Em viết bài này gửi Vnexpress nhưng không hy vọng được đăng nên em quẳng vào đây chờ các bác ném đá.
Tai nạn giao thông từ lâu luôn là một vấn nạn nhức nhối tại Việt Nam với hàng nghìn người thiệt mạng mỗi năm. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra vấn nạn này. Một trong những nguyên nhân dễ nhận ra nhất là ý thức tuân thủ pháp luật và văn hóa tham gia giao thông của người Việt Nam còn rất kém. Vượt đèn đỏ, đi ngược chiều... với nhiều người được xem như chuyện nhỏ. Bản thân tôi nhiều lần bất bình khi chứng kiến cảnh hàng đoàn cháu học sinh đi sai quy định ngang qua các chú CSGT đang làm nhiệm vụ mà không hề nhận được một lời nhắc nhở vì lúc đó các chú ấy chỉ quan tâm đến việc bắt phạt xe máy. Thiết nghĩ, việc nâng cao ý thức giao thông của người Việt Nam phải được giáo dục triệt để, có hệ thống ở cả nhà trường, gia đình và xã hội.
Vụ tai nạn rạng sáng ngày 13 tháng 3 tại Hà Nội đang được dư luận quan tâm. Điều đáng nói (và may mắn), đây là trường hợp hiếm hoi toàn cảnh sự việc được camera VOV ghi lại, nhờ đó mọi người có thể dễ dàng nhận ra lỗi hoàn toàn thuộc về người điều khiển xe máy. Về phía người điều khiển xe ô tô, không dừng lại cứu người thực sự đáng trách. Tuy nhiên, đặt sự việc trong bối cảnh giao thông Việt Nam, có thể hiểu tại sao người lái xe làm như vậy.
Theo thiển ý của tôi, nên dùng việc này để giáo dục ý thức tuân thủ pháp luật khi tham gia giao thông của người Việt Nam.
Thứ nhất: Công bố công khai, rộng rãi và liên tục đoạn clip trên trên tất cả các kênh truyền hình trung ương và địa phương.
Thứ hai: Nhanh chóng khởi tố và xét sử vụ án “vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ”. Cử 2 cán bộ của UB an toàn giao thông Việt Nam làm đại diện cho 2 bên. Phiên tòa được xử công khai, đồng thời truyền hình trực tiếp, sao cho số lượng người theo dõi càng đông càng tốt. Người điều khiển xe máy bị khép vào tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ theo khoản 1 điều 202 Bộ luật Hình sự. Người điều khiển xe ô tô vi phạm vào khoản 1 điều 38 của Luật giao thông đường bộ về trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức khi xảy ra tai nạn giao thông.Tuy nhiên, cần xem xét đến góc độ tâm lý của lái xe ô tô khi xẩy ra sự việc.
Thứ ba: Thông tin rộng rãi kết quả phiên tòa.
Làm vậy tác dụng tuyên truyền giáo dục tốt hơn nhiều. Thêm nữa, điều này giúp người Việt Nam bỏ được thói quen xấu trong suy nghĩ là khi có tai nạn hay va chạm giữa ô tô với xe máy, xe thô sơ hay người đi bộ, nhất nhất người đi xe ô tô phải đền bù bồi thường và nhận toàn bộ trách nhiệm về mình. Có như thế, khi tham gia giao thông với bất kể phương tiện gì, mọi người sẽ cẩn trọng hơn để giữ gìn tính mạng cho chính mình và cho người khác.
Tai nạn giao thông từ lâu luôn là một vấn nạn nhức nhối tại Việt Nam với hàng nghìn người thiệt mạng mỗi năm. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra vấn nạn này. Một trong những nguyên nhân dễ nhận ra nhất là ý thức tuân thủ pháp luật và văn hóa tham gia giao thông của người Việt Nam còn rất kém. Vượt đèn đỏ, đi ngược chiều... với nhiều người được xem như chuyện nhỏ. Bản thân tôi nhiều lần bất bình khi chứng kiến cảnh hàng đoàn cháu học sinh đi sai quy định ngang qua các chú CSGT đang làm nhiệm vụ mà không hề nhận được một lời nhắc nhở vì lúc đó các chú ấy chỉ quan tâm đến việc bắt phạt xe máy. Thiết nghĩ, việc nâng cao ý thức giao thông của người Việt Nam phải được giáo dục triệt để, có hệ thống ở cả nhà trường, gia đình và xã hội.
Vụ tai nạn rạng sáng ngày 13 tháng 3 tại Hà Nội đang được dư luận quan tâm. Điều đáng nói (và may mắn), đây là trường hợp hiếm hoi toàn cảnh sự việc được camera VOV ghi lại, nhờ đó mọi người có thể dễ dàng nhận ra lỗi hoàn toàn thuộc về người điều khiển xe máy. Về phía người điều khiển xe ô tô, không dừng lại cứu người thực sự đáng trách. Tuy nhiên, đặt sự việc trong bối cảnh giao thông Việt Nam, có thể hiểu tại sao người lái xe làm như vậy.
Theo thiển ý của tôi, nên dùng việc này để giáo dục ý thức tuân thủ pháp luật khi tham gia giao thông của người Việt Nam.
Thứ nhất: Công bố công khai, rộng rãi và liên tục đoạn clip trên trên tất cả các kênh truyền hình trung ương và địa phương.
Thứ hai: Nhanh chóng khởi tố và xét sử vụ án “vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ”. Cử 2 cán bộ của UB an toàn giao thông Việt Nam làm đại diện cho 2 bên. Phiên tòa được xử công khai, đồng thời truyền hình trực tiếp, sao cho số lượng người theo dõi càng đông càng tốt. Người điều khiển xe máy bị khép vào tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ theo khoản 1 điều 202 Bộ luật Hình sự. Người điều khiển xe ô tô vi phạm vào khoản 1 điều 38 của Luật giao thông đường bộ về trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức khi xảy ra tai nạn giao thông.Tuy nhiên, cần xem xét đến góc độ tâm lý của lái xe ô tô khi xẩy ra sự việc.
Thứ ba: Thông tin rộng rãi kết quả phiên tòa.
Làm vậy tác dụng tuyên truyền giáo dục tốt hơn nhiều. Thêm nữa, điều này giúp người Việt Nam bỏ được thói quen xấu trong suy nghĩ là khi có tai nạn hay va chạm giữa ô tô với xe máy, xe thô sơ hay người đi bộ, nhất nhất người đi xe ô tô phải đền bù bồi thường và nhận toàn bộ trách nhiệm về mình. Có như thế, khi tham gia giao thông với bất kể phương tiện gì, mọi người sẽ cẩn trọng hơn để giữ gìn tính mạng cho chính mình và cho người khác.