[ATGT] Tai nạn thường xảy ra vào lúc nào và khi tai nạn xảy ra

Haiau

Xe tăng
Biển số
OF-8989
Ngày cấp bằng
14/11/06
Số km
1,875
Động cơ
583,639 Mã lực
Nơi ở
48B Tràng Thi
Hay lơ mơ nhất là tầm 12 đêm đến 1 h đêm và sau trưa em thấy tầm này hay dính tai nạn nhất...vì lúc đó cơ thể mệt mỏi hay buồn ngủ...
 

enter0280

Xe tăng
Biển số
OF-4955
Ngày cấp bằng
24/5/07
Số km
1,904
Động cơ
550,688 Mã lực
Nơi ở
Phong cảnh hữu tình.
Phanh gấp mà văng xa 40-50m khi V=60km/h là đối với loại ô tô gì vây???
 

8868

Xe máy
Biển số
OF-7019
Ngày cấp bằng
12/7/07
Số km
98
Động cơ
542,012 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Hiểm họa từ những đoạn đường cong

em đọc thấy hay hay , các bác thử đọc coi
Chất lượng đường xá được nâng cấp từng ngày nhưng ít người quan tâm tới việc điều chỉnh các đoạn đường cong để hạn chế ảnh hưởng của lực ly tâm. Đây chính là nguyên nhân gây ra những tai nạn "bí hiểm".


Lực ly tâm làm đồ vật trên xe chuyển động ngược với hướng lái. (Ảnh: Hyperphysics)

Có thể đưa ra những đoạn đường cong thường xuyên xảy ra tai nạn do lực ly tâm. Thứ nhất, đó là đoạn cong từ thành phố Thái Bình về thị trấn Diêm Điền. Có thời gian, trên quãng đường này xảy ra đến 20 vụ tai nạn cùng một hiện tượng: Xe máy, ôtô đều bị đẩy về một phía bên đường, đập vào cây hoặc đẩy xuống ruộng, gây hỏng xe và tử vong cho người điều khiển và hành khách.
Đoạn đường sắt cong trên đèo Lăng Cô cũng ở vào tình trạng đó, bán kính cong không thay đổi, nhưng thời gian hành trình được khuyến khích giảm dần nên tốc độ tàu chạy tăng lên, lại không có những cảnh báo, hạn chế tốc độ cụ thể, chi tiết, tai nạn là khó tránh khỏi.
Đặc biệt nhất có lẽ là tuyến Pháp Vân - Cầu Giẽ, đoạn đường thường xảy ra các vụ tai nạn lạ thường trong thời gian qua. Một số ý kiến cho rằng, nguyên nhân do địa điện từ gây ra. Tuy nhiên, theo tiến sĩ Hà Duyên Châu, Phó Viện trưởng Viện Vật lý địa cầu, khó có thể khẳng định như vậy, vì chỉ có bão từ xảy ra với cường độ mạnh mới ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Ông Châu nói: "Trên đoạn đường Pháp Vân - Cầu Giẽ nếu có vấn đề về từ trường thì đó chỉ là những dị thường về từ trường mà thôi, không có liên quan đến việc lái xe an toàn".


Các thành phần của lực ly tâm. (Ảnh: Apollo)

Những tai nạn dị thường trên đoạn đường Pháp Vân - Cầu Giẽ là do lực ly tâm gây nên. Nguyên nhân chính là do nền đường không vững, sụt lún nhiều làm cho mặt đường vồng lên, lõm xuống, không phẳng. Nguy hiểm hơn nữa là đoạn vồng lên, lõm xuống nối tiếp nhau. Đứng ở phía bên đường, nhìn dọc theo tuyến rất dễ nhận ra những đoạn đường kiểu này. Ôtô hoặc xe máy chạy với tốc độ cao trên những đoạn đường như thế này sẽ tạo ra lực ly tâm đứng, tác động vào xe. Khi xe đi từ đoạn vồng lên sang đoạn lõm xuống, trọng lượng xe đang từ nhẹ bỗng trở lên rất nặng, tự như ta nhồi quả bóng, khiến xe trở nên bất định, bị lắc và lăng sang ngang. Quy trình này lặp đi lặp lại liên tiếp vài lần thì tai nạn xảy ra là điều dễ hiểu.
Dưới đây xin nêu ra cách tính toán cụ thể lực ly tâm, phát sinh khi xe chạy trên đoạn đường cong. Có hai loại đường cong là: cong trên mặt bằng và cong trên mặt phẳng đứng. Ở hai loại đường cong này tuy lực ly tâm khi xe chạy là một, nhưng chiều của lực so với mặt phẳng ngang là khác nhau.
Đoạn đường cong trên mặt phẳng nằm ngang
Khi xe chạy trên đoạn đường cong, sẽ xuất hiện một lực ly tâm có điểm gốc là trọng tâm xe, phương nằm ngang, chiều hướng từ tâm của đoạn cong ra ngoài. Độ lớn của lực ly tâm bằng khối lượng xe nhân với bình phương của vận tốc và chia cho bán kính cong của đoạn đường.

