[Funland] Sung sướng quá, một thế hệ tài năng của nước ta sắp ra đời.

CuteCat

Xe tải
Biển số
OF-773587
Ngày cấp bằng
7/4/21
Số km
203
Động cơ
41,970 Mã lực
Tóm lại, tuyệt đại đa số bọn vào Havard, MIT, Standford... không hề được học và không giải được những bài thi toán lớp 6 như trên.

Có những đứa học Toán rất nhiều, ví dụ học tích phân, vi phân, ma trận, xác suất thống kê, v.v... Nhưng:
- Việc học này là tự nguyện (môn tùy chọn)
- Nội dung học là các giáo trình kiến thức cơ sở của các lĩnh vực nói trên, chứ không phải là các bài toán mẹo mực vô bổ kiểu 1 / 2021^2022 + 1/2022^2023...v.v...
- Mục đích học là để lấy credit, khi vào ĐH không cần học nữa, do đó tiết kiệm học phí + thời gian
Còn đây là giáo trình các môn Toán cao cấp (so với chương trình trung học phổ thông) mà học sinh có thể tùy chọn để học thêm.
Việc học các giáo trình này hoàn toàn không bắt buộc ở trường phổ thông, và cũng hoàn toàn không phải là yếu tố bắt buộc phải có để được nhận vào các trường Ivy League.

Xác suất thống kê:
51rBgiGTdKL._SX386_BO1,204,203,200_.jpg


Giải tích:
51JhGkUE95L._SX383_BO1,204,203,200_.jpg


Học những kiến thức này rất vất vả (ví dụ quyển xác suất thống kê bên trên dày 600 trang). Học không dễ dàng nhưng cũng không phải là quá khó, không khó kiểu đánh đố, mẹo mực như chuyên Toán của VN. (Mà chuyên toán VN cũng toàn lấy dạng bài và học mẹo mực của bọn Toán thế giới chứ có tự nghĩ được mấy đâu).

Các trường ĐH (trong đó có các trường Ivy League) khi xem xét hồ sơ của một học sinh có học thêm các môn này thì họ sẽ đánh giá kiểu: "À, thằng này cũng thuộc loại chăm chỉ đấy! Không biết có thông minh hay không nhưng có lẽ không dốt. Nó cố gắng thế này thì chắc là vào ĐH sẽ không bỏ giữa chừng, và ra trường thì xác suất kiếm được việc làm tốt sẽ cao hơn bọn khác. Nó sẽ đóng đủ tiền học phí cả 4 năm cho trường, góp phần làm thứ hạng của trường tăng lên, có khả năng nó hoặc các mối quan hệ của nó sẽ mang lại lợi ích cho trường sau này, và rất có thể thế hệ con cái nó sẽ lại vào trường để học".

Điểm quan trọng nhất ở đây là:
- Các môn này là các môn cơ sở của toán học và có rất nhiều ứng dụng thực tế trong cuộc sống.
- Mục đích cơ bản của các môn nâng cao này không phải là để học sinh được tăng điểm trong con mắt các trường ĐH, mà là để những học sinh có năng lực có thể tiếp tục học lên ngay trong những năm học phổ thông chứ không lãng phí thời gian khi phải học cùng số đông. Một mục đích khác là để những học sinh này có thể giảm bớt gánh nặng học phí và thời gian học đại học vì sẽ không cần phải học lại các môn này trong trường ĐH.
 
Chỉnh sửa cuối:

harman_kardon

Xe điện
Biển số
OF-39292
Ngày cấp bằng
27/6/09
Số km
2,077
Động cơ
492,352 Mã lực
như thế nào là không mưu mẹo và có ứng dụng trong thực tế ?
sao cụ biết bọn học ivy league ko giải đc toán lớp 6 của vn? ko nhẽ trình độ toán thcs vn đã ở mức thượng thừa vũ trụ vậy rồi kia à, đã gặp cháu nào học ở ivy league, nhất là sv gốc á chưa?
Vì tranh cãi quá ghê gớm nên tôi bỏ thời gian gửi và hỏi Cháu Tôi sinh ra ở TP boston đang học ở ĐH massachusetts. Tôi vừa gửi cho nó xong và nói toán lớp 6 VN đấy. Nó cho cái icon há họng đấy Cụ ạ. Còn 1 thằng cháu học ở uuniversiteit Of southern California cũng như vậy.
Thêm 1 thằng em họ lai Hungary nó là sếp lớn ngân hàng của Hungary. Nó là người ký quyết hệ trọng trong toàn hệ thống NH trc khi trình lên thống đốc ký. Tôi gửi qua cô tôi để past qua nó bởi nó ko hiểu tiếng Việt.
Nó kêu HS vn giỏi quá. Hầu hết hs bên này ko thể làm đc đâu. Và cũng ko có trong TT GD.
Tôi ở HL, các con tôi đều đã học qua tiểu học lâu rồi. Nên Tôi khẳng định là ko hề có bài toán dạng này trong sgk
 

