Năm 2023, có 660 nghìn học sinh lớp 12 đăng ký xét tuyển Đại học trên toàn quốc. Thôi thì cứ cho là Hà Nội khoàng 250 nghìn cháu đăng ký xét tuyển. Trong số này chắc khoảng 80% là trúng tuyển trường này, trường nọ ~ 200.000. Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp ở lại HN chắc khoảng 50% ~ 100.000.
Như vậy mỗi năm, tổng dân số là sinh viên tại HN tăng lên khoảng 100.000, tương đương 1,17% dân số HN (dân số HN là 8.4 triệu). Không đáng kể.
Vả lại sinh viên nó vào học sớm lắm, toàn 6h30 đã học tiết đầu rồi. Trong khi giờ tắc đường thường là từ 7h -> 8h30. Vậy không thể đổ lỗi cho sinh viên quay lại trường gây tắc đường được.
Mình nghĩ thủ phạm chính là số lượng bố mẹ đưa con đi học, rồi lại đi làm.
Thế cụ nghĩ tất cả SN trên HN này nó vào học từ 6:30 phỏng? Nó cũng có tiết 2 và 3 nên giờ đi học trùng giờ đi làm, sáng và chiều đều vậy. 5 lứa sinh viên DH, CD, trung cấp nghề cũng khoảng 1 triệu, trong khi 8tr dân thủ đô thì có khoảng 5tr trong nội thành, 3tr ở ngoại thành. Lượng sinh viên tham gia giao thông hàng ngày trong nội thành HN .chiếm 15-20% rồi còn đâu. Lượng đó ra trường thì sẽ gia nhập đội ngũ đi làm, bám lại thủ đô và tăng dần. Tôi cũng như cccm ở đây cũng đã trải qua thời kỳ ấy.
Nhưng quay lại bài toán tắc đường, vẫn là do ô tô phát triển quá nhanh và ý thức người dân cực kém kể cả đi xe máy hay ô tô, bình thường không sao chứ lúc vội đưa con đi học cũng phải nhấn ga thêm một tí chứ không nhường đường. Riêng tôi, nếu lái oto trong lúc đường đông mà còn 3s đèn xanh và luồng kia vẫn đang nhiều xe lao tới là tôi dừng lại, bởi mình nhích lên tí là tắc đường ngay.
Chính phủ thì không thể hạn chế người dân đổ lên thủ đô được nhưng việc Xây dựng, phát triển giao thông công cộng, quản lý phạt nóng phạt nguội, giãn Đại học thì có thể làm được, bỏ mấy cái tượng đài, nhà hát, trung tâm triển lãm, trung tâm văn hóa đi đầu tư tiền vào mấy cái thiết thực là bộ mặt thủ đô sẽ thay đổi rất nhiều.