Hì hì, có nhiều điểm em lại ko thực sự đồng ý với mợ.
1) Kiến thức chuyên ko cần thiết cho ĐH và cuộc sống sau này --> thực ra mỗi người 1 con đường nên mọi kiến thức đều có thể có ích với người này nhưng lại vô ích với người khác. Cho nên mợ nên coi đó là 1 môn thể thao trí tuệ như cờ vua, cờ tướng v.v... đi cho nó nhẹ nhàng, ko cần phải quá phân biệt thế. Như cá nhân em chẳng bao giờ nghĩ tới kiến thức này kiến thức nọ nó là kiến thức chuyên hay ko chuyên bao giờ, luôn là gạn đục khơi trong xem có cái gì bổ ích với bản thân hay là không thôi.
2) Ôn luyện nhiều tạo ra suy nghĩ lối mòn, mất khả năng sáng tạo thì em ko cho rằng như thế. Dòng kiến thức nó là tích lũy của nhân loại bao nhiêu đời, cho nên muốn sáng tạo cái gì thì ta cũng cần tiếp thu được cái trước đó, hiểu được trước đó loài người đã sáng tạo cái gì. Bởi thế nên nếu bé ko được ôn luyện từ nhỏ gần như sẽ ko thể có sáng tạo có ích, cho dù chỉ là đàn hát. Trừ khi óc sáng tạo của bé thuộc vào loại hàng nghìn hàng triệu năm mới có 1 người, còn ko thì khả năng cao là những sáng tạo (nếu có) của bé cũng chỉ là lặp lại (hoặc kém hơn) những người đi trước mà thôi.
Trong lịch sử trong số các chi vượn thì cái chi phát triển thành người hiện đại bây giờ lại ko phải là chi mạnh mẽ hay thông minh nhất. Khác biệt là ở chỗ, trong khi ở những chi khác những cá nhân già yếu sẽ bị bộ lạc vứt bỏ thì chi thành người hiện đại lại tiếp tục nuôi dưỡng, nhờ đó được những cá thể già truyền lại kinh nghiệm cho cá thể trẻ. Ngắn gọn chiến thắng đến từ "truyền thừa tri thức".
Đến bây giờ cũng vậy, xã hội Tây phát triển hơn Ta rất nhiều, ko hẳn bởi Tây thông minh hơn, mà là hệ thống tri thức truyền thừa của họ tốt hơn Ta, tích lũy qua nhiều thế hệ.
Mà để tiếp thu kiến thức truyền thừa, hiện tại cũng chưa có con đường nào khác ngoài ôn luyện.
3) Ôn luyện cùng 1 kiểu bài mà mất sáng tạo em nghĩ đấy là kết quả của giáo dục ko tốt. Bất kể mợ muốn làm gì tốt thì cũng đều phải ôn luyện cùng 1 kiểu bài cho đến khi giỏi. Lý Tiểu Long đã nói ông ta ko sợ 1 người luyện tập 10000 cú đá, ông chỉ sợ những người luyện 1 cú đá 10000 lần và cá nhân em rất đồng ý với câu nói đó. Mọi thứ trên đời đều được dạy theo kiểu "luyện 1 bài" hết.
4) Xét về khía cạnh nào đó thì đỗ chuyên cũng thực sự là "thành công" trong cuộc sống tại thời điểm đó. 1 xã hội, ko chỉ xã hội loại người, để phát triển là luôn tồn tại cạnh tranh và hợp tác. Nói 1 cách khác, tính cạnh tranh đã sẵn trong mỗi người chúng ta từ gen. Mấy bạn bé nhà em, tuổi còn bé tí đã biết tranh giành, đã biết thế nào là thắng thua trong khi ko hề có ai dạy chúng điều đó. Bởi vậy, em nghĩ kể cả mợ có dạy bé nhà mợ rằng đó ko phải "thành công" trong cuộc sống, thì sâu trong nội tâm bé vẫn nghĩ như thế và muốn được vào đó. Đây là tự nhiên, đến từ bản tính cạnh tranh đã sẵn trong mỗi chúng ta. Dạy được để các bé thực sự ko cảm thấy buồn khi thấy bạn hơn mình em nghĩ cũng ko phải đơn giản.
Hic, luyện tính kỷ luật, em nghĩ mợ cần điều chỉnh chuyện đấy. Như trong bài viết này, nhiều cụ mợ nói nguyên nhân cháu nhảy tầng là bởi "học đến 4h sáng". Em xin nói rằng có những người em biết còn học đến 5h sáng cơ, 4h thì đã ăn thua gì.
Khi còn ở VN, em cũng từng nghĩ muốn giỏi phải luyện tính kỷ luật. Nhưng khi sang Tây, được chứng kiến trẻ con Tây nó tự nhảy, tự gom thành 1 nhóm múa hát dù trước đó ko hề biết nhau, tự thể hiện kỹ năng bản thân như thể dục dụng cụ rất tự nhiên ngay ở trong những địa điểm công cộng như trung tâm thương mại, ngoài công viên em rất ngạc nhiên. Sau khi tìm hiểu cách giáo dục của họ em nhận ra bản thân trước đây quá là nông cạn. Ngẫm lại những đứa học đến 5h sáng ngày xưa đều ko hề bị ép học mà ngược lại, bố mẹ ép ngủ nhưng vẫn lén dậy học lúc cả nhà đã ngủ say. Bởi thế em nghĩ để trẻ ôn luyện thứ gì đó, rèn tính kỳ luật cũng chỉ là 1 con đường, 1 công cụ trong số vô vàn cách thức mà thôi.
