[Funland] Sự trỗi dậy của nước Mỹ, từ chiến tranh độc lập đến siêu cường số một (repost)

losedow

Xe tải
Biển số
OF-822088
Ngày cấp bằng
6/11/22
Số km
387
Động cơ
238,672 Mã lực
Nói chung là Size does matter.

Khi xưa nước mạnh nhất thế giới là Pháp, vì lúc đó rất đông dân ở Tây Âu, trong khi Đức đa số là đầm lầy rừng rậm lại còn phân mảnh.

Tây Ban Nha mạnh lên nhưng 1 phần là nhờ liên kết với Áo. 1 dòng họ làm vua 2 nơi.

Đến chiến tranh 7 năm Anh mới chính thức lên đầu bảng, nhưng ngay sau đó mất Mỹ.

Mỹ vượt lên nhờ dân số đông nhưng giờ thì hết tăng được rồi.

Làm ơn đừng nói nước Mỹ được như hiện giờ là nhờ cần cù chăm chỉ hay lam hay làm, hay thông minh sáng tạo bla bla gì đấy! :D
Em nhớ là bọn Áo Hung cũng một vua hai nước mà. Vua anh, vua em (sang Mexico làm hoàng đế được 3 năm thì bị chém đầu), rồi con cháu thằng thì tự tử, thằng cháu trai lên thái tử là công tước Fedinand (con em trai út) bị ám sát chết ở Sarajevo, gần như tuyệt tự luôn. Thế là vua anh cay quá, không còn hi vọng vào tương lai, nên mới tẩn Serbia (thực ra Đức có bơm thổi thêm vào để giành thuộc địa), hậu quả là ww1 bùng nổ.
 

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,980
Động cơ
384,616 Mã lực
Câu cuối cùng của cụ gây tranh cãi đấy. bọn Mỹ là bọn làm việc rất điên cuồng - nghiện việc, có lẽ chỉ sau bọn Hàn, bọn Nhật.

Nói chung là Size does matter.

Khi xưa nước mạnh nhất thế giới là Pháp, vì lúc đó rất đông dân ở Tây Âu, trong khi Đức đa số là đầm lầy rừng rậm lại còn phân mảnh.

Tây Ban Nha mạnh lên nhưng 1 phần là nhờ liên kết với Áo. 1 dòng họ làm vua 2 nơi.

Đến chiến tranh 7 năm Anh mới chính thức lên đầu bảng, nhưng ngay sau đó mất Mỹ.

Mỹ vượt lên nhờ dân số đông nhưng giờ thì hết tăng được rồi.

Làm ơn đừng nói nước Mỹ được như hiện giờ là nhờ cần cù chăm chỉ hay lam hay làm, hay thông minh sáng tạo bla bla gì đấy! :D
 
Chỉnh sửa cuối:

doctor103

Xe điện
Biển số
OF-470186
Ngày cấp bằng
14/11/16
Số km
4,929
Động cơ
86,420 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
câu chuyện mạnh được yếu thua nữa, khi đã mạnh rồi thì lại có nhu cầu mạnh hơn. Ví dụ như trong lịch sử nước ta không thể tiến về phía Bắc do có đối thủ quá mạnh, vậy là chúng ta tiến về phía nam mở mang bờ cõi để có được hình hài đất nước như bây giờ
 

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,980
Động cơ
384,616 Mã lực
Có đủ bản full ko che rồi mà, cụ vào link này đặt mua nè:


FB group: Thích đọc sách
FB_IMG_1673298662434.jpg


📚 Chiến Tranh Tiền Tệ (Trọn bộ 5 tập)
📕 Chiến Tranh Tiền Tệ Tập 1
“Chiến tranh tiền tệ - Ai thật sự là người giàu nhất thế giới” đề cập đến một cuộc chiến khốc liệt, không khoan nhượng và dai dẳng giữa một nhóm nhỏ các ông trùm tài chính – đứng đầu là gia tộc Rothschild – với các thể chế tài chính của nhiều quốc gia. Đó là một cuộc chiến mà đồng tiền là súng đạn và mức sát thương thật sự ghê gớm.
📕 Chiến Tranh Tiền Tệ Tập 2
Mục đích của cuốn sách này không phải là để dạy bạn cách đầu tư, cách phân bổ tài sản hay dạy một bộ phương pháp đối phó tiền tệ điển hình. Cuốn sách này nhằm trả lời những câu hỏi từ lâu đã khiến chúng ta bối rối và chưa được giải đáp: Tại sao tiền tệ lại có xung đột?
📕 Chiến Tranh Tiền Tệ Tập 3
Sau hai cuốn đầu tiên lần lượt diễn giải lịch sử phát triển tài chính của Hoa Kỳ và châu Âu, tác giả đặt mục tiêu cho phần 3 vào Trung Quốc, bắt đầu từ Chiến tranh nha phiến,
📕 Chiến Tranh Tiền Tệ Tập 4:
Siêu Cường Về Tài Chính - Tham Vọng Về Đồng Tiền Chung Châu Á
Cuốn sách tiếp nối dòng câu chuyện về trận chiến tranh giành bá quyền tài chính thế giới, bắt đầu bằng nỗ lực lật đổ bá quyền đồng bảng Anh của đồng đô la Mỹ và cuộc phản công của đồng bảng Anh. Cuộc đấu tranh gay gắt giữa đồng đô la và đồng bảng Anh đã tạo ra một khoảng trống quyền lực tài chính thế giới trong những năm 1930, làm trầm trọng thêm cuộc Đại suy thoái trên toàn thế giới. Thế lực “Hợp chúng quốc châu Âu” cũng dần được thống nhất và trỗi dậy như một siêu cường tài chính.
📕 Chiến tranh tiền tệ tập 5 :
“Tương lai của tiền tệ thế giới – Bình yên trước giông bão” là phần cuối cùng trong series đình đám “Chiến tranh tiền tệ” được rất nhiều độc giả yêu thích và đánh giá cao.
Năm năm sau khi cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 kết thúc, các ý kiến về định hướng tương lai của nền kinh tế thế giới vẫn bị chia rẽ rất nhiều. Chính sách QE – nơi lỏng định lượng ở Mỹ có hiệu quả không? Tiền tệ toàn cầu phát hành quá mức rốt cuộc là phúc hay họa? Thị trường tài chính đang dần trở nên an toàn hay ngày càng nguy hiểm? Đà phục hồi kinh tế đang diễn ra ổn định hay chỉ là ánh chớp lóe lên rồi vụt tắt?
Trọng của cuốn Chiến tranh tiền tệ 5 biến các khái niệm “phân phối của cải” thành một con dao giải phẫu để mổ xẻ các hoạt động kinh tế, tiến hành so sánh xuyên thời gian và không gian giữa “giấc mơ Mỹ” ngày nay với “giấc mơ La Mã” và “giấc mơ triều Tống” trong lịch sử, đồng thời cung cấp một hệ quy chiếu lịch sử cho “giấc mơ Trung Hoa” trong tương lai.
Cuốn sách tập trung vào phân tích hiện trạng của nền kinh tế Mỹ và đồng đô la thông qua thị trường vàng, thị trường chứng khoán, cũng như tìm hiểu dòng vốn thông qua thị trường trái phiếu, khám phá lĩnh vực tài chính thông qua thị trường mua lại, tìm hiểu căn nguyên các cuộc khủng hoảng thông qua lãi suất, bất dộng sản, thị trường việc làm…
Ngoài ra, cuốn sách còn mở rộng tầm quan sát của độc giả đến giai đoạn những năm 2000, từ quan sát cận cảnh nền kinh tế Mỹ cho đến giai đoạn đánh giá và nắm bắt ngọn nguồn trong lịch sử, từ đó phục dựng lại một cách chân thực nhất mô hình của quá trình suy vong, từ đó hiểu được bản chất của tiền tệ cùng những định hướng, hướng đi trong tương lai.

