- Biển số
- OF-781052
- Ngày cấp bằng
- 18/6/21
- Số km
- 4,192
- Động cơ
- 69,774 Mã lực
- Tuổi
- 125
Tên lửa 'quái vật Frankenstein' phơi bày lỗ hổng phòng không của NATO
Việc Ukraine phải dùng tổ hợp tên lửa "quái vật Frankenstein" kiểu chắp vá cho thấy kho vũ khí NATO thiếu nghiêm trọng hệ thống phòng không mặt đất.
Bộ trưởng Công nghiệp Chiến lược Ukraine Oleksandr Kamyshin cuối tháng trước thông báo quân đội nước này đã triển khai các tổ hợp đầu tiên của dự án FrankenSAM nhằm tăng cường lưới phòng không bảo vệ các thành phố và cơ sở hạ tầng quan trọng.
FrankenSam, viết tắt của dự án "Tên lửa quái vật Frankenstein", là chương trình thử nghiệm do Mỹ cùng Ukraine thực hiện, nhằm ghép nối các bộ phận của hệ thống phòng không phương Tây với tổ hợp cũ thời Liên Xô mà Ukraine có rất nhiều trong kho.
Một số dự án chỉ đơn thuần là lắp đạn tên lửa Mỹ lên bệ phóng cũ, số khác có độ phức tạp cao hơn, như tích hợp toàn bộ bệ phóng phương Tây vào tổ hợp phòng không S-300, nhằm bắn hạ tên lửa, máy bay không người lái (UAV) và máy bay Nga.
Dự án còn hoán cải tên lửa không đối không AIM-9M Sidewinder của Mỹ để có thể biến nó thành đạn phòng không phóng từ mặt đất. Theo một quan chức Ukraine, tổ hợp phòng không hoán cải này từng hạ thành công một UAV Nga hồi tháng 1.
Tuy nhiên, Mark Cancian, cựu đại tá thủy quân lục chiến Mỹ đang là chuyên gia cấp cao tại Viện Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), cho rằng dự án này là giải pháp tình thế để giải quyết nhu cầu phòng không cấp bách của Ukraine, đồng thời cho thấy các nước NATO, trong đó có Mỹ, đang thiếu hụt các tổ hợp phòng không mặt đất đến mức nào.
Tổ hợp phòng không thuộc dự án FrankenSAM, kết hợp giữa bệ phóng 2K12 Kub chuẩn Liên Xô và đạn tên lửa AIM-7 Sparrow chuẩn NATO. Ảnh: Raytheon
Theo ông, các tổ hợp "quái vật Frankenstein" lấp đầy khoảng trống quan trọng trong lưới phòng không của Ukraine, do các đồng minh phương Tây không có đủ hệ thống tên lửa để hỗ trợ họ. Ukraine đang rất cần các tổ hợp này khi Nga mở những đợt tập kích bằng UAV và tên lửa quy mô lớn vào nhiều đô thị trong mùa đông.
"Cách lực lượng Nga đang tác chiến hiện nay cũng cho thấy NATO cần những loại vũ khí nào nếu muốn sẵn sàng cho xung đột trong tương lai", Cancian nói. "Tuy nhiên, liên minh này không có đủ vũ khí sau khi các thành viên NATO ngừng đầu tư vào lĩnh vực sản xuất quốc phòng sau Chiến tranh Lạnh".
Những tổ hợp phòng không như NASAMS, sử dụng được nhiều loại đạn tên lửa, là hệ thống tuyệt vời để chống lại UAV và tên lửa hành trình. Tuy nhiên, vấn đề là NATO hiện không sở hữu nhiều tổ hợp loại này.
Mỹ đã cam kết cung cấp 12 hệ thống NASAMS cho Ukraine, song mới chỉ chuyển giao hai tổ hợp. Lầu Năm Góc cho biết số còn lại sẽ được bàn giao cho Ukraine sau khi chế tạo xong. Theo chuyên gia Cancian, thực tế này cho thấy số lượng tổ hợp NASAMS mà Mỹ có sẵn không nhiều.
Trong khi đó, nhu cầu hệ thống NASAMS của các nước phương Tây đang gia tăng và dự kiến phải mất vài năm các hãng chế tạo mới giải quyết được vấn đề. Điều này buộc Mỹ và Ukraine phải chế tạo các tổ hợp phòng không chắp vá để khắc phục tình hình.
Cục diện chiến sự Nga - Ukraine. Đồ họa: RYV
Ông Cancian cho biết Mỹ và các thành viên khác trong NATO từng sở hữu những hệ thống phòng không mặt đất rất mạnh trong Chiến tranh Lạnh. Liên minh này sau đó thay đổi trọng tâm, coi chương trình tên lửa, hạt nhân của Triều Tiên và Iran là mối đe dọa chính, khiến họ không còn nhu cầu đối với mạng lưới phòng không đa tầng như trước.
Sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea năm 2014, Mỹ mới bắt đầu thay đổi chiến lược và chú trọng vào học thuyết phòng thủ trên mặt đất nhằm sẵn sàng cho các cuộc xung đột quy mô lớn, song chuyên gia Cancian cho rằng tình hình lúc đó đã "quá muộn".
Khi chiến sự Nga - Ukraine nổ ra, Mỹ và các đồng minh mới nhận ra rằng họ không có đủ các loại tên lửa phòng không mặt đất để giúp Kiev thiết lập mạng lưới phòng không đa tầng, nhằm đối phó với ưu thế vượt trội về tên lửa, UAV của Nga.
Bộ trưởng Công nghiệp Chiến lược Ukraine Kamyshin cho hay để chế tạo một hệ thống phòng không hoàn toàn mới, Mỹ và Ukraine thường phải mất tới 3-4 năm, không thể kịp đáp ứng nhu cầu của Kiev.
Ngay cả khi được tăng tốc chế tạo, các hệ thống phòng không mặt đất mới cũng chưa trải qua thực chiến nên ít giúp ích cho Ukraine trong xung đột với Nga. Còn đối với những tổ hợp cũ, Mỹ và NATO rất khó chuyển chúng cho Ukraine do đã loại biên phần lớn trong số này.
Đây là cơ hội để Ukraine thử nghiệm những phương án tưởng như "điên rồ", kết hợp hệ thống phòng không chuẩn NATO và Liên Xô, vượt qua các thách thức về kỹ thuật để đạt hiệu quả cao nhất. Bộ trưởng Công nghiệp Chiến lược Ukraine cho biết Washington và Kiev đang phát triển năm dự án "quái vật Frankenstein", bao gồm tổ hợp phòng không tầm ngắn, tầm trung và cả tầm xa.
"Với khả năng phòng thủ hiện tại, Ukraine có thể đánh chặn nhiều cuộc không kích và buộc máy bay Nga phải tránh xa tiền tuyến", ông Cancian đánh giá. "Điều này cho thấy Mỹ cần những gì trong cuộc đối đầu với Nga hay bất cứ quốc gia nào khác có lực lượng không quân hùng mạnh".
Việc Ukraine phải dùng tổ hợp tên lửa "quái vật Frankenstein" kiểu chắp vá cho thấy kho vũ khí NATO thiếu nghiêm trọng hệ thống phòng không mặt đất.
Bộ trưởng Công nghiệp Chiến lược Ukraine Oleksandr Kamyshin cuối tháng trước thông báo quân đội nước này đã triển khai các tổ hợp đầu tiên của dự án FrankenSAM nhằm tăng cường lưới phòng không bảo vệ các thành phố và cơ sở hạ tầng quan trọng.
FrankenSam, viết tắt của dự án "Tên lửa quái vật Frankenstein", là chương trình thử nghiệm do Mỹ cùng Ukraine thực hiện, nhằm ghép nối các bộ phận của hệ thống phòng không phương Tây với tổ hợp cũ thời Liên Xô mà Ukraine có rất nhiều trong kho.
Một số dự án chỉ đơn thuần là lắp đạn tên lửa Mỹ lên bệ phóng cũ, số khác có độ phức tạp cao hơn, như tích hợp toàn bộ bệ phóng phương Tây vào tổ hợp phòng không S-300, nhằm bắn hạ tên lửa, máy bay không người lái (UAV) và máy bay Nga.
Dự án còn hoán cải tên lửa không đối không AIM-9M Sidewinder của Mỹ để có thể biến nó thành đạn phòng không phóng từ mặt đất. Theo một quan chức Ukraine, tổ hợp phòng không hoán cải này từng hạ thành công một UAV Nga hồi tháng 1.
Tuy nhiên, Mark Cancian, cựu đại tá thủy quân lục chiến Mỹ đang là chuyên gia cấp cao tại Viện Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), cho rằng dự án này là giải pháp tình thế để giải quyết nhu cầu phòng không cấp bách của Ukraine, đồng thời cho thấy các nước NATO, trong đó có Mỹ, đang thiếu hụt các tổ hợp phòng không mặt đất đến mức nào.
Tổ hợp phòng không thuộc dự án FrankenSAM, kết hợp giữa bệ phóng 2K12 Kub chuẩn Liên Xô và đạn tên lửa AIM-7 Sparrow chuẩn NATO. Ảnh: Raytheon
Theo ông, các tổ hợp "quái vật Frankenstein" lấp đầy khoảng trống quan trọng trong lưới phòng không của Ukraine, do các đồng minh phương Tây không có đủ hệ thống tên lửa để hỗ trợ họ. Ukraine đang rất cần các tổ hợp này khi Nga mở những đợt tập kích bằng UAV và tên lửa quy mô lớn vào nhiều đô thị trong mùa đông.
