[Funland] Tác dụng của những chi tiết nhỏ trên xe ít ai biết

3_banh

Xe điện
Biển số
OF-52404
Ngày cấp bằng
8/12/09
Số km
3,265
Động cơ
479,337 Mã lực
Honda city thì shift lock ở đâu em tìm ko thấy?
 

xebetong

Xe lăn
Biển số
OF-159622
Ngày cấp bằng
6/10/12
Số km
11,631
Động cơ
426,066 Mã lực
Thêm chi tiết này cho các Cụ tham khảo, phản biện về mặt kỹ thuật.

Em thì đỗ xe cứ phanh chân rồi về P, vì đỗ toàn chỗ bằng phẳng nên chẳng bao giờ ấn phanh tay cả vì xe em phanh tay ấn bằng chân chứ ko phải kéo :)) Còn trừ lúc đỗ đường dốc, hay thấy ko bằng phẳng em mới ấn phanh tay bằng chân thôi :)) Theo như bài báo này thì có lẽ sai chăng ?

Thường thì phanh chân dừng hẳn mới về P, nên e kỹ cũng ko cần phanh tay làm gì ? Theo các Cụ kỹ sư thì bài báo này đúng ko ạ.

Về P trước khi phanh tay – ‘Lợi bất cập hại’?
Trang chủ
Ô tô - Xe máy
Văn hóa xe
19.12.2016 | 07:42 AM
Sự kiện : Những kinh nghiệm khi lái ô tô mà tài xế Việt cần nắm
Đây là thói quen gây hại cho ô tô mà nhiều người Việt mắc phải. Khi bạn về P rồi mới kéo phanh tay khiến tuổi thọ động cơ thêm 1 bước trong quá trình xuống cấp.
Đối với xe số tự động, có rất nhiều những kỹ năng tưởng chừng đơn giản nhưng cũng chính vì thế mà nó thường khiến cho lái xe mắc những sai làm không đáng có. Điển hình như dùng 2 chân để lái xe số tự động và về P trước khi kéo phanh tay.

Đa số, lái xe Việt mới chỉ được làm quen với số tự động cách đây không lâu nên việc mắc những sai lầm là không thể tránh khỏi.

Tìm hiểu về hộp số xe số tự động

Khác với số sàn, xe số tự động coi phanh tay là bộ phận rất quan trọng ảnh hưởng rất lớn tuổi thọ của hộp số. Bộ phận này sẽ giúp hộp số làm việc “nhàn” hơn.


Nguyên tắc hoạt động của chốt ở hộp số tự động.

Trong bộ hộp số xe tự động có một “chốt” (bánh răng cóc), nhiệm vụ chính của chốt để bám giữ và tạo khoảng cách ở trục ra của hộp số. Khi chốt hoạt động bình thường có nghĩa trục xe sẽ được giữ không quay khi dừng đỗ. Phanh tay là “trợ thủ” đắc lực cho “chốt” giúp trục xe không chuyển động khi dừng xe.

Điều gì xảy ra khi về P trước khi kéo phanh tay?

Khi lái xe về P trước sẽ khiến hộp số bị ảnh hưởng do lúc này nó vẫn đang hoạt động dẫn đến có một lực tác động lên chốt sẽ tạo ra một lực quán tính. Nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên sẽ dẫn đến chốt bị ăn mòn và xuống cấp nhanh chóng.

Chính vì thế, mỗi lái xe hãy tự tạo cho mình thói quen kéo phanh tay trước rồi tiến hành về P để xe cố định một chỗ, chốt sẽ được nằm gọn, khớp với những bộ phận khác trong hộp số. Lúc này, sẽ không có bất kỳ một lực nào được tạo ra. Qua đó, hộp số sẽ hoạt động bền bỉ sau thời gian dài sử dụng.


Lái xe nên tạo thói quen kéo phanh tay trươc khi về P.


Từ đây, lái xe số tự động nên biết quy trình đỗ đúng cách của một xe số tự động: Đạp phanh chân - kéo phanh tay – nhả phanh chân – về P – tắt máy.

Đây là nguyên tắc quan trọng của quy trình vận hành xe số tự động mà mọi lái xe cần nắm vững để không mắc phải những sai lầm ngớ ngẩn khiến “xế cưng” nhanh xuống cấp.
Em chẳng tin! :)
 

theanh212

Xe điện
Biển số
OF-119349
Ngày cấp bằng
4/11/11
Số km
2,711
Động cơ
2,655 Mã lực
Em dg đi mua rượu, chiều về em trả chén các cụ nhá:D
 

lx125_black

Xe lăn
Biển số
OF-3794
Ngày cấp bằng
15/3/07
Số km
12,754
Động cơ
643,648 Mã lực
Nơi ở
Góc ngã tư chợ người
Cụ tưởng tượng lực đẩy và lực kéo của cánh tay thì cái gì mạnh hơn nhé.
Đơn giản nhất cụ kéo xà đơn dễ hơn hay chống tay xuống đất đẩy người mình lên dễ hơn.
Khi xảy ra tai nạn đương nhiên có cái gì thì quý cái đó nhưng có những cái thà không có thì còn hơn.
Kẹt sơ sơ thì bám vào cái gì chả thoát ra được, có cần thiết phải thiết kế hẳn 1 cái tay nắm để kẹt sơ sơ thì bám vào nó mà thoát ra đâu cụ?

Xe rơi xuống hồ người ta tìm cách mở cửa ra bằng cách chờ áp lực trong + ngoài nước cân bằng rồi mở cửa thoát ra chứ kể cả trong film cũng không có cảnh đạp kính bơi ra đâu cụ, mà em sợ cụ có đạp nó cũng ko tác dụng đâu vì lúc cụ làm được như thế thì áp lực bên ngoài rất lớn cụ không thể phá vỡ kính được đâu ạ. Ở dưới nước tránh hoạt động mạnh vì tiêu tốn nhiều ô xy và mất thời gian là cái quan trọng nhất.
Cụ nguy hiểm méo chịu được =))
Đu xà thì toàn bộ trọng lượng cơ thể dồn lên tay, chống đẩy thì có mấy chục phần trăm cơ thể thôi, vì chân nó đỡ cho quá nửa rồi :D
Hơn nữa lực đẩy của tay và lực kéo khi cùng 1 tư thế nó là hoạt động của 2 nhóm cơ khác nhau, về cơ bản thì lực đẩy khỏe hơn lực kéo cụ ạ :D
 

dexom

Xe trâu
Biển số
OF-63376
Ngày cấp bằng
5/5/10
Số km
31,349
Động cơ
1,000,399 Mã lực
Nơi ở
Thiên Đường
Hơn nữa lực đẩy của tay và lực kéo khi cùng 1 tư thế nó là hoạt động của 2 nhóm cơ khác nhau, về cơ bản thì lực đẩy khỏe hơn lực kéo cụ ạ :D
Đúng rồi cụ!
Thế cho nên khi bị "kẹt sơ sơ" thì toàn toàn có thể chống tay vào chỗ nào thuận tiện để tạo lực tự giải thoát, hơn là đi với tay vào cái tay nắm để "kéo" mình ra.
Đúng ko ạ? :)
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top