Quyển Chiến tranh tiền tệ được bán dưới bản tiếng Việt là tập 1 cụ ạ, 4 tập đằng sau em chưa thấy bản tiếng Việt bán ở nhà, em hỏi cụ đã đọc 4 bản đó chưa ấy ?
 

meotamthe

Xe cút kít
Biển số
OF-140186
Ngày cấp bằng
30/4/12
Số km
18,056
Động cơ
102,170 Mã lực
Nơi ở
đảo không hoang
Có đủ bản full ko che rồi mà, cụ vào link này đặt mua nè:


FB group: Thích đọc sách
FB_IMG_1673298662434.jpg


📚 Chiến Tranh Tiền Tệ (Trọn bộ 5 tập)
📕 Chiến Tranh Tiền Tệ Tập 1
“Chiến tranh tiền tệ - Ai thật sự là người giàu nhất thế giới” đề cập đến một cuộc chiến khốc liệt, không khoan nhượng và dai dẳng giữa một nhóm nhỏ các ông trùm tài chính – đứng đầu là gia tộc Rothschild – với các thể chế tài chính của nhiều quốc gia. Đó là một cuộc chiến mà đồng tiền là súng đạn và mức sát thương thật sự ghê gớm.
📕 Chiến Tranh Tiền Tệ Tập 2
Mục đích của cuốn sách này không phải là để dạy bạn cách đầu tư, cách phân bổ tài sản hay dạy một bộ phương pháp đối phó tiền tệ điển hình. Cuốn sách này nhằm trả lời những câu hỏi từ lâu đã khiến chúng ta bối rối và chưa được giải đáp: Tại sao tiền tệ lại có xung đột?
📕 Chiến Tranh Tiền Tệ Tập 3
Sau hai cuốn đầu tiên lần lượt diễn giải lịch sử phát triển tài chính của Hoa Kỳ và châu Âu, tác giả đặt mục tiêu cho phần 3 vào Trung Quốc, bắt đầu từ Chiến tranh nha phiến,
📕 Chiến Tranh Tiền Tệ Tập 4:
Siêu Cường Về Tài Chính - Tham Vọng Về Đồng Tiền Chung Châu Á
Cuốn sách tiếp nối dòng câu chuyện về trận chiến tranh giành bá quyền tài chính thế giới, bắt đầu bằng nỗ lực lật đổ bá quyền đồng bảng Anh của đồng đô la Mỹ và cuộc phản công của đồng bảng Anh. Cuộc đấu tranh gay gắt giữa đồng đô la và đồng bảng Anh đã tạo ra một khoảng trống quyền lực tài chính thế giới trong những năm 1930, làm trầm trọng thêm cuộc Đại suy thoái trên toàn thế giới. Thế lực “Hợp chúng quốc châu Âu” cũng dần được thống nhất và trỗi dậy như một siêu cường tài chính.
📕 Chiến tranh tiền tệ tập 5 :
“Tương lai của tiền tệ thế giới – Bình yên trước giông bão” là phần cuối cùng trong series đình đám “Chiến tranh tiền tệ” được rất nhiều độc giả yêu thích và đánh giá cao.
Năm năm sau khi cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 kết thúc, các ý kiến về định hướng tương lai của nền kinh tế thế giới vẫn bị chia rẽ rất nhiều. Chính sách QE – nơi lỏng định lượng ở Mỹ có hiệu quả không? Tiền tệ toàn cầu phát hành quá mức rốt cuộc là phúc hay họa? Thị trường tài chính đang dần trở nên an toàn hay ngày càng nguy hiểm? Đà phục hồi kinh tế đang diễn ra ổn định hay chỉ là ánh chớp lóe lên rồi vụt tắt?
Trọng của cuốn Chiến tranh tiền tệ 5 biến các khái niệm “phân phối của cải” thành một con dao giải phẫu để mổ xẻ các hoạt động kinh tế, tiến hành so sánh xuyên thời gian và không gian giữa “giấc mơ Mỹ” ngày nay với “giấc mơ La Mã” và “giấc mơ triều Tống” trong lịch sử, đồng thời cung cấp một hệ quy chiếu lịch sử cho “giấc mơ Trung Hoa” trong tương lai.
Cuốn sách tập trung vào phân tích hiện trạng của nền kinh tế Mỹ và đồng đô la thông qua thị trường vàng, thị trường chứng khoán, cũng như tìm hiểu dòng vốn thông qua thị trường trái phiếu, khám phá lĩnh vực tài chính thông qua thị trường mua lại, tìm hiểu căn nguyên các cuộc khủng hoảng thông qua lãi suất, bất dộng sản, thị trường việc làm…
Ngoài ra, cuốn sách còn mở rộng tầm quan sát của độc giả đến giai đoạn những năm 2000, từ quan sát cận cảnh nền kinh tế Mỹ cho đến giai đoạn đánh giá và nắm bắt ngọn nguồn trong lịch sử, từ đó phục dựng lại một cách chân thực nhất mô hình của quá trình suy vong, từ đó hiểu được bản chất của tiền tệ cùng những định hướng, hướng đi trong tương lai.
Có rồi à cụ, tốt quá, để em xem thế nào
Link không tồn tại cụ ơi
 

