sự tàn phá của bom nguyên tử

hanoi beer

Xe điện
Biển số
OF-34364
Ngày cấp bằng
30/4/09
Số km
2,872
Động cơ
497,504 Mã lực
Nơi ở
Cạnh nhà máy bia
Mỹ dính máu ăn phần với Hồng Quân thôi, chứ chẳng có tí công trạng nào trong Thế chiến cả.
Bác nói thật hay là đùa đấy ạ ...!:-??
Trong thế chiến 2 , Nếu Nhật Bản không đầu hàng thì nước ta làm gì có ngày 2.9
 

nguyentuandinh

Đi bộ
Biển số
OF-100449
Ngày cấp bằng
16/6/11
Số km
9
Động cơ
397,790 Mã lực
Lúc trước phát xít nhật cũng bành trướng và tàn bạo lắm các bác àh
Không có 2 quả này thì Nhật cũng không được tốt như ngày hôm nay đâu
Bay giờ bắt đầu có 1 thằng cũng đang chuẩn bị thích làm bá chủ thế giới đấy các bác
Nhưng hi vọng chúng nó hiểu kết quả của chủ nghĩa bá quyền sẽ không tồn tại được lâu các bac nhỉ ;))
 

trungnghesy

Xe đạp
Biển số
OF-85607
Ngày cấp bằng
17/2/11
Số km
26
Động cơ
409,760 Mã lực
Nơi ở
Thành phố Hải Dương
Cụ phát biểu nên suy nghĩ và đọc trước.
Nga chỉ bảo vệ được lãnh thổ nước mình còn khó. Không có sự tham chiến của Mỹ thì châu âu và á đều thất thủ hết cả.
Trước chiến tranh Hitle đã dặn các đồng minh không nên gây chiến với Mỹ vì như vậy sẽ thất bại vì sức mạnh công nghiệp của Mỹ sau chiến tranh thế giới thứ nhất là quá mạnh.
Ngay cách dùng người của Mỹ cũng khác. Các nước khác quan điểm người giỏi là phải chỉ huy hoặc trực tiếp xung trận giết nhiều kẻ thù. Riêng Mỹ người giỏi là phải là người đào tạo nhiều người giỏi.
Vì vậy khi chiến tranh lâu dài và tổn thất nhân lực nhiều thì Mỹ vẫn còn nhiều phi công giỏi, chiến binh giỏi.
Không có hải quân Mỹ áp đảo toàn cầu. Quân Mỹ đánh suốt từ Thái bình dương, ấn độ dương, đại tây dương, thì Nga và châu âu lấy nước lã mà đổ cho máy bay và xe tăng.
Không phủ nhận sự đóng góp lớn của Hồng quân nhưng phải nhìn nhận lịch sử đúng đắn, công lao của nước Mỹ và các nước đồng minh lớn hơn nhiều lắm.
Chiến thắng phát xít là đóng góp của cả loài người tiến bộ trong đó sự đóng góp của Mỹ là lớn nhất vì Nga là ở thế thủ.
tôi đồng tình với cách đánh giá của bác. bởi vì bạn phải tiếp cận lịch sử một cách khách quan, trong bối cảnh chiến tranh xảy ra bản thân tổng thống Mỹ lúc ấy là Roosevelt cũng muốn tham chiến để bảo vệ các đồng minh nhưng quốc hội và dân mỹ chưa muốn tham chiến nhưng lúc đó Mỹ đã viện trợ khí tài, vũ khí và nhiên liệu, nguyên liệu cho đồng minh với số lượng khổng lồ cộng với các chuyên gia và tình nguyện viên giàu kinh nghiệm cho đồng minh và phải đến tận trận Trân chau cảng thì tất cả người Mỹ đã xác định chiến tranh và Mỹ đã thể hiện vai trò đầu tầu của mình trên toàn thế giới, các trận hải chiến trên thái bình dương là đỉnh cao của hải chiến của nhân loại, trong khi quan đồng minh do Anh và Hà lan cầm đầu với kinh nghiệm và các cơ sở có sẵn mà vẫn bị Nhật bản đánh cho te tua đến khi Mỹ nhẩy vào thì cục diện thay đổi hoàn toàn và Nhật bản hùng mạnh đã sụp đổ bởi tay người Mỹ, qua đây chứng tỏ sự vượt trội của các cường quốc trẻ như Nhật bản hay Mỹ trước những đế quốc châu âu đã đi vào suy thoái.. khi chiến tranh dần đi vào hồi kết thì sức mạnh của liên xô và mỹ càng được thể hiện, họ không chỉ chiến tranh bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ mà họ thể hiện sức mạnh ra toàn cầu, họ áp đặt ảnh hưởng của mình lên nhiều nước khác nữa không chỉ riêng quân sự mà còn là viện trợ kinh tế và tái thiết sau chiến tranh, và kết quả là sau chiến tranh thế giới thứ 2 ta thấy 2 siêu cường của thế giới là Mỹ và Liên xô, do vậy nói là Mỹ không đóng góp nhiều cho chiến tranh hay nói là Mỹ khôn không tham chiến sớm trong WW2 là không đúng..
 

