Trên này có một số cụ áy náy là sự việc này có đúng như vậy không, hiện tại ở ĐHXD Hà Nội vẫn còn một số thày giáo đi năm 1972 (hầu hết đã nghỉ hưu) và cả hội CCB khá mạnh, các cụ có thể tìm hiểu thêm. Riêng chúng tôi những người lính BGTN, 12/1978 đã từng có trận đánh phản công Pôn Pốt trên cánh đồngTháp mười mùa lũ gần khu vực này cũng được nghe kể gần khu này có trận chiến này, quá khốc liệt và có miếu Bắc bỏ. Nhưng vì đang chiến tranh với Pôn pốt quá ác liệt nên câu chuyện cũng trôi qua vì không ông lính nào muốn nhắc chuyện xui xẻo cả. Trung đoàn 207, sau 30/4/1975 chuyển sang làm kinh tế ở biên giới VN- CPC, đến khi chiến tranh BGTN cũng bị PP tấn công các nông trường, các anh lại rời tay cuốc tay liềm cầm súng bảo vệ BGTN, sau đó E207 tăng cường cán bộ cho các đơn vị mới thành lập, đơn vị tôi ( sư đoàn 339- QK9) cũng có một số các anh cán bộ sĩ quan chuyển sang làm cán bộ khung, trong đó có anh Ba Thi ( đầu câu chuyện trang 1 có nhắc), hiện nay anh cũng là phó ban liên lạc CCB F339- Qk9, và một số anh khác trong đó có anh Kiên (Ban chính trị E8/F339), trong một đêm trên đất CPC, tôi có hỏi anh về tên miếu Bắc bỏ, nghe không lọt tai lắm, anh ấy nói do lúc đấy vùng này vẫn do chính quyền cũ quản lý mà tội" ăn cơm quốc gia, thờ ma cộng sản" là tội to lắm nên bà con mới lập miếu mang tên Bắc bỏ để qua mặt chính quyền cũ có hỏi cũng chẳng sao. Thêm một dữ liệu báo cáo các cụ. Còn chiến tranh thì ở đâu, chỗ nào, thời điểm nào cũng quá khốc liệt, trên này không dám qua mặt các cụ, nhưng như một nhà văn Tiệp Khắc(cũ) đã viết: Chiến tranh không phải trò đùa. Đa tạ các cụ, mợ.