[Funland] Sự thật: Virus Corona đang cứu sống rất nhiều sinh mệnh

hoviba

Xe container
Biển số
OF-375201
Ngày cấp bằng
26/7/15
Số km
5,850
Động cơ
319,278 Mã lực
Nơi ở
CH Séc
Em nghĩ việc đơn giản nhất là mọi người bắt tay vào việc phân loại rác thải. Bởi lượng rác mọi người thải ra hàng ngày không hề nhỏ. Rác thải nhựa, rác thải thuỷ tinh, giấy báo, vải vóc, vật liệu nguy hiểm được phân loại khi vứt đi cũng giúp môi trường sống được sạch hơn. Chứ chưa cần phải nghĩ tới những việc cao xa khác.

P/S: khi đã có ý thức phân loại rác thì sẽ có ý thức gìn giữ vệ sinh chung cho cộng đồng, chắc chắn ý thức vệ sinh dịch tễ để phòng chống Covid-19 cũng cao lên.
 

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
7,368
Động cơ
559,178 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Em mới đọc 1 lần Homo Deus. Em nghĩ cần phải đọc lại 1 lần nữa mới tự tin trao đổi về cuốn này cụ ạ.
21 Lessons for the 21st Century thì bắt đầu đọc.
Cụ có quá trình giác ngộ dày dặn, tinh tấn thì cụ nêu quan điểm của cụ đi để cùng trao đổi :)
Theo em đọc nhanh và nhiều không tốt bằng đọc ít, chậm nhưng chiêm nghiệm về nó sau khi đọc. Nếu không chiêm nghiệm thì đơn giản chỉ là nhắc lại chiêm nghiệm của tác giả như một con vẹt :D
 

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
7,368
Động cơ
559,178 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Cụ nói ko sai, nhưng con người là loài động vật ko bao giờ biết thế nào là đủ :)). Ngay như cuộc đua F1 lãng phí, e thấy rất vô bổ, chỉ là đốt lốp và phun khí thải, mà có nước nghèo cũng muốn tham gia. Chính Bác lúc sinh thời đã nói: ko sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng. Một ông Tiến sĩ BT nói hay như đài mà nhận hối lộ 3tr usd, số tiền này mua gạo chắc dân vài tỉnh ăn no cả năm. Mà 3tr usd này chắc chỉ là phần rất nhỏ so với con số thực =)), lại còn biết bao nhiêu ô Son bà Phấn khác nữa! Chỉ khi nào bản thân con người biết thế nào là đủ, thì cuộc sống mới trở nên cân bằng và phát triển bền vững.
Hì hì, em tham gia đoạn cụ nói về F1 chút chút. Về cơ bản thì F1 và các F# giống như chiến tranh, nơi các bên nghiên cứu cải tiến liên tục các ứng dụng công nghệ, kỹ thuật, do đó F1 là hữu ích cho một loạt cách ngành nghề liên quan
 

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
7,368
Động cơ
559,178 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Cụ thử tính xem, ông bà cứ cho 30 đẻ ra 2 con, 30 năm sau là có 4 cháu. Vậy sau 30 năm lượng người đã tăng gấp 4 lần. Đấy là em tính kiểu rất đô thị đấy nhé. Chứ ở nông thôn thì chỉ 18-20 năm thôi. Vậy nếu chỉ trống rau nuôi cá như ông thớt trên thì cần gấp 4 lần diện tích canh tác nếu không áp dụng khoa học kỹ thuật vào để đủ sx ra lương thực nuôi từng đó người. Mà muốn tăng đất trồng trọt thì không lấn biển được mà chỉ có phá rừng thôi. Còn không đẻ nữa. Ok. Vậy nếu đến thời điểm nào đó dân số quá già, không có lực lượng lao động trẻ thay thế thì dùng cái gì? Robot á? Có đấy, nhưng chả thế thay thế đc con người đâu.
Hình như cụ càng còm càng lệch so với mục đích của thớt, thớt này không nói về con người (nhân loại) mà nói về phần còn lại của thế giới, cụ ạ :D
 

Dan du an

Xe ba gác
Biển số
OF-94944
Ngày cấp bằng
11/5/11
Số km
23,023
Động cơ
398,273 Mã lực
Em nghĩ việc đơn giản nhất là mọi người bắt tay vào việc phân loại rác thải. Bởi lượng rác mọi người thải ra hàng ngày không hề nhỏ. Rác thải nhựa, rác thải thuỷ tinh, giấy báo, vải vóc, vật liệu nguy hiểm được phân loại khi vứt đi cũng giúp môi trường sống được sạch hơn. Chứ chưa cần phải nghĩ tới những việc cao xa khác.

P/S: khi đã có ý thức phân loại rác thì sẽ có ý thức gìn giữ vệ sinh chung cho cộng đồng, chắc chắn ý thức vệ sinh dịch tễ để phòng chống Covid-19 cũng cao lên.
Em có mảnh vườn nhỏ chưa được 20m vuông, trồng chủ yếu cây cối trong chậu và hộp xốp nhưng em mua cái thùng rác xanh loại 120 lít giá có 580k về cho toàn bộ rác hữu cơ trong gia đình sau khi nấu ăn vào, kết hợp một ít giun đất đào được. Vậy mà chỉ khoảng hơn tuần là thùng đã đầy rồi, lại phải ủ trong hơn tháng xem khi mang ra dùng có thành đất kiểu mùn giun bón cây không. Còn độ 2 tuần nữa em sẽ mở ra rồi báo cáo các cụ ạ.
 