"Cách lực lượng Nga đang tác chiến hiện nay cũng cho thấy NATO cần những loại vũ khí nào nếu muốn sẵn sàng cho xung đột trong tương lai", Cancian nói. "Tuy nhiên, liên minh này không có đủ vũ khí sau khi các thành viên NATO ngừng đầu tư vào lĩnh vực sản xuất quốc phòng sau Chiến tranh Lạnh".
Những tổ hợp phòng không như NASAMS, sử dụng được nhiều loại đạn tên lửa, là hệ thống tuyệt vời để chống lại UAV và tên lửa hành trình. Tuy nhiên, vấn đề là NATO hiện không sở hữu nhiều tổ hợp loại này.
Mỹ đã cam kết cung cấp 12 hệ thống NASAMS cho Ukraine, song mới chỉ chuyển giao hai tổ hợp. Lầu Năm Góc cho biết số còn lại sẽ được bàn giao cho Ukraine sau khi chế tạo xong. Theo chuyên gia Cancian, thực tế này cho thấy số lượng tổ hợp NASAMS mà Mỹ có sẵn không nhiều.
Trong khi đó, nhu cầu hệ thống NASAMS của các nước phương Tây đang gia tăng và dự kiến phải mất vài năm các hãng chế tạo mới giải quyết được vấn đề. Điều này buộc Mỹ và Ukraine phải chế tạo các tổ hợp phòng không chắp vá để khắc phục tình hình.
Cục diện chiến sự Nga - Ukraine. Đồ họa: RYV
Ông Cancian cho biết Mỹ và các thành viên khác trong NATO từng sở hữu những hệ thống phòng không mặt đất rất mạnh trong Chiến tranh Lạnh. Liên minh này sau đó thay đổi trọng tâm, coi chương trình tên lửa, hạt nhân của Triều Tiên và Iran là mối đe dọa chính, khiến họ không còn nhu cầu đối với mạng lưới phòng không đa tầng như trước.
Sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea năm 2014, Mỹ mới bắt đầu thay đổi chiến lược và chú trọng vào học thuyết phòng thủ trên mặt đất nhằm sẵn sàng cho các cuộc xung đột quy mô lớn, song chuyên gia Cancian cho rằng tình hình lúc đó đã "quá muộn".
Khi chiến sự Nga - Ukraine nổ ra, Mỹ và các đồng minh mới nhận ra rằng họ không có đủ các loại tên lửa phòng không mặt đất để giúp Kiev thiết lập mạng lưới phòng không đa tầng, nhằm đối phó với ưu thế vượt trội về tên lửa, UAV của Nga.
Bộ trưởng Công nghiệp Chiến lược Ukraine Kamyshin cho hay để chế tạo một hệ thống phòng không hoàn toàn mới, Mỹ và Ukraine thường phải mất tới 3-4 năm, không thể kịp đáp ứng nhu cầu của Kiev.
Ngay cả khi được tăng tốc chế tạo, các hệ thống phòng không mặt đất mới cũng chưa trải qua thực chiến nên ít giúp ích cho Ukraine trong xung đột với Nga. Còn đối với những tổ hợp cũ, Mỹ và NATO rất khó chuyển chúng cho Ukraine do đã loại biên phần lớn trong số này.
Đây là cơ hội để Ukraine thử nghiệm những phương án tưởng như "điên rồ", kết hợp hệ thống phòng không chuẩn NATO và Liên Xô, vượt qua các thách thức về kỹ thuật để đạt hiệu quả cao nhất. Bộ trưởng Công nghiệp Chiến lược Ukraine cho biết Washington và Kiev đang phát triển năm dự án "quái vật Frankenstein", bao gồm tổ hợp phòng không tầm ngắn, tầm trung và cả tầm xa.
"Với khả năng phòng thủ hiện tại, Ukraine có thể đánh chặn nhiều cuộc không kích và buộc máy bay Nga phải tránh xa tiền tuyến", ông Cancian đánh giá. "Điều này cho thấy Mỹ cần những gì trong cuộc đối đầu với Nga hay bất cứ quốc gia nào khác có lực lượng không quân hùng mạnh".
Tên lửa 'quái vật Frankenstein' phơi bày lỗ hổng phòng không của NATO
Việc Ukraine phải dùng tổ hợp tên lửa "quái vật Frankenstein" kiểu chắp vá cho thấy kho vũ khí NATO thiếu nghiêm trọng hệ thống phòng không mặt đất.
vnexpress.net