[Funland] Tại sao đường Trần Khánh Dư to đẹp hơn đường Trần Nhật Duật

VanTruong

Xe hơi
Biển số
OF-101177
Ngày cấp bằng
16/6/11
Số km
130
Động cơ
398,290 Mã lực
Kính thưa các cụ các mợ!
Như đã biết thời nhà Trần có rất nhiều danh nhân nổi tiếng cả về văn võ được đặt tên đường tại Hà Nội. Trong đó có 2 vị em để ý là Trần Nhật Duật và Trần Khánh Dư. Trần Nhật Duật được sử sách ghi chép về quân công và tài đức không hề thua kém Trần Hưng Đạo và Trần Quang Khải. Trong khi đó Trần Khánh Dư mặc dù là một tướng giỏi nhưng đạo đức hèn kém bị nhân dân, quân lính khinh ghét.

Câu hỏi đặt ra là Trần Khánh Dư được đặt tên cho con đường to dài đẹp hơn đường Trần Nhật Duật có hợp lý? có nên kiến nghị với UBNDTP Hà Nội tránh mắc những lỗi lầm tương tự trong tương lai không!
 

Xep

Xe điện
Biển số
OF-348813
Ngày cấp bằng
30/12/14
Số km
2,405
Động cơ
1,420,052 Mã lực
Thì dư nó to là phải rồi, duật nó quật lại là đuơng nhiên :D
 

cdcn

Xe điện
Biển số
OF-202474
Ngày cấp bằng
17/7/13
Số km
3,075
Động cơ
14,213 Mã lực
Rỗi hơi! Đường làm sau thì to hơn chứ làm sao? Nói như cụ thì đường Trần Hưng Đạo cũng bé lắm...
 

VanTruong

Xe hơi
Biển số
OF-101177
Ngày cấp bằng
16/6/11
Số km
130
Động cơ
398,290 Mã lực
em bổ sung thông tin về 2 phố này
Phố Trần Nhật Duật dài hơn 800m; từ phố Yên Phụ chui qua cầu Long Biên đi về hướng đông-nam đến đầu cầu Chương Dương và nối vào đường Trần Quang Khải. Phố ở địa phận hiện nay của 4 phường: Đồng Xuân, Hàng Buồm, Phúc Tân và Lý Thái Tổ, đều thuộc quận Hoàn Kiếm, Hà Nội; cách Hồ Gươm hơn 400m về hướng bắc. Điểm dừng xe bus gần (...)

Phố Trần Khánh Dư dài 1,33km; nối tiếp đường Trần Quang Khải (ở đầu phố Tràng Tiền), đến đường Nguyễn Khoái (ở ngã tư Vân Đồn - Lê Quý Đôn) chạy bên đê sông Hồng, qua cạnh Bệnh viện 108 và trước mặt Bệnh viện Hữu Nghị.
 

VanTruong

Xe hơi
Biển số
OF-101177
Ngày cấp bằng
16/6/11
Số km
130
Động cơ
398,290 Mã lực
Rỗi hơi! Đường làm sau thì to hơn chứ làm sao? Nói như cụ thì đường Trần Hưng Đạo cũng bé lắm...
Đường Trần Hưng Đạo là một trong những đường to đẹp nhất thủ đô cụ ạ.
 

VanTruong

Xe hơi
Biển số
OF-101177
Ngày cấp bằng
16/6/11
Số km
130
Động cơ
398,290 Mã lực
Có vẻ lý do cụ đưa ra hợp lý đấy. Giá đất đường Trần Nhật Duật cao hơn giá đất đường Trầnh Khánh Dư :D

Chaéc chủ thớt so sánh giá đất của 2 phố này làm thước đo dài rộng. Em thấy Trần Nhật Duật to thật 80B 888.88 ông ấy còn làm y như thật ạ
 

745Li

Xe container
Biển số
OF-68374
Ngày cấp bằng
15/7/10
Số km
9,483
Động cơ
504,959 Mã lực
Nơi ở
Chuồng bò
Cái chỗ "khinh ghét" đó là ai nói cho cụ chủ vậy? Em xin cái link coi ông Nhân Huệ Vuơng bị khinh ghét dư lào cái ạ.:(:(
Chiến thắng Vân Đồn của ông năm 1287 vẫn đc tổ chức kỷ niệm hàng năm. Và năm 1340 ông mất, dân vẫn lập đền thờ ông ở Tam Điệp - Ninh Bình, trong đền có đặt bức đại tự to ghi chữ "uống nước nhớ nguồn" cùng đôi câu đối:
"Nhân Huệ Vương mở mới bến sông, đồng ruộng tốt tươi nay vẫn đó
Họ Bùi Nguyễn theo nền nối chí, cửa nhà đông đúc trước còn đây."
 