Tứ Vô Lượng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-554568
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
6,042
Động cơ
250,990 Mã lực
câu chuyện mạnh được yếu thua nữa, khi đã mạnh rồi thì lại có nhu cầu mạnh hơn. Ví dụ như trong lịch sử nước ta không thể tiến về phía Bắc do có đối thủ quá mạnh, vậy là chúng ta tiến về phía nam mở mang bờ cõi để có được hình hài đất nước như bây giờ
Đúng rồi cụ có 2 quy tắc mà mình thấy chưa bao giờ sai khi đọc lịch sử:

1. Lợi ích dân tộc, chủ quyền (sovereignty) là tối thượng.
2. Mạnh được yếu thua
 

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,980
Động cơ
384,616 Mã lực
Ko hiểu sao link ko vào được -> cụ search Fb vào group này rồi tìm vậy: lưu ý có mấy group cùng tên, nhìn kỹ avatảr để vào đúng cái bán sách
Screenshot_2023-01-10-07-25-18-108_com.facebook.katana.jpg

Có rồi à cụ, tốt quá, để em xem thế nào
Link không tồn tại cụ ơi
 

losedow

Xe tải
Biển số
OF-822088
Ngày cấp bằng
6/11/22
Số km
387
Động cơ
238,672 Mã lực

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,458
Động cơ
221,717 Mã lực
Câu cuối cùng của cụ gây tranh cãi đấy. bọn Mỹ là bọn làm việc rất điên cuồng - nghiện việc, có lẽ chỉ sau bọn Hàn, bọn Nhật.
cái đó tùy định nghĩa người Mỹ thôi, ví dụ có người bảo nhờ làm nail bay vào vũ tru thì có tin được không.
 

meotamthe

Xe cút kít
Biển số
OF-140186
Ngày cấp bằng
30/4/12
Số km
18,056
Động cơ
102,170 Mã lực
Nơi ở
đảo không hoang
Ko hiểu sao link ko vào được -> cụ search Fb vào group này rồi tìm vậy: lưu ý có mấy group cùng tên, nhìn kỹ avatảr để vào đúng cái bán sách
Screenshot_2023-01-10-07-25-18-108_com.facebook.katana.jpg

Để em quất phát xem có ổn không, cám ơn các cụ.
 

TimeBreak

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-70206
Ngày cấp bằng
8/8/10
Số km
2,103
Động cơ
460,817 Mã lực
Tác giả Tống Hồng Binh viết tổng cộng 5 tập, tập đầu tiên dễ đọc nhất và được chuyển ngữ nhiều nhất, đó cũng là tập duy nhất cho đến nay có bản tiếng Việt mà các cụ đọc được, cụ đọc trên vnthuquan 10 phần em sợ là cũng chưa đủ hết tập 1 đó.
Tụt cuần nhau vừa thôi Lão, Tết nhất đến nơi ròi

Haiz
:)):)):))
 

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,980
Động cơ
384,616 Mã lực
Đấy là nhận xét của e trên cơ sở làm việc với mấy bọn này, ko phải nhận định rút từ nghiên cứu tại bàn.

cái đó tùy định nghĩa người Mỹ thôi, ví dụ có người bảo nhờ làm nail bay vào vũ tru thì có tin được không.
 

Nletgo

Xe buýt
Biển số
OF-342245
Ngày cấp bằng
10/11/14
Số km
855
Động cơ
330,069 Mã lực
Địa lý Trung Quốc gần như hoàn hảo, điểm yếu duy nhất là nước
13:09 | 17/07/2022
Vị trí địa lý của Trung Quốc vô cùng thuận lợi để tạo ra một cường quốc hưng thịnh suốt chiều dài lịch sử nhân loại. Tuy nhiên, nếu muốn đảm bảo tương lai, Bắc Kinh cần kiểm soát được cả sông và biển.

