- Biển số
- OF-298555
- Ngày cấp bằng
- 14/11/13
- Số km
- 4,599
- Động cơ
- 343,386 Mã lực
Có nhịn ăn, nhịn nhậu, nhịn chơi, nhịn hát và nhịn .......... bắn pháo hoa nữa thì nó vỡn thế, Việt Nam mà, tiết kiệm bằng mắt.
Lão tuột xích á.gớm em tưởng mợ chủ nói chuyện sĩ diện vì ngựa lực cao thấp chứ, em hứa với nòng em nà từ giờ đến tết em phải vào top 150. hiện nay em đang 195.
Em khác gì cụ đâu, tiền thuê nhà mất, tiền nhân viên cũng mất, sốt ruột lắm cụ à.Lại là Tết ,
Tết em phải đóng cửa hàng mấy ngày mà vẫn phải trả tiền thuê nhà, Hic
Ranh giới giữa quan điểm "lãng phí" và "duy trì văn hoá truyên thống" khá khó để phân biệt. Một bài báo khó nói rõ được, phát biểu ở đấy là rủi ro cao bị ném đá kể cả báo đưa chính xác ko cắt xén câu view.Thực sự lượn trên of này thì quá rõ rồi, nhưng em ko viết và nói như này được.
-----------------
‘Người Việt hoang phí cho Tết vì sĩ và phông văn hóa thấp’
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nói như vậy và tỏ ra buồn bã khi nhắc đến sự hoang phí trong ngày Tết Nguyên đán ở Việt Nam.
Cả năm làm lụng, chi tiêu tiết kiệm, không ít người lao động lại phóng tay tiêu pha vào những thứ vô bổ, phù phiếm trong dịp Tết chỉ bởi một cái tặc lưỡi: Tết mà!
Người dân đã vậy, các cơ quan ban ngành cũng tốn kém thời gian, chi phí cho tiệc tùng, Tết nhất, nên cả xã hội đang lãng phí.
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan tỏ ra buồn bã khi nhắc đến sự hoang phí trong ngày Tết Nguyên đán ở Việt Nam, từ người dân, doanh nghiệp cho đến chính quyền và các cơ quan ban ngành. Lý giải về việc này, bà Phạm Chi Lan cho rằng chỉ có thể là do tính sĩ diện và phông văn hóa còn thấp.
Theo bà Phạm Chi Lan nói: “Tôi thấy tình trạng lãng phí ở nước ta hiện nay đã thực sự nghiêm trọng. Người dân, doanh nghiệp và các ban ngành vẫn quá coi trọng hình thức, nó đã trở thành một nếp văn hóa trong cộng đồng người Việt mà lâu nay chúng ta chưa thể thay đổi”.
Người dân mua đào chơi Tết. Ảnh: Anh Tuấn.
Chuyên gia kinh tế này cho rằng tính sĩ diện đã ăn sâu vào đời sống người dân. Ai cũng muốn đua nhau chạy theo hình thức bề ngoài. Xu hướng này không tốt chút nào trong bối cảnh kinh tế chung đang khó khăn, đất nước còn nhiều hộ nghèo và cận nghèo. Chính bệnh sĩ này lại là nguyên nhân khiến nhiều hộ gia đình vừa thoát khỏi ngưỡng nghèo lại… tái nghèo.
“Tết năm nay, các địa phương không tổ chức bắn pháo hoa, đó là một quyết định theo tôi là đúng đắn. Nhưng, sự lãng phí vẫn hiển hiện, đập vào mắt người dân qua việc trang trí đường phố bằng những bông hoa có kích thước khổng lồ, nhìn rất thô kệch. Đèn đóm lập lòe ở khắp các con phố, những thứ đó nhìn rất xấu và rối mắt chứ đâu có đẹp”, bà Lan nói.
Nữ chuyên gia kinh tế cho rằng nếu xét giá trị văn hóa, những thứ đó không hề có, thậm chí nó khiến các thành phố trở nên “quê mùa”, kệch cỡm, lố bịch, kiểu khoe mẽ chứ chưa thể hiện được tầm văn hóa thực sự. Đỉnh cao văn hóa thực sự nằm ở sự giản dị và tinh tế chứ không phải ở những thứ hoa hòe hoa sói như các thành phố đang cố đua nhau.