hanoi beer

Xe điện
Biển số
OF-34364
Ngày cấp bằng
30/4/09
Số km
2,872
Động cơ
497,504 Mã lực
Nơi ở
Cạnh nhà máy bia
Có quốc gia nào mà cùng một lúc chiến đấu với hai kẻ thù mạnh nhất thế giới , xin thưa : đó là nước Mĩ ạ...
 

hung303

Xe điện
Biển số
OF-2170
Ngày cấp bằng
28/10/06
Số km
4,305
Động cơ
494,395 Mã lực
Vụ này thiệt hại về người mà nói thì còn thua xa vụ động đất - sóng thần mấy năm rồi. Cũng không ăn nhằm gì với tội ác Nhật đã gây ra ở khắp châu Á, như thảm sát Nam Kinh, vụ rải gạo tẩm dịch hạch khắp TQ lục địa, vụ nhổ lúa trồng đay phục vụ công nghiệp quốc phòng của Nhật ở VN...
Không có quả bom đấy thì bọn Nhật có khi nó thống trị hoàn toàn châu Á, không biết mọi việc đi về đâu, nhất là khi tinh thần dân tộc của bọn nó coi tất cả các dân tộc khác là mọi rợ.
Ko có 2 quả bom đấy thì Nhật vẫn đã thua, Mỹ thả chủ yếu để răn đe LX lúc đó.
Nhật thua trận là do 1,2 triệu lính của đoàn quân Quan Đông (tập trung 70% sức mạnh quân sự của Nhât) bị LX đánh cho te tua không phục hồi đc!
 

Hoang Khoi

Xe buýt
Biển số
OF-39752
Ngày cấp bằng
2/7/09
Số km
590
Động cơ
474,640 Mã lực
Nơi ở
Sài đồng - LB - HN
Các bác giỏi lịch sử thật! :)
E chả nhớ gì mấy, đến mấy hôm rồi thức mấy đêm để xem cho trọn mấy phần phim World War II và War in Colour trên Discovery, thấy được sự khủng khiếp của chiến tranh, sự tàn bạo của tư tưởng phát xít bao nhiêu thì giờ e lại thấy căm ghét cái anh Bạn đang lớn của chúng ta bấy nhiêu! giá mà Vn có bom đó, nếu CT xảy ra, thả cho nó chục quả mới hả giận!
 

