[Funland] Sự thật khác đằng sau hình ảnh đứa trẻ không mặc quần ở Sa Pa

pain

Xe ngựa
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
26,590
Động cơ
128,535 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Bài viết đúng là có nhiều điểm không sai và đem lại một góc nhìn khác. Cá nhân em cũng từng có thời gian gắn bó với Lào Cai nói chung và Sapa nói riêng, sòng phẳng mà nói thì thói quen của bà con dân tộc là khó thay đổi.

Có câu "Không ai đi giày của người khác", đôi khi người Kinh cứ nhìn cuộc sống của đồng bào dân tộc bằng lăng kính của mình rồi phán xét nên chưa chính xác. Nhiều nơi, phát áo ấm cho con trẻ chưa chắc chúng đã mặc vì lý do rất đơn giản. Đó k phải trang phục truyền thống của dân tộc chúng.
 

bungbvt

Xe điện
Biển số
OF-300603
Ngày cấp bằng
4/12/13
Số km
2,514
Động cơ
322,269 Mã lực
Cái xã hội này không hiểu tự bao giờ lòi ra cái đám đạo đức giả. K hiểu làm dc gì cho đời hay không nhưng khóc mướn ghê lắm. Bài viết của bạn này rất thực tế, đáng khen ngợi.
 

tommy2015

Xe tăng
Biển số
OF-366942
Ngày cấp bằng
16/5/15
Số km
1,565
Động cơ
898,482 Mã lực
Nơi ở
Quận Nam Từ Liêm
em nhớ có đồng chí hdv du lịch nói dân tộc tày ở sapa nói được 5 thứ tiếng. em nghĩ nói được nhiều ngoại ngữ như vậy thì cuộc sống sẽ không khó khăn lắm.
 

3convit

Xe điện
Biển số
OF-152333
Ngày cấp bằng
10/8/12
Số km
3,750
Động cơ
382,850 Mã lực
Đừng tin những cái đọc thấy/nghe thấy/nhìn thấy. Trừ sau khi mình trực tiếp được...phỏng vấn trực tiếp.
Vậy thôi.
Chửa tin ai được, kể cả mình:D
Nhưng em tin lão mác lão lê, vì các lão ấy chả cần nghe nịnh nữa rồi:))
 

Nino88

Xe container
Biển số
OF-318476
Ngày cấp bằng
5/5/14
Số km
7,297
Động cơ
-697 Mã lực
Em thì em cứ làm từ thiện ở ngay trong họ đã,người ở quê có người chả có quần áo mặc,em chuyển về quê cho họ,ai mà khinh ko mặc sau e ko cho nữa,còn nếu dư em sẽ làm từ thiện tiếp!
 

HANOICity

Xe điện
Biển số
OF-54120
Ngày cấp bằng
2/1/10
Số km
3,132
Động cơ
450,368 Mã lực
Nơi ở
Venice trên cạn
Cụ sống ở Sa Pa lâu chưa ạ :D
Em chỉ là khách lãng du của Lào Cai thôi cụ à, nhưng em hay có cái tính đi sâu, đi sát vào trong quần chúng, thế mới thấy nhiều người Lào Cai giàu có. Có gia đình ông chủ sở hữu đến 3 cái khách sạn to đùng trên Sapa, nơi con phố đất đắt ngang phố Hà Nội.
 
Chỉnh sửa cuối:

son198099

Xe buýt
Biển số
OF-122922
Ngày cấp bằng
3/12/11
Số km
972
Động cơ
387,311 Mã lực
Sao lại cứ bắt người dn tộc mặc đồ vậy ta, biết đâu truyền thống từ ngàn năm, biết đâu nhờ vậy cơ địa họ khoẻ mạnh, tự nhiên lại kêu họ khổ. Mịa, trẻ con thành phố ngày càng ít chổ để chạy nhảy thì sao không thương cảm cho tụi nó mà cứ có đất trống là dựng cao ốc hết trơn trọi vậy.
 