Đối với người lao động, sự lãng phí thể hiện rõ rệt nhất trong dịp Tết Nguyên đán. Anh Hải ở Nghĩa Hưng, Nam Định, một chủ cơ sở sản xuất nhỏ ở Biên Hòa (Đồng Nai) có cách chi tiêu khác người, đó là đầu tư… bắn pháo bông vào mỗi đêm giao thừa ở quê nhà.
“Ngày trước, mình còn trẻ nên thích thú với mấy trò này, mặc dù biết là bị cấm. Nhưng nói thật là cũng thích thể hiện với dân làng, mọi năm, mình đều mua pháo về bắn, chả lẽ năm nay lại không mua?”, anh Hà cho biết.
Trong khi đó, anh Nguyễn Văn Bích (huyện Hoa Lư, Ninh Bình) cho biết lương công nhân làm thuê cho chủ đầm tôm tại Cà Mau mỗi tháng 4 triệu đồng, tích cóp cả năm để về ăn Tết với gia đình. Vì “bệnh sĩ”, Tết năm nào, anh cũng phải sắm sửa cho thật tươm tất để “xứng tầm” người đi làm ăn xa trở về.
“Mỗi năm chỉ có một lần về quê dịp Tết, mình cứ sắm sửa cho thoải mái để các cháu vui. Năm nào gia đình tôi cũng phải mổ lợn, mua vài thùng bia lon để trong nhà, đào, quất đủ cả, Tết mà!”, anh Bích nói.
“Tết mà!” là câu nói có phần ngậm ngùi của nhiều người lao động. Nhưng không phải ai cũng có điều kiện để một lần tặc lưỡi cho xong.
Chị Nguyễn Thị Nga ở huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình, cho biết vợ chồng chị chuyển vào Tây Nguyên mua rẫy trồng cà phê đã 5 năm nay. Họ gửi hai cháu nhỏ ở lại quê nhà cùng ông bà ngoại.
Hàng năm, anh chị không chọn về quê vào dịp Tết mà là dịp nghỉ hè. Theo chị Nga, ngày Tết chỉ ngắn ngủi có vài ngày, phương tiện đi lại khó khăn, mọi thứ chi phí đều đắt đỏ,nên dù có thèm được ăn Tết ở quê cũng nén nhịn để dịp hè về thăm bố mẹ và các con.
Trong khi đó, dịp cuối năm cũng là thời điểm các nhà hàng, quán karaoke từ sang trọng đến bình dân luôn quá tải bởi “phong trào” tất niên ở khắp mọi nơi.
Anh Phạm Quang Dũng, nhân viên kinh doanh tại một công ty về CNTT tại Hà Nội cho biết khoảng thời gian 2 tuần trước, Tết là thời điểm mệt và tốn kém nhất: Ăn nhậu tất niên cùng cơ quan, phòng, bạn học, các hội nhóm khác…
“Đâu chỉ ăn nhậu là xong đâu, mỗi cuộc tất niên lại kéo theo một cuộc karaoke, không theo thì ngại, mà theo thì vừa mệt vừa tốn kém”, anh Phạm Quang Dũng nói.
Chia sẻ với những khó khăn của người dân và doanh nghiệp trong việc kiếm tiền, bà Phạm Chi Lan cho rằng chính vì khó khăn như vậy nên càng cần phải biết trân trọng đồng tiền mình kiếm được, đừng vì thể diện mà chi tiêu lãng phí.
Nếu có thể, bạn hãy tích cóp để tái đầu tư để có được năng suất tốt hơn, hiệu quả cao hơn, hướng đến những giá trị về lâu về dài, thay vì chỉ hướng đến bề nổi trước mắt.
Dưới góc nhìn của bà Phạm Chi Lan, chính vì cách nhìn nhận thiên lệch này của xã hội mà tài sản của đất nước đang bị sử dụng một cách lãng phí vô cùng. Có những địa phương hay cơ quan nợ đầm đìa nhưng trụ sở cứ phải xây hoành tráng. Việc trang hoàng công sở cũng như những nơi công cộng vào những dịp lễ tết thì lãng phí và không hiệu quả.
