[Funland] Sự thật khác đằng sau hình ảnh đứa trẻ không mặc quần ở Sa Pa

HANOICity

Xe điện
Biển số
OF-54120
Ngày cấp bằng
2/1/10
Số km
3,132
Động cơ
450,368 Mã lực
Nơi ở
Venice trên cạn
GIÁO DỤC
Sự thật khác đằng sau hình ảnh đứa trẻ không mặc quần ở Sa Pa
Soha 26/01/2016 10:56 GMT+7 2 đăng lại 1 liên quan

Gốc
[paste:font size="4"]Sa PaHà GiangSan Sả HồYên BáiBản KhoangLào CaiSa Pa.Thanh PhúKêu GọiMạng Xã HộiBát XátFacebookMộc ChâuPaparazziBịa ĐặtLai ChâuCao BằngTuyên QuangSơn LaTranh LuậnLạng Sơn


Tuyết rơi ở vùng cao và những câu chuyện xung quanh nó tới nay vẫn là đề tài tranh luận chưa có hồi kết trên mạng xã hội.


Những nảy lửa về tuyết rơi ở vùng cao trong nhiều ngày qua vẫn chưa dừng lại.

Người thì chê những kẻ đi ngắm tuyết là ích kỷ, vô tâm vì cùng với niềm hân hoan tuyết trắng là bao cảnh đói nghèo của bà con vì lạnh, vì thiếu lương thực và thiếu áo ấm mặc.

Người thì bênh những “phượt thủ”, những tay săn ảnh bởi họ đi "săn tuyết" cũng bởi sự tò mò, thích thú với hiện tượng hiếm gặp ở Việt Nam.



Sa Pa những ngày tuyết rơi (Ảnh: Tran Minh Dang)

Nhưng đằng sau tất cả những chuyện đó, có những câu chuyện mà nhiều người - những người đi 'săn tuyết" chia sẻ: người Sa Pa không hề “vật vã”, đau khổ vì băng tuyết.

Và bức tâm thư của bạn trẻ P.K.A - người làm du lịch trên Sa Pa là một ví dụ như thế khiến ta phải suy ngẫm vì những mẫu thuẫn phát sinh.

“Nghịch lý mùa tuyết 2016

Hai hôm nay, thấy hàng trăm ngàn lượt share kêu gọi ủng hộ quần áo lên Sa Pa. Có thể rất nhiều người cùng suy nghĩ với em mà chẳng dám nói. Đơn giản vì nói trong cái thời điểm nhiễu loạn này, sợ bị gạch đá lắm.

Bản thân là một đơn vị kinh doanh du lịch Sa Pa nhưng em lại thấy nó bi hài. Người dưới xuôi nhìn nhận mọi việc qua những bức ảnh. Và thậm chí cả người chụp cũng chưa chắc đã tìm hiểu câu chuyện như thế nào.

Vâng, tại sao hàng trăm công ty du lịch ở Sa Pa không kêu gọi ủng hộ? Xin chưa bàn tới lợi ích từ việc có tuyết đem lại, hãy nói về cơ sở vật chất, về mặt bằng chung của thị trấn Sa Pa.

Sa Pa là một huyện miền núi, người ta biết đến Sa Pa là một điểm du lịch đẹp, cuốn hút. Họ tới Sa Pa và thấy trẻ em cởi chuồng, họ cho tiền. Thế nhưng...

- Mỗi năm có hàng nghìn dự án từ thiện cấp nhà nước, cấp tỉnh, cấp huyện, các cơ quan đoàn thể, cá nhân chỉ tập trung tại Sa Pa.

- Đầu tư cơ sở vật chất, trường học, toilet tốt gấp đôi gấp ba lần dưới xuôi.

- Mỗi lần ủng hộ là cả trăm chiếc áo quần, cả ngàn đôi ủng và sách vở dùng cả chục năm không hết từ bộ giáo dục.

Vậy thì tại sao chúng ta còn nhìn thấy những nghịch cảnh của mùa tuyết? Vì bố mẹ các em. Chứ không phải vì Sa Pa có tuyết mà như vậy.

- Bố em đi lên thị trấn, bố em làm. À không, thực tế bố em đi uống rượu.