meomun346

Xe lăn
Biển số
OF-206409
Ngày cấp bằng
16/8/13
Số km
10,393
Động cơ
393,112 Mã lực
Nơi ở
Nhiều nơi
Công việc nên em có cơ hội được đến nhiều bản làng ở vùng núi phía Bắc. Chả phải rét thế này bà con mới khổ, họ khổ quanh năm, rét thế này họ chỉ khổ hơn và chết nhiều người hơn thôi. Không phải bản làng nào cũng là khu du lịch hay nằm cạnh đường của khách du lịch (hay phượt gì đó) đâu ạ. Lều báo viết thế nào, ảnh ọt ra sao thực lòng em không để ý lắm vì mắt thấy tai nghe nhiều rồi.
Xã hội thì muôn kiểu người khác nhau chưa kể đến các vấn đề như sắc tộc, tôn giáo, chính chị - chính em. Tư tưởng thì luôn bác ái, cao đẹp - Lịch sử thì đầy bạo lực và khổ đau. Thôi thì gác qua một bên những khác biệt, mỗi người hãy chọn lấy cho mình một việc gì đó (nhỏ thôi cũng được) để mà thể hiện sự yêu thương, các bác ạ.
Rét bỏ mẹ! đấy là thật. Ở thành phố, quần áo đầy đủ, sưởi sủng các kiểu còn rét đến mẻ răng chứ đừng nói gì đến trốn rừng thiêng, nước độc.
nhưng dân du lịch hay phượt thì đa số chỉ đi quanh đường QL thôi, mấy ai đã đi sâu, đi sát được quần chúng ạ
 

Ngô Gia An

Xe đạp
Biển số
OF-375510
Ngày cấp bằng
28/7/15
Số km
21
Động cơ
247,480 Mã lực
Nhưng dù sao cơm no áo ấm vẫn tốt hơn cho các bé. Dù sao cg là da thịt con người, vẫn có cảm giác rét lạnh. Trâu bò còn chết vì lạnh nữa là sức chịu đựng của các bé
 

HANOICity

Xe điện
Biển số
OF-54120
Ngày cấp bằng
2/1/10
Số km
3,132
Động cơ
450,368 Mã lực
Nơi ở
Venice trên cạn
Có hôm vào bản, trẻ em trai gái tầm 7 tuổi trở xuống trông yêu lắm, thương lắm cứ bập bẹ mời mua vài đồ handmade cao giá lắm chỉ 10.000đ. Mọi người cũng mua đồ góp phần dù không chủ ý! Nhưng đi 1 đoạn nữa có cậu trai lớn hơn tầm độ 10 tuổi lẽo đẽo leo dốc theo đến tầm gần nửa cây số, cũng không sõi tiếng Kinh, cất giọng ồ ồ mà lặp đi lặp lại luôn miệng" bà cho con 50 nghìn, bà cho con 50 nghìn..." Cô em không chịu nổi mới quát lên bằng tiếng Anh " im ngay, mày không thấy chúng tao vừa mua hàng của mấy đứa em bé hơn mày sao? Nó ngập ngừng nhưng vẫn cứ cất giọng lặp lại giai điệu cũ rích dẫu đã hạ bớt volume xuống, nửa phút sau nhân lúc cu cậu phóng xuống dốc suối đi tè, mọi người hùa nhau ù té chạy giải thoát cái đuôi! Chuyện này hơi buồn cho chính quyền Sapa đây!
 

HANOICity

Xe điện
Biển số
OF-54120
Ngày cấp bằng
2/1/10
Số km
3,132
Động cơ
450,368 Mã lực
Nơi ở
Venice trên cạn
Chuyện này làm tôi nhớ mãi vẻ hồn nhiên trong sáng của thiếu nữ Sapa.
Có cô gái người dân tộc làm hdv cho 1 cặp vợ chồng người Scotland, gặp mấy anh thanh niên Kinh người nên bị trêu:
Thanh niên Kinh: trông thế kia chắc chỉ 12
Cô gái dt cong môi đáp: 12 là thế nào! 20 rồi đấy á
Thanh niên Kinh: 20 rồi sao không ở nhà mà lấy chồng còn đi pd làm gì?
Cô gái dt lại cong môi đáp rất tự tin: lấy chồng sớm mà làm gì, phải đi làm đã, 2 năm nữa mới lấy chồng.
Thanh niên Kinh: chắc không ai lấy nên mới nói vậy chứ gì? Các bạn ở nhà lấy chồng có con hết rồi còn gì!
Cô gái dt đỏ mặt bẽn lẽn: lấy chồng sớm khổ lắm...
 