chemvovan

Xe tăng
Biển số
OF-796116
Ngày cấp bằng
8/11/21
Số km
1,051
Động cơ
37,547 Mã lực
Tuổi
37
Đề thi học kỳ 2 lớp 6 của Ams và Cầu Giấy, Nghĩa Tân đây cụ ( cụ có thể google Đề thi học kỳ 2 môn Toán):
Theo quan điểm của em thì đề này với lớp 6 là quá sức.

Trong thớt có nhiều cụ cứ đi so sánh với giáo dục phổ thông của Tây, kêu là VN học nặng hơn Tây mà ra đời vẫn không giỏi bằng nó. Em thì không đồng tình với quan điểm này. Mình đi sau họ bao năm, họ tích luỹ tư bản cả trăm năm rồi nên giờ họ sẽ balance giữa kiến thức và văn hoá để đào tạo ra những con người phát triển toàn diện.

Còn mình thì đi sau họ nhiều, nên phải học khó hơn họ là cái rõ ràng rồi.
 

starsn

Xe điện
Biển số
OF-742409
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
3,768
Động cơ
115,609 Mã lực
Theo quan điểm của em thì đề này với lớp 6 là quá sức.

Trong thớt có nhiều cụ cứ đi so sánh với giáo dục phổ thông của Tây, kêu là VN học nặng hơn Tây mà ra đời vẫn không giỏi bằng nó. Em thì không đồng tình với quan điểm này. Mình đi sau họ bao năm, họ tích luỹ tư bản cả trăm năm rồi nên giờ họ sẽ balance giữa kiến thức và văn hoá để đào tạo ra những con người phát triển toàn diện.

Còn mình thì đi sau họ nhiều, nên phải học khó hơn họ là cái rõ ràng rồi.
Vì VN lớp bm này (40t) nhiều người cũng có điều kiện kinh tế rồi, có thời gian dừng lại để suy nghĩ, không như ngày xưa, bm nông công dân hoặc công chức nghèo, học là cách duy nhất thoát nghèo.

Các gd ấy giờ không nghèo nữa, nên không tính cách thoát nghèo, mà tính xem dạy như thế nào cho phù hợp với việc đi làm sau này.

Không phải mình nghèo hơn thì phải học khó hơn. Nghèo hơn thì phải thực dụng hơn mới đúng. Học khó hơn có đúng là thực dụng hơn không?
 

st101814

Xe điện
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-108426
Ngày cấp bằng
10/8/11
Số km
3,715
Động cơ
441,395 Mã lực
Nơi ở
Canada - Viêt Nam
Ngày xưa luyện bộ đề thi đại học, nhiều bài khó thầy nói luôn tôi không giải được đâu, chúng ta cùng xem đáp án. Chương trình học trên lớp chỉ tầm 50% còn 50% trong bộ đề là phải đi luyện, thi trường nào thì nên luyện lò của trường ấy không thì xác suất trượt là cao. Kiểu ra vài câu thuộc dạng đề "không phổ biến" học sinh xem đề xong là á khẩu không hiểu hỏi cái gì luôn.

Luyện thi lòi mắt ra thế thôi xong vào đại học nhìn mấy cái trang thiết bị thí nghiệm mà chán vì toàn thiết bị Liên Xô. Ra trường kỹ sư vẫn lơ ngơ, vừa đi làm vừa học lại. Có cái may là người Việt mình học được, nên thích nghi cực nhanh, khả năng tư duy và sáng tạo cực tốt.