hung303

Xe điện
Biển số
OF-2170
Ngày cấp bằng
28/10/06
Số km
4,305
Động cơ
494,395 Mã lực
tôi đồng tình với cách đánh giá của bác. bởi vì bạn phải tiếp cận lịch sử một cách khách quan, trong bối cảnh chiến tranh xảy ra bản thân tổng thống Mỹ lúc ấy là Roosevelt cũng muốn tham chiến để bảo vệ các đồng minh nhưng quốc hội và dân mỹ chưa muốn tham chiến nhưng lúc đó Mỹ đã viện trợ khí tài, vũ khí và nhiên liệu, nguyên liệu cho đồng minh với số lượng khổng lồ cộng với các chuyên gia và tình nguyện viên giàu kinh nghiệm cho đồng minh và phải đến tận trận Trân chau cảng thì tất cả người Mỹ đã xác định chiến tranh và Mỹ đã thể hiện vai trò đầu tầu của mình trên toàn thế giới, các trận hải chiến trên thái bình dương là đỉnh cao của hải chiến của nhân loại, trong khi quan đồng minh do Anh và Hà lan cầm đầu với kinh nghiệm và các cơ sở có sẵn mà vẫn bị Nhật bản đánh cho te tua đến khi Mỹ nhẩy vào thì cục diện thay đổi hoàn toàn và Nhật bản hùng mạnh đã sụp đổ bởi tay người Mỹ, qua đây chứng tỏ sự vượt trội của các cường quốc trẻ như Nhật bản hay Mỹ trước những đế quốc châu âu đã đi vào suy thoái.. khi chiến tranh dần đi vào hồi kết thì sức mạnh của liên xô và mỹ càng được thể hiện, họ không chỉ chiến tranh bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ mà họ thể hiện sức mạnh ra toàn cầu, họ áp đặt ảnh hưởng của mình lên nhiều nước khác nữa không chỉ riêng quân sự mà còn là viện trợ kinh tế và tái thiết sau chiến tranh, và kết quả là sau chiến tranh thế giới thứ 2 ta thấy 2 siêu cường của thế giới là Mỹ và Liên xô, do vậy nói là Mỹ không đóng góp nhiều cho chiến tranh hay nói là Mỹ khôn không tham chiến sớm trong WW2 là không đúng..
Cụ có biết rằng xảy ra WW2 cũng 1 phần do lỗi phương Tây không?
Sau WW1 nước Đức rất kiệt quệ, nhờ sự giúp đỡ của phương Tây với mục đích tạo ta 1 thế lực mạnh khống chế LX nên phương Tây đã giúp đỡ vốn và công nghệ cho Đức, kết quả 1933 - 1936 sức mạnh quân sự của Đức đã tăng trên 40 lần, rồi sau đó sự việc đã thoát khỏi tầm kiểm soát của tất cả các quốc gia
Nhưng cũng phải công nhận do có đóng góp lớn của Mỹ để kéo dãn sức mạnh của phe trục nên đã kết thúc WW2 với sụ chiến thắng không thuộc về chủ nghĩa phát xít.
 

trungnghesy

Xe đạp
Biển số
OF-85607
Ngày cấp bằng
17/2/11
Số km
26
Động cơ
409,760 Mã lực
Nơi ở
Thành phố Hải Dương
Cụ có biết rằng xảy ra WW2 cũng 1 phần do lỗi phương Tây không?
Sau WW1 nước Đức rất kiệt quệ, nhờ sự giúp đỡ của phương Tây với mục đích tạo ta 1 thế lực mạnh khống chế LX nên phương Tây đã giúp đỡ vốn và công nghệ cho Đức, kết quả 1933 - 1936 sức mạnh quân sự của Đức đã tăng trên 40 lần, rồi sau đó sự việc đã thoát khỏi tầm kiểm soát của tất cả các quốc gia
Nhưng cũng phải công nhận do có đóng góp lớn của Mỹ để kéo dãn sức mạnh của phe trục nên đã kết thúc WW2 với sụ chiến thắng không thuộc về chủ nghĩa phát xít.
vâng đúng là như vậy, bởi vì đó là do ý thức hệ khác nhau: tư bản và chủ nghĩa xh nên mỹ đương nhiên phải ủng hộ châu âu tư bản trong đó có Đức rồi, nhưng nước Đức đã phát triển rất nhanh lại rơi vào tay đảng Quốc xã và để 1 tên độc tài làm chủ nên rất nguy hiểm và hậu quả là như vậy, Liên xô trước đó là thời Nga hoàng bản thân là tư bản và cũng là đồng minh của phương tây nên cũng có một nền tảng khoa học và công nghệ, quốc phòng rất cao và sau này Liên xô XHCN cũng một phần thửa hưởng thành quả đó nên sau này trở thành cường quốc là một điều cũng dễ hiểu..
 