Trung Quốc có hơn 5.000 năm lịch sử và là một trong 4 nền văn minh cổ đại (Lưỡng Hà, Ai Cập, Ấn Độ và Hoàng Hà). Trong suốt chiều dài lịch sử, Trung Quốc vẫn luôn là cường quốc, có tầm ảnh hưởng lớn trong khu vực và trên thế giới.
Trung Quốc có được thành công như vậy một phần lớn đến từ địa lý: khí hậu ôn hòa, đất đai màu mỡ, được bảo vệ từ nhiều hướng và tương đối an toàn trước kẻ thù.
Tuy nhiên, nước (bao gồm cả biển và sông) đang là vấn đề lớn với sự phát triển của Trung Quốc trong tương lai. Đảm bảo được nguồn nước ngọt, kiểm soát được đại dương là điều kiện cần cho tương lai của Trung Quốc.
An toàn từ ba hướng
Lịch sử Trung Quốc là sự mở rộng từ khu vực đồng bằng nằm giữa sông Hoàng Hà và Trường Giang, ra ba hướng bắc, tây, và nam. Lãnh thổ Trung Quốc ngừng mở rộng khi gặp những rào cản địa lý không thể vượt qua và tạo ra những vùng đệm an toàn.
Khu vực lõi của Trung Quốc có đất đai màu mỡ, khí hậu tương đối ôn hòa, đủ sức để nuôi sống 1,4 tỷ người.
Sở dĩ Trung Quốc có dân số lớn nhất thế giới một phần là bởi địa lý của Trung Quốc từ xa xưa đã thuận lợi cho sản xuất lương thực, đủ để nuôi sống nhiều người. Những khu vực khác, chẳng hạn như Nga hay châu Âu, có khí hậu lạnh giá hoặc địa hình khó khăn, không phù hợp cho nông nghiệp nên dân số thấp.

Trung Quốc thời hiện đại gần như không thể xâm phạm từ cả ba hướng bắc, tây và nam. (Ảnh: freeworldmaps.net)
Phía bắc
Phía bắc Trung Quốc tồn tại hai cường quốc, một trong quá khứ và một thuộc thời hiện đại. Đầu tiên phải kể đến Đế quốc Mông Cổ từng tung hoành khắp châu Á, châu Âu vào thế kỷ 13 và 14. Chính Trung Quốc cũng trở thành nạn nhân của vó ngựa Mông Cổ.
Tuy nhiên, vào thời hiện đại, việc tấn công Trung Quốc từ phía bắc không khác nào tự sát, bởi quân đội sẽ phải vượt qua sa mạc Gobi khắc nghiệt. Cơ sở hạ tầng thiếu thốn ở khu vực này sẽ làm bất cứ cuộc hành quân nào qua vùng Nội Mông trở nên không tưởng.
Phía trên Mông Cổ là Nga, một cường quốc hiện đại. Nga và Trung Quốc tiếp giáp nhau ở khu vực Hắc Long Giang (bên bờ Thái Bình Dương), một phần Khu tự trị Nội Mông và một phần nhỏ chỉ khoảng 40 km gần Kazakhstan.
Tuy nhiên, vùng Viễn Đông của Nga có khí hậu khắc nghiệt, và dân số chưa đến 10 triệu người, so với khoảng hơn 100 triệu chỉ tính riêng vùng Mãn Châu của Trung Quốc. Dải đất hẹp tiếp giáp giữa hai nước “có thể là điểm yếu”, nhưng Moscow không có đủ tiềm lực cũng như lý do để tấn công Trung Quốc.
Cuộc xung đột Ukraine cũng đang đẩy Nga và Trung Quốc lại gần nhau hơn. Kế hoạch phát triển vùng Viễn Đông của Nga chắc chắn phải dựa vào sự giúp sức của Bắc Kinh.
Ngoài ra, Trung Quốc còn có đường biên giới trên bộ với Triều Tiên. Quốc gia này có thể được coi như một "vùng đệm", ngăn cách Trung Quốc với Hàn Quốc - nơi có căn cứ quân sự của Mỹ. Tuy nhiên, giống như Nga, Bình Nhưỡng có quan hệ thân thiết và sẽ phải dựa nhiều vào Bắc Kinh trong hiện tại và tương lai.
Phía Tây
Phía tây Trung Quốc tiếp giáp với Kazakhstan, Kyrgyzstan, Afghanistan và Pakistan. Trong quá khứ đây từng là Con đường Tơ lụa và có thể là một điểm yếu của Trung Quốc thời hiện đại.
Tuy nhiên, chắc chắn Kazakhstan không đủ khả năng để thách thức cường quốc số hai thế giới. Đồng thời, tương tự như Nội Mông, cơ sở hạ tầng khu vực này kém phát triển, và quãng đường cần di chuyển để tới được vùng lõi của Trung Quốc lên đến hàng nghìn cây số. Tương tự, Afghanistan, Pakistan, Kyrgyzstan đề có đường biên giới ngắn và địa hình hiểm trở.
Tuy nhiên, vấn đề của Trung Quốc không đến từ bên ngoài, mà đến từ chính Khu tự trị Tân Cương. Trong những năm gần đây, Bắc Kinh đã đổ rất nhiều tiền vào đầu tư cơ sở hạ tầng, đặc biệt là đường sắt, cũng như thúc đẩy người Hán di dân sang Tân Cương, để ổn định tình hình chính trị.
Phía Nam
Tây Nam là nơi hai nền văn minh cổ xưa, cũng là hai quốc gia đông dân nhất thế giới gặp nhau. Tuy nhiên, hoạt động giao thương giữa Ấn Độ và Trung Quốc gần như không diễn ra trong suốt chiều dài lịch sử bởi địa hình khắc nghiệt của khu vực này.
Cao nguyên Tây Tạng và dãy Himalaya là như một phiên bản tự nhiên của “Vạn lý Trường Thành”, ngăn cách Ấn Độ và Trung Quốc. Bởi vậy, trong quá khứ cũng như tương lai, cả hai quốc gia sẽ khó mà xảy ra chiến tranh mặc dù có hệ thống chính trị khác nhau và bất đồng về biên giới.
Tất nhiên, Bắc Kinh và New Delhi đều muốn có được Cao nguyên Tây Tạng, nhưng vì các lý do khác nhau. Trung Quốc mong muốn kiểm soát nguồn nước huyết mạch, còn Ấn Độ muốn mở rộng tầm ảnh hưởng, và một vài xung đột nhỏ lẻ đã xảy ra trong quá khứ.
Myanmar, Lào, Việt Nam là ba quốc gia Đông Nam Á tiếp giáp với Trung Quốc. Biên giới giữa Lào, Myanmar và Trung Quốc là cao nguyên và núi cao, tăng dần từ đông sang tây.
Vùng giáp với Việt Nam chính là điểm yếu hiếm hoi của biên giới trên bộ của Trung Quốc. Với địa hình có nơi tương đối bằng phẳng, tiếp giáp với biển, nên việc di chuyển và vận tải hậu cần tương đối thuận lợi. Bởi vậy, trên thực tế, lịch sử hàng nghìn năm giữa hai quốc gia cũng không mấy hòa bình, nhiều triều đại phương Bắc trước đây đều có mong muốn xâm chiếm Việt Nam.
Nước là mạch sống
Dù là quốc gia đông dân nhất thế giới, 94% dân số của Trung Quốc sống ở phía đông, khu vực chỉ chiếm 47% diện tích đất nước. Nơi đây có những đồng bằng phì nhiêu, khí hậu tương đối ôn hòa và đặc biệt có nhiều con sông lớn.
Trung Quốc thời cổ đại dựa vào dòng nước sông để phát triển, các vương quốc lớn thường xuất hiện tại châu thổ của 4 con sông là Hoàng Hà, Trường Giang, Châu Giang và Hắc Long Giang.