Hình mô tả lực ly tâm khi đi vào đoạn đường cong. (Muextension)
Center of Gravity: Trọng tâm
Tires becomes pivot points: Lốp trở thành những điểm chịu lực
Centrifugal force: Lực ly tâm
Direction of turn: Hướng lái


Ví dụ, một xe có khối lượng là 5.000 kg, chạy trên đoạn đường cong có bán kính cong là 50 m. Tốc độ xe chạy là 50 km/h, tức 13,89 m/s, bình phương lên được con số 192,9 (m/s)2. Lực ly tâm khi đó sẽ là 19.290 N, đẩy vào trọng tâm xe theo phương nằm ngang, theo chiều từ tâm của đoạn đường cong hướng ra ngoài. Ngoài lực ly tâm, xe còn có trọng lực. Trọng lực bằng khối lượng xe nhân với gia tốc trọng trường (g=10 m/s2). Lực ly tâm và trọng lực tạo thành một hợp lực.
Hợp lực này cũng xuất phát từ trọng tâm xe kéo xuống theo một phương nghiêng, điểm chạm với mặt đường sẽ có khoảng cách đến tim của mặt đế xe bằng độ cao của trọng tâm xe trên mặt đường nhân với tỷ số của lực ly tâm với trọng lực xe. Như ở ví dụ trên, tỷ số của lực ly tâm với trọng lực xe là 0,39, nếu trọng tâm xe cao hơn mặt đường là 1,5 m thì khoảng cách từ điểm chạm mặt đường của hợp lực đến tim mặt đế là 0,585 m. Trong trường hợp này nếu mặt đế xe có chiều rộng nhỏ hơn hai lần khoảng cách trên, tức là nhỏ hơn 1,17 m thì xe bị đổ về phía đối diện với tâm của đoạn đường cong. Chiều rộng mặt đế xe là khoảng cách giữa hai mặt ngoài của bánh xe.
Cũng với trường hợp này, nếu xe chạy với vận tốc 80 km/h, tức là 22,22 m/s, lực ly tâm sẽ tăng lên gần gấp đôi và bằng 49.372 N. Điểm chạm mặt đường của hợp lực sẽ cách tim bản đế xe 1,5 m. Nếu chiều rộng của xe nhỏ hơn 3 m thì xe sẽ bị đổ.
Như vậy có thể đưa ra 4 yếu tốc tác động tới hiện tượng lật xe. Thứ nhất, tốc độ càng cao càng nguy hiểm, như đã thấy ở ví dụ trên, tốc độ xe tăng 60%, lực ly tâm tăng 160%. Thứ hai, bán kính cong của đoạn đường càng nhỏ càng bất lợi. Thứ ba, xe càng chất nặng, xếp cao càng nguy hiểm, vì trọng tâm xe càng cao so với mặt đường. Cuối cùng, chiều rộng đế càng hẹp xe càng dễ đổ.
Điều này giải thích tai nạn đổ tàu E1, vì tuy bán kính cong của đường sắt thường không nhỏ hơn 100 m, nhưng khoảng cách giữa hai thanh ray tức là chiều rộng của mặt đế lại hẹp, thường không quá 1,2 m, nên hợp lực của trọng lực và lực ly tâm dễ kéo ra ngoài mặt đế, gây đổ tàu. Do đó, ở đoạn đường ray có bán kính cong 100 m, thường phải hạn chế tốc độ dưới 60 km/h. Nếu chạy quá 60 km/h thì tai nạn xảy ra là khó tránh khỏi.
Đoạn đường cong theo mặt phẳng đứng:
Đây là đoạn đường có tuyến thẳng trên mặt bằng, nhưng bị uốn vồng lên hoặc lõm xuống, trường hợp này lực ly tâm vẫn tính như trên và xuất phát từ trọng tâm xe, nhưng có phương thẳng đứng, có chiều từ dưới lên trên nếu đường cong vồng lên. Còn chiều từ trên xuống dưới, nếu đường cong lõm xuống.
Với ví dụ xe có khối lượng 5.000 kg, chạy với tốc độ 60 km/h trên đoạn đường cong theo mặt phẳng đứng, vồng lên, với bán kính cong 50 m. Trường hợp này, lực ly tâm bằng 27.750 N, nhưng có chiều thẳng đứng từ dưới lên trên. Trọng lực xe vẫn tính như trên bằng 50.000 N. Do lực ly tâm và trọng lực ngược chiều nên trọng lực xe còn 22.250 N, tức là xe nhẹ đi quá nửa, xe sẽ có hiện tượng như đi trên đường trơn, hệ số ma sát nhỏ đi quá nửa, dễ bị trượt sang ngang do tay lái đột nhiên nhẹ bỗng. Cũng trường hợp này, nếu xe chạy với tốc độ 80 km/h, lực ly tâm sẽ bằng 49.327 N, nghĩa là xấp xỉ bằng trọng lực. Lúc này hầu như xe không bám đường nữa, giống như bị nhấc bỗng lên, tay lái mất tác dụng và xe hoàn toàn bất định, bị lăng sang ngang theo quán tính.