- Mẹ em địu em em đi làm hướng dẫn viên, đi bán hoa quả. Vậy thì ai? Ai sẽ mặc quần áo cho các em đây? Không phải vì thiếu, mà vì cuộc sống, vì hoàn cảnh gia đình.

Chúng em, những người làm du lịch hàng năm vẫn đều đặn đóng góp các quỹ từ thiện đồng thời xin trợ cấp thêm để hỗ trợ người dân huyện Sa Pa.

Xuyên suốt từ Bản Khoang, San Sả Hồ, Thanh Phú, Thanh Kim, cố gắng làm tất cả để đưa nền du lịch Sa Pa lên một tầng cao mới.

Khắc phục việc xin tiền bằng cách tuyên truyền đến các du khách. Nhưng người cho vẫn cho. Lối mòn ấy đã in hằn trong tiềm thức của người bản địa.

Để em kể mọi người nghe câu chuyện trên đường đi từ thiện nhé! Chuyện là ở trạm nghỉ, em gặp một em bé chạy ra xin tiền. Vô tình hỏi:

- Bố mẹ con đâu ?

- Bố mẹ chết rồi

Cho quà xong, bé lại lân la sang đám khác xin tiếp. Tiếp tục lặp lại điệp khúc: “Cô chú ơi...Bla bla bla”

Em mới quay ra hỏi :

- Thế ai bảo con đi xin tiền ?

- Mẹ con ạ

- Thế mẹ con đâu ?

- Mẹ ở nhà

Câu chuyện có thật. Vui mà cười ra nước mắt. Thế mới biết người lớn vô tình làm hỏng cả một thế hệ như nào.

Và em cũng chẳng hiểu tại sao mọi người lại ném búa rìu vào du khách? Chả ai muốn nhìn người ta phải chịu cảnh như thế cả. Nhưng nếu du khách không đến thì tuyết có ngừng rơi không?

Sa Pa, Hà Giang, Mộc Châu, Lạng Sơn có hết lạnh được không? Đó là do thời tiết, không phải do người du lịch gây ra.

Và du khách đến cũng là một phần đóng góp cho du lịch, cũng góp công phát triển kinh tế cho cả một vùng đất chứ có ăn tàn phá hại đâu mà trách họ.

Còn thực tế, năm nào Sa Pa chẳng có tuyết. Những hỗ trợ Nông lâm nghiệp từ phía tỉnh, phía huyện luôn sẵn sàng hỗ trợ người dân. Bao giờ cũng vậy, lên báo thì mọi chuyện sẽ theo chiều hướng khác...

Lời cuối. Em viết ra đây không phải để tranh luận hay phân bua ai đúng, ai sai. Làm từ thiện xuất phát từ cái tâm. Nhưng sẽ có ý nghĩa hơn nếu được đặt đúng lúc, đúng chỗ.

Đông Tây Bắc còn rất nhiều nơi khó khăn. Hãy cùng nối vòng tay lớn để trải dài những tấm lòng nhân ái đến với những nơi xa xôi, những nơi khó khăn hơn huyện Sa Pa.

Những nơi không có du lịch. Mộc Châu ( Sơn La ), Bát Xát ( Lào Cai), Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lai Châu còn nhiều xã nghèo lắm..

Và nếu có thể, xin đừng cho trẻ em tiền. Những món quà về vật chất sẽ ấm lòng và thiết thực hơn”.



Chia sẻ này đã nhận được hơn 11.000 lượt thích và hơn 2.000 lượt chia sẻ

Ngay sau khi dòng chia sẻ được lan truyền với tốc độ chóng mặt trên mạng xã hội, hàng loạt những dòng chia sẻ, tâm sự với ý kiến tương tự cũng được đăng tải.

“Các chị ạ, em vừa ở trên Sa Pa về, tuyết rơi dày đặc. Em đi và chứng kiến rất nhiều, thậm chí em vào tận bản.

Trẻ con ở đó khổ hơn mình thật, nhưng khi vào facebook em không hiểu mọi người lôi ở đâu ra toàn ảnh trẻ con cởi truồng đứng dưới tuyết thế không biết.