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
7,368
Động cơ
559,178 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Em cũng biết thế. Nên mới mở topic để hy vọng thay đổi chút nhận thức của mọi người. Còn để thay đổi căn bản thì chắc phải dựa vào giáo dục thôi, hoặc nếu giữ nguyên tốc độ hưởng thụ như bây giờ, ai sướng thân người đó, kiếm lợi bằng mọi giá thì vài năm tới sẽ lại có những Covid phẩy để reset lại game thôi
Giáo dục qua sách vở, báo chí (như đợt phim tài liệu của Al Gore commentator làm rầm rộ lắm nhưng với một số nước phát triển lẫn đang phát triển thì như đá ném ao bèo) có vẻ không đủ đô với nhân loại. Đợt covid này có vẻ là experiental learning, nhưng có phải ai cũng trong tâm thế để learn đâu, còn lo cơm áo gạo tiền, lo sợ chết chán vạn (em và cụ cũng thế, nhỉ?) =))
 
Chỉnh sửa cuối:

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
7,368
Động cơ
559,178 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Em có gợi ý là tại sao hai cụ không kết bạn? Sẽ là một cách hay để tranh luận, hơn rất nhiều cách tranh luận trên như này trên of cafe.

Lý tưởng nhất là các cụ có thể offline, làm ly cafe, cốc bia hay chai chivas và cùng đàm đạo.

Hoặc đơn giản hơn, nếu không muốn liên hệ gì đến hình ảnh cá nhân và cuộc sống riêng. Các cụ có thể kết bạn zalo, facebook... có được không :D
À không ạ, em cũng có giới thiệu quyển Homo Sapien cho vài người quen, chỉ bảo với họ là đọc đi sẽ có ngạc nhiên nho nhỏ vì họ tự tin là đã có hiểu biết về đề tài này hoặc đề tài này có gì mà thú vị :D. Em chưa nghiền ngẫm xong nên chả có gì để trao đổi dạng book club cả =))
 

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
7,368
Động cơ
559,178 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
cụ đang cực đoan hóa vđề và đừng cố suy diễn ra vđề cực đoan nhét sang e.
- đi xe máy hay sử dụng Điều hòa là quá trình ptrien nhiều năm mới có đc. E chưa từng nói fai cực đoan bảo vệ Môi trg bằng cách k dùng lên rừng ở? ok? Do vậy k thể Suy diễn vô căn cứ là đạo đức giả hay thật, lquan đến nhân cách làm ng, k thể vội vàng kết luận vậy đc, nó lquan đến gduc của 1 gđ, thế hệ.
- Cái e đề cập đến là Ý THỨC, TƯ DUY . 1 thế mạnh mà châu Âu hay các nc ptrien rất mạnh.
- VD đánh bắt hải sản vẫn TƯ DUY tận diệt, cái này là thực tế, chả lquan gì đến oto xe máy điều hòa cả.
- Các bãi rác chôn lấp vẫn ngày càng quá tải, AI, Tổ chức giàu có nào, Cá nhân thành danh nào lo lắng giải quyết vđề trên?
- Mặc dù có nhiều biện pháp bảo vệ thú rừng quý hiếm nhưng .... vẫn thấy khoe fb....chưa kể vô số k khoe fb, các nhà hàng thú rừng thì nhan nhản?
=> 1 số vđề trên chả lquan gì nặng nề đến Tivi, điều hòa, xe máy cả, lại có thể chung tay suy nghĩ (ở nc ngoài thì kêu gọi đầu tư, nghiên cứu.....).
- E từng thấy tv nói về phân loại rác tự động của Mỹ, k hiểu sao cta mãi k nghĩ nên nhập về hơn là .....xây tượng.
Khiếp, các cụ đã chém đến phân loại rác rồi cơ á. Không cần nói xa đến thế, giờ tan tầm khi thấy cách vận chuyển rác từ xe đẩy đưa lên xe ép rác thì em cũng không tin mình đang sống ở năm 2020 =))
 

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
7,368
Động cơ
559,178 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Em nghĩ việc đơn giản nhất là mọi người bắt tay vào việc phân loại rác thải. Bởi lượng rác mọi người thải ra hàng ngày không hề nhỏ. Rác thải nhựa, rác thải thuỷ tinh, giấy báo, vải vóc, vật liệu nguy hiểm được phân loại khi vứt đi cũng giúp môi trường sống được sạch hơn. Chứ chưa cần phải nghĩ tới những việc cao xa khác.