hung303

Xe điện
Biển số
OF-2170
Ngày cấp bằng
28/10/06
Số km
4,305
Động cơ
494,395 Mã lực
Cụ phát biểu nên suy nghĩ và đọc trước.
Nga chỉ bảo vệ được lãnh thổ nước mình còn khó. Không có sự tham chiến của Mỹ thì châu âu và á đều thất thủ hết cả.
Trước chiến tranh Hitle đã dặn các đồng minh không nên gây chiến với Mỹ vì như vậy sẽ thất bại vì sức mạnh công nghiệp của Mỹ sau chiến tranh thế giới thứ nhất là quá mạnh.
Ngay cách dùng người của Mỹ cũng khác. Các nước khác quan điểm người giỏi là phải chỉ huy hoặc trực tiếp xung trận giết nhiều kẻ thù. Riêng Mỹ người giỏi là phải là người đào tạo nhiều người giỏi.
Vì vậy khi chiến tranh lâu dài và tổn thất nhân lực nhiều thì Mỹ vẫn còn nhiều phi công giỏi, chiến binh giỏi.
Không có hải quân Mỹ áp đảo toàn cầu. Quân Mỹ đánh suốt từ Thái bình dương, ấn độ dương, đại tây dương, thì Nga và châu âu lấy nước lã mà đổ cho máy bay và xe tăng.
Không phủ nhận sự đóng góp lớn của Hồng quân nhưng phải nhìn nhận lịch sử đúng đắn, công lao của nước Mỹ và các nước đồng minh lớn hơn nhiều lắm.
Chiến thắng phát xít là đóng góp của cả loài người tiến bộ trong đó sự đóng góp của Mỹ là lớn nhất vì Nga là ở thế thủ.
E không đồng ý với câu đo đỏ của bác và xinh phản bác lại như sau:

- Mặc dù có nhiều nước tham gia mặt trận đồng minh chống phát xít trong cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ II, nhưng Liên Xô phải chịu gánh nặng chủ yếu. Trên mặt trận Xô-Đức diễn ra 37 chiến dịch tiến công quy mô lớn nhằm mục tiêu chiến lược, trong khi đó trên mặt trận phía tây chỉ có 6 chiến dịch, trên mặt trận Italia và Bắc Phi-3 chiến dịch. Tổng thiệt hại về nhân lực của quân Đức trong Chiến tranh thế giới lần thứ II và 13,4 triệu người trong đó thiệt hại trên mặt trận Xô-Đức là 10 triệu người. Trong khi đó, thiệt hại về nhân lực của Liên Xô trên mặt trận Xô - Đức là gần 27 triệu người, trong đó có 8,6 triệu quân nhân Xô-Viết hy sinh trên các mặt trận.

- Ngày 2-2-1943, Hồng quân Liên Xô giành thắng lợi có ý nghĩa chiến lược trong trận đánh Stalingrad, tạo ra bước ngoặt căn bản trong cuộc Chiến tranh giữ nước vĩ đại nói riêng cũng như trong Chiến tranh thế giới lần thứ II nói chung. Bộ chỉ huy quân Đức buộc phải điều động lực lượng từ các mặt trận khác và tập trung lực lượng dự bị vào hướng chống Liên Xô. Trong điều kiện đó, các nước đồng minh đã giành chiến thắng trước quân Đức ở Bắc Phi.
Trong các chiến dịch tiến công tiếp sau đó, Hồng quân Liên Xô đã giải phóng Ukraina, Belarusia, Mondavia, các nước cộng hoà cận Ban Tích, giải phóng thành phố Leningrad và bán đảo Krum. Năm 1944, quân đội Liên Xô đã đuổi quân Đức ra khỏi biên giới quốc gia và chuyển hoạt động quân sự sang lãnh thổ các nước khác.

- Chỉ tính riêng trên mặt trận Xô-Đức, Hồng quân Liên Xô đã đánh tan tất cả các cụm lực lượng chiến lược của phát xít Đức, bao gồm 314 sư đoàn và 47 lữ đoàn tinh nhuệ nhất. Trong tình thế đó, các nước đồng minh với phát xít Đức gồm Rumania, Bungaria, Phần Lan và Hunggari rút khỏi cuộc chiến. Tháng 6-1944, các nước đồng minh chống phát xít gồm Mỹ, Anh và Pháp mở mặt trận thứ hai đổ bộ lên vùng Noocmandy của Pháp. Lúc đó phát xít Đức vẫn còn rất mạnh nên các lực lượng của Anh và Mỹ bị thất bại nặng nề trong chiến dịch En-dat A-đen vào tháng 1-1945. Theo đề nghị của thủ tướng Anh Churchill, Hồng quân Liên Xô đã kịp thời điều động lực lượng tới chi viện cho quân đồng minh và tạo điều kiện cho họ chuyển sang thế tiến công.

