[Funland] Ta và Tầu họp báo về Dầu khí Biển Đông

medici_rider

Xe tăng
Biển số
OF-195371
Ngày cấp bằng
23/5/13
Số km
1,783
Động cơ
338,531 Mã lực
Có ống thì tốt, không có thì nó nén vào tàu LPG chở về. Cụ thử cho nó hút mà xem.

Ngày trước VietsoPetro toàn nén, đến khi có Namconson-Thivai mới thôi. Cái PO05 tai tiếng đóng ở đóng tàu Dung quất là nó đấy.
Nén được bao nhiêu đâu bác, nên mới có chuyện đốt bỏ.
 

matizvan2009

Xe ngựa
Biển số
OF-42690
Ngày cấp bằng
8/8/09
Số km
25,741
Động cơ
757,491 Mã lực
Có ống thì tốt, không có thì nó nén vào tàu LPG chở về. Cụ thử cho nó hút mà xem.

Ngày trước VietsoPetro toàn nén, đến khi có Namconson-Thivai mới thôi. Cái PO05 tai tiếng đóng ở đóng tàu Dung quất là nó đấy.
chả biết cụ có cố ý không biết không chứ làm gì có chuyện nén (vào tàu) khí đồng hành.
cái đóng ở DQ là chuyển thành FSO chứa dầu chứ không phải khí.
Thế mới thấy những thớt như này cần lắm mấy cụ "Dư luận viên DK" như cụ IPman để có thông tin chính xác hơn

----------------
tham khảo: khí đồng hành
http://www.pvn.vn/DataStore/Documents/2016/Tap chi Dau khi/thang 9/Pham Kieu Quang.pdf

FSO đóng ở DQ (chuyển từ tàu dầu thô thành FSO)
http://petrovietnam.petrotimes.vn/to-chuc-le-khanh-thanh-va-ban-giao-kho-noi-chua-xuat-dau-tho-fso-pvn-dai-hung-queen-va-gian-khai-thac-fpu-dai-hung-01-268416.html
 

IP man

Xe lăn
Biển số
OF-209780
Ngày cấp bằng
11/9/13
Số km
12,339
Động cơ
75,226 Mã lực
Cái 30 hay 40% của JOC thì chắc chắn tính vào doanh số PVN rồi, nhưng em thắc mắc cái 48% thu trực tiếp kia có tính không. Nếu không tính thì chi lại cho Dầu khí bao nhiêu?
Em nghĩ là vẫn tính đấy, nếu nhà nước nhờ PVN bán dầu luôn thì doanh thu = giá vốn.
 

Trung

Xe điện
Biển số
OF-8065
Ngày cấp bằng
15/8/07
Số km
3,307
Động cơ
563,508 Mã lực
chả biết cụ có cố ý không biết không chứ làm gì có chuyện nén (vào tàu) khí đồng hành.
cái đóng ở DQ là chuyển thành FSO chứa dầu chứ không phải khí.
Thế mới thấy những thớt như này cần lắm mấy cụ "Dư luận viên DK" như cụ IPman để có thông tin chính xác hơn

----------------
tham khảo: khí đồng hành
http://www.pvn.vn/DataStore/Documents/2016/Tap chi Dau khi/thang 9/Pham Kieu Quang.pdf

FSO đóng ở DQ (chuyển từ tàu dầu thô thành FSO)
http://petrovietnam.petrotimes.vn/to-chuc-le-khanh-thanh-va-ban-giao-kho-noi-chua-xuat-dau-tho-fso-pvn-dai-hung-queen-va-gian-khai-thac-fpu-dai-hung-01-268416.html
Vâng, em nhầm quả FSO-05, nhầm cả tên nữa. Chứng tỏ em không liên quan vụ này đâu nhé :D
 

IP man

Xe lăn
Biển số
OF-209780
Ngày cấp bằng
11/9/13
Số km
12,339
Động cơ
75,226 Mã lực
Có ống thì tốt, không có thì nó nén vào tàu LPG chở về. Cụ thử cho nó hút mà xem.