P/S: khi đã có ý thức phân loại rác thì sẽ có ý thức gìn giữ vệ sinh chung cho cộng đồng, chắc chắn ý thức vệ sinh dịch tễ để phòng chống Covid-19 cũng cao lên.
Trên tàu nhanh tuần trước vừa có bài viết của bạn đọc về việc thực hành phân loại rác, sau đó chốt một câu là lúc nhận rác thì công nhân môi trường cho hết vào một chỗ :-ss
 

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
7,368
Động cơ
559,178 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Em có mảnh vườn nhỏ chưa được 20m vuông, trồng chủ yếu cây cối trong chậu và hộp xốp nhưng em mua cái thùng rác xanh loại 120 lít giá có 580k về cho toàn bộ rác hữu cơ trong gia đình sau khi nấu ăn vào, kết hợp một ít giun đất đào được. Vậy mà chỉ khoảng hơn tuần là thùng đã đầy rồi, lại phải ủ trong hơn tháng xem khi mang ra dùng có thành đất kiểu mùn giun bón cây không. Còn độ 2 tuần nữa em sẽ mở ra rồi báo cáo các cụ ạ.
Cụ share cách xử lý yếu tố vệ sinh môi trường nhé, nhiều cụ ở chung cư cũng muốn áp dụng nhưng sợ mùi, gián chuột và côn trùng.
 

Dan du an

Xe ba gác
Biển số
OF-94944
Ngày cấp bằng
11/5/11
Số km
23,023
Động cơ
398,273 Mã lực
Cụ share cách xử lý yếu tố vệ sinh môi trường nhé, nhiều cụ ở chung cư cũng muốn áp dụng nhưng sợ mùi, gián chuột và côn trùng.
Cháu có 1 bao tải rơm nên mỗi khi cho rác vào cháu lại bỏ một ít rơm, trước đây cháu đã thử mua bao mùn cưa ở Đê La Thành bỏ vào cũng không thấy mùi, với cả cái thùng đấy nó có nắp rất kín. Chuột, gián không làm gì được đâu, côn trùng thì cháu không biết vì để ngoài vườn nhưng không thấy.
 

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
7,368
Động cơ
559,178 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Cháu có 1 bao tải rơm nên mỗi khi cho rác vào cháu lại bỏ một ít rơm, trước đây cháu đã thử mua bao mùn cưa ở Đê La Thành bỏ vào cũng không thấy mùi, với cả cái thùng đấy nó có nắp rất kín. Chuột, gián không làm gì được đâu, côn trùng thì cháu không biết vì để ngoài vườn nhưng không thấy.
Cám ơn cụ, ở vườn thì tiện hơn nhỉ
 

detector

Xe tăng
Biển số
OF-318852
Ngày cấp bằng
8/5/14
Số km
1,367
Động cơ
321,272 Mã lực
Website
woodsoft.vn
Trên tàu nhanh tuần trước vừa có bài viết của bạn đọc về việc thực hành phân loại rác, sau đó chốt một câu là lúc nhận rác thì công nhân môi trường cho hết vào một chỗ :-ss
Em biết bên môi trường cho hết rác vào một chỗ, nhưng nhà em vẫn có 2 thùng rác, em vẫn phân loại rác vì:
- Người đổ rác thì bảo do bên môi trường vẫn cho chung rác vào 1 chỗ, nên phân loại rác vô ích. Bên môi trường thì bảo do người dân chưa có thói quen phân loại rác nên đầu tư phương tiện chuyên chở và xử lý rác chưa hiệu quả. Cứ như vậy con gà và quả trứng đến bao giờ? Em sẵn sàng làm người ngu (và khá nhiều dân khu em), chịu thực hiện trước mặc dù biết hiện giờ nó khá vô ích với bên môi trường. Quan điểm là việc gì là trách nhiệm của mình, mình nên làm và làm được thì cứ làm đã, không vì người khác chưa làm mà mình cũng chưa làm :)
- Một ích lợi nhỏ nhoi của việc phân loại rác là các cô công nhân vệ sinh mừng ra mặt khi họ tìm phế liệu trong thùng rác đơn giản và sạch sẽ hơn nhiều :)
 
Chỉnh sửa cuối:

detector

Xe tăng
Biển số
OF-318852
Ngày cấp bằng
8/5/14
Số km
1,367
Động cơ
321,272 Mã lực
Website
woodsoft.vn
Em có gợi ý là tại sao hai cụ không kết bạn? Sẽ là một cách hay để tranh luận, hơn rất nhiều cách tranh luận trên như này trên of cafe.

Lý tưởng nhất là các cụ có thể offline, làm ly cafe, cốc bia hay chai chivas và cùng đàm đạo.