“Với doanh nghiệp cũng vậy, tôi rất buồn và tiếc khi thấy có nhiều doanh nghiệp mang nợ đầm đìa nhưng vẫn cố sắm xe hơi xịn để khoe mẽ với thiên hạ. Thực ra, những thứ phù phiếm đó chẳng để làm gì cả. Ngân hàng có cho doanh nghiệp vay hay không, đối tác có hợp tác với doanh nghiệp hay không là họ nhìn vào thực trạng và triển vọng kinh doanh chứ không phải nhìn vào cái xe”, bà Phạm Chi Lan nói.
Nguồn: http://vietnamvn.net/nguoi-viet-hoang-phi-cho-tet-vi-si-va-phong-van-hoa-thap-20170120.html
Mấy cái của công thì em không dám nói , còn mấy cái mua sắm tết em thấy cũng tốt mà , coi như là dịp kích cầu , luồng tiến lưu thông mạnh . Em tưởng vậy kinh tế mới phát triển được .Thực sự lượn trên of này thì quá rõ rồi, nhưng em ko viết và nói như này được.
-----------------
‘Người Việt hoang phí cho Tết vì sĩ và phông văn hóa thấp’
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nói như vậy và tỏ ra buồn bã khi nhắc đến sự hoang phí trong ngày Tết Nguyên đán ở Việt Nam.
Cả năm làm lụng, chi tiêu tiết kiệm, không ít người lao động lại phóng tay tiêu pha vào những thứ vô bổ, phù phiếm trong dịp Tết chỉ bởi một cái tặc lưỡi: Tết mà!
Người dân đã vậy, các cơ quan ban ngành cũng tốn kém thời gian, chi phí cho tiệc tùng, Tết nhất, nên cả xã hội đang lãng phí.
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan tỏ ra buồn bã khi nhắc đến sự hoang phí trong ngày Tết Nguyên đán ở Việt Nam, từ người dân, doanh nghiệp cho đến chính quyền và các cơ quan ban ngành. Lý giải về việc này, bà Phạm Chi Lan cho rằng chỉ có thể là do tính sĩ diện và phông văn hóa còn thấp.
Theo bà Phạm Chi Lan nói: “Tôi thấy tình trạng lãng phí ở nước ta hiện nay đã thực sự nghiêm trọng. Người dân, doanh nghiệp và các ban ngành vẫn quá coi trọng hình thức, nó đã trở thành một nếp văn hóa trong cộng đồng người Việt mà lâu nay chúng ta chưa thể thay đổi”.
Người dân mua đào chơi Tết. Ảnh: Anh Tuấn.
Chuyên gia kinh tế này cho rằng tính sĩ diện đã ăn sâu vào đời sống người dân. Ai cũng muốn đua nhau chạy theo hình thức bề ngoài. Xu hướng này không tốt chút nào trong bối cảnh kinh tế chung đang khó khăn, đất nước còn nhiều hộ nghèo và cận nghèo. Chính bệnh sĩ này lại là nguyên nhân khiến nhiều hộ gia đình vừa thoát khỏi ngưỡng nghèo lại… tái nghèo.
“Tết năm nay, các địa phương không tổ chức bắn pháo hoa, đó là một quyết định theo tôi là đúng đắn. Nhưng, sự lãng phí vẫn hiển hiện, đập vào mắt người dân qua việc trang trí đường phố bằng những bông hoa có kích thước khổng lồ, nhìn rất thô kệch. Đèn đóm lập lòe ở khắp các con phố, những thứ đó nhìn rất xấu và rối mắt chứ đâu có đẹp”, bà Lan nói.
Nữ chuyên gia kinh tế cho rằng nếu xét giá trị văn hóa, những thứ đó không hề có, thậm chí nó khiến các thành phố trở nên “quê mùa”, kệch cỡm, lố bịch, kiểu khoe mẽ chứ chưa thể hiện được tầm văn hóa thực sự. Đỉnh cao văn hóa thực sự nằm ở sự giản dị và tinh tế chứ không phải ở những thứ hoa hòe hoa sói như các thành phố đang cố đua nhau.
Đối với người lao động, sự lãng phí thể hiện rõ rệt nhất trong dịp Tết Nguyên đán. Anh Hải ở Nghĩa Hưng, Nam Định, một chủ cơ sở sản xuất nhỏ ở Biên Hòa (Đồng Nai) có cách chi tiêu khác người, đó là đầu tư… bắn pháo bông vào mỗi đêm giao thừa ở quê nhà.