- Đánh giá về vai trò của của Liên Xô trong việc đập tan chủ nghĩa phát xít và giành chiến thắng trong Chiến tranh thế giới lần thứ II, trong một bức điện của Thủ tướng Anh Churchill gửi Stalin ngày 27-10-1944 có ghi: "Quân đội Liên Xô đã đập tan bộ máy quân sự của phát xít Đức". Còn Tổng thống Mỹ Roosevelt khẳng định: "Xét về quan điểm chiến lược lớn, thì một thực tế không thể bác bỏ là số lực lượng và vũ khí của quân Đức do người Nga tiêu diệt lớn hơn rất nhiều so với số tương tự của tất cả 25 quốc gia đồng minh chống phát xít khác cộng lại”.
:)
 

ducleminh

Xe điện
Biển số
OF-33764
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
2,978
Động cơ
501,270 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Mỹ dính máu ăn phần với Hồng Quân thôi, chứ chẳng có tí công trạng nào trong Thế chiến cả.
- Sao giờ này có người dốt nát mù quáng đến vậy? Não bị tẩy kinh quá à???
- Riêng Nhật, Hồng quân mới là thằng dính máu ăn phần chính hiệu!!!
- Còn ở châu Âu, không có hàng triệu tấn quân trang Mỹ chuyển qua Viễn đông cho LX thì Hồng quân chỉ còn nước lấy lính đẩy xe tăng, lấy dây kéo máy bay mà đánh nhau thôi!!!

Chẳng qua VN theo XHCN thì khuếch đại công lao của Hồng quân lên nhiều lần thôi. Nếu không có các hạm đội Mỹ lùng sục khắp các Đại dương thì ...
 
Chỉnh sửa cuối:

ducleminh

Xe điện
Biển số
OF-33764
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
2,978
Động cơ
501,270 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Ko có 2 quả bom đấy thì Nhật vẫn đã thua, Mỹ thả chủ yếu để răn đe LX lúc đó.
Nhật thua trận là do 1,2 triệu lính của đoàn quân Quan Đông (tập trung 70% sức mạnh quân sự của Nhât) bị LX đánh cho te tua không phục hồi đc!
Ặc, tập đoàn quân Quan đông lúc đó yếu rồi, 4 triệu quân Nhật cố thủ ở các lãnh thổ Nhật, chẳng qua sử VN bảo Quan đông là mạnh nhất nhằm tán dương LX thôi! Mất hay không mất Quan đông không liên quan đến Nhật đầu hàng vì có đánh được Quan đông thì LX chỉ có nước bơi bộ qua biển mà đánh Nhật (Toàn bộ lượng giãn nước của hải quân LX lúc đó chỉ nhỉnh hơn 1 thiết giáp hạm của Nhật thôi)
 

fotocopy

Xe tăng
Biển số
OF-9213
Ngày cấp bằng
4/9/07
Số km
1,168
Động cơ
547,230 Mã lực
Nơi ở
CLB - Egg
Mỹ dính máu ăn phần với Hồng Quân thôi, chứ chẳng có tí công trạng nào trong Thế chiến cả.
ko hẳn thế đâu bác, Mỹ cũng mất nhiều đấy, giải phóng châu âu và vụ Trân CHâu cản nữa
vụ bom nguyên tử là câu trả lời của Mỹ cho Trân châu cảng
 

ducleminh

Xe điện
Biển số
OF-33764
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
2,978
Động cơ
501,270 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Câu trả lời cho ném bom nguyên tử đây (trích wiki)