vitomxau

Xe lăn
Biển số
OF-46761
Ngày cấp bằng
17/9/09
Số km
13,419
Động cơ
650,832 Mã lực
Nơi ở
Nhà em chứ đâu !
Cụ nào cho cháu mượn cái chăn trùm người cái. Rét quá 8-x8-x8-x8-x8-x8-x8-x8-x
 

Nokfev

Xe ba gác
Biển số
OF-188258
Ngày cấp bằng
4/4/13
Số km
21,872
Động cơ
523,532 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Trương Định phố , Hoàng Mai quận , Hà Nội tỉnh ...
Website
www.nhattao.com

vuot_len_tren

Xe buýt
Biển số
OF-59062
Ngày cấp bằng
14/3/10
Số km
878
Động cơ
450,340 Mã lực
Nơi ở
HN
GIÁO DỤC
Sự thật khác đằng sau hình ảnh đứa trẻ không mặc quần ở Sa Pa
Soha 26/01/2016 10:56 GMT+7 2 đăng lại 1 liên quan

Gốc
[paste:font size="4"]Sa PaHà GiangSan Sả HồYên BáiBản KhoangLào CaiSa Pa.Thanh PhúKêu GọiMạng Xã HộiBát XátFacebookMộc ChâuPaparazziBịa ĐặtLai ChâuCao BằngTuyên QuangSơn LaTranh LuậnLạng Sơn


Tuyết rơi ở vùng cao và những câu chuyện xung quanh nó tới nay vẫn là đề tài tranh luận chưa có hồi kết trên mạng xã hội.


Những nảy lửa về tuyết rơi ở vùng cao trong nhiều ngày qua vẫn chưa dừng lại.

Người thì chê những kẻ đi ngắm tuyết là ích kỷ, vô tâm vì cùng với niềm hân hoan tuyết trắng là bao cảnh đói nghèo của bà con vì lạnh, vì thiếu lương thực và thiếu áo ấm mặc.

Người thì bênh những “phượt thủ”, những tay săn ảnh bởi họ đi "săn tuyết" cũng bởi sự tò mò, thích thú với hiện tượng hiếm gặp ở Việt Nam.



Sa Pa những ngày tuyết rơi (Ảnh: Tran Minh Dang)

Nhưng đằng sau tất cả những chuyện đó, có những câu chuyện mà nhiều người - những người đi 'săn tuyết" chia sẻ: người Sa Pa không hề “vật vã”, đau khổ vì băng tuyết.

Và bức tâm thư của bạn trẻ P.K.A - người làm du lịch trên Sa Pa là một ví dụ như thế khiến ta phải suy ngẫm vì những mẫu thuẫn phát sinh.

“Nghịch lý mùa tuyết 2016

Hai hôm nay, thấy hàng trăm ngàn lượt share kêu gọi ủng hộ quần áo lên Sa Pa. Có thể rất nhiều người cùng suy nghĩ với em mà chẳng dám nói. Đơn giản vì nói trong cái thời điểm nhiễu loạn này, sợ bị gạch đá lắm.

Bản thân là một đơn vị kinh doanh du lịch Sa Pa nhưng em lại thấy nó bi hài. Người dưới xuôi nhìn nhận mọi việc qua những bức ảnh. Và thậm chí cả người chụp cũng chưa chắc đã tìm hiểu câu chuyện như thế nào.

Vâng, tại sao hàng trăm công ty du lịch ở Sa Pa không kêu gọi ủng hộ? Xin chưa bàn tới lợi ích từ việc có tuyết đem lại, hãy nói về cơ sở vật chất, về mặt bằng chung của thị trấn Sa Pa.

Sa Pa là một huyện miền núi, người ta biết đến Sa Pa là một điểm du lịch đẹp, cuốn hút. Họ tới Sa Pa và thấy trẻ em cởi chuồng, họ cho tiền. Thế nhưng...

- Mỗi năm có hàng nghìn dự án từ thiện cấp nhà nước, cấp tỉnh, cấp huyện, các cơ quan đoàn thể, cá nhân chỉ tập trung tại Sa Pa.