Giáo dục của Việt Nam bây giờ không thể bằng giáo dục ngày xưa được. Cơ sở hạ tầng tốt hơn nhưng hệ thống giáo dục, chất lượng sư phạm lại không tốt bằng ngày xưa. Nếu nói cải cách giáo dục thì có lẽ phải cái cách con người trước hết. Tăng kinh phí và hỗ trợ tài chính để cải thiện chất lượng và thu hút nguồn nhân lực cho ngành giáo dục.
 

CuteCat

Xe tải
Biển số
OF-773587
Ngày cấp bằng
7/4/21
Số km
203
Động cơ
41,970 Mã lực
Theo quan điểm của em thì đề này với lớp 6 là quá sức.

Trong thớt có nhiều cụ cứ đi so sánh với giáo dục phổ thông của Tây, kêu là VN học nặng hơn Tây mà ra đời vẫn không giỏi bằng nó. Em thì không đồng tình với quan điểm này. Mình đi sau họ bao năm, họ tích luỹ tư bản cả trăm năm rồi nên giờ họ sẽ balance giữa kiến thức và văn hoá để đào tạo ra những con người phát triển toàn diện.

Còn mình thì đi sau họ nhiều, nên phải học khó hơn họ là cái rõ ràng rồi.
Em đồng ý với cụ là phải cố mà học khoa học tự nhiên nhiều hơn để đuổi kịp(*)
Nhưng không đồng ý là phải học toán mẹo mực kiểu này.

(*) Học nhiều hơn nhưng cũng chỉ cần đến một chừng mực nào đó thôi. Vì trình độ của nền kinh tế thấp nên khả năng hấp thụ khoa học kỹ thuật cũng thấp (về quy mô cũng như chiều sâu). Kẻo không thì kết cục là kỹ sư chạy Grab đầy đường.
 
Chỉnh sửa cuối:

starsn

Xe điện
Biển số
OF-742409
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
3,768
Động cơ
115,609 Mã lực
Tôi nghĩ vì mấy nước khối LX cũ (mở rộng ra bao gồm cả VN và TQ) nghèo hơn mà không có định hướng phát triển lâu dài để giàu lên nên phải tự sướng bằng trong thời gian ngắn kiểu ta đây giải được toán đố toán khó mà bọn da trắng giàu có phương Tây không giải được. Cứ nhìn vào lịch sử hình thành của kỳ thi Olympic toán học quốc tế thì biết - "Kì thi IMO đầu tiên được tổ chức tại Rumani năm 1959 với sự tham gia của 7 quốc gia Đông Âu là chủ nhà Rumani, Bulgaria, Tiệp Khắc, Đông Đức, Hungary, Ba Lan và Liên Xô. Trong giai đoạn đầu, IMO chủ yếu là cuộc thi của các quốc gia thuộc hệ thống xã hội chủ nghĩa và địa điểm tổ chức cũng chỉ trong phạm vi các nước Đông Âu." (https://vi.wikipedia.org/wiki/Olympic_Toán_học_Quốc_tế)
Cc ở đây chém lý thuyết rất nhiều, học khó hơn để phát triển khkt. Phải đặt câu hỏi, có thật là học toán khó hơn thì phát triển khkt tốt hơn không?

Giả sử bm nông dân chả biết gì, mong con thành kỹ sư, tống đến lớp cô ép học càng khó càng tốt đã đành.

Nếu bm kỹ sư, mong con lớn lên làm kỹ sư, thì ít nhiều người ta sẽ biết con cần học với độ khó như thế nào ở lớp 6.

Nếu bm là kỹ sư thường, mong con thành nhà khoa học đỉnh cao (như Đàm Thanh Sơn chẳng hạn) thì toán khó thế kia có giúp không? Em chỉ đặt câu hỏi thôi. Vì em không có mong muốn này nên không tìm hiểu.

Nhà em là bm kỹ sư, mong con thành kỹ sư, thì em thấy một vài bài khó quá mức cần thiết. Nếu con tự giỏi, làm không thấy khó thì OK. Còn nếu thấy khó quá thì thôi. Nên dành thời gian cho cs bình thường, kỹ năng bình thường, như tôn trọng, lắng nghe, tích cực, hoạt động thể chất, làm việc nhóm, học cách nhìn bức tranh tổng thể..
 

starsn

Xe điện
Biển số
OF-742409
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
3,768
Động cơ
115,609 Mã lực
Em đồng ý với cụ là phải cố mà học khoa học tự nhiên nhiều hơn để đuổi kịp.
Nhưng không đồng ý là phải học toán mẹo mực kiểu này.
Vấn đề là người ta chưa biết nên học gì ngoài toán khó.