PGS. TS. Nguyễn Duy Hạnh
 

lanth

Xe tải
Biển số
OF-7661
Ngày cấp bằng
2/8/07
Số km
487
Động cơ
543,840 Mã lực
Nơi ở
Gần nhà các cụ rùa
Bài này đăng trên Vnexpress từ hồi tháng 04/2006 rồi mà bác! À mà tiện thể các bác liệt kê những đoạn đường cong nguy hiểm lên đây để các OFer biết còn tránh nhỉ!
 

quang

Xe đạp
Biển số
OF-2429
Ngày cấp bằng
19/11/06
Số km
42
Động cơ
565,120 Mã lực

GiaoThongTài khoản đã xác minh

Em vẫn hành quân...
Biển số
OF-29
Ngày cấp bằng
22/5/06
Số km
16,291
Động cơ
846,373 Mã lực
Nơi ở
Đông dược Phú Hà
Website
www.duocphuha.com
Trước đây bác Lái Xe Cẩu cũng có post một số bài có ảnh minh họa về những đoạn đường cong, những chỗ vào cua mà mặt đường làm không vát là các xe tèo liên tục, nhất là mấy em xe tải dài dài chở hàng.
 

Ferrari_F350

Xe tải
Biển số
OF-8226
Ngày cấp bằng
16/8/07
Số km
212
Động cơ
539,670 Mã lực
Chất lượng đường xá được nâng cấp từng ngày nhưng ít người quan tâm tới việc điều chỉnh các đoạn đường cong để hạn chế ảnh hưởng của lực ly tâm. Đây chính là nguyên nhân gây ra những tai nạn "bí hiểm".


bác nói thế nào chứ em làm thiết kế đường thì đoạn đường cong em thiết kê cũng ngon chỉ tại mấy ông thi công không làm dc thôi.
 

duythinh112

Xe hơi
Biển số
OF-12133
Ngày cấp bằng
17/12/07
Số km
189
Động cơ
527,300 Mã lực
Nơi ở
28 Trần Hưng Đạo
có một tình hình cũng dễ xảy ra tai nạn là khi mình đi sau khoảng 2,3 xe đang xin vượt và mình đi theo 2,3 cái xe này, khi 2,3 xe này vượt xong, đi vào đúng làn đường của mình thì trước mặt mình hiện ra cái xe đang đi ngược chiều, mà bên tay phải của mình vẫn còn cái xe mình định vươt. Ôi, chẳng dám nghĩ nữa đâu.
 

duythinh112

Xe hơi
Biển số
OF-12133
Ngày cấp bằng
17/12/07
Số km
189
Động cơ
527,300 Mã lực
Nơi ở
28 Trần Hưng Đạo
có một tình huống cũng dễ gây tai nạn là đang đi nhanh thấy con chó chạy qua, thương nó quá đánh tay lái tránh và bay xuống ruộng, kinh nghiệm là yêu cho roi cho vọt (đâm luôn)
 

8868

Xe máy
Biển số
OF-7019
Ngày cấp bằng
12/7/07
Số km
98
Động cơ
542,012 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
sao lắm nơi luộc đi luộc lại cái bài này thế nhỉ :| http://hanamco.com/vi/so-sanh---danh-gia/2007/9/96XC92120762448/
bác này rõ chán. theo bác thế thì mỗi hoa người ta chỉ ngửi một lần thôi à.(theo như em biết thì có những loại hoa mà người đời cứ ngửi hít , bàn ngắm sờ mó mãi , luộc đi luộc lại mãi chả thấy chán gì cả. nên em cứ đăng đại lên.nói thật em cũng lướt qua thôi chứ đã đọc hết đâu.ko khéo lần sau ai đăng em lại thấy mới ấy chứ ) theo em thì cứ cũ người mới ta. mà ta lâu dùng thì vẫn là mới -ý em là thế
 

taplai

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-169
Ngày cấp bằng
8/6/06
Số km
551
Động cơ
586,510 Mã lực
Những đoạn cua lên cầu cũng là chỗ nguy hiểm, xe con chớ đi cạnh xe tải nặng.
 