Ngày trước VietsoPetro toàn nén, đến khi có Namconson-Thivai mới thôi. Cái PO05 tai tiếng đóng ở đóng tàu Dung quất là nó đấy.
Nén được bao nhiêu đâu bác, nên mới có chuyện đốt bỏ.
Nén như này thì 1 tiền gà 3 tiền thóc ợ ;))
 

matizvan2009

Xe ngựa
Biển số
OF-42690
Ngày cấp bằng
8/8/09
Số km
25,741
Động cơ
757,491 Mã lực
Em nghĩ là vẫn tính đấy, nếu nhà nước nhờ PVN bán dầu luôn thì doanh thu = giá vốn.
em thì lại nghĩ là không vì dù là PVN có phần vốn trong JOC hay dự án 100% của nước ngoài thì con số kia chả liên quan gì, vẫn là phần thu của nhà nước cả.
hiện nay đã xóa luật Doanh nghiệp nhà nước và chỉ còn các doanh nghiệp có (100% hay ít hơn) vốn nhà nước thôi. Thế nên PVN cũng chỉ là một dn như các dn khác, không thể tính doanh thu cho phần thu của nhà nước được.
 

medici_rider

Xe tăng
Biển số
OF-195371
Ngày cấp bằng
23/5/13
Số km
1,783
Động cơ
338,531 Mã lực
Có bằng chứng dễ thấy nhất là cứ đến giữa năm hoặc cuối năm mà GDP chậm lại các bác lại thấy trên báo chí chỉ đạo PVN tăng sản lượng khai thác. Dùng tiền dầu để bù vào các thành phần khác của nền kinh tế. Mặc dù làm thế dân dầu khí khóc như ri vì giết mỏ. Giờ không có để bù vào thì các kiểu như giá xăng với lại BOT... sẽ làm thay thôi.
 

IP man

Xe lăn
Biển số
OF-209780
Ngày cấp bằng
11/9/13
Số km
12,339
Động cơ
75,226 Mã lực
em thì lại nghĩ là không vì dù là PVN có phần vốn trong JOC hay dự án 100% của nước ngoài thì con số kia chả liên quan gì, vẫn là phần thu của nhà nước cả.
hiện nay đã xóa luật Doanh nghiệp nhà nước và chỉ còn các doanh nghiệp có (100% hay ít hơn) vốn nhà nước thôi. Thế nên PVN cũng chỉ là một dn như các dn khác, không thể tính doanh thu cho phần thu của nhà nước được.
Em thì tư duy như này:
Cái này là liên quan đến phần dầu của nước chủ nhà được chia (nhà nước là được chia sản phẩm chứ ko phải chia tiền). Vậy nhà nước bán phần dầu chia này như nào? Chắc phải thông qua 1 doanh nghiệp có pháp nhân, tài khoản v.v... có thể là PVN hoặc ABC nào đó.
Nếu nhà nước sai thằng PVN bán hộ và sau đó PVN chuyển tiền về ngân sách thì trong sổ sách kế toán của thằng PVN sẽ xuất hiện 1 khoản "buôn dầu" mà giá mua = giá bán luôn. Khoản này nó chỉ làm tăng doanh thu chứ ko tăng lợi nhuận của PVN.
 

IP man

Xe lăn
Biển số
OF-209780
Ngày cấp bằng
11/9/13
Số km
12,339
Động cơ
75,226 Mã lực
Em đồng ý. Nhưng bí thì nó vẫn chơi đấy ạ:



Đắt lắm cụ ơi, chắc ko chơi nổi. Ví như mấy thằng Trung Đông nó ăn khí đồng hành lên giá ~ 0, mất có mấy đồng nén (nhà máy trên bờ) rồi chở sang TQ giá còn rẻ chán.
Tàu nén em chưa biết công nghệ với giá thành ra răng...
 

Hollyone

Xe tăng
Biển số
OF-87448
Ngày cấp bằng
4/3/11
Số km
1,659
Động cơ
420,501 Mã lực
Em thấy chủ đề này ngày càng hấp dẫn bởi các còm chất lượng (dù chưa biết đúng sai, đủ thiếu) của các oilman khiến nhiều người hiểu hơn.

Có 2 ý em muốn nói thêm:

- bản đồ phân lô mà thớt nêu ở mấy trang gần đây (dù chưa phải bản cập nhật mới nhất) là do ta làm, KHÔNG phải của khựa

- về doanh thu có 2 khái niệm: tổng doanh thu và doanh thu hợp nhất (để phân biệt số liệu mà một số cụ đưa lên)
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,573
Động cơ
697,036 Mã lực
Em thấy chủ đề này ngày càng hấp dẫn bởi các còm chất lượng (dù chưa biết đúng sai, đủ thiếu) của các oilman khiến nhiều người hiểu hơn.