3889

Xe tải
Biển số
OF-308661
Ngày cấp bằng
20/2/14
Số km
384
Động cơ
32,202 Mã lực
Nhảm vãi kít. Sao không thắc mắc là cả đoạn đường đê dài thế gọi mỗi tên là đê sông hồng thôi, chia ra từng đoạn nhỏ éo ai thèm nhớ tên và tìm khó bỏ mama ra. Éo thấy ở đâu có đoạn thẳng rõ dài mà đặt đến n cái tên. :@):@):@)
 

VanTruong

Xe hơi
Biển số
OF-101177
Ngày cấp bằng
16/6/11
Số km
130
Động cơ
398,290 Mã lực
Theo dòng lịch sử thôi ạ. Đại Việt Sử ký toàn thư có viết

Trần Khánh Dư nổi tiếng về tính "con buôn" khi đối xử với dân chúng và binh lính, chẳng hạn như khi ông trả lời vua Trần năm 1296"Tướng là chim ưng, dân lính là vịt, dùng vịt để nuôi chim ưng thì có gì là lạ?". Đại Việt Sử ký Toàn thư có viết: Khánh Dư tính tham lam, thô bỉ, những nơi ông ta trấn nhậm, mọi người đều rất ghét. Nhân Tông chỉ tiếc ông có tài làm tướng, nên không nỡ bỏ mà thôi.

Khánh Dư đi ngược lại hoàn toàn tư tưởng lấy dân làm gốc, dựa vào dân của vua tôi nhà Trần và Trần Hưng Đạo Đại Vương.


Cái chỗ "khinh ghét" đó là ai nói cho cụ chủ vậy? Em xin cái link coi ông Nhân Huệ Vuơng bị khinh ghét dư lào cái ạ.:(:(
Chiến thắng Vân Đồn của ông năm 1287 vẫn đc tổ chức kỷ niệm hàng năm. Và năm 1340 ông mất, dân vẫn lập đền thờ ông ở Tam Điệp - Ninh Bình, trong đền có đặt bức đại tự to ghi chữ "uống nước nhớ nguồn" cùng đôi câu đối:
"Nhân Huệ Vương mở mới bến sông, đồng ruộng tốt tươi nay vẫn đó
Họ Bùi Nguyễn theo nền nối chí, cửa nhà đông đúc trước còn đây."
 

745Li

Xe container
Biển số
OF-68374
Ngày cấp bằng
15/7/10
Số km
9,483
Động cơ
504,959 Mã lực
Nơi ở
Chuồng bò
Theo dòng lịch sử thôi ạ. Đại Việt Sử ký toàn thư có viết

Trần Khánh Dư nổi tiếng về tính "con buôn" khi đối xử với dân chúng và binh lính, chẳng hạn như khi ông trả lời vua Trần năm 1296"Tướng là chim ưng, dân lính là vịt, dùng vịt để nuôi chim ưng thì có gì là lạ?". Đại Việt Sử ký Toàn thư có viết: Khánh Dư tính tham lam, thô bỉ, những nơi ông ta trấn nhậm, mọi người đều rất ghét. Nhân Tông chỉ tiếc ông có tài làm tướng, nên không nỡ bỏ mà thôi.

Khánh Dư đi ngược lại hoàn toàn tư tưởng lấy dân làm gốc, dựa vào dân của vua tôi nhà Trần và Trần Hưng Đạo Đại Vương.
Em cũng có ĐVSKTT, cụ đã trích thì trích cho đủ đc ko ạ, ko nên bớt xén.
 

Vinhanh1511

Xe điện
Biển số
OF-419038
Ngày cấp bằng
26/4/16
Số km
2,477
Động cơ
238,039 Mã lực
Nơi ở
HN
em bổ sung thông tin về 2 phố này
Phố Trần Nhật Duật dài hơn 800m; từ phố Yên Phụ chui qua cầu Long Biên đi về hướng đông-nam đến đầu cầu Chương Dương và nối vào đường Trần Quang Khải. Phố ở địa phận hiện nay của 4 phường: Đồng Xuân, Hàng Buồm, Phúc Tân và Lý Thái Tổ, đều thuộc quận Hoàn Kiếm, Hà Nội; cách Hồ Gươm hơn 400m về hướng bắc. Điểm dừng xe bus gần (...)

