[Funland] Sỹ diện và phông văn hóa thấp

Biển số
OF-298555
Ngày cấp bằng
14/11/13
Số km
4,598
Động cơ
343,352 Mã lực
Có nhịn ăn, nhịn nhậu, nhịn chơi, nhịn hát và nhịn .......... bắn pháo hoa nữa thì nó vỡn thế, Việt Nam mà, tiết kiệm bằng mắt.
 

thachnhung

Xe container
Biển số
OF-418083
Ngày cấp bằng
22/4/16
Số km
8,532
Động cơ
2,179,831 Mã lực
Em vẫn thích câu Tết nhất! Kệ các cụ ấy nói gì:D
 

Bò lốp

Xe lăn
Biển số
OF-149832
Ngày cấp bằng
20/7/12
Số km
13,844
Động cơ
446,678 Mã lực
GIÀU THÌ KEO - NGHÈO THÌ SĨ. Mà nước vn thì nghèo bỏ cmn ra được nên phải Sỉ mới đúng chớ
 

The Tank

Xe container
Biển số
OF-349857
Ngày cấp bằng
8/1/15
Số km
5,495
Động cơ
501,535 Mã lực
Hóng mợ Bông vào chê bà Lan. :D
 

likefim72

Xe điện
Biển số
OF-336653
Ngày cấp bằng
29/9/14
Số km
2,085
Động cơ
293,380 Mã lực
Cũng giống chuyện HN cứ phá vỉa hè để lát lại khi nó chưa hư hỏng gì.
 

sansonsan

Xe tăng
Biển số
OF-61513
Ngày cấp bằng
12/4/10
Số km
1,717
Động cơ
451,718 Mã lực
Tuổi
49
Tết vừa có tiền vừa được nghỉ ngơi, nếu phải đi làm thì ngày công càng cao,còn tiêu như thế nào là quyền của mình thôi ,
 

hungsau258

Xe buýt
Biển số
OF-397620
Ngày cấp bằng
20/12/15
Số km
575
Động cơ
236,451 Mã lực
E thích Tết dù tết bây giờ ko được như xưa nữa:(
 

SimsSam

Xe container
Biển số
OF-158715
Ngày cấp bằng
29/9/12
Số km
5,855
Động cơ
395,796 Mã lực

phongboy

Xe tăng
Biển số
OF-32867
Ngày cấp bằng
3/4/09
Số km
1,291
Động cơ
490,090 Mã lực

Hunz

Xe buýt
Biển số
OF-321697
Ngày cấp bằng
30/5/14
Số km
882
Động cơ
293,493 Mã lực
Nơi ở
Thiên đường
Thực sự lượn trên of này thì quá rõ rồi, nhưng em ko viết và nói như này được.
-----------------


‘Người Việt hoang phí cho Tết vì sĩ và phông văn hóa thấp’


Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nói như vậy và tỏ ra buồn bã khi nhắc đến sự hoang phí trong ngày Tết Nguyên đán ở Việt Nam.

Cả năm làm lụng, chi tiêu tiết kiệm, không ít người lao động lại phóng tay tiêu pha vào những thứ vô bổ, phù phiếm trong dịp Tết chỉ bởi một cái tặc lưỡi: Tết mà!

Người dân đã vậy, các cơ quan ban ngành cũng tốn kém thời gian, chi phí cho tiệc tùng, Tết nhất, nên cả xã hội đang lãng phí.

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan tỏ ra buồn bã khi nhắc đến sự hoang phí trong ngày Tết Nguyên đán ở Việt Nam, từ người dân, doanh nghiệp cho đến chính quyền và các cơ quan ban ngành. Lý giải về việc này, bà Phạm Chi Lan cho rằng chỉ có thể là do tính sĩ diện và phông văn hóa còn thấp.

Theo bà Phạm Chi Lan nói: “Tôi thấy tình trạng lãng phí ở nước ta hiện nay đã thực sự nghiêm trọng. Người dân, doanh nghiệp và các ban ngành vẫn quá coi trọng hình thức, nó đã trở thành một nếp văn hóa trong cộng đồng người Việt mà lâu nay chúng ta chưa thể thay đổi”.

Người dân mua đào chơi Tết. Ảnh: Anh Tuấn.

Chuyên gia kinh tế này cho rằng tính sĩ diện đã ăn sâu vào đời sống người dân. Ai cũng muốn đua nhau chạy theo hình thức bề ngoài. Xu hướng này không tốt chút nào trong bối cảnh kinh tế chung đang khó khăn, đất nước còn nhiều hộ nghèo và cận nghèo. Chính bệnh sĩ này lại là nguyên nhân khiến nhiều hộ gia đình vừa thoát khỏi ngưỡng nghèo lại… tái nghèo.