Mỗi năm người dưới xuôi gửi lên bao nhiêu quần áo ủng hộ, không nhiều thì ít ra chúng cũng có một vài cái chứ làm gì có cởi truồng như thế.

Đi một đoạn đường, chứng kiến một cảnh tượng hết sức đau lòng, chỉ muốn nhổ toẹt nước bọt vào mặt cái bọn giả tạo, cái gì thì cũng vừa phải thôi.

Chúng nó dựng cảnh, cho mấy đứa cởi truồng ra chụp nhanh vài cái rồi bảo chúng nó mặc quần áo vào rồi cho vài gói kẹo, xong lấy hình ảnh đó để đăng tải, đến nỗi một người Tây đi qua họ phải lắc đầu ngàn ngẩm.

Thiết nghĩ kêu gọi ủng hộ cũng tốt nhưng tại sao họ có thể dựng cảnh để mua lòng thương hại của cộng đồng đến vậy…”, một phượt thủ bức xúc bình luận.



Có thể thấy, qua những quan điểm và ý kiến trái chiều này mới thấy rõ được sự việc ở góc độ đa chiều hơn.

Dù chưa thể xác minh được những quan điểm này đúng hay sai, hợp lý hay thiếu hợp lý, chính xác hay bịa đặt nhưng nó cũng đã tạo nên sự bùng nổ tranh cãi trên mạng xã hội.

Nếu bạn là 1 khách du lịch, 1 phượt thủ đi "săn tuyết" trên vùng cao trong những ngày qua, hoặc chỉ là 1 độc giả thông thường, hãy viết và chia sẻ cùng chúng tôi quan điểm, suy nghĩ của bạn về những lời chỉ trích giới trẻ háo hức mong đi ngắm tuyết, trong khi người dân vùng cao lại chịu nhiều thiệt hại vì tuyết!

Những bài viết tốt sẽ được chúng tôi đăng tải và trả nhuận trong vòng 24h!

Mọi ý kiến, bài viết xin gửi về địa chỉ email: Btv@soha.vn

Theo Thế giới trẻ

Mời các cụ xem 1 góc nhìn khác!
 

canhatang

Xe tăng
Biển số
OF-25292
Ngày cấp bằng
6/12/08
Số km
1,405
Động cơ
499,346 Mã lực
Những chỗ không có du lịch, các cháu tủi thân lắm.
 

3convit

Xe điện
Biển số
OF-152333
Ngày cấp bằng
10/8/12
Số km
3,750
Động cơ
382,850 Mã lực
SaPa-để tây lo.
Mèo Vạc mới dành cho ta lo.
Khốn khổ lắm.
 

vinaxukihanoi

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-397851
Ngày cấp bằng
22/12/15
Số km
206
Động cơ
233,890 Mã lực
Tuổi
34
Quần áo ngày càng rẻ, đời sống ơn Oẳng chính phủ ngày càng nâng cao
thế mà năm nào cũng có cháu bé cởi truồng giữa trời rét ra tận đường cái để đội phượt dưới xuôi lên chụp choẹt rồi thương cảm
Hóa ra đội tông dật thông minh vãi
 

HANOICity

Xe điện
Biển số
OF-54120
Ngày cấp bằng
2/1/10
Số km
3,132
Động cơ
450,368 Mã lực
Nơi ở
Venice trên cạn
SaPa-để tây lo.
Mèo Vạc mới dành cho ta lo.
Khốn khổ lắm.
Đúng là còn rất nhiều người, nhiều nơi thực sự đang chống chọi với cái rét lạnh buốt khắc nghiệt của thời tiết, cái đói triền miên của những cái bụng lép kẹp, ngay tại Thủ Đô cũng có!
 

UFA

Xe điện
Biển số
OF-36700
Ngày cấp bằng
1/6/09
Số km
4,547
Động cơ
174,664 Mã lực
GIÁO DỤC
Sự thật khác đằng sau hình ảnh đứa trẻ không mặc quần ở Sa Pa
Soha 26/01/2016 10:56 GMT+7 2 đăng lại 1 liên quan

Gốc
[paste:font size="4"]Sa PaHà GiangSan Sả HồYên BáiBản KhoangLào CaiSa Pa.Thanh PhúKêu GọiMạng Xã HộiBát XátFacebookMộc ChâuPaparazziBịa ĐặtLai ChâuCao BằngTuyên QuangSơn LaTranh LuậnLạng Sơn


Tuyết rơi ở vùng cao và những câu chuyện xung quanh nó tới nay vẫn là đề tài tranh luận chưa có hồi kết trên mạng xã hội.