mycachua

Xe đạp
Biển số
OF-5322
Ngày cấp bằng
11/6/07
Số km
20
Động cơ
544,400 Mã lực
Vn mình chán thật, đường thì xóc, lại còn cong veo, khiếp wa' :(
 

hakhoai

Xe hơi
Biển số
OF-598
Ngày cấp bằng
2/7/06
Số km
131
Động cơ
579,920 Mã lực
Nơi ở
Chân cầu Thăng Long
Website
www.dulichbui.vn
ôi các bác ơi, các bác nói thế là cũng ko hẳn đúng đâu a. Đường được thiết kế theo các cấp tốc độ nhất định, bán kính các đường cong đứng và đường cong nằm đều được tính toán thiết kế thích hợp với tốc độ đó, đảm bảo cho xe chạy an toàn. Ở những đoạn đường khó khăn đặc biệt, sử dụng bán kính đường cong tối thiểu, thì người ta phải làm siêu cao (tức là làm cho phía lưng đừng cong bằng, cao hơn so với phía bụng, khi đi vào đoạn này thi các bác sẽ thấy xe bị nghiêng, nhằm khắc phục lực ly tâm). Đường cong đứng cũng vậy ạ, đường cong đứng cũng được thiết kế sao cho, khi xe chạy <= tốc độ thiết kế (quy trình cũ), thì xe ko bị "bay", thực ra đường cong đứng ít gây nguy hiểm cho người lái xe, chủ yếu chỉ là do khuất tầm nhìn khi chênh cao lớn thôi. Trên thực tế nó chỉ dễ gây hư hỏng cho xe ôtô, vi lực ly tâm làm tăng tải trọng tác dụng lên bộ phận giảm xóc của xe, làm giảm tuổi thọ hoac gây hư hỏng cho bộ phận này.

Các bác đi Điện Biên 1km có cả chục đường cong, đường kính nhiều cái còn nhỏ hơn qui trình nhiều lần, cá biệt chỉ = 7m. Nhưng vì điều kiện thi công lúc ấy chưa khắc phục được , vẫn phải làm thế, và cắm biển nguy hiểm, biển hạn chế tốc độ. Bi h máy móc hiện đại, qui trinh mới lại thiên về an toàn, chi chục năm nữa là các bác tha hồ phóng.

Em xin nói thêm nữa là đường cong queo mới là chuẩn đấy ạ, có điều là cong như thế nào thôi a. Đường thẳng tưng rất là nguy hiểm, vì lái xe rất dễ ngủ gật, hì hị

Em xin hết ạ
 

Khuu

Xe tăng
Biển số
OF-9047
Ngày cấp bằng
30/8/07
Số km
1,545
Động cơ
549,510 Mã lực
Nơi ở
Lang thang trên đường
Website
www.facebook.com
Bác ấy luộc lại thì có sao mà các bác kêu ca quá, ai chưa đọc thì đọc, ai đọc rồi thì đọc lại cho nhớ!
 

duythinh112

Xe hơi
Biển số
OF-12133
Ngày cấp bằng
17/12/07
Số km
189
Động cơ
527,300 Mã lực
Nơi ở
28 Trần Hưng Đạo
tai nạn thường xảy ra lúc mình phải trả lời tin nhắn mà nếu không trả lời thì chết với nó
 

focus_S

Xe điện
Biển số
OF-5466
Ngày cấp bằng
13/6/07
Số km
2,086
Động cơ
564,925 Mã lực
Tai nạn xẩy ra vào lúc nó phải đến vào bất cứ lúc nào : Đi giữa đoàn xe, tốc độ 30 km/h - một chú công nông chở đấy đất từ ruộng phi lên thế là đi 2 cánh cửa :102: :77:
 

smallapple

Đi bộ
Biển số
OF-12744
Ngày cấp bằng
17/1/08
Số km
5
Động cơ
522,250 Mã lực
tui cho rằng tai nạn dễ xảy ra nhất là vào tầm 4-5h sáng. Lúc ấy mọi người tưởng ít người qua lại nên phóng nhanh ko để ý. Hậu quả thì.....hichic....
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top