- Biển số
- OF-2650
- Ngày cấp bằng
- 5/12/06
- Số km
- 1,184
- Động cơ
- 612,676 Mã lực
Cậu bé này học online nhưng không chép bài nhiều ngày,Nên khi đi học trực tiếp thiêu bài phải chép bổ sung
Em cũng vậy. Giờ bm con đang dày vò lắm rồiĐau xót quá. Run người. Mất ngủ luôn!
Qua kinh nghiệm của em, bố mẹ phải có kiến thức, mới có thể hướng dẫn cho con đi đúng con đường con chọn lựa. Không thể giao khoán hết mọi thứ vào các lớp học thêm.Kinh nghiệm cá nhân là nên chiều con theo kiểu, nó quan tâm lĩnh vực gì cho nó trải nghiệm ở bước 1 qua sách báo, mạng...Ở bước 2 cho nó tiếp cận ở mức độ viện bảo tàng, phòng thí nghiệm trong nội địa. Bước 3 thì có điều kiện đi du lịch gia đình cho nó tiếp cận viện bảo tàng trên TG hoặc các trung tâm đầu ngành về lĩnh vực đó. Kiên trì động viên và đủ điều kiện tài chính cho con theo được điều nó thích tốt hơn là ép học theo thành tích.
Nhiều khi, bố mẹ trong nhà, không nhìn thấy được điều đó, cụ ơi. Và chỉ biết , sau khi chuyện đã rồi.Ngay cả 1 số mợ cũng ko dám xem clip. Mà nhiều cụ khi bị áp lực chả cáu um lên còn gì. Người lớn, người già còn có người ko chịu được áp lực, huống gì trẻ con.
Cho nên em nghĩ cũng phải tùy khả năng chịu đựng của con em mình mà mình điều chỉnh.
Hành động bột phát thôi ! Nếu như có lưới cháu có muốn càm dao đâm bố cũng kịp ngăn cản!Nó đã muốn tự tử thì thiếu gì cách mà mỗi cái ban công hả cụ? Lỗi là ở cách hành xử của của gđ chứ chả phải vì lưới hay k lưới
Em nghĩ cụ không nên nói vậy. Cả cuộc đời còn lại cha mẹ của bé sẽ là người bị giày vò và dằn vặt nhất. Không có bố mẹ nào là không muốn tốt cho con cái cả. Chỉ là cha của cậu bé làm sai cách thôi.Thế nào là lỗi của cháu, bất hạnh là cháu có thằng bố coi con mình như là vật sở hữu, nên ép con theo ý mình.
Xem thư tuyệt mệnh cháu viết chưa, ngoan và suy nghĩ thấu đáo:
"Con rất xin lỗi vì hành động bồng bột của con đã hoặc sẽ làm. Thực sự thì cuộc sống cũng quá mỏi mệt rồi, Nó chẳng phải là suy nghĩ bột phát lúc nóng giận mà là con đã nghĩ đến việc này từ rất lâu chỉ là tiếc, Tiếc vì những suy nghĩ vu vơ làm thế sẽ không gặp may và cũng tiếc còn những người bạn, những con game bỏ lâu rồi, còn bao bài nhạc chưa nghe. Không hẳn là cuộc sống của con khổ sở mà có thể chỉ là con tiêu cực quá, nhưng có ra sao thì kết quả vẫn vậy.
Chuyện này có lẽ chả phải lỗi của ai ngoài con cả, giãi bày nhanh thôi. Chia buồn với Tít vì sẽ phải chịu nhiều tính tiêu cực của mẹ hơn, mẹ rất quan tâm nhưng luôn làm sai luôn thái quá và dần anh mày chẳng còn cảm thấy cái ích của việc chia sẻ khi mà ý kiến của mình chẳng thực sự quan trọng. Chào bố, một người dễ nổi nóng, ít qquan tâm ít tham gia nhưng luôn muốn con có cái nhìn hiểu biết khi vào việc. Thế thôi chả bố cục, chả hay ho gì nhưng đây chắc là những dòng của tạm biệt.
1/4 luôn đời như đùa vậy "
E k có nói họ thiếu hiểu biết, sự việc kiểu này lại hay rơi vào các gđ có đk. Ko ai hoàn hảo, nhiều người học thức cao, có địa vị xh nhưng cái sơ đẳng nhất có khi chưa chắc đã hiểu vì bản thân có lẽ tuổi thơ họ đã trải qua, nhu cầu cũng chỉ có vậy, ăn no mặc ấm là đủ nên ít có sự thấu hiểu nhu cầu của con cái, như nhiều thằng bạn e để ý, nhà giàu nhưng nó chỉ muốn sang nhà mình chơi dù có khi ăn uống sinh hoạt chả có gì, hay có đứa học rất giỏi nhưng nó chả muốn ở nhà, toàn bỏ nhà đi lang thang với bạn tìm kiếm thú vui rất đơn giản khi ở nhà k thể có. Xem sự việc này mất ngủ và ám ảnh đau lòng quá cụ ahÔng bố có nói 1 câu nghe quen lắm: "Com phải biết việc gì làm trước, việc gì làm sau". Ông sếp cũ của em cũng hay nói vậy.