“Ngày trước, mình còn trẻ nên thích thú với mấy trò này, mặc dù biết là bị cấm. Nhưng nói thật là cũng thích thể hiện với dân làng, mọi năm, mình đều mua pháo về bắn, chả lẽ năm nay lại không mua?”, anh Hà cho biết.
Trong khi đó, anh Nguyễn Văn Bích (huyện Hoa Lư, Ninh Bình) cho biết lương công nhân làm thuê cho chủ đầm tôm tại Cà Mau mỗi tháng 4 triệu đồng, tích cóp cả năm để về ăn Tết với gia đình. Vì “bệnh sĩ”, Tết năm nào, anh cũng phải sắm sửa cho thật tươm tất để “xứng tầm” người đi làm ăn xa trở về.
“Mỗi năm chỉ có một lần về quê dịp Tết, mình cứ sắm sửa cho thoải mái để các cháu vui. Năm nào gia đình tôi cũng phải mổ lợn, mua vài thùng bia lon để trong nhà, đào, quất đủ cả, Tết mà!”, anh Bích nói.
“Tết mà!” là câu nói có phần ngậm ngùi của nhiều người lao động. Nhưng không phải ai cũng có điều kiện để một lần tặc lưỡi cho xong.
Chị Nguyễn Thị Nga ở huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình, cho biết vợ chồng chị chuyển vào Tây Nguyên mua rẫy trồng cà phê đã 5 năm nay. Họ gửi hai cháu nhỏ ở lại quê nhà cùng ông bà ngoại.
Hàng năm, anh chị không chọn về quê vào dịp Tết mà là dịp nghỉ hè. Theo chị Nga, ngày Tết chỉ ngắn ngủi có vài ngày, phương tiện đi lại khó khăn, mọi thứ chi phí đều đắt đỏ,nên dù có thèm được ăn Tết ở quê cũng nén nhịn để dịp hè về thăm bố mẹ và các con.
Trong khi đó, dịp cuối năm cũng là thời điểm các nhà hàng, quán karaoke từ sang trọng đến bình dân luôn quá tải bởi “phong trào” tất niên ở khắp mọi nơi.
Anh Phạm Quang Dũng, nhân viên kinh doanh tại một công ty về CNTT tại Hà Nội cho biết khoảng thời gian 2 tuần trước, Tết là thời điểm mệt và tốn kém nhất: Ăn nhậu tất niên cùng cơ quan, phòng, bạn học, các hội nhóm khác…
“Đâu chỉ ăn nhậu là xong đâu, mỗi cuộc tất niên lại kéo theo một cuộc karaoke, không theo thì ngại, mà theo thì vừa mệt vừa tốn kém”, anh Phạm Quang Dũng nói.
Chia sẻ với những khó khăn của người dân và doanh nghiệp trong việc kiếm tiền, bà Phạm Chi Lan cho rằng chính vì khó khăn như vậy nên càng cần phải biết trân trọng đồng tiền mình kiếm được, đừng vì thể diện mà chi tiêu lãng phí.
Nếu có thể, bạn hãy tích cóp để tái đầu tư để có được năng suất tốt hơn, hiệu quả cao hơn, hướng đến những giá trị về lâu về dài, thay vì chỉ hướng đến bề nổi trước mắt.
Dưới góc nhìn của bà Phạm Chi Lan, chính vì cách nhìn nhận thiên lệch này của xã hội mà tài sản của đất nước đang bị sử dụng một cách lãng phí vô cùng. Có những địa phương hay cơ quan nợ đầm đìa nhưng trụ sở cứ phải xây hoành tráng. Việc trang hoàng công sở cũng như những nơi công cộng vào những dịp lễ tết thì lãng phí và không hiệu quả.
“Với doanh nghiệp cũng vậy, tôi rất buồn và tiếc khi thấy có nhiều doanh nghiệp mang nợ đầm đìa nhưng vẫn cố sắm xe hơi xịn để khoe mẽ với thiên hạ. Thực ra, những thứ phù phiếm đó chẳng để làm gì cả. Ngân hàng có cho doanh nghiệp vay hay không, đối tác có hợp tác với doanh nghiệp hay không là họ nhìn vào thực trạng và triển vọng kinh doanh chứ không phải nhìn vào cái xe”, bà Phạm Chi Lan nói.
Nguồn: http://vietnamvn.net/nguoi-viet-hoang-phi-cho-tet-vi-si-va-phong-van-hoa-thap-20170120.html