Em thấy mấy môn thống kê trông có vẻ hữu ích.
 

chemvovan

Xe tăng
Biển số
OF-796116
Ngày cấp bằng
8/11/21
Số km
1,051
Động cơ
37,547 Mã lực
Tuổi
37
Vì VN lớp bm này (40t) nhiều người cũng có điều kiện kinh tế rồi, có thời gian dừng lại để suy nghĩ, không như ngày xưa, bm nông công dân hoặc công chức nghèo, học là cách duy nhất thoát nghèo.

Các gd ấy giờ không nghèo nữa, nên không tính cách thoát nghèo, mà tính xem dạy như thế nào cho phù hợp với việc đi làm sau này.

Không phải mình nghèo hơn thì phải học khó hơn. Nghèo hơn thì phải thực dụng hơn mới đúng. Học khó hơn có đúng là thực dụng hơn không?
Theo cụ thì dạy như nào :D Chỉ dạy để tính + - x : là xong thôi đúng không. Vì sau này đi làm thì đa phần chúng ta cũng chỉ dùng đến 4 phép tính ấy là đủ.
 

CuteCat

Xe tải
Biển số
OF-773587
Ngày cấp bằng
7/4/21
Số km
203
Động cơ
41,970 Mã lực
Vấn đề là người ta chưa biết nên học gì ngoài toán khó.

Em thấy mấy môn thống kê trông có vẻ hữu ích.
Như cụ gì đã nói ở bên trên ý, cứ học cách làm của bọn tư bản đi cái đã.

Nhưng làm thế thì các thày cô lại không kiếm được tiền từ dạy thêm và bộ máy thì không có thành tích thi giải này giải nọ.
 

safenoodles

Xe cút kít
Biển số
OF-15150
Ngày cấp bằng
26/4/08
Số km
16,892
Động cơ
640,936 Mã lực
Nơi ở
Phố cổ
Xin lỗi các cụ em giật tít hơi sốc tý, nhưng em cũng hơi sốc thật đấy.
Chả là bà chị nhắn tin hỏi bài cho ông cháu học lớp 6, nghe nói năm nay có chương trình cải cách, học khó hơn, nhưng em cũng không nghĩ nó cần ngoắt nghéo đến mức này. Thú thật là em đọc xong thì chịu, hỏi nhờ anh gúc gồ mà phải đọc mãi mới hiểu lời giải, xong đến đoạn gọi điện truyền đạt cho ông cháu, mất gần 30' mà hình như vẫn chưa hiểu lắm. Tóm lại là các cháu lớp 6 mà làm ngon lành mấy bài này thì em rất tin tưởng ở thế hệ tương lai, tầm bác Ngô Bảo Châu chắc đầy rẫy, chả mấy mà vượt lên đầu thế giới.
Loanh quanh mãi rồi, em xin giới thiệu toán lớp 6 để các cụ thưởng lãm.
Những bài dạng này có cách làm hết mà cụ. Luyện nhiều là quen.
Chắc cháu cụ học trường chuyên.
 

starsn

Xe điện
Biển số
OF-742409
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
3,768
Động cơ
115,609 Mã lực
Theo cụ thì dạy như nào :D Chỉ dạy để tính + - x : là xong thôi đúng không. Vì sau này đi làm thì đa phần chúng ta cũng chỉ dùng đến 4 phép tính ấy là đủ.
Hi hi mấy bài lớp 5 kia khó hơi quá, dạy trước tuổi quá, em nghĩ không tốt cho não :) Con nhà em định hướng kỹ thuật, có học mấy quyển sách nâng cao thông thường thôi, tuần 1-2 tiếng.

Còn thời gian chúng nó thích gì học nấy, lịch sử, địa lý, vẽ, thêu, đọc truyện, đàn, đạp xe, đá bóng, làm việc nhà. Đến tuổi thì học theo chương trình AP của Mỹ. Làm kỹ sư thông thường thế đủ rồi cụ.

