Em thấy các cụ lại không tập trung vào chủ đề chính của Thớt rồi.
Theo em:
1. Câu hỏi của chủ thớt chưa rõ. Nói "các nước Mỹ Latinh nói chung và Nam Mỹ nói riêng đều ko giàu và kém sang" là so với nước nào? Nếu so với các nước phát triển trên thế giới (developed countries) thì Of course, khẳng định là đúng. Nguyên nhân, em nói sau. Nếu so với các nước đang và kém phát triển (developing and undeveloped countries) thì khẳng định đó không đúng Vì các nước Mỹ La tinh có GDP per capita, giáo dục, văn hóa, nhận thức, ý thức công dân, kết cấu xã hội, phúc lợi, hạ tầng... từ trung bình đến phát triển cao, có những nước như Chile, Uruguay, Argentina, Panama... đã tiệm cận các nước phát triển về HDI, GDP (Các cụ search xếp hạng của IMF vừa công bố tháng 6/2018 sẽ rõ).
2. Em coi cụ chủ thớt so sánh với các nước có cùng xuất phát điểm (Mỹ, Úc Canada, Nhật, thậm chí Tây Âu), tương đồng văn hóa (Cùng văn hóa phương Tây), lịch sử (giành độc lập từ những năm 18xx) để so sánh. Thực ra, đã có lúc Argentina đã là một trong những nước giàu nhất thế giới (Rất nhiều nguồn để xem, ví dụ:
Medium.com cho biết:
By 1910 . . . Argentina was one of the foremost countries in the world. It was one of the most important grain and meat exporters. Its GDP represented 50 percent of all Hispanic America, ranked 10th in the world’s economy, and its trade amounted to 7 percent of the world’s total.” ... In 1913, its per capita income was higher than that of France, twice that of Italy, and almost five times that of Japan), có nói rằng: năm 1913, GDP đầu người của nước này cao hơn Pháp, gâp 2 lần Ý, gần 5 lần Nhật...
Em đơn giản chỉ là hay xem Quora, các bạn Argentina và các nước khác lý giải về nguyên nhân về thế kỷ mất mát, thập kỷ mất mát của Argentina ...(
Ví dụ: https://www.quora.com/Why-isnt-Argentina-a-rich-country; https://www.quora.com/Was-Argentina-really-one-of-the-richest-countries-in-the-world-before-1950; https://www.quora.com/Why-is-Argentina-no-longer-a-rich-country-despite-its-natural-resources-educated-workforce-and-relatively-small-population; https://www.quora.com/Why-is-Argentina-so-poor ...), họ nói nhiều về: tham nhũng, quản lý kém, hạ tầng kém, chiến lược kém...
Rồi các chủ đề khác của Brazil, Chile, Mexico... hầu như đề có chung những vấn đề trên. Nhưng vấn đề có tính cốt lõi, em rút ra sau khi đọc các bài đó gồm:
- Văn hóa Latin khác hẳn văn hóa Bắc Âu, Anglo - Xắc xông ... Các cụ xem
Nhóm văn hóa Bắc Âu thiên về lý tính, khoa học, kỷ luật, chính xác, ý thức xã hội, ý thức công dân cao (nôm na văn minh hơn), có tinh thần hiệp sỹ, công bằng, dám làm dám chịu, minh bạch, rõ ràng ... trong khi Latin thiên về cảm tính, sôi nổi, bốc đồng... Đặc biệt, tham nhũng, ý thức kém, đi đêm, hối lộ, thiếu minh bạch, kinh tế ngầm ... là đặc trưng nổi bật (Tương tự nước Vệ)...
Tính cách dân tộc, văn hóa ... có ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành tầng lớp tinh hoa, ảnh hưởng đến quyết sách lớn, đến lựa chọn con đường. Lãnh đạo của các nhóm văn hóa khác nhau thì tư duy cũng khác nhau (Ông Tổng thống Bắc Âu khác tư duy ông Nam Âu...)...
3. Liên hệ với Việt Nam:
Người ta hay nói nhiều về ưu điểm để tự sướng mà quên đi những nhược điểm cố hữu, căn bản có tính quyết định để làm nên thành công: Kém về
ính kỷ luật, lý trí, ý chí, tư duy dài hạn, về đoàn kết, ý thức cộng đồng. Trong khi lại rất ích kỷ, ngắn hạn, thiếu kỷ luật, không làm đến nơi đến chốn ... Đó là tư duy chung (số đông) của dân tộc, không dễ thay đổi. Điều đó khiến cho tầng lớp tinh hoa rất ít, không đủ hấp lực đẩy cả dân tộc đi lên. Bản thân tầng lớp trí thức, thượng lưu... cũng còn nhiều tàn dư đó.
PS: Những vấn đề khác em không đề cập đến.