Trẻ nhảy lầu theo em là bởi bố mẹ "luyện kỷ luật" quá tay. Mợ nên thận trọng.
Như con em mà học violin với mẹ rất nhiều buổi là mếu máo nước mắt ngắn nước mắt dài, trong khi học với bố thì bao giờ cũng mãi ko chán, nhiều thứ mẹ nó dạy mãi ko được bố nó dạy xong chỉ trong vòng nốt nhạc. Mỗi tội kiến thức âm nhạc của em hạn hẹp ko đủ dạy con violin, vẫn phải để cho mẹ nó "cho vào kỷ luật". Dạy con em chỉ chú trọng vào việc "tìm niềm vui trong học tập". 1 khi nó đã tìm thấy niềm vui, đừng nói 4h, 5h sáng có khi nó vẫn tiếp tục làm. Ko vui, 15 20 phút cũng đã là nhiều.
Em không thích hay giỏi triết lý, nên em nói lựa hoàn cảnh gia đình mình, con mình thôi, mà em nghĩ cũng tương tự hoàn cảnh nhiều gia đình.
1) Cụ biết dạy con, biết làm cho trẻ con vui để nó thấy học toán ôn, v.v. cũng vui như đi chơi picnic thì nên học quá đi chứ. Thiên tài cũng thường từ gia đình có truyền thống nghề đó mà ra. Còn xã hội nói chung, hay con em nói riêng, đi học thêm toán chủ yếu là cô ra bài, trò ngồi nghĩ, chữa bài, nhớ, dùng lại lần sau. Trẻ con nhà em, cũng như đa số, không thích như thế. Nên nó không chọn học thêm toán làm giải trí, nó mà chọn thì em mừng quá đi chứ
Vấn đề là khi học đàn học vẽ, không có kỳ vọng, áp lực gì hết thì chúng nó vui vẻ, phấn khởi hơn. Còn đã học toán là ngầm có áp lực rồi.
2, 3) Chồng em học chuyên toán đây cụ, em không, nhưng đến khi em học code thì em thấy anh ấy không phải là biết nhiều thứ hữu ích hơn em lắm. Những thứ anh ý biết em cũng biết cả, mà em đâu học thêm học chuyên gì đâu. Em người thường, xác định con cũng người thường, không giáo sư tiến sỹ gì, không cần học chuyên sâu nhiều quá. Nếu nó thích coi như mẹ không giúp gì được (vì không có khả năng), đến lúc đấy tự học tự bơi.
Thực tế trong cuộc sống em nghĩ luyện 1 chiêu trong 1,000 lần không áp dụng được nhiều lắm. Đấy là em nói công việc thông thường, vì em không hiểu việc của người làm nghiên cứu hay đột phá.
4) Với em bản thân học chuyên không phải là một sự thành công, hay bản thân việc học không phải thành công. Thành công là khi mình áp dụng & tạo ra được kết quả có ích nào đó. Nhưng mà em thì thành công cũng được mà không cũng không sao, đủ sống là được.
Con nhà em không có tính cạnh tranh, không buồn khi bạn giỏi hơn
Buồn thì chết, xh bao nhiêu người giỏi
Trẻ con nhà em chưa bao giờ khóc khi tập đàn đâu cụ. Bạn lớp 4 nhà em hồi 6 tuổi còn nghiện đàn ấy. Bây giờ tập violin ngày 45 phút nhưng khi nào rảnh nó lại đi tập piano giải trí (dù nó không học). Còn đứa bé thì khỏi nói. Em không ép con cái gì quá (à trừ ép ăn rau và không xem tv quá 1 tiếng/ tuần), nên có lo thì lo học ít quá thôi
Bạn lớp 4 nhà em ngoài giờ đi học, học toán 1 tiếng và làm btvn 30p một tuần & tập đàn hàng ngày, thì chơi board game, đọc truyện trẻ con, đọc sách lịch sử địa lý, xem tin tức đá bóng. Em thấy sử dụng thời gian như thế là điều độ rồi, không muốn nhét thêm ôn luyện gì làm đảo lộn cs của nó
Bạn lớp 6 kể chuyện học lịch sử, sinh học ở trường, nó nói ghen tị với chị vì được học nhiều thứ hấp dẫn, lớp nó học ít lắm (vì toàn dạy ls bang, mà ls bang không có gì, kiến thức science cũng ít)
Nói chung không biết giỏi không, nhưng em biết là lịch của nó thế là lành mạnh. Còn sau này làm vương làm tướng hay làm công nhân là do con, không phải do mẹ
Nếu do mẹ thì xin lỗi con, trình độ mẹ có thế thôi