Những người ủng hộ việc ném bom, nói chung khẳng định rằng hai vụ nổ đã kết thúc chiến tranh sớm nhiều tháng, vì vậy đã cứu sống nhiều sinh mạng. Họ cho rằng với cuộc tấn công của Liên Xô sẽ không thể đánh bại được Nhật Bản vì Nhật là một đảo quốc, với tiềm lực yếu kém của Hải quân Liên Xô (tải trọng Hạm đội 125.000 tấn so với 1.300.000 tấn của Nhật, lại tập trung ở Châu Âu) thì không thể thực hiện một cuộc vượt biển quy mô lớn sang đánh Nhật được[1]. Hai quả bom nguyên tử đã đánh sập hoàn toàn tinh thần của người Nhật hai ngày trước cuộc tấn công của Liên Xô. Họ cũng cho rằng nếu Chiến dịch Olympic (giai đoạn thứ nhất của chiến dịch Downfall) đổ bộ quân Mỹ vào Nhật Bản ngày 1/10/1945 được tiến hành và sau đó là giai đoạn hai - Chiến dịch Coronet, sẽ có thương vong lớn cho cả hai bên, dự đoán là khoảng nửa triệu quân Mỹ (gấp đôi số người chết do bom nguyên tử) và hàng triệu lính Nhật khác[2][3]. Thậm chí là dù việc đổ bộ được trì hoãn thì những thiệt hại bởi ném bom thông thường và việc người Nhật vẫn chiếm đóng những vùng Châu Á cũng gây nhiều đổ máu. Quân đội Nhật Bản còn trên 7 triệu binh sĩ, trong đó hơn 4 triệu đóng trên lãnh thổ Nhật[4], do đó việc Liên Xô đánh bại 1 triệu quân Nhật ở Mãn Châu cũng không có ý nghĩa gì đáng kể[cần dẫn nguồn].
Giới quân sự Nhật thống nhất chống lại bất kỳ nhượng bộ nào trước khi bom nguyên tử được sử dụng. Chủ nghĩa quân phiệt Nhật thức tỉnh cùng cuộc Đại khủng hoảng đã thủ tiêu rất nhiều nhà cải cách, những người tìm cách kiểm soát quyền lực của giới quân sự, tiêu biểu trong số này là Takahashi Korekiyo, Saito MakotoInukai Tsuyoshi, tạo ra một môi trường mà bất kỳ sự phản đối chiến tranh nào đều đồng nghĩa với sự đe dọa tính mạng.
Trong khi giới lãnh đạo dân sự sử dụng những kênh ngoại giao bí mật cho nỗ lực đàm phán hòa bình, họ không thể đàm phán đầu hàng hoặc chỉ là ngừng bắn. Đế quốc Nhật Bản, quốc gia quân chủ lập hiến, chỉ tiến hành đàm phán khi có sự thống nhất của toàn bộ nội các. Vào mùa hè 1945, Hội đồng chiến tranh tối cao Nhật Bản, bao gồm các đại diện của lục quân và hải quân cùng chính phủ dân sự, đã không có được số đông ủng hộ để công việc thoả hiệp được bắt đầu.
Bế tắc chính trị hình thành giữa giới lãnh đạo quân sự và lãnh đạo dân sự của Nhật. Quân đội càng lúc càng nâng cao quyết tâm kháng cự bằng mọi giá trong khi giới lãnh đạo dân sự tìm giải pháp thỏa hiệp kết thúc chiến tranh. Quyết định càng trở nên phức tạp khi mà đại diện quân đội Thiên Hoàng phải có mặt trong thành phần chính phủ. Điều này có nghĩa là giới quân sự có thể phản đối bất kỳ quyết định nào bằng cách phế truất bộ trưởng chiến tranh, vì thế mà quân đội là thế lực lớn nhất trong Hội đồng chiến tranh tối cao. Đầu tháng 8 năm 1945, trong nội các đã có tình hình khá cân bằng giữa những người phản đối và những người ủng hộ việc đầu hàng. Phe chủ chiến gồm Bộ trưởng chiến tranh - tướng Anami Korechika, tướng Umezu Yoshijiro và Đô đốc Toyoda Teijiro, đứng đầu là Bộ trưởng Anami. Phe hoà bình gồm Thủ tướng Suzuki Kantaro, Bộ trưởng Hải quân Yonai Mitsumasa và Bộ trưởng ngoại giao Togo Shigenori, đứng đầu là Bộ trưởng Togo.
Phe chủ hòa, coi hai quả bom là biện minh cho sự đầu hàng. Kido Koichi, một trong những cố vấn thân cận của Nhật hoàng Hirohito đưa ra "chúng ta, phe mong muốn hòa bình có sự góp phần của quả bom nguyên tử để vận động chấm dứt chiến tranh". Sakomizu Hisatsune, thành viên nội các năm 1945 gọi sự kiện ném bom nguyên tử là "cơ hội bằng vàng trời ban cho nước Nhật để ra khỏi chiến tranh". Giới lãnh đạo dân sự chủ hòa giờ đây có thể dùng cảnh điêu tàn của Hiroshima và Nagasaki để thuyết phục phe quân sự rằng không lòng can đảm nào, không tài năng nào, và không trận chiến dũng cảm có thể giúp Nhật đối phó với một cường quốc có vũ khí nguyên tử. Bộ máy lãnh đạo đã có được quyết định thống nhất đầu hàng và chấp nhận những điều kiện của Tuyên bố Potsdam.