94% dân số trung quốc sống ở phía đông, chỉ 4% sống ở phía tây. Đường ranh giới cắt từ Đằng Xu đến Hắc Hà.
Sông là mạch nguồn của sự sống, cung cấp phù sa màu mỡ cho nông nghiệp và đóng vai trò như tuyến giao thương quan trọng. Vào cuối thời Xuân Thu (722-481 TCN), Ngô Vương Phù Sai đã đặt nền móng cho Đại Vận Hà, kênh đào đầu tiên trong lịch sử nhân loại, có chiều dài khoảng 1.800 km, kết nối sông Hoàng Hà và Trường Giang.
Như đã nói ở trên, Ấn Độ và Trung Quốc đều không thể tấn công lẫn nhau qua Cao nguyên Tây Tạng, vậy tại sao Bắc Kinh nhất quyết phải kiểm soát cho bằng được khu vực này? Câu trả lời chính là ở nguồn nước.
Ba con sông lớn nhất (Trường Giang, Hoàng Hà và Châu Giang) của Trung Quốc đều bắt nguồn từ Cao nguyên Tây Tạng. Mặc dù là quốc gia đông dân nhất thế giới, Trung Quốc chỉ chiếm 6% lượng nước ngọt toàn cầu.
Theo số liệu của Ngân hàng thế giới (World Bank), mỗi người dân Trung Quốc chỉ có khoảng 2.005 m3 nước ngọt, bằng 1/3 so với mức trung bình toàn cầu. Bởi vậy, Bắc Kinh nhất quyết phải kiểm soát được khu vực nóc nhà của thế giới để đảm bảo sự sống của mình.

Trung Quốc không có nhiều nước ngọt.
Ngoài việc sử dụng quân đội, Trung Quốc cũng có những cách thức mềm mỏng hơn để gia tăng ảnh hưởng ở Tây Tạng như xây dựng cơ sở hạ tầng. Từ năm 2006, Bắc Kinh đã đưa vào vận hành tuyến đường sắt cao nhất thế giới, kết nối Thanh Hải và khu tự trị Tây Tạng.
Các công trình thủy lợi khổng lồ cũng như đập Tam Hiệp cũng là một giải pháp, vừa để phát điện, vừa giúp điều tiết, giữ gìn nguồn nước quý giá.
Biển là tương lai
Nếu nói sông là mạch sống của Trung Quốc thời cổ đại thì biển chính là sinh mệnh Trung Quốc thời hiện đại. Sau khi đã dành hàng nghìn năm củng cố đường biên giới trên bộ, gần như không thể xâm nhập từ mọi hướng, Trung Quốc đang xây dựng một hải quân “nước xanh dương” thực thụ.
Tác giả Tim Marshall của cuốn Những tù nhân địa lý cho biết, suốt chiều dài lịch sử, Trung Quốc vẫn chưa từng là một cường quốc hải quân thực thụ do lãnh thổ rộng lớn và các tuyến hàng hải tới đối tác thương mại thường ngắn.
Nuôi sống 1,4 tỷ dân của một quốc gia phát triển là nhiệm vụ không hề đơn giản. Nền kinh tế Trung Quốc phụ thuộc vào biển cho cả đầu vào gồm nhiên liệu, nguyên liệu; lẫn đầu ra là hàng xuất khẩu.
Khác với thời cổ đại, Con đường Tơ lụa không còn đủ để vận chuyển khối lượng hàng hóa khổng lồ mà Trung Quốc sản xuất cũng như tiêu thụ. Đồng thời, mạch sống của Trung Quốc hiện đại là nhiên liệu hóa thạch như than đá, dầu mỏ cũng phải đến từ đường biển.

Nền kinh tế Trung Quốc cần rất nhiều dầu thô
Trong khi Mỹ có thể tiếp cận với hai đại dương là Thái Bình Dương và Đại Tây Dương mà không hề bị cản trở, Trung Quốc lại phải gặp rất nhiều "chướng ngại vật" để có thể giao thương với thế giới bên ngoài.
Từ phía Đông Bắc, Trung Quốc bị cản lại bởi Hàn Quốc, và xa hơn nữa là Nhật Bản. Cả hai người hàng xóm này đều là đồng minh thân cận của Mỹ, có căn cứ quân sự lớn của Mỹ. Đảo Đài Loan những năm gần đây cũng tăng cường mua sắm vũ khí từ Mỹ.
Tàu khởi hành từ Thượng Hải để đi tới Nga hoặc bờ tây nước Mỹ bắt buộc phải đi qua khu vực ảnh hưởng của Washington. Hiện tại, Trung Quốc có Triều Tiên như một vùng đệm, và đang tranh chấp đảo với Nhật Bản.
Tuy nhiên, khu vực quan trọng nhất với mạch sống của Trung Quốc chính là biển Đông. Theo số liệu của Bộ Quốc phòng Mỹ, khoảng 80% dầu thô nhập khẩu của Trung Quốc phải đi eo biển Malacca, rồi vòng lên biển Đông.

