- Biển số
- OF-643753
- Ngày cấp bằng
- 28/4/19
- Số km
- 2,327
- Động cơ
- 674,928 Mã lực
Cũng chưa hẳn đã là đỡ hơn, mà có thể còn nhiều hơn. Khi bác nêm cho vừa mặn thì bác không kiểm soát được lượng mì chính đưa vào. Ngược lại, nếu bác dùng mì chính riêng thì sẽ luôn biết được mình cho mấy thìa mì chính vào nồi và từ đó có thể kiểm soát được lượng dùng., nhưng dù sao cũng đỡ hơn là xơi 100% mỳ chính cụ ơi, hầu như tất cả các loại để dùng trong làm ngọt nấu ăn đều có mỳ chính . chạy trời sao khỏi nắng .
Nói thêm là các loại hạt nêm từ thịt chiết xuất từ xương ... như ta vẫn hay thấy quảng cáo trên tivi thì thường chứa khoảng 35-40% mì chính và cũng khoảng chừng đó muối. Phần thịt xương gì đó đâu cỡ 1,5% thôi, và chẳng phải được làm từ cục thịt ngon lành như quảng cáo đâu. Nói chung lại thì là một cách đưa giá trị gia tặng vào ... muối
Khoảng chục năm trước có một công ty phết phẩy của cái công ty mì chính lớn nhất của nhật hay đi gạ bán sản phẩm muối có 11% đạm ở nước Vê, nhưng bán với giá cao gấp 10 lần muối
Mì chính có tác hại như thế nào thì cho tới giờ chúng ta khó mà biết được nếu chỉ tìm thông tin trên mạng. Những nghiên cứu như thế này thì phải tìm ở các thư viện của các trường đại học hoặc trung tâm nghiên cứu lớn, hoặc cả những nguồn tài liệu khoa học trên mạng nhưng cần phải là thành viên và đóng niên liễm.
Chúng ta không thể nói mì chính là độc khi không có thông tin rõ ràng. Tuy nhiên ảnh hưởng của mì chính đối với một nhóm người thì đã được ghi nhận. Trong tình trạng hiện nay thì chúng ta phải tự lo thôi .
Cách đây mấy năm, chính phủ nước Vệ chính thức công nhận mì chính là một loại gia vị thực phẩm, sau bao nỗ lực lobby của các cty sản xuất mì chính. Điều này có nghĩa là các nhà sản xuất thực phẩm có thể bổ sung mì chính thoải mái vào trong các sản phẩm thực phẩm chế biến. Hệ quả của nó là quyền lợi của người tiêu dùng có thể bị bỏ qua, trong khi có một nhóm người bị ‘dị ứng’ với mì chính. Có lẽ khi những tiếng nói từ nhóm người này đủ lớn thì các nhà sản xuất mới bắt đầu nhìn lại.
Mà chúng ta đang nói về mì chính, chứ không phải là glutamic acid sẵn có trong các loại đạm động thực vật tươi. Dù chung gốc glutamic, nhưng chúng không ‘hành xử’ giống nhau lắm