Có 2 ý em muốn nói thêm:

- bản đồ phân lô mà thớt nêu ở mấy trang gần đây (dù chưa phải bản cập nhật mới nhất) là do ta làm, KHÔNG phải của khựa

- về doanh thu có 2 khái niệm: tổng doanh thu và doanh thu hợp nhất (để phân biệt số liệu mà một số cụ đưa lên)
Về ý 1, em cung cấp thêm thông tin nhé:

1. Lô và phân lô

Để xây dựng một khu đô thị mới như Mỹ Đình, Yên Hòa, Nhân Chính (ở Hà Nội) hoặc Phú Mỹ Hưng, Thủ Thiêm (ở TP Hồ Chí Minh)… trước hết người ta phải chia khu đất đó ra thành nhiều lô theo một ý tưởng quy hoạch. Kích thước diện tích của lô đất và hướng địa lý, phụ thuộc vào công năng sử dụng. Như vậy, việc phân chia diện tích một khu lớn thành những diện tích nhỏ hơn gọi là “phân lô hoặc chia lô”. Việc phân lô này là rất cần thiết, phục vụ thuận lợi cho công tác quản lý.

Tương tự như công tác xây dựng nói trên, để quản lý được hoạt động dầu khí (tìm kiếm thăm dò, khai thác…) triển khai trên biển cả mênh mông, trải rộng toàn thềm lục địa Việt Nam với diện tích khoảng 1triệu km2 (gấp 3 lần diện tích đất liền) thì phải phân chia thành các lô và mã hóa tên cho chúng. Vì vậy, Petrovietnam đã làm công việc phân chia thềm lục địa Việt Nam thành những lô nhỏ. Diện tích mỗi lô khoảng 4.000km2 - 6.000km2, giới hạn bởi các đường kinh tuyến và vĩ tuyến.

Hiện nay chúng ta mới hoạt động trên 160 lô của thềm lục địa. Sau khi phân lô, ta đặt tên cho chúng bằng cách đánh số thứ tự để mã hóa. Như vậy, ta có lần lượt lô số 01 đến lô 160. Mỗi lô mang tên số và tọa độ (kinh độ-vĩ độ) 4 góc của lô.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,573
Động cơ
697,036 Mã lực
Những nước mà hoạt động dầu khí tiến hành trên đất liền (đồng bằng, đồi núi hoặc sa mạc) người ta cũng phân lô dựa trên cùng một nguyên tắc là các lô bị giới hạn bởi các đường kinh tuyến và vĩ tuyến.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,573
Động cơ
697,036 Mã lực
Ở nước ta, dầu và khí đốt đã được phát hiện dưới độ sâu hơn 1000 mét trong lòng đất vào những năm 70 của thế kỷ trước nhờ vào các giếng khoan thường gọi là giếng khoan tìm kiếm thăm dò dầu khí. Đầu tiên, khí đốt được khai thác ở mỏ Tiền Hải C, tỉnh Thái Bình vào năm 1981. Chỉ vài năm sau (năm 1986), dầu cũng được khai thác ở mỏ Bạch Hổ, nằm ngoài khơi, cách bờ biển Vũng Tàu khoảng 145 km về phía Đông Nam. Về vị trí địa chất, mỏ khí Tiền Hải C thuộc phần đất liền của bể trầm tích Sông Hồng, còn mỏ dầu Bạch Hổ thuộc phần ngoài biển của bể trầm tích Cửu Long.

Vậy thì, bể trầm tích dầu khí là gì? Ở Việt Nam có bao nhiêu bể trầm tích dầu khí? Để hiểu về bể trầm tích dầu khí, trước tiên chúng ta hãy cùng trao đổi về bể trầm tích nói chung một cách đơn giản nhất.

Chúng ta biết rằng hơn 2/3 diện tích bề mặt Trái Đất là biển và đại dương, là vùng có địa hình trũng sâu hơn nhiều so với 1/3 diện tích còn lại là lục địa, trong đó có cả hồ ao, sông ngòi… Nước là môi trường vận chuyển và lắng đọng chủ yếu tất cả các loại đất đá hay thường gọi là trầm tích từ nơi có địa hình cao như núi đồi, cao nguyên xuống vùng địa hình thấp như ao hồ, biển và đại dương.

Quá trình này xảy ra liên tục và khắp mọi nơi trong suốt hàng chục, thậm chí hàng trăm triệu năm từ trước đến nay. Vì vậy, trên bề mặt lớp ngoài cùng hay thường gọi là lớp vỏ của trái đất, có nhiều khu vực với diện tích hàng trăm nghìn km vuông có bề dày của lớp trầm tích lắng đọng tới hàng nghìn, nhiều nơi dày hơn mười nghìn mét. Những khu vực như thế được các nhà địa chất gọi là bể trầm tích.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,573
Động cơ
697,036 Mã lực
Như vậy, bể trầm tích là vùng bề mặt Trái Đất rộng lớn, bị sụt lún gần như liên tục trong hàng chục triệu năm và luôn được lắng đọng trầm tích do sông ngòi và các dòng chảy của biển hoặc đại dương mang đến từ các khu vực có địa hình tương đối cao hơn.

