Sau khi nghe các cụ phát biểu, em đưa quan điểm thế này:
1. Trong các nguyên nhân tắc đường, em nghĩ cơ bản vẫn là hạ tầng giao thông chưa tốt, hay nói cách khác là do quá nhiều phương tiện di chuyển trên cùng diện tích đường. Văn hóa giao thông, ý thức giao thông chỉ là phụ thôi, thậm chí chưa chắc đi kiểu "văn minh" đã hiệu quả hơn đi kiểu ta bây giờ, em sẽ phân tích ở ý sau. Về gánh nặng lên hạ tầng rõ ràng ô tô bằng mấy lần xe máy, trong cách ảnh tắc đường thì thường thấy là ô tô chiếm đến 2/3 làn đường, còn lại 1/3 cho xe máy mà chưa chắc đã được nếu có ô tô đi chen vào. Chứng minh điều này khá dễ, hết giờ cao điểm hay ngày nghỉ đường lại thoáng như thường, mặc dù vẫn con người đó, vẫn văn hóa, ý thức giao thông vậy.
2. Ý thức, văn hóa giao thông, đặc biệt nói đến xe máy, có là tăng tắc đường không? Trừ các tình huống xe máy lao sang làn ngược chiều chặn luôn dòng xe đi ngược hay vượt đèn đỏ thì về cơ bản các hình thức luồn lách của xe máy, gồm cả nhảy lên vỉa hè đều làm khơi thông dòng chảy giao thông. Các cụ ngồi ô tô có thể khó chịu vì xe máy tạt đầu làm chậm xe các cụ nhưng nếu so tổng thể xã hội có khi lại tốt hơn, ví dụ 1 cụ ô tô về nhà chậm 1p nhưng nhờ đó 2 anh xe máy về nhà sớm hơn 1p. Vấn đề là cụ ô tô có chịu chấp nhận điều này không
Do đó, em thấy nhiều hành vi "khôn lỏi" của xe máy không phản cảm lắm, thậm chí em ủng hộ. Các anh cảnh sát GT cũng có vẻ đồng ý với em nên lúc tắc đường khá là thoải mái cho các hành vi đó, thậm chí còn khuyến khích
3. Kết luận là gì? Theo em giải quyết bài toán hạ tầng - quy hoạch mới là căn bản, tuy nhiên, hạ tầng nào thì cũng không đủ cho mỗi nhà một ô tô, do đó chắc chắn giải pháp phải bao gồm hạn chế phương tiện cá nhân, chủ đạo là ô tô. Xe máy em coi cũng như xe đạp, không hề là nguồn gốc gây tắc đường được.