Trong thời bình, có nhiều đường đến Trung Quốc từ Biển Đông. Tuy nhiên nếu như xung đột xảy ra, tuyến đường có thể dễ dàng bị chặn đứng, từ đó vắt kiệt mạch sống của Bắc Kinh. Trong Thế Chiến II, thất bại của Phát xít Đức và Nhật một phần lớn đến từ việc không có đủ nhiên liệu, nguyên liệu.
Bởi vậy, Trung Quốc đang ngày càng tăng sự hiện diện tại biển Đông, đồng thời nỗ lực xây dựng hải quân "nước xanh dương" với mục tiêu vận hành 6 tàu sân bay vào năm 2035. Hải quân và các nhóm tàu sân bay sẽ giúp Bắc Kinh mở rộng tầm ảnh hưởng và bảo vệ những tuyến vận chuyển huyết mạch của mình.
Trung Quốc cũng nghiên cứu và chế tạo các loại tên lửa chống hạm siêu vượt âm, tàu ngầm ... như một công cụ răn đe và dần dần đối đầu với Mỹ trên Thái Bình Dương.
 

Kia_fote

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-99004
Ngày cấp bằng
7/6/11
Số km
2,565
Động cơ
407,644 Mã lực
Giải thích tại sao Mỹ hiện tại giàu mạnh, cũng chả khác gì phân tích lí do VN thắng Inđo sau khi đã kết thúc trận đấu, chém gió cho vui là chính, các cụ acay nhau làm gì.
Chê Mỹ hay khen Mỹ cũng ko làm thay đổi được sự thật là Mỹ giàu mạnh nhất, tiền Mỹ giá trị nhất, ảnh hưởng của Mỹ lớn nhất, VN đang là nước xuất siêu sang Mỹ nhiều nhất...
Nên khách quan chém gió thì đáng xem hơn là để cảm xúc cá nhân chi phối khi còm.
 

dinhngocthach

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-302004
Ngày cấp bằng
17/12/13
Số km
130
Động cơ
310,581 Mã lực
Đúng rồi cụ có 2 quy tắc mà mình thấy chưa bao giờ sai khi đọc lịch sử:

1. Lợi ích dân tộc, chủ quyền (sovereignty) là tối thượng.
2. Mạnh được yếu thua
Em thấy cái 1 không đúng với nước Mỹ. Vốn dĩ nước Mỹ không có cái gọi là dân tộc Mỹ. Nếu dân tộc Mỹ là dân da đỏ thì nay nằm trong các khu bảo tồn.
Suy ra toàn thế giới cũng không hẳn đúng.
Lợi ích của giới cầm quyền( thống trị) mới đúng. Cái gọi là lợi ích dân tộc thực tế chẳng qua là lợi ích của tầng lớp thống trị trùng lặp với lợi ích của dân tộc.
 

dinhngocthach

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-302004
Ngày cấp bằng
17/12/13
Số km
130
Động cơ
310,581 Mã lực
Địa lý Trung Quốc gần như hoàn hảo, điểm yếu duy nhất là nước
13:09 | 17/07/2022
Vị trí địa lý của Trung Quốc vô cùng thuận lợi để tạo ra một cường quốc hưng thịnh suốt chiều dài lịch sử nhân loại. Tuy nhiên, nếu muốn đảm bảo tương lai, Bắc Kinh cần kiểm soát được cả sông và biển.

Trung Quốc có hơn 5.000 năm lịch sử và là một trong 4 nền văn minh cổ đại (Lưỡng Hà, Ai Cập, Ấn Độ và Hoàng Hà). Trong suốt chiều dài lịch sử, Trung Quốc vẫn luôn là cường quốc, có tầm ảnh hưởng lớn trong khu vực và trên thế giới.
Trung Quốc có được thành công như vậy một phần lớn đến từ địa lý: khí hậu ôn hòa, đất đai màu mỡ, được bảo vệ từ nhiều hướng và tương đối an toàn trước kẻ thù.
Tuy nhiên, nước (bao gồm cả biển và sông) đang là vấn đề lớn với sự phát triển của Trung Quốc trong tương lai. Đảm bảo được nguồn nước ngọt, kiểm soát được đại dương là điều kiện cần cho tương lai của Trung Quốc.
An toàn từ ba hướng
Lịch sử Trung Quốc là sự mở rộng từ khu vực đồng bằng nằm giữa sông Hoàng Hà và Trường Giang, ra ba hướng bắc, tây, và nam. Lãnh thổ Trung Quốc ngừng mở rộng khi gặp những rào cản địa lý không thể vượt qua và tạo ra những vùng đệm an toàn.
Khu vực lõi của Trung Quốc có đất đai màu mỡ, khí hậu tương đối ôn hòa, đủ sức để nuôi sống 1,4 tỷ người.
Sở dĩ Trung Quốc có dân số lớn nhất thế giới một phần là bởi địa lý của Trung Quốc từ xa xưa đã thuận lợi cho sản xuất lương thực, đủ để nuôi sống nhiều người. Những khu vực khác, chẳng hạn như Nga hay châu Âu, có khí hậu lạnh giá hoặc địa hình khó khăn, không phù hợp cho nông nghiệp nên dân số thấp.