“Tết năm nay, các địa phương không tổ chức bắn pháo hoa, đó là một quyết định theo tôi là đúng đắn. Nhưng, sự lãng phí vẫn hiển hiện, đập vào mắt người dân qua việc trang trí đường phố bằng những bông hoa có kích thước khổng lồ, nhìn rất thô kệch. Đèn đóm lập lòe ở khắp các con phố, những thứ đó nhìn rất xấu và rối mắt chứ đâu có đẹp”, bà Lan nói.

Nữ chuyên gia kinh tế cho rằng nếu xét giá trị văn hóa, những thứ đó không hề có, thậm chí nó khiến các thành phố trở nên “quê mùa”, kệch cỡm, lố bịch, kiểu khoe mẽ chứ chưa thể hiện được tầm văn hóa thực sự. Đỉnh cao văn hóa thực sự nằm ở sự giản dị và tinh tế chứ không phải ở những thứ hoa hòe hoa sói như các thành phố đang cố đua nhau.

Đối với người lao động, sự lãng phí thể hiện rõ rệt nhất trong dịp Tết Nguyên đán. Anh Hải ở Nghĩa Hưng, Nam Định, một chủ cơ sở sản xuất nhỏ ở Biên Hòa (Đồng Nai) có cách chi tiêu khác người, đó là đầu tư… bắn pháo bông vào mỗi đêm giao thừa ở quê nhà.

“Ngày trước, mình còn trẻ nên thích thú với mấy trò này, mặc dù biết là bị cấm. Nhưng nói thật là cũng thích thể hiện với dân làng, mọi năm, mình đều mua pháo về bắn, chả lẽ năm nay lại không mua?”, anh Hà cho biết.

Trong khi đó, anh Nguyễn Văn Bích (huyện Hoa Lư, Ninh Bình) cho biết lương công nhân làm thuê cho chủ đầm tôm tại Cà Mau mỗi tháng 4 triệu đồng, tích cóp cả năm để về ăn Tết với gia đình. Vì “bệnh sĩ”, Tết năm nào, anh cũng phải sắm sửa cho thật tươm tất để “xứng tầm” người đi làm ăn xa trở về.

“Mỗi năm chỉ có một lần về quê dịp Tết, mình cứ sắm sửa cho thoải mái để các cháu vui. Năm nào gia đình tôi cũng phải mổ lợn, mua vài thùng bia lon để trong nhà, đào, quất đủ cả, Tết mà!”, anh Bích nói.

“Tết mà!” là câu nói có phần ngậm ngùi của nhiều người lao động. Nhưng không phải ai cũng có điều kiện để một lần tặc lưỡi cho xong.

Chị Nguyễn Thị Nga ở huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình, cho biết vợ chồng chị chuyển vào Tây Nguyên mua rẫy trồng cà phê đã 5 năm nay. Họ gửi hai cháu nhỏ ở lại quê nhà cùng ông bà ngoại.

Hàng năm, anh chị không chọn về quê vào dịp Tết mà là dịp nghỉ hè. Theo chị Nga, ngày Tết chỉ ngắn ngủi có vài ngày, phương tiện đi lại khó khăn, mọi thứ chi phí đều đắt đỏ,nên dù có thèm được ăn Tết ở quê cũng nén nhịn để dịp hè về thăm bố mẹ và các con.

Trong khi đó, dịp cuối năm cũng là thời điểm các nhà hàng, quán karaoke từ sang trọng đến bình dân luôn quá tải bởi “phong trào” tất niên ở khắp mọi nơi.

Anh Phạm Quang Dũng, nhân viên kinh doanh tại một công ty về CNTT tại Hà Nội cho biết khoảng thời gian 2 tuần trước, Tết là thời điểm mệt và tốn kém nhất: Ăn nhậu tất niên cùng cơ quan, phòng, bạn học, các hội nhóm khác…

“Đâu chỉ ăn nhậu là xong đâu, mỗi cuộc tất niên lại kéo theo một cuộc karaoke, không theo thì ngại, mà theo thì vừa mệt vừa tốn kém”, anh Phạm Quang Dũng nói.

Chia sẻ với những khó khăn của người dân và doanh nghiệp trong việc kiếm tiền, bà Phạm Chi Lan cho rằng chính vì khó khăn như vậy nên càng cần phải biết trân trọng đồng tiền mình kiếm được, đừng vì thể diện mà chi tiêu lãng phí.