Nhưng nguyên nhân mà bề mặt Trái Đất bị sụt lún? Lớp vỏ ngoài cùng của Trái Đất được cấu thành bởi các mảng, địa khối có mật độ đất đá, bề dày khác nhau nằm trên lớp (tầng) Manti dẻo có nhiệt độ rất cao tới hàng nghìn độ C với những dòng đối lưu liên tục vận động. Các mảng và địa khối luôn trôi trượt trên tầng Manti theo hai xu hướng chính, hoặc là húc vào nhau hoặc là tách giãn ra. Những đợt tách giãn đó là tiền đề của sự sụt lún theo một trục kéo dài hàng chục, hàng trăm km và cũng là tiền thân của các bể trầm tích.

Bức tranh ngược lại các đới sụt lún là ở những nơi húc trồi sẽ tạo nên các dãy núi, các cao nguyên có địa hình cao hơn mực nước biển đến hàng nghìn mét. Do mưa gió và các dòng chảy bề mặt, đất đá ở những vùng cao này bị xói mòn, trôi đi và lắng đọng ở các đới trũng, tạo nên các tầng (tập) trầm tích có bề dày và thành phần vật chất khác nhau trong các bể trầm tích.

Quá trình này diễn ra liên tục từ đời này sang đời khác, qua nhiều niên đại địa chất khác nhau và dựa vào tuổi (thời gian) tích tụ trầm tích mà các nhà địa chất đặt tên cho các bể trầm tích từ cổ đến nay như: bể trầm tích Paleozoic (Niên đại Cổ sinh) có tuổi địa chất khoảng từ 284 đến 542 triệu năm trước; bể trầm tích Mezozoic (Niên đại Trung sinh), có tuổi địa chất khoảng từ 65 đến 251 triệu năm trước và bể trầm tích Cenozoic (Niên đại Tân sinh) có tuổi địa chất khoảng từ 0 đến 65 triệu năm trước.
 

IP man

Xe lăn
Biển số
OF-209780
Ngày cấp bằng
11/9/13
Số km
12,339
Động cơ
75,226 Mã lực
Em thấy chủ đề này ngày càng hấp dẫn bởi các còm chất lượng (dù chưa biết đúng sai, đủ thiếu) của các oilman khiến nhiều người hiểu hơn.

Có 2 ý em muốn nói thêm:

- bản đồ phân lô mà thớt nêu ở mấy trang gần đây (dù chưa phải bản cập nhật mới nhất) là do ta làm, KHÔNG phải của khựa

- về doanh thu có 2 khái niệm: tổng doanh thu và doanh thu hợp nhất (để phân biệt số liệu mà một số cụ đưa lên)
Doanh thu ở đây em dùng là tổng doanh thu cụ nhé, mục đích là để các cụ chưa rõ thì hiểu được quy mô ngành dầu khí nó như nào thôi. Ở đây ta đang nói đến ngành dầu khí nói chung, bao gồm cả bọn xúc hút, cả bọn dịch vụ, cả bọn chế biến...
Chứ bây giờ trong dư luận chỉ đóng đinh khái niệm dầu khí là xúc hút :(
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,573
Động cơ
697,036 Mã lực
Trầm tích lắng đọng trong các bể thành lớp này chồng lên lớp khác theo thời gian. Đồng thời, trong trầm tích có chứa vật chất hữu cơ ở dạng phân tán hay tập trung tuỳ thuộc vào loại đất đá và môi trường lắng đọng. Đất đá chứa vật chất hữu cơ được chôn vùi trong bể trầm tích đến một độ sâu nhất định sẽ chịu tác động của nhiệt độ, từ đó vật chất hữu cơ sẽ chuyển hoá thành bitum và tiếp tục bitum chuyển hoá thành dầu thô và khí hydro cacbon (hay còn gọi là khí thiên nhiên).

Tầng hoặc lớp đá chứa hàm lượng vật chất hữu cơ đủ lớn để có thể sinh ra dầu khí được các nhà địa chất gọi là tầng hoặc lớp đá sinh. Sau khi dầu khí được sinh ra, dưới tác động của thủy động lực trong lòng đất và lực trọng trường, chúng sẽ dịch chuyển hay còn gọi là di cư đến những lớp đất đá có lỗ hổng như những “ngôi nhà tí hon” để trú ngụ ở đó. Tầng đất đá có nhiều “ngôi nhà” như thế được gọi là tầng chứa dầu khí.