Trung Quốc thời hiện đại gần như không thể xâm phạm từ cả ba hướng bắc, tây và nam. (Ảnh: freeworldmaps.net)
Phía bắc
Phía bắc Trung Quốc tồn tại hai cường quốc, một trong quá khứ và một thuộc thời hiện đại. Đầu tiên phải kể đến Đế quốc Mông Cổ từng tung hoành khắp châu Á, châu Âu vào thế kỷ 13 và 14. Chính Trung Quốc cũng trở thành nạn nhân của vó ngựa Mông Cổ.
Tuy nhiên, vào thời hiện đại, việc tấn công Trung Quốc từ phía bắc không khác nào tự sát, bởi quân đội sẽ phải vượt qua sa mạc Gobi khắc nghiệt. Cơ sở hạ tầng thiếu thốn ở khu vực này sẽ làm bất cứ cuộc hành quân nào qua vùng Nội Mông trở nên không tưởng.
Phía trên Mông Cổ là Nga, một cường quốc hiện đại. Nga và Trung Quốc tiếp giáp nhau ở khu vực Hắc Long Giang (bên bờ Thái Bình Dương), một phần Khu tự trị Nội Mông và một phần nhỏ chỉ khoảng 40 km gần Kazakhstan.
Tuy nhiên, vùng Viễn Đông của Nga có khí hậu khắc nghiệt, và dân số chưa đến 10 triệu người, so với khoảng hơn 100 triệu chỉ tính riêng vùng Mãn Châu của Trung Quốc. Dải đất hẹp tiếp giáp giữa hai nước “có thể là điểm yếu”, nhưng Moscow không có đủ tiềm lực cũng như lý do để tấn công Trung Quốc.
Cuộc xung đột Ukraine cũng đang đẩy Nga và Trung Quốc lại gần nhau hơn. Kế hoạch phát triển vùng Viễn Đông của Nga chắc chắn phải dựa vào sự giúp sức của Bắc Kinh.
Ngoài ra, Trung Quốc còn có đường biên giới trên bộ với Triều Tiên. Quốc gia này có thể được coi như một "vùng đệm", ngăn cách Trung Quốc với Hàn Quốc - nơi có căn cứ quân sự của Mỹ. Tuy nhiên, giống như Nga, Bình Nhưỡng có quan hệ thân thiết và sẽ phải dựa nhiều vào Bắc Kinh trong hiện tại và tương lai.
Phía Tây
Phía tây Trung Quốc tiếp giáp với Kazakhstan, Kyrgyzstan, Afghanistan và Pakistan. Trong quá khứ đây từng là Con đường Tơ lụa và có thể là một điểm yếu của Trung Quốc thời hiện đại.
Tuy nhiên, chắc chắn Kazakhstan không đủ khả năng để thách thức cường quốc số hai thế giới. Đồng thời, tương tự như Nội Mông, cơ sở hạ tầng khu vực này kém phát triển, và quãng đường cần di chuyển để tới được vùng lõi của Trung Quốc lên đến hàng nghìn cây số. Tương tự, Afghanistan, Pakistan, Kyrgyzstan đề có đường biên giới ngắn và địa hình hiểm trở.
Tuy nhiên, vấn đề của Trung Quốc không đến từ bên ngoài, mà đến từ chính Khu tự trị Tân Cương. Trong những năm gần đây, Bắc Kinh đã đổ rất nhiều tiền vào đầu tư cơ sở hạ tầng, đặc biệt là đường sắt, cũng như thúc đẩy người Hán di dân sang Tân Cương, để ổn định tình hình chính trị.
Phía Nam
Tây Nam là nơi hai nền văn minh cổ xưa, cũng là hai quốc gia đông dân nhất thế giới gặp nhau. Tuy nhiên, hoạt động giao thương giữa Ấn Độ và Trung Quốc gần như không diễn ra trong suốt chiều dài lịch sử bởi địa hình khắc nghiệt của khu vực này.
Cao nguyên Tây Tạng và dãy Himalaya là như một phiên bản tự nhiên của “Vạn lý Trường Thành”, ngăn cách Ấn Độ và Trung Quốc. Bởi vậy, trong quá khứ cũng như tương lai, cả hai quốc gia sẽ khó mà xảy ra chiến tranh mặc dù có hệ thống chính trị khác nhau và bất đồng về biên giới.
Tất nhiên, Bắc Kinh và New Delhi đều muốn có được Cao nguyên Tây Tạng, nhưng vì các lý do khác nhau. Trung Quốc mong muốn kiểm soát nguồn nước huyết mạch, còn Ấn Độ muốn mở rộng tầm ảnh hưởng, và một vài xung đột nhỏ lẻ đã xảy ra trong quá khứ.
Myanmar, Lào, Việt Nam là ba quốc gia Đông Nam Á tiếp giáp với Trung Quốc. Biên giới giữa Lào, Myanmar và Trung Quốc là cao nguyên và núi cao, tăng dần từ đông sang tây.
Vùng giáp với Việt Nam chính là điểm yếu hiếm hoi của biên giới trên bộ của Trung Quốc. Với địa hình có nơi tương đối bằng phẳng, tiếp giáp với biển, nên việc di chuyển và vận tải hậu cần tương đối thuận lợi. Bởi vậy, trên thực tế, lịch sử hàng nghìn năm giữa hai quốc gia cũng không mấy hòa bình, nhiều triều đại phương Bắc trước đây đều có mong muốn xâm chiếm Việt Nam.
Nước là mạch sống
Dù là quốc gia đông dân nhất thế giới, 94% dân số của Trung Quốc sống ở phía đông, khu vực chỉ chiếm 47% diện tích đất nước. Nơi đây có những đồng bằng phì nhiêu, khí hậu tương đối ôn hòa và đặc biệt có nhiều con sông lớn.
Trung Quốc thời cổ đại dựa vào dòng nước sông để phát triển, các vương quốc lớn thường xuất hiện tại châu thổ của 4 con sông là Hoàng Hà, Trường Giang, Châu Giang và Hắc Long Giang.