Năm sau con em thi top 10 high school US, nếu nó đỗ em post giáo trình cho cc xem xem có hợp lý không :)
 

Bito9999

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-796154
Ngày cấp bằng
9/11/21
Số km
1,266
Động cơ
59,961 Mã lực
Hi hi mấy bài lớp 5 kia khó hơi quá, dạy trước tuổi quá, em nghĩ không tốt cho não :) Con nhà em định hướng kỹ thuật, có học mấy quyển sách nâng cao thông thường thôi, tuần 1-2 tiếng.

Còn thời gian chúng nó thích gì học nấy, lịch sử, địa lý, vẽ, thêu, đọc truyện, đàn, đạp xe, đá bóng, làm việc nhà. Đến tuổi thì học theo chương trình AP của Mỹ. Làm kỹ sư thông thường thế đủ rồi cụ.

Năm sau con em thi top 10 high school US, nếu nó đỗ em post giáo trình cho cc xem xem có hợp lý không :)
Con em cũng đoạt giải này nọ về toán, cô giáo cứ giục luyện cho cậu để tiếp tục có giải, em cứ lờ đi, kệ học tự do và chơi game thoải mái. Đủ lên lớp bình thường (dù nó cũng toàn đứng đầu lớp)
Vì biết kiểu học vn toàn thuộc mẹo với thuộc dạng, chả chú trọng logic giải quyết vấn đề đúng chất toán học gì cả. Thi hsg hay lên lớp chuyên toàn lấy bài của tụi học cao hơn ra làm đề thi.
Ví dụ cuộc thi toán quốc tế gì gì, trường Dịch vọng kiếm toàn giải nhất vì thuê thầy Thái về luyện, mà thầy Thái sư phạm là người ra đề :)))
Hay trường GV cũng toàn giải nhất thi TP vì các cụ đoán ra ở đâu ra đề rồi đấy.
Các học hiện nay làm trẻ con quá tải về bộ nhớ những cái không cần thiết. Trong khi quay lại mục đích ban đầu trường học là nơi học sinh sinh viên học những kiến thức cần thiết để ra đời sống. Vậy mà càng ngày nó càng xa rời mục đích cốt yếu này.
 
Chỉnh sửa cuối:

starsn

Xe điện
Biển số
OF-742409
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
3,768
Động cơ
115,609 Mã lực
Có bố mẹ nghĩ cho con học thật khó với hy vọng sau này nó sẽ làm khoa học đột phá, với lý do cơ bản là học khó sẽ "thúc đẩy tư duy", mà không kiểm nghiệm lại thực tế là cái "thúc đẩy tư duy" đấy có đúng không, đúng đến mức nào, có hơn các cách khác không, có gây ra hạn chế gì cho các mặt khác không.

Em có mấy đứa con, đã thử (kiểu giải bài), & tạm thấy không thấy thúc đẩy tư duy nhiều lắm, chỉ quen làm dạng bài thôi. Các cách khác trong cuộc sống (văn học, tranh cãi lý luận, viết lách) cũng thúc đẩy tư duy bình thường, nhất là khi trúng vào chủ đề mà đứa bé thích.

Học kiểu gợi mở, tìm tòi (cái gì chưa biết thì hỏi, muốn biết thì tìm, liên hệ các vấn đề bình thường trong cs), làm mọi chuyện diễn ra vừa tự nhiên, vừa hiệu quả.

Còn mấy bài toán trên kia, có gì lạ đâu, biết công thức vài lần là lần sau làm được. Cộng trừ nhân chia phân số như thế đối với lớp 5 là rất phức tạp, nhưng đến lớp 6-7 chả cần học tự nhiên chúng nó lại thấy.. dễ. Thế thì cố gắng nhồi nhét lúc còn đang lớp 5 để làm gì?

Trừ khi cc bảo chúng nó tự thích, hoặc nếu không học nó chơi điện tử suốt ngày nhé. Còn nếu vẫn còn cái có ích để làm thì đừng cắm đầu vào mấy bài đấy.
 

Hhc2020

Xe đạp
Biển số
OF-777495
Ngày cấp bằng
17/5/21
Số km
38
Động cơ
34,759 Mã lực
Tuổi
48
Mấy bác mang cái SAT với GPA ra xem rồi nói Havard khó lắm là coi thường các trường xịn rồi. Tôi đoán có lẽ chưa có kinh nhiệm thực tế nên hiểu sai cái gọi là khó vào trường top.