Hoặc đơn giản hơn, nếu không muốn liên hệ gì đến hình ảnh cá nhân và cuộc sống riêng. Các cụ có thể kết bạn zalo, facebook... có được không :D
Về lý thuyết thì cũng hay đấy, nhưng em e là khó vì ai cũng bận mải công việc, mùa dịch này em cũng chả ngớt việc. Đọc bài của các cụ ngứa ngáy muốn trả lời lắm nhưng phải chờ lúc nào tiện mới tranh thủ gõ vài câu.
Kể cho cụ nghe, em có 1 cu em tâm giao, quý nhau, biết nhau gần 20 năm rồi, cũng thích chém gió với nhau mấy chủ đề đại loại thế này. Thế mà 1 năm 2 anh em hẹn gặp nhau đúng 1 lần, đi ăn với nhau và chém gió đàm dạo vào 1 ngày kỷ niệm của 2 anh em.
Có 1 hội bạn mạng, sinh hoạt với nhau trên 1 diễn đàn từ lâu lắm rồi, cũng chỉ hẹn nhau chiều của ngày làm việc cuối cùng hàng năm trước khi nghỉ Tết (hoặc là sáng ngày hôm sau) hẹn nhau ở 1 quán cafe cố định chém gió vài tiếng.
Thật là ngớ ngẩn nhỉ :D
 
Chỉnh sửa cuối:

primelens

Xe máy
Biển số
OF-480163
Ngày cấp bằng
29/12/16
Số km
74
Động cơ
195,486 Mã lực
À không ạ, em cũng có giới thiệu quyển Homo Sapien cho vài người quen, chỉ bảo với họ là đọc đi sẽ có ngạc nhiên nho nhỏ vì họ tự tin là đã có hiểu biết về đề tài này hoặc đề tài này có gì mà thú vị :D. Em chưa nghiền ngẫm xong nên chả có gì để trao đổi dạng book club cả =))
Homo Deus của Yuval là một cuốn sách thực sự khó đọc vì bàng bạc trong đó ẩn chứa lý thuyết của Vô thường và Khổ, động chạm đến những lĩnh vực triết lý sâu sắc về bản ngã và sự đấu tranh không có hồi kết giữa hạnh phúc cá thể với sự tồn vong của cả một giống loài.
 

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
7,368
Động cơ
559,178 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Một số nhận định cho rằng, trong một chừng mực nhất định Covid-19 cũng là cơ hội cho chúng ta thúc đẩy một phương pháp làm việc mới, một phương thức sản xuất mới. Ông đánh giá nhận định này thế nào?

Không ai nghĩ đến một đại dịch đang diễn ra như hiện nay. Như lịch sử đã diễn ra, khủng hoảng nào rồi cũng qua đi, thế giới và xã hội sẽ trở lại yên bình và phát triển. Tuy nhiên, từ các cuộc khủng hoảng này, vấn đề là chúng ta cần phải thay đổi như thế nào và rút ra những bài học gì? Mong muốn trở lại "trạng thái bình thường" của chúng ta sau đại dịch phải là một trạng thái bình thường "khác trước", một trạng thái có chất lượng phát triển cao hơn, có thay đổi tiến bộ hơn trong phương thức sản xuất, mang lại phúc lợi và hạnh phúc hơn cho con người.

Liệu chúng ta có thực sự mong muốn quay lại cuộc sống bình thường như trước khi có dịch với ô nhiễm không khí hàng ngày được thông báo ở trạng thái nguy hại và tai nạn giao thông gia vẫn thường xuyên gia tăng? Liệu chúng ta có khai thác được cơ hội này để có được một chiến lược dài hạn, cân bằng hơn trong sản xuất, tiêu dùng và gìn giữ môi trường. Đó chính là bài toán của sự phát triển bền vững, thế hệ này hãy để lại cơ hội tồn tại và phát triển cho thế hệ sau trên trái đất này. Trên phương diện kinh tế, chúng ta đều hy vọng và mong muốn một phương thức sản xuất và tiêu dùng mới dựa trên kinh tế số sẽ nhanh chóng thay thế kinh tế truyền thống, diện mạo nền kinh tế sẽ thay đổi theo hướng phù hợp hơn, thân thiện hơn với môi trường, và tất cả chúng ta đều được hưởng thụ một hệ thống chăm sóc y tế, chăm sóc sức khỏe con người tốt hơn,…

https://cafef.vn/neu-dat-duoc-4-muc-tieu-thiet-yeu-nay-cac-chinh-phu-co-the-can-nhac-viec-mo-cua-nen-kinh-te-tro-lai-20200407103746358.chn
 

xe hoành

Xe tải
Biển số
OF-694616
Ngày cấp bằng
14/8/19
Số km
206
Động cơ
101,993 Mã lực
Tuổi
44
Nghe lão thớt nói giống mấy cái hội đức tin với kinh thánh lừa đảo gì đó

nộp hết tiền cho nó ok
 

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
7,368
Động cơ
559,178 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Nghĩ lại về Trái đất

Nếu mọi người đều đang sống như tôi thì gần 8 quả địa cầu mới chịu đựng nổi. Mà chúng ta lại chỉ có một Trái đất.

Buổi sáng mùa đông của bốn tháng trước, trong căn phòng gỗ ấm cúng tại ngôi trường trung học dân gian ở Helsingor, Đan Mạch, chúng tôi, những người trẻ đến từ hơn 30 quốc gia thảo luận về tương lai Trái đất. Cô bé người Đức 18 tuổi cao dong dỏng, mái tóc đen nhánh và nụ cười hiền, hướng dẫn chúng tôi tự đo lường "dấu chân sinh thái" của mình trên trang Footprint calculator

Bài trắc nghiệm gồm các câu hỏi cụ thể xoay quanh cách sống, nơi sinh sống và cách thức làm việc, di chuyển của mỗi người. Từ đó kết quả trả ra rất thú vị rằng: nếu ai cũng sống như bạn thì chúng ta cần phải có bao nhiêu hành tinh như Trái đất mới đủ. Kết quả lý tưởng dĩ nhiên phải nhỏ hơn hoặc bằng một. Nếu cao hơn đồng nghĩa chúng ta đang đẩy Trái đất vào diệt vong.