- Đầu tư cơ sở vật chất, trường học, toilet tốt gấp đôi gấp ba lần dưới xuôi.

- Mỗi lần ủng hộ là cả trăm chiếc áo quần, cả ngàn đôi ủng và sách vở dùng cả chục năm không hết từ bộ giáo dục.

Vậy thì tại sao chúng ta còn nhìn thấy những nghịch cảnh của mùa tuyết? Vì bố mẹ các em. Chứ không phải vì Sa Pa có tuyết mà như vậy.

- Bố em đi lên thị trấn, bố em làm. À không, thực tế bố em đi uống rượu.

- Mẹ em địu em em đi làm hướng dẫn viên, đi bán hoa quả. Vậy thì ai? Ai sẽ mặc quần áo cho các em đây? Không phải vì thiếu, mà vì cuộc sống, vì hoàn cảnh gia đình.

Chúng em, những người làm du lịch hàng năm vẫn đều đặn đóng góp các quỹ từ thiện đồng thời xin trợ cấp thêm để hỗ trợ người dân huyện Sa Pa.

Xuyên suốt từ Bản Khoang, San Sả Hồ, Thanh Phú, Thanh Kim, cố gắng làm tất cả để đưa nền du lịch Sa Pa lên một tầng cao mới.

Khắc phục việc xin tiền bằng cách tuyên truyền đến các du khách. Nhưng người cho vẫn cho. Lối mòn ấy đã in hằn trong tiềm thức của người bản địa.

Để em kể mọi người nghe câu chuyện trên đường đi từ thiện nhé! Chuyện là ở trạm nghỉ, em gặp một em bé chạy ra xin tiền. Vô tình hỏi:

- Bố mẹ con đâu ?

- Bố mẹ chết rồi

Cho quà xong, bé lại lân la sang đám khác xin tiếp. Tiếp tục lặp lại điệp khúc: “Cô chú ơi...Bla bla bla”

Em mới quay ra hỏi :

- Thế ai bảo con đi xin tiền ?

- Mẹ con ạ

- Thế mẹ con đâu ?

- Mẹ ở nhà

Câu chuyện có thật. Vui mà cười ra nước mắt. Thế mới biết người lớn vô tình làm hỏng cả một thế hệ như nào.

Và em cũng chẳng hiểu tại sao mọi người lại ném búa rìu vào du khách? Chả ai muốn nhìn người ta phải chịu cảnh như thế cả. Nhưng nếu du khách không đến thì tuyết có ngừng rơi không?

Sa Pa, Hà Giang, Mộc Châu, Lạng Sơn có hết lạnh được không? Đó là do thời tiết, không phải do người du lịch gây ra.

Và du khách đến cũng là một phần đóng góp cho du lịch, cũng góp công phát triển kinh tế cho cả một vùng đất chứ có ăn tàn phá hại đâu mà trách họ.

Còn thực tế, năm nào Sa Pa chẳng có tuyết. Những hỗ trợ Nông lâm nghiệp từ phía tỉnh, phía huyện luôn sẵn sàng hỗ trợ người dân. Bao giờ cũng vậy, lên báo thì mọi chuyện sẽ theo chiều hướng khác...

Lời cuối. Em viết ra đây không phải để tranh luận hay phân bua ai đúng, ai sai. Làm từ thiện xuất phát từ cái tâm. Nhưng sẽ có ý nghĩa hơn nếu được đặt đúng lúc, đúng chỗ.

Đông Tây Bắc còn rất nhiều nơi khó khăn. Hãy cùng nối vòng tay lớn để trải dài những tấm lòng nhân ái đến với những nơi xa xôi, những nơi khó khăn hơn huyện Sa Pa.

Những nơi không có du lịch. Mộc Châu ( Sơn La ), Bát Xát ( Lào Cai), Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lai Châu còn nhiều xã nghèo lắm..

Và nếu có thể, xin đừng cho trẻ em tiền. Những món quà về vật chất sẽ ấm lòng và thiết thực hơn”.



Chia sẻ này đã nhận được hơn 11.000 lượt thích và hơn 2.000 lượt chia sẻ

Ngay sau khi dòng chia sẻ được lan truyền với tốc độ chóng mặt trên mạng xã hội, hàng loạt những dòng chia sẻ, tâm sự với ý kiến tương tự cũng được đăng tải.