Nếu nói riêng về khoa học cơ bản nhé (coi như gồm cả toán lý hóa) thì bọn vào đc thuộc hàng siêu đẳng và trâu bò thôi rồi luôn. Nhưng ....chắc nó cũng chẳng quan tâm tới kiểu toán ở Tô-bích này.

Nhưng nó lại có thể cùng team vận dụng những cái toán loại khác vào việc Rất Thật như mô hình hóa sự phát tán của virus covid 19 để ước lượng số người nhập viện. (Cái này thì tôi chứng kiến). Hay 1 cậu khác cũng trong team đấy sau 1 kỳ học ở ĐH đã đc Wallstreet cho intern hè, trả 30k/tháng (vãi chưởng luôn).

Toán hay khoa học cũng có năm bảy loại! Và nếu bác nghĩ việc dạy-dùng loại toán mẹo vặt này ở cấp 2 là 1 con đường HIỆU QUẢ để sau này góp phần chấn hưng khoa học nước nhà hay phát triển vũ khí gì gì đấy như đc nói đến ở tô-bíc này thì.... tôi hoàn toàn tôn trọng ý kiến của bác, chắc chắn là vậy rồi :)
 
Chỉnh sửa cuối:

Cổ Long

Xe tải
Biển số
OF-797167
Ngày cấp bằng
18/11/21
Số km
227
Động cơ
2,336 Mã lực
Trẻ em Nhật, Hàn, Trung nó học ko có thời gian để thở luôn. Tự tử mỗi năm cả trăm, cả nghìn cháu.
Ngồi đó mà mơ phân bổ hợp lý.
Học học và học.
Học vỡ sọ ra theo nghĩa đen luôn.

Còn thích ăn chơi nhảy múa, học hành nhẹ nhàng văn thể mỹ ... thì lớn lên chỉ đi buôn đất, buôn chứng, làm youtuber, lừa đảo lẫn nhau thôi chứ chả chế tạo, phát minh ra được cái con khỉ gì đâu.

Xong rồi lên ofun chửi đổng nữa là đủ combo =))
Ý nghĩa và mục đích của đời sống là gì vậy bác?
 

Belat Missan

Xe điện
Biển số
OF-779823
Ngày cấp bằng
9/6/21
Số km
2,431
Động cơ
0 Mã lực
Con em ôn kiểm tra đầu vào từ lớp 1 và toạch mấy trường.
Lớp 6 cụ mới thấy thế này là muộn rồi. :))
 

Bito9999

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-796154
Ngày cấp bằng
9/11/21
Số km
1,266
Động cơ
59,961 Mã lực
Mấy bác mang cái SAT với GPA ra xem rồi nói Havard khó lắm là coi thường các trường xịn rồi. Tôi đoán có lẽ chưa có kinh nhiệm thực tế nên hiểu sai cái gọi là khó vào trường top.

Nếu nói riêng về khoa học cơ bản nhé (coi như gồm cả toán lý hóa) thì bọn vào đc thuộc hàng siêu đẳng và trâu bò thôi rồi luôn. Nhưng ....chắc nó cũng chẳng quan tâm tới kiểu toán ở Tô-bích này.

Nhưng nó lại có thể cùng team vận dụng những cái toán loại khác vào việc Rất Thật như mô hình hóa sự phát tán của virus covid 19 để ước lượng số người nhập viện. (Cái này thì tôi chứng kiến). Hay 1 cậu khác cũng trong team đấy sau 1 kỳ học ở ĐH đã đc Wallstreet cho intern hè, trả 30k/tháng (vãi chưởng luôn).

Toán hay khoa học cũng có năm bảy loại! Và nếu bác nghĩ việc dạy-dùng loại toán mẹo vặt này ở cấp 2 là 1 con đường HIỆU QUẢ để sau này góp phần chấn hưng khoa học nước nhà hay phát triển vũ khí gì gì đấy như đc nói đến ở tô-bíc này thì.... tôi hoàn toàn tôn trọng ý kiến của bác, chắc chắn là vậy rồi :)
Bác nói hay quá, cơ mà nay bác quên chữ Ồ hay sao ấy :))
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top