Kết quả tôi làm ra là 7,5. Thật xấu hổ. Cô bé người Đức kia, ngồi kế tôi, trợn mắt nhìn vào 7,5 quả đất trên màn hình điện thoại, thảng thốt không nói nên lời. Kết quả của cô là 3,5. Tôi giải thích cho cô nghe lý do vì sao "số của tôi"- một công dân Việt Nam - lại cao như vậy. Từ điều kiện sống và sinh hoạt ở một đất nước đang phát triển, vốn đáp ứng thấp tiêu chuẩn chung để bảo vệ môi trường, đến thực tế rằng tôi là một người đi làm, những chuyến bay công tác và du lịch khá thường xuyên. Hôm ấy, chỉ có hai trong căn phòng hơn trăm người có chỉ số dưới 1,5, đều đến từ Bắc Âu.

Dù từ lâu biết rằng Trái đất đang nguy cấp, nhưng khi có số liệu từ chính bản thân mình, tương lai trở nên rõ ràng. Chúng tôi bắt đầu tìm giải pháp. Một tiếng đồng hồ trôi qua, nhiều người bắt đầu mệt mỏi. Có bạn tranh luận hăng quá, mặt đỏ lên và có vẻ sắp gây hấn với nhau đến nơi về việc ăn hay không ăn hamburger và khoai tây chiên. Bạn biết đấy, công nghiệp thực phẩm đóng góp dấu chân không hề nhỏ vào biến đổi khí hậu. Vài giải pháp đã nghe đâu đó được từng nhóm đưa lên bảng tổng hợp trước toàn trường. Thầy giáo bông đùa: "Nào, thế ai có giải pháp chấm dứt ngay lập tức và hoàn toàn mớ bòng bong này để cứu lấy Trái đất không?". Chúng tôi lắc đầu cười trừ. Làm sao khiến người ta ngừng bay, bớt đi lại, nấu ăn tại nhà, giảm thiểu tiêu thụ, cắt bớt sản xuất, toàn câu hỏi đem lại bế tắc.

Đúng lúc ấy, một cậu người Bỉ cũng 18 tuổi, mái tóc xù bung, đang vắt chân lên ghế đưa tay lên. Gương mặt điển trai và sáng sủa, cậu nói với thái độ nhẹ nhàng nhưng nghiêm túc: "Em biết. Giết sạch loài người một phát là xong ạ!". Chúng tôi bật cười. Điều đó không sai nhưng bất khả. Đọng lại trong tôi sau câu nói ấy là hình ảnh loài người như một ổ virus khổng lồ đang đục khoét, làm Trái đất mục ruỗng.

Hơn một tháng sau, tôi ngồi ở sân bay Zurich chờ chuyến bay về Việt Nam và đọc những dòng tin đầu tiên về căn bệnh lạ tại Vũ Hán. Cho đến hôm nay, hơn mười vạn người đã bị giết bởi loài virus mới. Tôi tự hỏi, Covid-19 có phải một kháng thể của Trái đất, của Mẹ Thiên nhiên đang gửi tối hậu thư cảnh báo loài người. Câu chuyện sẽ đi về đâu, ta chưa biết. Nhưng trong lo lắng, ta có thể tạm vui bởi ngôi nhà chung đã khá hơn một chút.
Tương lai Covid-19 đi về đâu, những biến chủng mới, năng lực tàn phá mới, câu trả lời đang không thuộc hiểu biết của loài người. Chỉ biết rằng, với một liều kháng thể đầu tiên của Trái đất, "virus loài người" đã co cụm lại, và địa cầu lần đầu tiên khoẻ khoắn hơn.

Lần đầu tiên sau nhiều năm, các chỉ số môi trường được cải thiện thực sự. Nhiều nhà môi trường học sung sướng đến nghẹn ngào. Lượng khí thải nhà kính lần đầu tiên trong 10 năm qua đã giảm đến con số mơ ước trên 5% chỉ trong vài tháng. Một giáo sư của đại học Stanford đã thốt lên: "Trong cuộc đời tôi chưa bao giờ chứng kiến một sự sụt giảm nào đáng kinh ngạc như vậy. Chúng ta thật sự chưa bao giờ thấy bất cứ thứ gì có thể so sánh với tình trạng hiện tại, trừ khi ta trở về trước Chiến tranh thế giới thứ hai".