Những nảy lửa về tuyết rơi ở vùng cao trong nhiều ngày qua vẫn chưa dừng lại.

Người thì chê những kẻ đi ngắm tuyết là ích kỷ, vô tâm vì cùng với niềm hân hoan tuyết trắng là bao cảnh đói nghèo của bà con vì lạnh, vì thiếu lương thực và thiếu áo ấm mặc.

Người thì bênh những “phượt thủ”, những tay săn ảnh bởi họ đi "săn tuyết" cũng bởi sự tò mò, thích thú với hiện tượng hiếm gặp ở Việt Nam.



Sa Pa những ngày tuyết rơi (Ảnh: Tran Minh Dang)

Nhưng đằng sau tất cả những chuyện đó, có những câu chuyện mà nhiều người - những người đi 'săn tuyết" chia sẻ: người Sa Pa không hề “vật vã”, đau khổ vì băng tuyết.

Và bức tâm thư của bạn trẻ P.K.A - người làm du lịch trên Sa Pa là một ví dụ như thế khiến ta phải suy ngẫm vì những mẫu thuẫn phát sinh.

“Nghịch lý mùa tuyết 2016

Hai hôm nay, thấy hàng trăm ngàn lượt share kêu gọi ủng hộ quần áo lên Sa Pa. Có thể rất nhiều người cùng suy nghĩ với em mà chẳng dám nói. Đơn giản vì nói trong cái thời điểm nhiễu loạn này, sợ bị gạch đá lắm.

Bản thân là một đơn vị kinh doanh du lịch Sa Pa nhưng em lại thấy nó bi hài. Người dưới xuôi nhìn nhận mọi việc qua những bức ảnh. Và thậm chí cả người chụp cũng chưa chắc đã tìm hiểu câu chuyện như thế nào.

Vâng, tại sao hàng trăm công ty du lịch ở Sa Pa không kêu gọi ủng hộ? Xin chưa bàn tới lợi ích từ việc có tuyết đem lại, hãy nói về cơ sở vật chất, về mặt bằng chung của thị trấn Sa Pa.

Sa Pa là một huyện miền núi, người ta biết đến Sa Pa là một điểm du lịch đẹp, cuốn hút. Họ tới Sa Pa và thấy trẻ em cởi chuồng, họ cho tiền. Thế nhưng...

- Mỗi năm có hàng nghìn dự án từ thiện cấp nhà nước, cấp tỉnh, cấp huyện, các cơ quan đoàn thể, cá nhân chỉ tập trung tại Sa Pa.

- Đầu tư cơ sở vật chất, trường học, toilet tốt gấp đôi gấp ba lần dưới xuôi.

- Mỗi lần ủng hộ là cả trăm chiếc áo quần, cả ngàn đôi ủng và sách vở dùng cả chục năm không hết từ bộ giáo dục.

Vậy thì tại sao chúng ta còn nhìn thấy những nghịch cảnh của mùa tuyết? Vì bố mẹ các em. Chứ không phải vì Sa Pa có tuyết mà như vậy.

- Bố em đi lên thị trấn, bố em làm. À không, thực tế bố em đi uống rượu.

- Mẹ em địu em em đi làm hướng dẫn viên, đi bán hoa quả. Vậy thì ai? Ai sẽ mặc quần áo cho các em đây? Không phải vì thiếu, mà vì cuộc sống, vì hoàn cảnh gia đình.

Chúng em, những người làm du lịch hàng năm vẫn đều đặn đóng góp các quỹ từ thiện đồng thời xin trợ cấp thêm để hỗ trợ người dân huyện Sa Pa.

Xuyên suốt từ Bản Khoang, San Sả Hồ, Thanh Phú, Thanh Kim, cố gắng làm tất cả để đưa nền du lịch Sa Pa lên một tầng cao mới.

