitong hoạt động với tần số lớn hơn công sản sinh ra từ lực ma sát của piton và xilanh sẽ lớn hơn. E giải thích không chuyên như vậy, có sai các cụ sửa giúp.
Theo em thì... Bản chất ở đây không phải do lực ma sát giữa xilanh và pittong (dù có thì cũng rất nhỏ) mà nguồn gốc là lực quán tính của xe (Lực quán tính là khẳ năng duy trì vận tốc). Bình thường khi cụ chạy xe nhả côn và đạp ga thì động cơ xe đóng vai trò là lực dẫn động kéo xe đi. Khi xe xuống dốc do tác dụng của trọng lực, xe tự trôi xuống dốc, lúc này trục bánh xe đóng vai trò là lực dẫn động. Khi mình nhả côn, tức là mình để mối liên hệ về lực kéo giữa trục bánh xe và động cơ khi đó lực nào lớn hơn thì xe sẽ đi theo tốc độ đó. (xuống dốc nhả côn mà cụ đạp ga thì xe vẫn xuống dốc nhanh hơn là đạp côn)
 

khanhwin100

Xe buýt
Biển số
OF-73358
Ngày cấp bằng
20/9/10
Số km
944
Động cơ
434,076 Mã lực
Nơi ở
On 4B
em thì giải thích thế này cho dễ.
khi ta lên dốc thì là máy kéo xe, còn khi xuống dốc là xe kéo máy. vì vậy nếu ta về số càng thấp thì máy sẽ càng ghì lại nhiều hơn. em giải thích sơ sơ thế được thôi ạ.
 

fiestafun

Xe tải
Biển số
OF-170952
Ngày cấp bằng
10/12/12
Số km
342
Động cơ
346,567 Mã lực
Nơi ở
Hải Phòng
em thì giải thích thế này cho dễ.
khi ta lên dốc thì là máy kéo xe, còn khi xuống dốc là xe kéo máy. vì vậy nếu ta về số càng thấp thì máy sẽ càng ghì lại nhiều hơn. em giải thích sơ sơ thế được thôi ạ.
Cụ mà xuất hiện sớm thì em đỡ phải đau đầu!
 

Rickyman

Xe điện
Biển số
OF-66139
Ngày cấp bằng
12/6/10
Số km
4,904
Động cơ
480,806 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Theo em thì... Bản chất ở đây không phải do lực ma sát giữa xilanh và pittong (dù có thì cũng rất nhỏ) mà nguồn gốc là lực quán tính của xe (Lực quán tính là khẳ năng duy trì vận tốc). Bình thường khi cụ chạy xe nhả côn và đạp ga thì động cơ xe đóng vai trò là lực dẫn động kéo xe đi. Khi xe xuống dốc do tác dụng của trọng lực, xe tự trôi xuống dốc, lúc này trục bánh xe đóng vai trò là lực dẫn động. Khi mình nhả côn, tức là mình để mối liên hệ về lực kéo giữa trục bánh xe và động cơ khi đó lực nào lớn hơn thì xe sẽ đi theo tốc độ đó. (xuống dốc nhả côn mà cụ đạp ga thì xe vẫn xuống dốc nhanh hơn là đạp côn)
em thì giải thích thế này cho dễ.
khi ta lên dốc thì là máy kéo xe, còn khi xuống dốc là xe kéo máy. vì vậy nếu ta về số càng thấp thì máy sẽ càng ghì lại nhiều hơn. em giải thích sơ sơ thế được thôi ạ.
Chưa cụ nào làm em sáng tỏ gốc rễ lực ghì sinh ra từ đâu
 

nguyenx

Xe điện
Biển số
OF-199439
Ngày cấp bằng
24/6/13
Số km
4,116
Động cơ
325,257 Mã lực
Chưa cụ nào làm em sáng tỏ gốc rễ lực ghì sinh ra từ đâu
Muốn động cơ kéo xe thì Fđc >Fquán tính của xe, còn ngược lại xe phải mất một lực để cho vòng quay động cơ có vòn tua > chạy cầm chừng của động cơ vì vậy xe bị ghì lại. Dốc càng lớn khi lên để số càng thấp và khi xuống mọi người khuyến cáo là lên số nào xuống số ấy nhưng nếu thấy không an toàn thì về số nhỏ hơn (lúc đó thay đổi tỷ số truyền) để lực kéo lại của động cơ lớn hơn cái này làm người lái rà phanh nhẹ hơn đảm bảo an toàn cho hệ thống phanh khi đổ đèo ở những đèo có độ dốc cao và dài
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top