Điều này được giải thích bởi 14 % lượng khí thải nhà kính vốn dĩ từ các phương tiện giao thông. Khi mọi người đều ở nhà, các sân bay và nhà ga đóng cửa, ta đã giúp Trái đất thoát khỏi một lượng đáng kể khí độc. Không khí sạch hơn còn có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Ở Ấn Độ, nơi không khí ô nhiễm hàng đầu thế giới, nhiều người đã trầm trồ vì lần đầu trong đời họ nhìn thấy dãy Himalaya từ nhà mình nhờ bầu trời không còn bụi bủa vây. Sông Hằng, dòng sông thiêng chỉ trong vòng 10 ngày phong toả của đất nước này đã giảm một nửa ô nhiễm. Lần đầu tiên màu nước trong xanh thay vì ngầu đục nhờ thoát khỏi ống xả thải khổng lồ của các nhà máy và sinh hoạt của dân chúng.

Trái đất đang được thanh lọc. Vỏ Trái đất bớt di chuyển. Tiếng động địa chấn giảm 30 % đến 50 % tại Brussels. Mức độ tiếng ồn tại Paris giảm tới gần 90 % so với trước đại dịch. Ô nhiễm không khí giảm khoảng 40 % tại các thành phố lớn ở châu Âu và châu Á.

Khắp mọi nơi trên địa cầu, thiên nhiên đang vui khúc hoan ca. Những bầu trời xanh không còn vần vũ khói máy bay và âm thanh chát chúa của những lần cất, hạ cánh. Những con kênh vắng bóng tàu thuyền và khách du lịch, cá heo đã đến vui đùa. Lợn lòi đưa con vào dạo đêm giữa phố ở vùng dịch miền bắc nước Ý. Khi những khu cảng biển tại Châu Âu không còn huyên náo bởi còi tàu và những vệt dầu loang lổ, người ta thấy các loài chim cá tụ về. Từ những chú hải âu bạo dạn đến những con ó biển quý hiếm, các loài cá ngừ, cá heo cho đến cả rùa biển. Rùa biển lần đầu tiên còn thoải mái đến mức biến cả bờ biển Rushikulya của Ấn Độ thành "bệnh viện phụ sản". Khi con người, trong một lần hiếm hoi của lịch sử, lùi lại, thiên nhiên đã chầm chậm tìm về những nơi mà chúng cũng có quyền sở hữu.

Ở Việt Nam, ngay cả khi chúng ta chưa kết thúc 14 ngày giãn cách xã hội đầu tiên, chỉ số đo lường chất lượng không khí AQI tại TP HCM và Hà Nội đã cải thiện rất đáng kể. Chỉ số bụi mịn PM2.5 tại TP HCM đạt 20,8 mg/m3 - giảm gần 5 lần so với trước Tết. Mọi người đã bắt đầu kháo nhau về việc ngắm sao. Bầu trời sạch hơn đã cho ta thấy nhiều sao hơn, đặc biệt trong những đêm trăng khuyết. Cá heo xuất hiện ở bờ biển Nha Trang.

Nhìn nhận công bằng, Covid-19 ngoài cái chết và sự sợ hãi, còn đem đến ý tốt cho hàng tỷ con người. Những gia đình bận rộn không có dịp gặp nhau nay tề tựu dưới một mái nhà, cùng sinh hoạt và chia sẻ cả ngày như thời xưa cũ. Những học sinh quay cuồng với sách vở, các nhân viên nghiện việc nay có kỳ nghỉ dài kỷ lục để cân bằng lại thói quen sống. Covid đã giúp đồng nghiệp tôi không còn phải đội nắng mỗi trưa tranh thủ về nhà cho con ăn sữa. Giờ đây cô có thể ôm con nhỏ trong lúc họp hành. Covid cũng giúp những bữa ăn gia đình thường xuyên và đầy đủ hơn. Khi lo lắng đến gần, người ta tìm về những giá trị cơ bản và chân thực hơn, ở đó có tình người nảy nở. Những chuyến xe phát gạo, những phần ăn nghĩa tình mong sao vẫn còn ở đó.

Tôi và bạn, chúng ta vẫn chiến đấu với Covid-19, nhưng mặt khác, lắng nghe thông điệp mà vũ trụ đang muốn gửi đến mỗi người. Để rồi khi dịch đi qua, ta thức tỉnh và thân ái hơn với Trái đất, với Mẹ Thiên nhiên và với nhau. Tôi đặt mục tiêu giảm dấu chân sinh thái của mình từ 7,5 về chỉ một Trái đất mà thôi. Tôi không muốn con cháu mình sẽ hỏi: "Gấu bắc cực là gì? Vì sao chúng lại gầy đi rồi biến mất?".

https://vnexpress.net/nghi-lai-ve-trai-dat-4085951.html
 

Lucifer2306

Xe tăng
Biển số
OF-495292
Ngày cấp bằng
7/3/17
Số km
1,277
Động cơ
212,039 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Nghĩ lại về Trái đất

Nếu mọi người đều đang sống như tôi thì gần 8 quả địa cầu mới chịu đựng nổi. Mà chúng ta lại chỉ có một Trái đất.