Nếu có thể, bạn hãy tích cóp để tái đầu tư để có được năng suất tốt hơn, hiệu quả cao hơn, hướng đến những giá trị về lâu về dài, thay vì chỉ hướng đến bề nổi trước mắt.

Dưới góc nhìn của bà Phạm Chi Lan, chính vì cách nhìn nhận thiên lệch này của xã hội mà tài sản của đất nước đang bị sử dụng một cách lãng phí vô cùng. Có những địa phương hay cơ quan nợ đầm đìa nhưng trụ sở cứ phải xây hoành tráng. Việc trang hoàng công sở cũng như những nơi công cộng vào những dịp lễ tết thì lãng phí và không hiệu quả.

“Với doanh nghiệp cũng vậy, tôi rất buồn và tiếc khi thấy có nhiều doanh nghiệp mang nợ đầm đìa nhưng vẫn cố sắm xe hơi xịn để khoe mẽ với thiên hạ. Thực ra, những thứ phù phiếm đó chẳng để làm gì cả. Ngân hàng có cho doanh nghiệp vay hay không, đối tác có hợp tác với doanh nghiệp hay không là họ nhìn vào thực trạng và triển vọng kinh doanh chứ không phải nhìn vào cái xe”, bà Phạm Chi Lan nói.
Nguồn: http://vietnamvn.net/nguoi-viet-hoang-phi-cho-tet-vi-si-va-phong-van-hoa-thap-20170120.html
Ranh giới giữa quan điểm "lãng phí" và "duy trì văn hoá truyên thống" khá khó để phân biệt. Một bài báo khó nói rõ được, phát biểu ở đấy là rủi ro cao bị ném đá kể cả báo đưa chính xác ko cắt xén câu view.

Một số ý lãng phí của công thì rõ nhưng ko gắn với tít của bài báo. Còn việc chi tiêu cho gia đình ăn uống cho Tết thì mang nhiều đặc điểm truyền thống: Tây đi du lịch ăn Tết tốn kém hơn nhiều mấy thứ ăn uống ở nhà cùng bố, mẹ và họ hàng của người Việt.
 

VoCan

Xe điện
Biển số
OF-394022
Ngày cấp bằng
26/11/15
Số km
2,791
Động cơ
269,733 Mã lực
Thực sự lượn trên of này thì quá rõ rồi, nhưng em ko viết và nói như này được.
-----------------


‘Người Việt hoang phí cho Tết vì sĩ và phông văn hóa thấp’


Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nói như vậy và tỏ ra buồn bã khi nhắc đến sự hoang phí trong ngày Tết Nguyên đán ở Việt Nam.

Cả năm làm lụng, chi tiêu tiết kiệm, không ít người lao động lại phóng tay tiêu pha vào những thứ vô bổ, phù phiếm trong dịp Tết chỉ bởi một cái tặc lưỡi: Tết mà!

Người dân đã vậy, các cơ quan ban ngành cũng tốn kém thời gian, chi phí cho tiệc tùng, Tết nhất, nên cả xã hội đang lãng phí.

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan tỏ ra buồn bã khi nhắc đến sự hoang phí trong ngày Tết Nguyên đán ở Việt Nam, từ người dân, doanh nghiệp cho đến chính quyền và các cơ quan ban ngành. Lý giải về việc này, bà Phạm Chi Lan cho rằng chỉ có thể là do tính sĩ diện và phông văn hóa còn thấp.

Theo bà Phạm Chi Lan nói: “Tôi thấy tình trạng lãng phí ở nước ta hiện nay đã thực sự nghiêm trọng. Người dân, doanh nghiệp và các ban ngành vẫn quá coi trọng hình thức, nó đã trở thành một nếp văn hóa trong cộng đồng người Việt mà lâu nay chúng ta chưa thể thay đổi”.

Người dân mua đào chơi Tết. Ảnh: Anh Tuấn.

Chuyên gia kinh tế này cho rằng tính sĩ diện đã ăn sâu vào đời sống người dân. Ai cũng muốn đua nhau chạy theo hình thức bề ngoài. Xu hướng này không tốt chút nào trong bối cảnh kinh tế chung đang khó khăn, đất nước còn nhiều hộ nghèo và cận nghèo. Chính bệnh sĩ này lại là nguyên nhân khiến nhiều hộ gia đình vừa thoát khỏi ngưỡng nghèo lại… tái nghèo.