“Các chị ạ, em vừa ở trên Sa Pa về, tuyết rơi dày đặc. Em đi và chứng kiến rất nhiều, thậm chí em vào tận bản.

Trẻ con ở đó khổ hơn mình thật, nhưng khi vào facebook em không hiểu mọi người lôi ở đâu ra toàn ảnh trẻ con cởi truồng đứng dưới tuyết thế không biết.

Mỗi năm người dưới xuôi gửi lên bao nhiêu quần áo ủng hộ, không nhiều thì ít ra chúng cũng có một vài cái chứ làm gì có cởi truồng như thế.

Đi một đoạn đường, chứng kiến một cảnh tượng hết sức đau lòng, chỉ muốn nhổ toẹt nước bọt vào mặt cái bọn giả tạo, cái gì thì cũng vừa phải thôi.

Chúng nó dựng cảnh, cho mấy đứa cởi truồng ra chụp nhanh vài cái rồi bảo chúng nó mặc quần áo vào rồi cho vài gói kẹo, xong lấy hình ảnh đó để đăng tải, đến nỗi một người Tây đi qua họ phải lắc đầu ngàn ngẩm.

Thiết nghĩ kêu gọi ủng hộ cũng tốt nhưng tại sao họ có thể dựng cảnh để mua lòng thương hại của cộng đồng đến vậy…”, một phượt thủ bức xúc bình luận.



Có thể thấy, qua những quan điểm và ý kiến trái chiều này mới thấy rõ được sự việc ở góc độ đa chiều hơn.

Dù chưa thể xác minh được những quan điểm này đúng hay sai, hợp lý hay thiếu hợp lý, chính xác hay bịa đặt nhưng nó cũng đã tạo nên sự bùng nổ tranh cãi trên mạng xã hội.

Nếu bạn là 1 khách du lịch, 1 phượt thủ đi "săn tuyết" trên vùng cao trong những ngày qua, hoặc chỉ là 1 độc giả thông thường, hãy viết và chia sẻ cùng chúng tôi quan điểm, suy nghĩ của bạn về những lời chỉ trích giới trẻ háo hức mong đi ngắm tuyết, trong khi người dân vùng cao lại chịu nhiều thiệt hại vì tuyết!

Những bài viết tốt sẽ được chúng tôi đăng tải và trả nhuận trong vòng 24h!

Mọi ý kiến, bài viết xin gửi về địa chỉ email: Btv@soha.vn

Theo Thế giới trẻ

Mời các cụ xem 1 góc nhìn khác!
Thời buổi thật giả, giả thật không biết đâu mà lần!
 

xeco.com

Xe ba gác
Biển số
OF-190420
Ngày cấp bằng
18/4/13
Số km
20,255
Động cơ
476,350 Mã lực
Câu mọi người ko tới thì tuyết vẫn ko ngừng rơi rất hay.
Mọi vấn đề khác em ko dám bàn.
 

Vớ vẩn thôi

Xe container
Biển số
OF-146284
Ngày cấp bằng
19/6/12
Số km
5,200
Động cơ
396,080 Mã lực
Nơi ở
Bãi giữa Sông Hồng
Em thì em cứ làm từ thiện ở ngay trong họ đã,người ở quê có người chả có quần áo mặc,em chuyển về quê cho họ,ai mà khinh ko mặc sau e ko cho nữa,còn nếu dư em sẽ làm từ thiện tiếp!
Cụ phán chuẩn ạ !
 

ngungo thien ly

Xe container
Biển số
OF-316047
Ngày cấp bằng
15/4/14
Số km
8,613
Động cơ
367,722 Mã lực
Nơi ở
Sau luỹ tre làng
Làm gì từ thiện phải tìm hiểu đối tượng được từ thiện trước, sau rồi trao bằng hiện vật xem họ thiếu cái gì thiết yếu trong cuộc sống, chứ cái kiểu đám đông thì dễ bị lợi dụng lắm. Ngay mới đây lều báo đưa 2 bé mồ côi, nhà như cái túp lều, nhưng ngay bên cạnh nhà ông bà ngoại đàn trâu bò dê nhởn nhơ gặm cỏ gần nhà bê tông 2 tầng, bố khỉ
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top