Buổi sáng mùa đông của bốn tháng trước, trong căn phòng gỗ ấm cúng tại ngôi trường trung học dân gian ở Helsingor, Đan Mạch, chúng tôi, những người trẻ đến từ hơn 30 quốc gia thảo luận về tương lai Trái đất. Cô bé người Đức 18 tuổi cao dong dỏng, mái tóc đen nhánh và nụ cười hiền, hướng dẫn chúng tôi tự đo lường "dấu chân sinh thái" của mình trên trang Footprint calculator

Bài trắc nghiệm gồm các câu hỏi cụ thể xoay quanh cách sống, nơi sinh sống và cách thức làm việc, di chuyển của mỗi người. Từ đó kết quả trả ra rất thú vị rằng: nếu ai cũng sống như bạn thì chúng ta cần phải có bao nhiêu hành tinh như Trái đất mới đủ. Kết quả lý tưởng dĩ nhiên phải nhỏ hơn hoặc bằng một. Nếu cao hơn đồng nghĩa chúng ta đang đẩy Trái đất vào diệt vong.

Kết quả tôi làm ra là 7,5. Thật xấu hổ. Cô bé người Đức kia, ngồi kế tôi, trợn mắt nhìn vào 7,5 quả đất trên màn hình điện thoại, thảng thốt không nói nên lời. Kết quả của cô là 3,5. Tôi giải thích cho cô nghe lý do vì sao "số của tôi"- một công dân Việt Nam - lại cao như vậy. Từ điều kiện sống và sinh hoạt ở một đất nước đang phát triển, vốn đáp ứng thấp tiêu chuẩn chung để bảo vệ môi trường, đến thực tế rằng tôi là một người đi làm, những chuyến bay công tác và du lịch khá thường xuyên. Hôm ấy, chỉ có hai trong căn phòng hơn trăm người có chỉ số dưới 1,5, đều đến từ Bắc Âu.

Dù từ lâu biết rằng Trái đất đang nguy cấp, nhưng khi có số liệu từ chính bản thân mình, tương lai trở nên rõ ràng. Chúng tôi bắt đầu tìm giải pháp. Một tiếng đồng hồ trôi qua, nhiều người bắt đầu mệt mỏi. Có bạn tranh luận hăng quá, mặt đỏ lên và có vẻ sắp gây hấn với nhau đến nơi về việc ăn hay không ăn hamburger và khoai tây chiên. Bạn biết đấy, công nghiệp thực phẩm đóng góp dấu chân không hề nhỏ vào biến đổi khí hậu. Vài giải pháp đã nghe đâu đó được từng nhóm đưa lên bảng tổng hợp trước toàn trường. Thầy giáo bông đùa: "Nào, thế ai có giải pháp chấm dứt ngay lập tức và hoàn toàn mớ bòng bong này để cứu lấy Trái đất không?". Chúng tôi lắc đầu cười trừ. Làm sao khiến người ta ngừng bay, bớt đi lại, nấu ăn tại nhà, giảm thiểu tiêu thụ, cắt bớt sản xuất, toàn câu hỏi đem lại bế tắc.

Đúng lúc ấy, một cậu người Bỉ cũng 18 tuổi, mái tóc xù bung, đang vắt chân lên ghế đưa tay lên. Gương mặt điển trai và sáng sủa, cậu nói với thái độ nhẹ nhàng nhưng nghiêm túc: "Em biết. Giết sạch loài người một phát là xong ạ!". Chúng tôi bật cười. Điều đó không sai nhưng bất khả. Đọng lại trong tôi sau câu nói ấy là hình ảnh loài người như một ổ virus khổng lồ đang đục khoét, làm Trái đất mục ruỗng.

Hơn một tháng sau, tôi ngồi ở sân bay Zurich chờ chuyến bay về Việt Nam và đọc những dòng tin đầu tiên về căn bệnh lạ tại Vũ Hán. Cho đến hôm nay, hơn mười vạn người đã bị giết bởi loài virus mới. Tôi tự hỏi, Covid-19 có phải một kháng thể của Trái đất, của Mẹ Thiên nhiên đang gửi tối hậu thư cảnh báo loài người. Câu chuyện sẽ đi về đâu, ta chưa biết. Nhưng trong lo lắng, ta có thể tạm vui bởi ngôi nhà chung đã khá hơn một chút.
Tương lai Covid-19 đi về đâu, những biến chủng mới, năng lực tàn phá mới, câu trả lời đang không thuộc hiểu biết của loài người. Chỉ biết rằng, với một liều kháng thể đầu tiên của Trái đất, "virus loài người" đã co cụm lại, và địa cầu lần đầu tiên khoẻ khoắn hơn.

Lần đầu tiên sau nhiều năm, các chỉ số môi trường được cải thiện thực sự. Nhiều nhà môi trường học sung sướng đến nghẹn ngào. Lượng khí thải nhà kính lần đầu tiên trong 10 năm qua đã giảm đến con số mơ ước trên 5% chỉ trong vài tháng. Một giáo sư của đại học Stanford đã thốt lên: "Trong cuộc đời tôi chưa bao giờ chứng kiến một sự sụt giảm nào đáng kinh ngạc như vậy. Chúng ta thật sự chưa bao giờ thấy bất cứ thứ gì có thể so sánh với tình trạng hiện tại, trừ khi ta trở về trước Chiến tranh thế giới thứ hai".