Thông thường các lớp hoặc tầng đá có cấu trúc dạng mái vòm là thuận lợi nhất để tích trữ dầu khí và còn được gọi là vỉa hay tích tụ dầu khí. Thể tích hoặc khối lượng dầu khí tồn tại trong một hay nhiều vỉa dầu khí được các nhà địa chất tính toán chính là trữ lượng của tích tụ dầu khí đó.

Nếu tích tụ dầu khí có trữ lượng đủ lớn, tức là có giá trị thương mại khi tiến hành khai thác được coi là mỏ dầu khí. Như vậy, trong một bể trầm tích có thể tồn tại các mỏ và tích tụ dầu khí. Bể trầm tích đó được gọi là bể trầm tích dầu khí.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,573
Động cơ
697,036 Mã lực
Sau hơn 40 năm triển khai công tác tìm kiếm thăm dò, đến nay chúng ta đã xác định được 8 bể trầm tích dầu khí có tuổi Cenozoic trên thềm lục địa và vùng biển của Việt Nam

 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,573
Động cơ
697,036 Mã lực
Bể trầm tích Sông Hồng có diện tích khoảng 110.000 km vuông, bao gồm toàn bộ vùng lãnh hải của Việt Nam từ Móng Cái đến Quãng Ngãi và phần đất liền thuộc đồng bằng Bắc Bộ của các tỉnh Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình và Nam Định.

Bề dày trầm tích Cenozoic chỗ sâu nhất lên tới 12km bao gồm chủ yếu các tập cát, bột, sét nằm xen kẽ nhau. Công tác tìm kiếm thăm dò dầu khí ở đây được tiến hành từ những năm 60 của thế kỷ trước với sự giúp đỡ của các chuyên gia địa chất Liên Xô.

Các giếng khoan đầu tiên gặp biểu hiện dầu khí chủ yếu nằm ở các tỉnh Thái Bình và Hưng Yên ở độ sâu từ 1000m đến hơn 3000m. Mỏ khí đầu tiên được phát hiện là mỏ “Tiền Hải C” và được đưa vào khai thác từ năm 1981, trở thành biểu tượng ngọn lửa của Ngành Công nghiệp Dầu khí Việt Nam.

Cho đến nay, ở bể trầm tích Sông Hồng, ngoài mỏ Tiền Hải C, chúng ta đã có các mỏ và phát hiện dầu khí khác như: Đông Quan D, B10, Hồng Long, Hoàng Long, Yên Tử, Hàm Rồng, Hàm Rồng Nam, Hàm Rồng Đông, Thái Bình, Hạ Mai, Báo Vàng, Báo Đen, Báo Gấm, Bạch Trĩ, Cá Voi Xanh.

Về tiềm năng dầu khí, bể trầm tích Sông Hồng được xếp thứ 3 ở trên thềm lục địa Việt Nam, đứng sau các bể trầm tích Cửu Long và Nam Côn Sơn.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,573
Động cơ
697,036 Mã lực
Bể trầm tích Hoàng Sa có diện tích khoảng trên 70.000 km2, nằm ở phía Đông Đới nâng Tri Tôn ngoài khơi cửa Vịnh Bắc Bộ, trong đó có huyện đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Ranh giới phía Bắc của bể là Trũng Đông Bắc Tri Tôn và Trũng Yacheng (Trung Quốc), phía Đông là Đới tách giãn Biển Đông, phía Nam là bể trầm tích Phú Khánh và phía Tây là Đới nâng Tri Tôn.

Độ sâu nước biển ở nơi sâu nhất lên tới 3500 m. Trầm tích Cenozoic ở đây chủ yếu là cát, bột, sét, cacbonat và đá núi lửa, có bề dày đến 6-7 km. Ngoài các khảo sát và nghiên cứu địa chất từ đầu thế kỷ 20 của các nhà địa chất người Pháp và nhà nước phong kiến Việt Nam, khảo sát địa chấn thăm dò dầu khí đầu tiên được Công ty Địa vật lý miền Tây nước Mỹ thực hiện vào năm 1974.

Từ năm 1980 đến nay, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cùng một số nhà thầu quốc tế đã thu nổ địa chấn ở một số diện tích với mạng lưới tuyến khác nhau. Tuy nhiên cho đến nay ở bể trầm tích Hoàng Sa chưa có một giếng khoan thăm dò dầu khí nào được triển khai. Vì vậy, tiềm năng dầu khí của bể vẫn còn là một ẩn số.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top