Khắc phục việc xin tiền bằng cách tuyên truyền đến các du khách. Nhưng người cho vẫn cho. Lối mòn ấy đã in hằn trong tiềm thức của người bản địa.

Để em kể mọi người nghe câu chuyện trên đường đi từ thiện nhé! Chuyện là ở trạm nghỉ, em gặp một em bé chạy ra xin tiền. Vô tình hỏi:

- Bố mẹ con đâu ?

- Bố mẹ chết rồi

Cho quà xong, bé lại lân la sang đám khác xin tiếp. Tiếp tục lặp lại điệp khúc: “Cô chú ơi...Bla bla bla”

Em mới quay ra hỏi :

- Thế ai bảo con đi xin tiền ?

- Mẹ con ạ

- Thế mẹ con đâu ?

- Mẹ ở nhà

Câu chuyện có thật. Vui mà cười ra nước mắt. Thế mới biết người lớn vô tình làm hỏng cả một thế hệ như nào.

Và em cũng chẳng hiểu tại sao mọi người lại ném búa rìu vào du khách? Chả ai muốn nhìn người ta phải chịu cảnh như thế cả. Nhưng nếu du khách không đến thì tuyết có ngừng rơi không?

Sa Pa, Hà Giang, Mộc Châu, Lạng Sơn có hết lạnh được không? Đó là do thời tiết, không phải do người du lịch gây ra.

Và du khách đến cũng là một phần đóng góp cho du lịch, cũng góp công phát triển kinh tế cho cả một vùng đất chứ có ăn tàn phá hại đâu mà trách họ.

Còn thực tế, năm nào Sa Pa chẳng có tuyết. Những hỗ trợ Nông lâm nghiệp từ phía tỉnh, phía huyện luôn sẵn sàng hỗ trợ người dân. Bao giờ cũng vậy, lên báo thì mọi chuyện sẽ theo chiều hướng khác...

Lời cuối. Em viết ra đây không phải để tranh luận hay phân bua ai đúng, ai sai. Làm từ thiện xuất phát từ cái tâm. Nhưng sẽ có ý nghĩa hơn nếu được đặt đúng lúc, đúng chỗ.

Đông Tây Bắc còn rất nhiều nơi khó khăn. Hãy cùng nối vòng tay lớn để trải dài những tấm lòng nhân ái đến với những nơi xa xôi, những nơi khó khăn hơn huyện Sa Pa.

Những nơi không có du lịch. Mộc Châu ( Sơn La ), Bát Xát ( Lào Cai), Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lai Châu còn nhiều xã nghèo lắm..

Và nếu có thể, xin đừng cho trẻ em tiền. Những món quà về vật chất sẽ ấm lòng và thiết thực hơn”.



Chia sẻ này đã nhận được hơn 11.000 lượt thích và hơn 2.000 lượt chia sẻ

Ngay sau khi dòng chia sẻ được lan truyền với tốc độ chóng mặt trên mạng xã hội, hàng loạt những dòng chia sẻ, tâm sự với ý kiến tương tự cũng được đăng tải.

“Các chị ạ, em vừa ở trên Sa Pa về, tuyết rơi dày đặc. Em đi và chứng kiến rất nhiều, thậm chí em vào tận bản.

Trẻ con ở đó khổ hơn mình thật, nhưng khi vào facebook em không hiểu mọi người lôi ở đâu ra toàn ảnh trẻ con cởi truồng đứng dưới tuyết thế không biết.

Mỗi năm người dưới xuôi gửi lên bao nhiêu quần áo ủng hộ, không nhiều thì ít ra chúng cũng có một vài cái chứ làm gì có cởi truồng như thế.

Đi một đoạn đường, chứng kiến một cảnh tượng hết sức đau lòng, chỉ muốn nhổ toẹt nước bọt vào mặt cái bọn giả tạo, cái gì thì cũng vừa phải thôi.

Chúng nó dựng cảnh, cho mấy đứa cởi truồng ra chụp nhanh vài cái rồi bảo chúng nó mặc quần áo vào rồi cho vài gói kẹo, xong lấy hình ảnh đó để đăng tải, đến nỗi một người Tây đi qua họ phải lắc đầu ngàn ngẩm.