Những người ủng hộ việc ném bom cũng chỉ ra rằng, kéo dài thời gian chờ nước Nhật đầu hàng chẳng phải là lựa chọn không có mất mát – chiến tranh cướp đi 200 ngàn sinh mạng không phải binh lính trên toàn Châu Á mỗi tháng. Từ tháng 2 năm 1945, ném bom thông thường giết hơn 100 ngàn người ở Nhật trực tiếp và gián tiếp. Và việc ném bom này sẽ tiếp diễn cho đến lúc quân Mỹ đổ bộ vào Nhật. Chiến dịch Starvation phong tỏa bằng tàu ngầmthủy lôi, đã o bế hiệu quả việc vận chuyển hàng hóa về Nhật Bản. Chiến dịch phá hoại hoạt động đường sắt của Nhật cũng chuẩn bị được triển khai, ngăn cách các thành phố trên đảo Honshu với những vùng trồng lương thực khác. Nhà sử học Irokawa Daikichi ghi lại "ngay sau ngừng bắn, có khoảng 10 triệu người sắp chết đói". Cùng lúc đó, chiến sự vẫn tiếp diễn ở Philippines, Tân GuineaBorneo. Các cuộc tấn công chuẩn bị nổ ra trong tháng 9 ở miền nam Trung Quốcbán đảo Mã Lai.
Nước Mỹ lường trước được sẽ có tổn thất rất lớn về người nếu đưa quân vào Nhật Bản mặc dù số lượng thương vong dự kiến vẫn còn bàn cãi. Thương vong còn phụ thuộc vào sức kháng cự của người Nhật và kịch bản đổ bộ chỉ vào đảo Kyushu tháng 11 năm 1945 hay cả vào gần Tokyo tháng 3 năm 1946. Nhiều năm sau chiến tranh, cựu Bộ trưởng ngoại giao James Byrnes cho rằng có thể nước Mỹ sẽ mất thêm 500 ngàn sinh mạng nữa trong mùa hè 1945. Những nhà hoạch định Mỹ dự kiến 20.000 đến 110.000 lính tử trận nếu triển khai đổ bộ lên lãnh thổ Nhật Bản tháng 11 năm 1945 và số bị thương từ ba đến bốn lần con số trên. Nên nhớ, tổng số lính Mỹ chết trận trên tất cả các mặt trận trong gần bốn năm tham chiến là 292.000.
Bom nguyên tử đưa Thế chiến thứ haiChâu Á nhanh chóng chấm dứt, giải thoát hàng triệu con người trong những vùng bị chiếm đóng bao gồm nhiều ngàn người phương Tây. Hơn nữa, quân đội Nhật đã tiến hàng giết người hàng loạt, con số lên đến hàng triệu bằng vũ khí hóa họcvũ khí vi trùng. Chiến tranh sớm kết thúc cũng có nghĩa là không còn những đổ máu tương tự.
Trong một mệnh lệnh của Bộ chiến tranh Nhật Bản ngày 1 tháng 8 năm 1944, tất cả tù binh phe Đồng minh, lên đến hơn 100 ngàn người, sẽ bị hành quyết nếu chiến sự xảy ra trên lãnh thổ Nhật Bản.
Những người ủng hộ vũ khí nguyên tử lý luận tiếp, chính phủ Nhật Bản đã huy động một cuộc chiến tranh tổng lực, thường dân gồm cả phụ nữ và trẻ em phải làm việc trong các nhà máy, cơ sở quân sự và phải chiến đấu chống lại lực lượng đổ bộ. Linh mục John A. Siemens, giáo sư triết học hiện đại ở Đại học Thiên chúa Tokyo và là một nhân chứng của vụ nổ nguyên tử ở Hiroshima viết:
"Chúng tôi đã tranh luận với nhau về tính đạo đức của việc sử dụng vũ khí này. Một số người cho rằng nó cũng tương tự như sử dụng khí độc chống lại dân thường. Một số khác có quan điểm rằng trong cuộc chiến tranh tổng lực mà nước Nhật thực hiện, không có khác biệt giữa dân thường và binh lính, và quả bom tự nó là công cụ hiệu quả chấm dứt đổ máu, buộc nước Nhật đầu hàng và nhờ đó tránh được sự tàn phá khủng khiếp. Điều đó có vẻ hợp lý theo tôi – người ủng hộ lý luận rằng về nguyên tắc, chiến tranh không thể coi là chống lại dân thường khi đó là chiến tranh tổng lực". Một số người còn nhấn mạnh tầm quan trọng chiến lược của Hiroshima là tổng hành dinh của tư lệnh Tập đoàn quân số 2, và Nagasaki – trung tâm sản xuất đạn được chủ chốt.
Trong bài phát biểu trước nhân dân Nhật Bản về lý do đầu hàng, Thiên hoàng đặc biệt đề cập đến hai quả bom nguyên tử, tuyên bố rằng tiếp tục chiến tranh chỉ mang lại "sự tàn phá và sụp đổ hoàn toàn của quốc gia Nhật Bản".
Nhà sử học của Mỹ Richard B Frank đưa ra trong cuốn sách Downfall phát hành năm 1999. Ông khẳng định:
"Sẽ chỉ là ảo tưởng nếu cho rằng chiến tranh có thể kết thúc trước khi Mỹ dùng tới bom nguyên tử". David McCullough lại muốn tìm một sự giải thích thực tế đối với động cơ của Truman.
"Làm thế nào mà một vị tổng thống, hoặc những người có trách nhiệm, có thể trả lời nhân dân Mỹ... nếu sau khi mất một biển máu để xâm chiếm Nhật Bản, người Mỹ mới biết rằng thứ vũ khí có khả năng chấm dứt cuộc chiến đã được chế tạo xong từ giữa mùa hè và không được sử dụng?".
 

