Từ lâu rồi em luôn tâm niệm chỉ cần F1 nhà em ngoan ngoãn, về sau là người có ích cho xã hội là đủ. Học hành nhàng nhàng cũng được.
Cháu 7x ăn tẩn cả của ô già lẫn bà giáo. ngày xưa trốn nhà đi chơi, đi ăn trộm cháu là thằng chèo ăn trộm mít, ổi cho mấy bố 70-72 ở ngoài bờ rào hứng, khổ có phải ăn trộm để bán đâu, ăn trộm để ra ngồi ăn với nhau, 4 ô đi ăn trộm cho cả lũ trai gái, 8-10 người ăn. Cháu bị bắt tại trận, họ lôi về tận nhà. “Ô già lúc đấy là trưởng phòng kế hoạch“ ô xấu hổ. Ô nói nhà kia thôi cháu nó lỡ làm vậy như thế nào các bác cho tôi đền. Xong ô lôi cháu ra lấy roi mây ông tẩn cho Mông và lưng xưng rộp lên cả tháng, ô tẩn trận đấy nhớ ko bao giờ quên. Cứ vừa đánh ô vừa chửi “tao để mày thiếu à“ bà già ra xin ko đượcKhác nhau nhiều đó, hồi đó bố nẹ cũng sấp mặt tối ngày, con cái vừa sợ vừa thương bố mẹ.
Giờ cũng vất vả nhưng trong mắt con chỉ thấy bố mẹ cắm mặt vào điện thoại thôi.
Đúng đấy cụ. Ko nên lan tràn nhữg tin này cho các con biết. Dễ xảy ra hiệu ứg dây chuyền. Nhất là 2 ôg lđ bờ hờ cứ mãi ko cho f1 đi học thì còn nhiều tác dụng phụ của việc ở nhà qá nhiều sẽ xảy ra. E kbj cho nó xem những tin như này. Or có ngồi nc thì fai lái câu chuyện là ng đấy như thế ko có bản lĩnh. Mới có tý áp lực đã buông. Thua có 1 trận bóng mà đã nản thì đi hết mùa giải sao dc. Rồi khi chơi đbog vs f1, em để nó bj gần thua, rồi để nó thắng lại -> dù ít hy vọng vẫn phải cgag.Em e ngại việc những thông tin về những sự việc như thế này và của cháu bé 15t bữa trước tràn lan trên mạng để cho các cháu tầm lứa tuổi này đọc được nó thành hiệu ứng dây chuyền. Lứa tuổi này dở dở ương ương, nhiều khi gặp chuyện không vừa lòng hay có áp lực chút là dễ nghĩ đến điều tiêu cực và có suy nghĩ chết để trả thù, để cho người làm mình buồn (thường là bố mẹ, bạn bè thầy cô) phải ân hận vì gây ra cho mình. Tuổi này chưa thực sự nghĩ được chín, chưa biết quý trọng cuộc sống của mình nên rất dễ mang tâm lý mang mạng sống của mình ra trả thù những người ở lại. Nên với F1 lớp 8 nhà em, em không dám bàn hay hỏi đến có biết những sự việc như này không, nhưng trong những câu chuyện linh tinh hàng ngày với nó, em thỉnh thoảng phải đưa vài câu đại ý là cuộc sống có rất nhiều điều tươi đẹp mà mình cần phải yêu quý, phải tận hưởng, mỗi người chỉ được sống 1 lần và phải cố gắng mà sống nhiều nhất có thể để tận hưởng nó, mạng sống của mình mình phải quý, có sao thì mình là người thiệt thòi đầu tiên chứ chả có ai chịu trách nhiệm hộ đâu.
Mỗi lần đọc tin như thế này em cũng rất lo lắng vì con mình cũng đang ở lứa tuổi khó bảo nhất, nhiều khi cũng cáu giận nóng tính với con. Nhưng em luôn cố gắng gieo vào đầu nó cái tính ham sống, yêu cuộc sống, sợ chết để đừng vì lúc nào giận mẹ mà làm liều. Bởi khi em ở tuổi đó, thỉnh thoảng bố mẹ mắng căng quá, cũng nhiều lần muốn nghĩ đến cái chết, nhưng rồi vẫn có suy nghĩ sợ chết vì trong đầu nghĩ rằng khi chết đi linh hồn mình sẽ phải trả giá sau khi tự tử vì đã không biết yêu quý mạng sống của mình, nên em sợ lắm. Ngay từ nhỏ em đã được nhồi vào trong đầu là mạng sống của mình là rất quan trọng, nếu mình không yêu quý mà tự ý từ bỏ mạng sống thì sau khi chết linh hồn mình sẽ bị đầy đoạ khổ sở vô cùng
Uh, thôi, tôi nghĩ ông cũng chỉ nhầm lẫn ở điểm này: áp lực xã hội nó khác áp lực từ người thân. Ra XH sóng gió nào cũng chai lì đc, vì đó là tranh đấu với người ngoài. Còn sóng gió trong gia đình nó mới dễ làm mình tổn thương.