Thiết nghĩ kêu gọi ủng hộ cũng tốt nhưng tại sao họ có thể dựng cảnh để mua lòng thương hại của cộng đồng đến vậy…”, một phượt thủ bức xúc bình luận.



Có thể thấy, qua những quan điểm và ý kiến trái chiều này mới thấy rõ được sự việc ở góc độ đa chiều hơn.

Dù chưa thể xác minh được những quan điểm này đúng hay sai, hợp lý hay thiếu hợp lý, chính xác hay bịa đặt nhưng nó cũng đã tạo nên sự bùng nổ tranh cãi trên mạng xã hội.

Nếu bạn là 1 khách du lịch, 1 phượt thủ đi "săn tuyết" trên vùng cao trong những ngày qua, hoặc chỉ là 1 độc giả thông thường, hãy viết và chia sẻ cùng chúng tôi quan điểm, suy nghĩ của bạn về những lời chỉ trích giới trẻ háo hức mong đi ngắm tuyết, trong khi người dân vùng cao lại chịu nhiều thiệt hại vì tuyết!

Những bài viết tốt sẽ được chúng tôi đăng tải và trả nhuận trong vòng 24h!

Mọi ý kiến, bài viết xin gửi về địa chỉ email: Btv@soha.vn

Theo Thế giới trẻ

Mời các cụ xem 1 góc nhìn khác!
Kết nhất câu : du khách ko tới thì tuyết có ngừng rơi ko, vodka cụ mà máy nó ko cho
 

vitomxau

Xe lăn
Biển số
OF-46761
Ngày cấp bằng
17/9/09
Số km
13,419
Động cơ
650,832 Mã lực
Nơi ở
Nhà em chứ đâu !
Mẹ cái bon soha. Lấy nguồn chỗ khác về xào lên cũng chẳng biết đính cái nguồn vào. Đăng cứ tự nhiên như phóng viên hiện trường !
 

fly

Xe ba gác
Biển số
OF-272727
Ngày cấp bằng
21/4/09
Số km
24,285
Động cơ
1,135,978 Mã lực
Nơi ở
Điện Biên Phủ/0 & Đồng Nát Đường
Website
www.facebook.com

buidinhphuoc

Xe điện
Biển số
OF-152152
Ngày cấp bằng
9/8/12
Số km
4,142
Động cơ
376,776 Mã lực
Tuổi
63
Nơi ở
Lắc Kon Ku
Đang họp, các ĐC cứ làm loạn lên, hư mất cục to !
 

HANOICity

Xe điện
Biển số
OF-54120
Ngày cấp bằng
2/1/10
Số km
3,132
Động cơ
450,368 Mã lực
Nơi ở
Venice trên cạn
Người dân tộc trên Sapa nghèo, khổ lắm, giàu có trên đó toàn là người Kinh dưới Lào cai và Hà nội. Nhưng làm hư người dân tộc lại chính là các bạn đi du lịch. Các bạn ấy tả đại ý là: được chặt chém nhưng vẫn cứ thích vì thấy xứng đáng, thấy thương
 

Matxech

Xe container
Biển số
OF-362818
Ngày cấp bằng
13/4/15
Số km
7,392
Động cơ
326,020 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Vùng nào đường xá tốt thì mọi thứ ko khó khăn
Vùng nào giao thông ko tốt mới thực sự cần sự giúp đỡ
Ai đã từng đi huổi mí
Nhìn ánh mắt các em bé khi nhận kẹo
Thật sự ....
Mà ý thức cực tốt nhé
Ko chen lấn ko chìa tay . Phát đến em nào e đó nhận nếu có rồi e sẽ ko lấy nữa
Khác hẳn trẻ em hn
Và khác con nhà em
 

vitomxau

Xe lăn
Biển số
OF-46761
Ngày cấp bằng
17/9/09
Số km
13,419
Động cơ
650,832 Mã lực
Nơi ở
Nhà em chứ đâu !
Người dân tộc trên Sapa nghèo, khổ lắm, giàu có trên đó toàn là người Kinh dưới Lào cai và Hà nội. Nhưng làm hư người dân tộc lại chính là các bạn đi du lịch. Các bạn ấy tả đại ý là: được chặt chém nhưng vẫn cứ thích vì thấy xứng đáng, thấy thương
Cụ sống ở Sa Pa lâu chưa ạ :D
 