“Tết năm nay, các địa phương không tổ chức bắn pháo hoa, đó là một quyết định theo tôi là đúng đắn. Nhưng, sự lãng phí vẫn hiển hiện, đập vào mắt người dân qua việc trang trí đường phố bằng những bông hoa có kích thước khổng lồ, nhìn rất thô kệch. Đèn đóm lập lòe ở khắp các con phố, những thứ đó nhìn rất xấu và rối mắt chứ đâu có đẹp”, bà Lan nói.

Nữ chuyên gia kinh tế cho rằng nếu xét giá trị văn hóa, những thứ đó không hề có, thậm chí nó khiến các thành phố trở nên “quê mùa”, kệch cỡm, lố bịch, kiểu khoe mẽ chứ chưa thể hiện được tầm văn hóa thực sự. Đỉnh cao văn hóa thực sự nằm ở sự giản dị và tinh tế chứ không phải ở những thứ hoa hòe hoa sói như các thành phố đang cố đua nhau.

Đối với người lao động, sự lãng phí thể hiện rõ rệt nhất trong dịp Tết Nguyên đán. Anh Hải ở Nghĩa Hưng, Nam Định, một chủ cơ sở sản xuất nhỏ ở Biên Hòa (Đồng Nai) có cách chi tiêu khác người, đó là đầu tư… bắn pháo bông vào mỗi đêm giao thừa ở quê nhà.

“Ngày trước, mình còn trẻ nên thích thú với mấy trò này, mặc dù biết là bị cấm. Nhưng nói thật là cũng thích thể hiện với dân làng, mọi năm, mình đều mua pháo về bắn, chả lẽ năm nay lại không mua?”, anh Hà cho biết.

Trong khi đó, anh Nguyễn Văn Bích (huyện Hoa Lư, Ninh Bình) cho biết lương công nhân làm thuê cho chủ đầm tôm tại Cà Mau mỗi tháng 4 triệu đồng, tích cóp cả năm để về ăn Tết với gia đình. Vì “bệnh sĩ”, Tết năm nào, anh cũng phải sắm sửa cho thật tươm tất để “xứng tầm” người đi làm ăn xa trở về.

“Mỗi năm chỉ có một lần về quê dịp Tết, mình cứ sắm sửa cho thoải mái để các cháu vui. Năm nào gia đình tôi cũng phải mổ lợn, mua vài thùng bia lon để trong nhà, đào, quất đủ cả, Tết mà!”, anh Bích nói.

“Tết mà!” là câu nói có phần ngậm ngùi của nhiều người lao động. Nhưng không phải ai cũng có điều kiện để một lần tặc lưỡi cho xong.

Chị Nguyễn Thị Nga ở huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình, cho biết vợ chồng chị chuyển vào Tây Nguyên mua rẫy trồng cà phê đã 5 năm nay. Họ gửi hai cháu nhỏ ở lại quê nhà cùng ông bà ngoại.

Hàng năm, anh chị không chọn về quê vào dịp Tết mà là dịp nghỉ hè. Theo chị Nga, ngày Tết chỉ ngắn ngủi có vài ngày, phương tiện đi lại khó khăn, mọi thứ chi phí đều đắt đỏ,nên dù có thèm được ăn Tết ở quê cũng nén nhịn để dịp hè về thăm bố mẹ và các con.

Trong khi đó, dịp cuối năm cũng là thời điểm các nhà hàng, quán karaoke từ sang trọng đến bình dân luôn quá tải bởi “phong trào” tất niên ở khắp mọi nơi.

Anh Phạm Quang Dũng, nhân viên kinh doanh tại một công ty về CNTT tại Hà Nội cho biết khoảng thời gian 2 tuần trước, Tết là thời điểm mệt và tốn kém nhất: Ăn nhậu tất niên cùng cơ quan, phòng, bạn học, các hội nhóm khác…

“Đâu chỉ ăn nhậu là xong đâu, mỗi cuộc tất niên lại kéo theo một cuộc karaoke, không theo thì ngại, mà theo thì vừa mệt vừa tốn kém”, anh Phạm Quang Dũng nói.

Chia sẻ với những khó khăn của người dân và doanh nghiệp trong việc kiếm tiền, bà Phạm Chi Lan cho rằng chính vì khó khăn như vậy nên càng cần phải biết trân trọng đồng tiền mình kiếm được, đừng vì thể diện mà chi tiêu lãng phí.

Nếu có thể, bạn hãy tích cóp để tái đầu tư để có được năng suất tốt hơn, hiệu quả cao hơn, hướng đến những giá trị về lâu về dài, thay vì chỉ hướng đến bề nổi trước mắt.