Phố Trần Khánh Dư dài 1,33km; nối tiếp đường Trần Quang Khải (ở đầu phố Tràng Tiền), đến đường Nguyễn Khoái (ở ngã tư Vân Đồn - Lê Quý Đôn) chạy bên đê sông Hồng, qua cạnh Bệnh viện 108 và trước mặt Bệnh viện Hữu Nghị.
Theo như cụ này thì cụ Duật khoảng hơn 8cm còn cụ Dư thì là 13,3 cm. Như vậy rõ rồi cụ còn thắc mắc gì. Ngắn hơn thì phải to hơn chứ. Dài mà to thì chết khiếp ;))
 

VanTruong

Xe hơi
Biển số
OF-101177
Ngày cấp bằng
16/6/11
Số km
130
Động cơ
398,290 Mã lực
Vâng,
Khánh Dư có công trạng thời kỳ đầu nhưng cuối đời không giữ được bản thân, để lại tiếng xấu sử sách ghi lại. Đây cũng là bài học cho các triểu đại chế độ sau này


Nhân Huệ Vương Khánh Dư từ Bài Áng vào chầu.

Người trong trấn kiện Khánh Dư tham lam thô bỉ. Hành khiển đem sự trạng tâu lên. Khánh Dư nhân đó tâu vua:

"Tướng là chim ưng, dân lính là vịt, dùng vịt để nuôi chim ưng thì có gì là lạ?".

Vua không hài lòng, Khánh Dư bèn trở về. Khánh Dư vào chầu không quá 4 ngày đã trở về, vì sợ ở lâu bị vua khiển trách.

Mùa thu, tháng 7, vua [4b] ngự đến Đông Bộ Đầu xem đua thuyền. Được mùa to.

Đinh Dậu, [Hưng Long] năm thứ 5[1279], (Nguyên Đại Đức năm thứ 1). Mùa xuân, tháng 2, duyệt định dân binh các xã trong cả nước, bắt đời đời làm lính, không được làm quan theo quy chế cũ.

Đổi giáp thành hương.

Sai Chiêu Văn Vương Nhật Duật đi đánh sách A Lộc. Hưng Nhượng Vương Quốc Tảng đi đánh sách Sầm Tử.

Ai Lao xâm phạm sông Chàng Long. Phạm Ngũ Lão đánh bại chúng, lấy lại được đất cũ. Ban vân phù cho Phạm Ngũ Lão.

Mùa hạ, tháng 4, lấy Trần Thì Kiến làm Kiểm pháp quan, nhậm chức Đại an phủ Kinh sư.


Em cũng có ĐVSKTT, cụ đã trích thì trích cho đủ đc ko ạ, ko nên bớt xén.
 

745Li

Xe container
Biển số
OF-68374
Ngày cấp bằng
15/7/10
Số km
9,483
Động cơ
504,959 Mã lực
Nơi ở
Chuồng bò
Vâng,
Khánh Dư có công trạng thời kỳ đầu nhưng cuối đời không giữ được bản thân, để lại tiếng xấu sử sách ghi lại. Đây cũng là bài học cho các triểu đại chế độ sau này


Nhân Huệ Vương Khánh Dư từ Bài Áng vào chầu.

Người trong trấn kiện Khánh Dư tham lam thô bỉ. Hành khiển đem sự trạng tâu lên. Khánh Dư nhân đó tâu vua:

"Tướng là chim ưng, dân lính là vịt, dùng vịt để nuôi chim ưng thì có gì là lạ?".

Vua không hài lòng, Khánh Dư bèn trở về. Khánh Dư vào chầu không quá 4 ngày đã trở về, vì sợ ở lâu bị vua khiển trách.

Mùa thu, tháng 7, vua [4b] ngự đến Đông Bộ Đầu xem đua thuyền. Được mùa to.

Đinh Dậu, [Hưng Long] năm thứ 5[1279], (Nguyên Đại Đức năm thứ 1). Mùa xuân, tháng 2, duyệt định dân binh các xã trong cả nước, bắt đời đời làm lính, không được làm quan theo quy chế cũ.

Đổi giáp thành hương.

Sai Chiêu Văn Vương Nhật Duật đi đánh sách A Lộc. Hưng Nhượng Vương Quốc Tảng đi đánh sách Sầm Tử.

Ai Lao xâm phạm sông Chàng Long. Phạm Ngũ Lão đánh bại chúng, lấy lại được đất cũ. Ban vân phù cho Phạm Ngũ Lão.

Mùa hạ, tháng 4, lấy Trần Thì Kiến làm Kiểm pháp quan, nhậm chức Đại an phủ Kinh sư.
Cụ nên xem thêm giai đoạn cuối đời sau khi từ quan của Nhân Huệ Vương đã làm những gì cho dân ạ. Cáo quan xong gần 20 năm sau ông mới mất.
 