Nghe câu ấy, em biết ông bố cũng thuộc tầng lớp tinh hoa ấy chứ. Nhưng tinh hoa ở công ty, ở ngoài xã hội thôi. Việc nhà thì lại thiếu kinh nghiệm và kỹ năng.
Khổ. Cá nhân em thấy các cụ làm kiểu đấy thì hay có cái tính ở trên cơ quan là sếp thì ở nhà cũng cư xử như sếp. Thêm cái nữa là đời các cụ tự học nhiều cái, do hoàn cảnh bắt buộc, nên cứ nghĩ con cái kiểu gì cũng phải tự động học đc những cái ấy.Ông bố có nói 1 câu nghe quen lắm: "Com phải biết việc gì làm trước, việc gì làm sau". Ông sếp cũ của em cũng hay nói vậy.
Nghe câu ấy, em biết ông bố cũng thuộc tầng lớp tinh hoa ấy chứ. Nhưng tinh hoa ở công ty, ở ngoài xã hội thôi. Việc nhà thì lại thiếu kinh nghiệm và kỹ năng.
Hì hì, có nhiều điểm em lại ko thực sự đồng ý với mợ.Chuyện học ôn thi chuyên này em quan sát, suy nghĩ nát óc đến 4-5 năm rồi. Cho đến giờ đứa lớn lớp 8, đứa bé lớp 2, em quyết định là không luyện để thi chuyên. Ôn 2-3 tháng ngày 2-3 tiếng thì được, không luyện hơn, kể cả đứa có năng lực lẫn đứa không có năng lực.
Lý do:
1. Kiến thức chuyên không cần thiết cho cả ĐH lẫn cuộc sống sau này
2. Ôn luyện nhiều không còn thời gian cho việc thảnh thơi, suy nghĩ, đàn hát, hoặc bất kỳ cái gì khác mình thích
3. Ôn luyện nhiều cùng một kiểu bài, chỉ với mục đích thi chuyên, tạo ra kiểu suy nghĩ lối mòn, mất khả năng sáng tạo
4. Nghiêm trọng chuyện thi chuyên quá làm trẻ con (& cả bố mẹ) lầm tưởng đỗ chuyên là "thành công" trong cuộc sống. Thực tế không phải vậy.
Để luyện tính kỷ luật của con thì nhà em thay học chuyên bằng học đàn. Thường xuyên có chương trình biểu diễn, tập để biểu diễn, làm nó có commitment, vẫn rèn luyện bản thân mà không phải ganh đua với ai. Tập đàn 30-45 phút mỗi ngày. Em thấy trẻ con như thế là nhiều rồi.
Em không phải mẹ hổ nên không bắt con học nhiều quá được. 9h tối là đi ngủ hết, bất kể bài vở ra sao (hic, thực ra chúng nó làm gì có bài mấy). Có dạo ngày nào cũng đi bơi, đi vẽ hoặc học đàn, con em nó bảo bận quá, muốn bỏ bớt. Em hỏi muốn bỏ gì, nó nghĩ đi nghĩ lại xong thôi, không bỏ, vì cái nào con cũng thích.
Cũng có đoạn em bắt đứa lớn học hơi nhiều, nhưng sau 3-4 tháng thấy không ổn nên thôi, rút kinh nghiệm cho đứa sau.
Em đồng ý với nhận định của mợ. Khi con trẻ không thích học, thì việc học là 1 cực hình, dù đó là môn học giải trí.Như con em mà học violin với mẹ rất nhiều buổi là mếu máo nước mắt ngắn nước mắt dài, trong khi học với bố thì bao giờ cũng mãi ko chán, nhiều thứ mẹ nó dạy mãi ko được bố nó dạy xong chỉ trong vòng nốt nhạc. Mỗi tội kiến thức âm nhạc của em hạn hẹp ko đủ dạy con violin, vẫn phải để cho mẹ nó "cho vào kỷ luật". Dạy con em chỉ chú trọng vào việc "tìm niềm vui trong học tập". 1 khi nó đã tìm thấy niềm vui, đừng nói 4h, 5h sáng có khi nó vẫn tiếp tục làm. Ko vui, 15 20 phút cũng đã là nhiều.
Kiến thức là 1 phần thôi. Xem lại cách mà người lớn áp đặt ấy.Em nghĩ ko phải xóa, nhưng cần nghiêm túc xem xét lại toàn bộ những kiến thức các cháu đang phải học
Chính xac là em đc khuyến khích học và giờ em cũng khuyến khích các cháu nhà em học. Bắt học đến 3-4h sáng là rất phản khoa học, thần kinh ko bình thuong ấy. Em vẫn dạy con em PHUONG PHÁP hiệu quả mới là cái quan trọng trong xử lý công việc. Con em cũng học chuyên, cháu tự học rất chăm. Nhưng hồi thi chuyên cháu cũng ko đạt thành tích cao, cũng hơi sa đà vào chuyện tình cảm . Vừa rồi cháu thi IELST và kết quả khá tốt, cháu có rút ra là do phuong pháp học, hồi thi vào 10 cháu cứ học đến 1-2 h sáng, quen cữ ấy rồi nên đến sáng mệt, thi ko hiệu quả.Chuyên địa thì sao cụ. Nhưng dù sao thì cách dạy dỗ con xưa quá rồi. Nói thật chứ hồi bé em bị ép học như này suốt. Cũng thành tích này nọ nhưng chả giải quyết đc gì.