SIDECAR

Xe điện
Biển số
OF-20224
Ngày cấp bằng
21/8/08
Số km
2,223
Động cơ
522,230 Mã lực
Nơi ở
ĐƯỜNG ĐẮT NHẤT HÀNH TINH
Website
www.facebook.com
Vấn đề là năm 45 thằng Mẽo đã đẽo được cục bom nguyên tử, mà giờ bao nhiêu nước (Iran, bắc hàn, ...) tập trung toát mồ hôi mà không được lấy 1 quả, thật là vãi chưởng.
Hơn nữa, nhìn bọn Nhật từ năm ấy, nhà cao tầng của nó đã mọc kín thành phố chẳng khác nào HN mình giờ, thế mà sau hơn 40 năm phát triển theo đường lối vòng vèo, ta vẫn chưa được như nó năm 45, chưa đục đẽo được cái gì ra hồn.
Thật là buồn và xấu hổ. :(
cụ hơi ngộ nhận rồi. Ngừoi thuyết phục tổng thống mỹ làm bom nguyên tủ là ANXTANH . Ông ý cho rằng để tạo ra 1 nơtron để bắn phá hạt nhân nguyên tủ uảnium 235 đã khó , việc phải tạo ra số nơ tron đủ để có phản ứng dây chuyền là không thể thực hiện đựoc .Thế nên khi chế được bom NT rồi thì ÃNHTANH ân hận và lại đề nghị ko sử dụng ... ( có hàng ngàn kỹ sư , hang trăm nhà khoa học và giáo sư mới làm ra 1 lò phản ứng hạt nhân ở sân vận động chicago để thử , phải mất hàng năm trời để điều chế uranium 235 chất kích hoạt ra nơtron và plutoni đủ để làm bia bắn phá cho phản ứng nguyên tử . Phải sang angola để lấy quặng urani , và tốn vài tỷ đô la thời đó Và kể cả phải nhờ cách ly toàn bộ kiến thức về phản ứng nhiệt hach của con gái và con rể của Mari curi ở châu âu ... tất cả chỉ để chạy đua làm ra bom nguyên tử trứoc Đức , thì mới làm ra 3 quả bom ( 1 để thử 2 để đập nhật ) .... chả có gì buồn và xấu hổ khi ko làm được bom n tử cụ ợ
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top