94% dân số trung quốc sống ở phía đông, chỉ 4% sống ở phía tây. Đường ranh giới cắt từ Đằng Xu đến Hắc Hà.
Sông là mạch nguồn của sự sống, cung cấp phù sa màu mỡ cho nông nghiệp và đóng vai trò như tuyến giao thương quan trọng. Vào cuối thời Xuân Thu (722-481 TCN), Ngô Vương Phù Sai đã đặt nền móng cho Đại Vận Hà, kênh đào đầu tiên trong lịch sử nhân loại, có chiều dài khoảng 1.800 km, kết nối sông Hoàng Hà và Trường Giang.
Như đã nói ở trên, Ấn Độ và Trung Quốc đều không thể tấn công lẫn nhau qua Cao nguyên Tây Tạng, vậy tại sao Bắc Kinh nhất quyết phải kiểm soát cho bằng được khu vực này? Câu trả lời chính là ở nguồn nước.
Ba con sông lớn nhất (Trường Giang, Hoàng Hà và Châu Giang) của Trung Quốc đều bắt nguồn từ Cao nguyên Tây Tạng. Mặc dù là quốc gia đông dân nhất thế giới, Trung Quốc chỉ chiếm 6% lượng nước ngọt toàn cầu.
Theo số liệu của Ngân hàng thế giới (World Bank), mỗi người dân Trung Quốc chỉ có khoảng 2.005 m3 nước ngọt, bằng 1/3 so với mức trung bình toàn cầu. Bởi vậy, Bắc Kinh nhất quyết phải kiểm soát được khu vực nóc nhà của thế giới để đảm bảo sự sống của mình.

Trung Quốc không có nhiều nước ngọt.
Ngoài việc sử dụng quân đội, Trung Quốc cũng có những cách thức mềm mỏng hơn để gia tăng ảnh hưởng ở Tây Tạng như xây dựng cơ sở hạ tầng. Từ năm 2006, Bắc Kinh đã đưa vào vận hành tuyến đường sắt cao nhất thế giới, kết nối Thanh Hải và khu tự trị Tây Tạng.
Các công trình thủy lợi khổng lồ cũng như đập Tam Hiệp cũng là một giải pháp, vừa để phát điện, vừa giúp điều tiết, giữ gìn nguồn nước quý giá.
Biển là tương lai
Nếu nói sông là mạch sống của Trung Quốc thời cổ đại thì biển chính là sinh mệnh Trung Quốc thời hiện đại. Sau khi đã dành hàng nghìn năm củng cố đường biên giới trên bộ, gần như không thể xâm nhập từ mọi hướng, Trung Quốc đang xây dựng một hải quân “nước xanh dương” thực thụ.
Tác giả Tim Marshall của cuốn Những tù nhân địa lý cho biết, suốt chiều dài lịch sử, Trung Quốc vẫn chưa từng là một cường quốc hải quân thực thụ do lãnh thổ rộng lớn và các tuyến hàng hải tới đối tác thương mại thường ngắn.
Nuôi sống 1,4 tỷ dân của một quốc gia phát triển là nhiệm vụ không hề đơn giản. Nền kinh tế Trung Quốc phụ thuộc vào biển cho cả đầu vào gồm nhiên liệu, nguyên liệu; lẫn đầu ra là hàng xuất khẩu.
Khác với thời cổ đại, Con đường Tơ lụa không còn đủ để vận chuyển khối lượng hàng hóa khổng lồ mà Trung Quốc sản xuất cũng như tiêu thụ. Đồng thời, mạch sống của Trung Quốc hiện đại là nhiên liệu hóa thạch như than đá, dầu mỏ cũng phải đến từ đường biển.

Nền kinh tế Trung Quốc cần rất nhiều dầu thô
Trong khi Mỹ có thể tiếp cận với hai đại dương là Thái Bình Dương và Đại Tây Dương mà không hề bị cản trở, Trung Quốc lại phải gặp rất nhiều "chướng ngại vật" để có thể giao thương với thế giới bên ngoài.
Từ phía Đông Bắc, Trung Quốc bị cản lại bởi Hàn Quốc, và xa hơn nữa là Nhật Bản. Cả hai người hàng xóm này đều là đồng minh thân cận của Mỹ, có căn cứ quân sự lớn của Mỹ. Đảo Đài Loan những năm gần đây cũng tăng cường mua sắm vũ khí từ Mỹ.
Tàu khởi hành từ Thượng Hải để đi tới Nga hoặc bờ tây nước Mỹ bắt buộc phải đi qua khu vực ảnh hưởng của Washington. Hiện tại, Trung Quốc có Triều Tiên như một vùng đệm, và đang tranh chấp đảo với Nhật Bản.
Tuy nhiên, khu vực quan trọng nhất với mạch sống của Trung Quốc chính là biển Đông. Theo số liệu của Bộ Quốc phòng Mỹ, khoảng 80% dầu thô nhập khẩu của Trung Quốc phải đi eo biển Malacca, rồi vòng lên biển Đông.

Trong thời bình, có nhiều đường đến Trung Quốc từ Biển Đông. Tuy nhiên nếu như xung đột xảy ra, tuyến đường có thể dễ dàng bị chặn đứng, từ đó vắt kiệt mạch sống của Bắc Kinh. Trong Thế Chiến II, thất bại của Phát xít Đức và Nhật một phần lớn đến từ việc không có đủ nhiên liệu, nguyên liệu.
Bởi vậy, Trung Quốc đang ngày càng tăng sự hiện diện tại biển Đông, đồng thời nỗ lực xây dựng hải quân "nước xanh dương" với mục tiêu vận hành 6 tàu sân bay vào năm 2035. Hải quân và các nhóm tàu sân bay sẽ giúp Bắc Kinh mở rộng tầm ảnh hưởng và bảo vệ những tuyến vận chuyển huyết mạch của mình.
Trung Quốc cũng nghiên cứu và chế tạo các loại tên lửa chống hạm siêu vượt âm, tàu ngầm ... như một công cụ răn đe và dần dần đối đầu với Mỹ trên Thái Bình Dương.
Châu Giang nào xuất phát từ Cao Nguyên Tây Tạng vậy cụ??
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top