Hiểu đc sự khác biệt đấy thì ông sẽ dễ hiểu cho tâm trạng cháu bé kia thôi.
Cụ trẻ nầy , 30 tuổi đời, chưa lập gia đình, nên đâu có con mà biết . Mới có thể , viết ra lời nói như vậy.Em ạ cụ. Cụ đi nói với người tâm thần đang bất ổn như thế chẳng khác gì đổ xô xăng vào lửa.
Giả sử đấy là con cụ, nó bảo với bố là con quá mệt mỏi và thấy áp lực với việc học, nếu cứ như thế này thì con chỉ muốn chết thôi.
Cụ sẽ làm hay nói gì với nó?
Dù cụ có nói gì, thì trong đầu cụ cũng có suy nghĩ thằng con mình quá yếu đuối, có tí áp lực cũng không chịu được thì sau làm được gì cho đời? Tính mạng bản thân của mình còn không quan trọng thì sau này yêu thương quan tâm được ai?
Với những suy nghĩ kiểu áp đặt như thế nên những đứa trẻ mới tìm cách để giải thoát đấy.
Cụ nên nhớ mỗi người có 1 tính cách, cảm xúc và ngưỡng chịu đựng khác nhau. Có người chịu được áp lực lớn, có người không. Có người ra đời bị vùi dập đến mấy cũng chịu đựng và vượt qua được nhưng ở nhà chỉ cần vài câu nói của bố mẹ cũng đủ suy sụp tinh thần.
Cũng đừng áp đặt con trai phải mạnh mẽ, bắt nó phải thế này thế kia, nếu nó kêu ca phàn nàn thì bảo nó yếu đuối. Em đã từng gặp những người đàn ông sống cả đời trơ lì cảm xúc vì suốt cả tuổi thơ bị kìm nén và cuối cùng, họ mới là người yếu đuối nhất khi trưởng thành.
Bé Nhật Minh này học 10 Sinh trường Ams cụ ạ, cùng khóa với F1 nhà emThấy bảo cháu bé cuối cấp, sắp vào cấp 3 cụ ạ. Bố mẹ chắc muốn cháu đỗ trường xịn còn post fb khoe bạn bè.
Chuyện học ôn thi chuyên này em quan sát, suy nghĩ nát óc đến 4-5 năm rồi. Cho đến giờ đứa lớn lớp 8, đứa bé lớp 2, em quyết định là không luyện để thi chuyên. Ôn 2-3 tháng ngày 2-3 tiếng thì được, không luyện hơn, kể cả đứa có năng lực lẫn đứa không có năng lực.Chuyện riêng của gia đình và cháu nhiều cụ nói rồi, em chỉ muốn nói đến chuyện học nói chung thôi.
Em cũng dân chuyên Toán 3 năm cấp 2 (hồi bọn em học chưa gọi là chuyên mà là năng khiếu, nhưng đại khái thế). Cấp 1 em luôn thuộc loại giỏi ở lớp, lên cấp 2 vào chuyên. Có học chuyên mới thấy nhiều anh tài lắm và chủ yếu do năng khiếu tự nhiên, nhiều đứa học hành rất nhàn, chơi cũng nhiều nhưng siêu kinh khủng. Chúng nó học 1 bằng mình học 5, mà chẳng phải cầy bừa gì, trong khi mình chạy theo học ngày học đêm toàn phải đuổi trong tình trạng hụt hơi.
Lên cấp 3 em xin các cụ cho tự lựa chọn, không theo chuyên nữa dù thi vẫn đủ điểm vào. Phụ huynh cũng có không thoải mái tí nhưng vẫn tôn trọng quyết định của em. Bọn bạn học chuyên xưa giờ gặp lại phần lớn đều ước gì thgian quay lại đếch học chuyên nữa, và giờ đều rất thoải mái chuyện học với con cái.
Nói để thấy nếu thực sự có năng khiếu, thực sự giỏi hoặc đam mê với môn học thì hãy cho con theo. Còn cố gắng cầy cuốc để vào trường chuyên lớp chọn thì không nên, nhất là với tuổi ẩm ương này. Một số người sẽ cho rằng phải có áp lực mới có thành công, nhưng đấy là câu chuyện giành cho tuổi thành niên chứ không phải lứa tuổi teen đâu. Và con người không phải ai cũng có thể chịu được áp lực.
do tất cả cùng ép lẫn nhau,định kiến xã hội bác ạHồi đại học lớp e có cô bé học c3 chuyên Ams, thời gian học chỉ bằng 1/2 bọn nhà quê như em nhưng hiệu quả gấp đôi!
Sao bố mẹ ép cháu nó học đến mức vậy cụ nhỉ!?
Sai ở đây lớn nhất không phải à dạy con mà kà không làm lưới an toàn. Tiết kiệm vớ vẩn!Giữ lại để nhiều ng con nhận ra mình đang sai lầm, ko dừng nhanh và điều chỉnh thì sẽ còn như vậy.
Cái này không liên quan gì đến ông GD cả, từ gia đình thôi.Tất cả là do sự méo mó của ngành giáo dục + kỳ vọng quá lớn của gia đình mà ra. Khổ thân các con quá!