Điều này được giải thích bởi 14 % lượng khí thải nhà kính vốn dĩ từ các phương tiện giao thông. Khi mọi người đều ở nhà, các sân bay và nhà ga đóng cửa, ta đã giúp Trái đất thoát khỏi một lượng đáng kể khí độc. Không khí sạch hơn còn có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Ở Ấn Độ, nơi không khí ô nhiễm hàng đầu thế giới, nhiều người đã trầm trồ vì lần đầu trong đời họ nhìn thấy dãy Himalaya từ nhà mình nhờ bầu trời không còn bụi bủa vây. Sông Hằng, dòng sông thiêng chỉ trong vòng 10 ngày phong toả của đất nước này đã giảm một nửa ô nhiễm. Lần đầu tiên màu nước trong xanh thay vì ngầu đục nhờ thoát khỏi ống xả thải khổng lồ của các nhà máy và sinh hoạt của dân chúng.

Trái đất đang được thanh lọc. Vỏ Trái đất bớt di chuyển. Tiếng động địa chấn giảm 30 % đến 50 % tại Brussels. Mức độ tiếng ồn tại Paris giảm tới gần 90 % so với trước đại dịch. Ô nhiễm không khí giảm khoảng 40 % tại các thành phố lớn ở châu Âu và châu Á.

Khắp mọi nơi trên địa cầu, thiên nhiên đang vui khúc hoan ca. Những bầu trời xanh không còn vần vũ khói máy bay và âm thanh chát chúa của những lần cất, hạ cánh. Những con kênh vắng bóng tàu thuyền và khách du lịch, cá heo đã đến vui đùa. Lợn lòi đưa con vào dạo đêm giữa phố ở vùng dịch miền bắc nước Ý. Khi những khu cảng biển tại Châu Âu không còn huyên náo bởi còi tàu và những vệt dầu loang lổ, người ta thấy các loài chim cá tụ về. Từ những chú hải âu bạo dạn đến những con ó biển quý hiếm, các loài cá ngừ, cá heo cho đến cả rùa biển. Rùa biển lần đầu tiên còn thoải mái đến mức biến cả bờ biển Rushikulya của Ấn Độ thành "bệnh viện phụ sản". Khi con người, trong một lần hiếm hoi của lịch sử, lùi lại, thiên nhiên đã chầm chậm tìm về những nơi mà chúng cũng có quyền sở hữu.

Ở Việt Nam, ngay cả khi chúng ta chưa kết thúc 14 ngày giãn cách xã hội đầu tiên, chỉ số đo lường chất lượng không khí AQI tại TP HCM và Hà Nội đã cải thiện rất đáng kể. Chỉ số bụi mịn PM2.5 tại TP HCM đạt 20,8 mg/m3 - giảm gần 5 lần so với trước Tết. Mọi người đã bắt đầu kháo nhau về việc ngắm sao. Bầu trời sạch hơn đã cho ta thấy nhiều sao hơn, đặc biệt trong những đêm trăng khuyết. Cá heo xuất hiện ở bờ biển Nha Trang.

Nhìn nhận công bằng, Covid-19 ngoài cái chết và sự sợ hãi, còn đem đến ý tốt cho hàng tỷ con người. Những gia đình bận rộn không có dịp gặp nhau nay tề tựu dưới một mái nhà, cùng sinh hoạt và chia sẻ cả ngày như thời xưa cũ. Những học sinh quay cuồng với sách vở, các nhân viên nghiện việc nay có kỳ nghỉ dài kỷ lục để cân bằng lại thói quen sống. Covid đã giúp đồng nghiệp tôi không còn phải đội nắng mỗi trưa tranh thủ về nhà cho con ăn sữa. Giờ đây cô có thể ôm con nhỏ trong lúc họp hành. Covid cũng giúp những bữa ăn gia đình thường xuyên và đầy đủ hơn. Khi lo lắng đến gần, người ta tìm về những giá trị cơ bản và chân thực hơn, ở đó có tình người nảy nở. Những chuyến xe phát gạo, những phần ăn nghĩa tình mong sao vẫn còn ở đó.

Tôi và bạn, chúng ta vẫn chiến đấu với Covid-19, nhưng mặt khác, lắng nghe thông điệp mà vũ trụ đang muốn gửi đến mỗi người. Để rồi khi dịch đi qua, ta thức tỉnh và thân ái hơn với Trái đất, với Mẹ Thiên nhiên và với nhau. Tôi đặt mục tiêu giảm dấu chân sinh thái của mình từ 7,5 về chỉ một Trái đất mà thôi. Tôi không muốn con cháu mình sẽ hỏi: "Gấu bắc cực là gì? Vì sao chúng lại gầy đi rồi biến mất?".

https://vnexpress.net/nghi-lai-ve-trai-dat-4085951.html
Ý tưởng là như nhau nhưng qua tay nhà báo nghe mượt hẳn :) Cảm ơn cụ. Hy vọng sẽ có thêm nhiều người đọc được bài viết đó.
 

ChacuaTit

Xe tăng
Biển số
OF-725343
Ngày cấp bằng
13/4/20
Số km
1,159
Động cơ
87,192 Mã lực
Quả dịch này đáng nhớ với HS và SV Việt Nam
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top