Nokfev

Xe ba gác
Biển số
OF-188258
Ngày cấp bằng
4/4/13
Số km
21,872
Động cơ
524,375 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Trương Định phố , Hoàng Mai quận , Hà Nội tỉnh ...
Website
www.nhattao.com
Năm 97-98 em lên Sapa chui vào các bản Các Cát, Tả Van, Tả Phìn ... để đổi chăn con công lấy thổ cẩm thì đã thấy hết cmn trẻ con cởi truồng mùa đông rồi !
 
Chỉnh sửa cuối:

Nokfev

Xe ba gác
Biển số
OF-188258
Ngày cấp bằng
4/4/13
Số km
21,872
Động cơ
524,375 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Trương Định phố , Hoàng Mai quận , Hà Nội tỉnh ...
Website
www.nhattao.com
Người dân tộc trên Sapa nghèo, khổ lắm, giàu có trên đó toàn là người Kinh dưới Lào cai và Hà nội. Nhưng làm hư người dân tộc lại chính là các bạn đi du lịch. Các bạn ấy tả đại ý là: được chặt chém nhưng vẫn cứ thích vì thấy xứng đáng, thấy thương
Cụ đã tự chứng kiến những gì cụ phát ngôn ở Sa-Pa chưa ?
 

NQHU

Xe điện
Biển số
OF-389972
Ngày cấp bằng
1/11/15
Số km
3,912
Động cơ
270,664 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Sapa là đại địa chủ so với các bản làng khác của Tây Bắc, muốn giúp muốn từ thiện thật thì lên những bản làng xa xôi của Điện Biên, Hà Giang, Lai Châu mà từ thiện những nơi họ nghèo thật, khổ thật.
Người dân tộc ở Sapa mất đi cái chất thật thà vốn có của đồng bào dân tộc chán!
 

thien_ly

Xe tăng
Biển số
OF-365600
Ngày cấp bằng
5/5/15
Số km
1,149
Động cơ
263,080 Mã lực
Em sợ rét..... em đang run......
 

Lungcu

Xe điện
Biển số
OF-37120
Ngày cấp bằng
2/6/09
Số km
2,689
Động cơ
495,841 Mã lực
Nơi ở
Cực Bắc Việt Nam
Các cô giáo sợ du khách cho tiền các cháu lắm. HS bảo nhau nghỉ học đi xin tiền
 

ngungo thien ly

Xe container
Biển số
OF-316047
Ngày cấp bằng
15/4/14
Số km
8,613
Động cơ
367,722 Mã lực
Nơi ở
Sau luỹ tre làng
Dùng trẻ em cửi truồng để kêu gọi làm từ thiện thì hơi thô
 

0fer

Xe tăng
Biển số
OF-303067
Ngày cấp bằng
27/12/13
Số km
1,867
Động cơ
323,578 Mã lực
Tinh ý một chút là có thể đoán bọn trẻ nó cửi truồng có thâm niên hay chỉ cửi có giai đoạn. Trẻ con trần truồng thì đã để bẩn thỉu, bùn đất dính khắp người.
 

vitomxau

Xe lăn
Biển số
OF-46761
Ngày cấp bằng
17/9/09
Số km
13,419
Động cơ
650,832 Mã lực
Nơi ở
Nhà em chứ đâu !
Các cô giáo sợ du khách cho tiền các cháu lắm. HS bảo nhau nghỉ học đi xin tiền
Điều này đúng hoàn toàn đấy ạ. Thím em trước cũng có một thời gian phải đi xã. Suốt ngày phải đến nhà học sinh vận động đi học. Thỉnh thoảng lại làm thùng bánh đi đến nhà học sinh. Bây giờ ở Sa Pa mặc định cứ đến tầm 7 8 tuổi là đi bán hàng rong. Con gái đến tầm 12 13 tuổi đi làm hướng dẫn viên. Đàn ông cũng thế hoặc múa hát trong các khu du lịch :( Trẻ con trên đấy bỏ học nhiều lắm !
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top