WakeUp888

Xe hơi
Biển số
OF-421852
Ngày cấp bằng
11/5/16
Số km
121
Động cơ
219,220 Mã lực
Liệu có phải trong lúc phê pha cụ viết bài này
 

GamCaoMayLanh

Xe lăn
Biển số
OF-333492
Ngày cấp bằng
5/9/14
Số km
10,374
Động cơ
519,647 Mã lực
Ý của chủ thớt ấm ức em hiểu: cụ Duật chức và công to hơn cụ Dư mà đường lại ngắn hơn chứ gì?. Thế như cụ Trần Bình Trọng công chặn hậu cho các vua chạy và chức truy phong là Đại vương to ngang cụ Trần Quốc Tuấn, ấy thế mà phố Trần Bình Trọng dài nhõn có 590 m!. Bác chủ tắt máy đi ngủ sớm đê.
 

dangduong

Xe container
Biển số
OF-96407
Ngày cấp bằng
22/5/11
Số km
6,554
Động cơ
445,839 Mã lực
Về chuyện đường và tên đường em không bàn, vì không có cái gì ràng buộc rằng hễ công to hơn thì đường phải đẹp hơn. Tên đường còn có yếu tố lịch sử nữa, ngày hôm nay được đặt tên, ngày mai có khi bị bỏ tên, vì sự đánh giá khác đi, chuyện ấy xảy ra rồi. Bản thân con đường cũng thay đổi, hôm nay nhỏ, ngày mai thành to, v.v...

Em chỉ nói về ý của cụ, so sánh công lao hai vị tướng. Theo em biết, cụ Dư đúng là tham quan, nhưng trong cuôc kc chống Nguyên lần 2, lần khốc liệt nhất, cụ lại lập vũ công hạng nhất. Việc cụ đánh chìm đoàn thuyền lương của tướng Hổ là bước ngoặt quyết định nhất của cuộc chiến, kể từ đó, thắng thua đã định xong, chỉ còn là vấn đề thời gian. Nguyên thì chỉ còn tính mưu sao cho rút về nước được, chạy thoát được. Người ngựa không còn gì ăn thì đánh đấm gì. Việt thì từ chỗ chạy dài vận nước trứng đầu gậy đột nhiên thoát hiểm, hơn thế, cửa thắng bỗng mở toang, chỉ còn tính cách giết được nhiều nhất lũ đói lả trên đường rút chạy sao cho chúng phải khiếp đảm lần sau không dám đến nữa.
Nếu nói vũ công thì đây là vũ công lớn nhất trong cuộc chiến khốc liệt nhất chống Nguyên (cuộc xâm lược lần 1 và 3 không khốc liệt bằng, quy mô không lớn bằng, quân Nguyên không mạnh bằng so với lần 2).
Vậy về vũ công thì cả ba lần chống Nguyên không ai bằng cụ Dư cả, tất nhiên không kể các lãnh tụ như các vua, vương Tuấn, vương Khải.
 
Chỉnh sửa cuối:

Tamsach

Xe điện
Biển số
OF-151494
Ngày cấp bằng
3/8/12
Số km
2,417
Động cơ
919,074 Mã lực
Theo dòng lịch sử thôi ạ. Đại Việt Sử ký toàn thư có viết

Trần Khánh Dư nổi tiếng về tính "con buôn" khi đối xử với dân chúng và binh lính, chẳng hạn như khi ông trả lời vua Trần năm 1296"Tướng là chim ưng, dân lính là vịt, dùng vịt để nuôi chim ưng thì có gì là lạ?". Đại Việt Sử ký Toàn thư có viết: Khánh Dư tính tham lam, thô bỉ, những nơi ông ta trấn nhậm, mọi người đều rất ghét. Nhân Tông chỉ tiếc ông có tài làm tướng, nên không nỡ bỏ mà thôi.

Khánh Dư đi ngược lại hoàn toàn tư tưởng lấy dân làm gốc, dựa vào dân của vua tôi nhà Trần và Trần Hưng Đạo Đại Vương.
Nhân Hụê Vương làm thế là đúng quy trình rồi cụ còn thắc mắc gì.Đến giờ vẫn lấy vịt nuôi chim ưng nhé
 

VanTruong

Xe hơi
Biển số
OF-101177
Ngày cấp bằng
16/6/11
Số km
130
Động cơ
398,290 Mã lực
Cụ phản biện nhưng không có một trích dẫn nào cụ thể. Trong khi em đã đưu ra tư liệu để chứng minh luận điểm của em :).
Cụ nên xem thêm giai đoạn cuối đời sau khi từ quan của Nhân Huệ Vương đã làm những gì cho dân ạ. Cáo quan xong gần 20 năm sau ông mới mất.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top