Em đang làm cả 2 việc. Mua gom đất và thuê đất để làm NN. Mà giờ em không mua nữa, chỉ thuê. Em đang làm thế này:
- Chọn cánh đồng hoặc khu vực mà em muốn làm.
- Làm việc với chính quyền địa phương (thôn trước, xã sau) nhờ họ tổ chức họp dân
- Thuyết trình trước dân về việc cty sẽ thuê ruộng của họ để làm gì, làm ntn, có ảnh hưởng đến môi trường hay đất đai của họ hay không.
- Đưa ra giá thuê kèm theo điều kiện là phải thuê được hết cả khu vực mà em lựa chọn, còn 1 sào ở trong đó dân tự canh tác em cũng không thuê (vì em làm hữu cơ)
- Hợp đồng thuê ký với dân, có chính quyền làm chứng và xác nhận, có thời hạn 10 năm 1 lần, trả trước 5 năm 1 lần.
- Cam kết sử dụng lao động địa phương tối thiểu 10 công lao động/sào/năm theo giá thỏa thuận nhưng không thấp hơn 200k/ngày công, người dân có quyền đi làm hoặc không nhưng phải đăng ký trước
- Cam kết không thay đổi mục đích sử dụng đất, không thay đổi hiện trạng đất, việc cải tạo bờ thửa, kênh mương nội đồng cho phù hợp với việc sx bằng máy móc thì sau khi dừng thuê phải trả lại nguyên trạng nếu không có thỏa thuận khác.
Em cũng đã từng rất cay cú, bức xúc với hạn điền và tư hữu đất đai. Cũng đã bỏ tiền ra mua gom ruộng để làm, cũng nghĩ ra đủ cách để lách luật... nhưng sau khi phân tích về hiệu quả thì không ăn thua. Vì nếu mua gom đất thì cạn tiền để đầu tư. Đắt thì không mua được nhiều, rẻ thì người dân cũng chẳng muốn bán làm gì. Họ cũng chẳng nghĩ đến đền bù hay dự án gì đâu mà tâm lý "tấc đất cắm dùi" nó là gien của người Việt rồi. Không thể thay đổi được.
Với nông dân, cứ có lợi hơn cấy lúa và an toàn cho quyền sở hữu của họ là họ chơi.
Với doanh nghiệp làm về nông nghiệp như em thì cứ đầu tư thấp, đem lại hiệu quả cao là em chơi.
Đừng chèn ép lẫn nhau, đừng ăn cắp của nhau, đôi bên cùng có lợi là vui vẻ cả làng lẫn doanh nghiệp.
Chính sách thì nó luôn đi sau thực trạng và nhu cầu xh, phần vật nhau về thể chế và chính sách em nhường các cụ, em đi cày thửa ruộng nhà em đây kẻo nó thuê tá điền thì bỏ bu em