Dưới góc nhìn của bà Phạm Chi Lan, chính vì cách nhìn nhận thiên lệch này của xã hội mà tài sản của đất nước đang bị sử dụng một cách lãng phí vô cùng. Có những địa phương hay cơ quan nợ đầm đìa nhưng trụ sở cứ phải xây hoành tráng. Việc trang hoàng công sở cũng như những nơi công cộng vào những dịp lễ tết thì lãng phí và không hiệu quả.

“Với doanh nghiệp cũng vậy, tôi rất buồn và tiếc khi thấy có nhiều doanh nghiệp mang nợ đầm đìa nhưng vẫn cố sắm xe hơi xịn để khoe mẽ với thiên hạ. Thực ra, những thứ phù phiếm đó chẳng để làm gì cả. Ngân hàng có cho doanh nghiệp vay hay không, đối tác có hợp tác với doanh nghiệp hay không là họ nhìn vào thực trạng và triển vọng kinh doanh chứ không phải nhìn vào cái xe”, bà Phạm Chi Lan nói.
Nguồn: http://vietnamvn.net/nguoi-viet-hoang-phi-cho-tet-vi-si-va-phong-van-hoa-thap-20170120.html
Mấy cái của công thì em không dám nói , còn mấy cái mua sắm tết em thấy cũng tốt mà , coi như là dịp kích cầu , luồng tiến lưu thông mạnh . Em tưởng vậy kinh tế mới phát triển được .
 

LuckyCar

Xe container
Biển số
OF-48864
Ngày cấp bằng
16/10/09
Số km
9,360
Động cơ
2,944,941 Mã lực
Nơi ở
Internet
Nhà nước lãng phí nhiều chứ dân thì mấy. Người này ăn chơi thì người khác làm việc, em vẫn đang cặm cụi đây.
 

Minh Râu 99

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-362179
Ngày cấp bằng
9/4/15
Số km
1,800
Động cơ
270,400 Mã lực
Nơi ở
Ha noi
SĨ nó ngấm cmn vào máu em rồi nhé,nghèo vân sang
 

sanco365.com

Xe buýt
Biển số
OF-369901
Ngày cấp bằng
10/6/15
Số km
591
Động cơ
256,000 Mã lực
Nơi ở
Mọi miền tổ quốc
Website
sanco365.com
Tết cũng là dịp kích cầu tiêu dùng mà.
Em thì kệ vẫn thích tết, tết là dịp để em xả hơi ngủ nghỉ sau một năm mệt mỏi.
 

khôi lâm

Xe tải
Biển số
OF-436383
Ngày cấp bằng
11/7/16
Số km
204
Động cơ
213,580 Mã lực
Tuổi
53
Bà Chi nói đúng mà, xã hội sống vì sĩ điện, không ít doanh nhân mang tiếng thành đạt toàn ăm cắp vặt, lừa gạt không từ thứ gì để mang tiếng thành đạt
 

xuan

Xe buýt
Biển số
OF-8851
Ngày cấp bằng
25/8/07
Số km
504
Động cơ
540,290 Mã lực
Bác ấy nói đúng mà, người Việt mình vừa hoang vừa sỹ.
 

be bư

Tầu Hỏa
Biển số
OF-197289
Ngày cấp bằng
4/6/13
Số km
44,268
Động cơ
620,275 Mã lực
Chuyện ăn tiêu khó nói lắm vì nó là tính của mỗi người . Ông nào sĩ thì chả cần tết vẫn sĩ vẫn tiêu hoang . E quan điểm tiền của ai họ tiêu thế nào kệ họ hô hào làm gì . Cá nhân e chưa tiêu hoang tết bao giờ rất đúng mực chả cần hô hào
 

kecap2008

Xe tăng
Biển số
OF-345511
Ngày cấp bằng
5/12/14
Số km
1,664
Động cơ
282,169 Mã lực
Tiền đấy đóng vào ngân hàng để chờ phạt nguội
 

levinh05

Xe container
Biển số
OF-36603
Ngày cấp bằng
1/6/09
Số km
6,421
Động cơ
509,631 Mã lực
Nơi ở
Moon
Chạ biết các bác thế nào, chứ Tết nhất em chỉ sắm cho bố em được cái TV LED, đôi loa edifer mua của cụ tuvv8x với mấy thứ linh tinh. Chứ em hết chiều 30 tết mới được nghỉ nên chả làm cái gì cho nhà cửa mình nữa.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top