Quản lý, Kinh doanh và Tầm nhìn quốc gia chán quá nhỉ. Với quốc gia 100 triệu dân cần sớm có 25 đường truyền cáp quang kết nối thế giới. Đó là mới bằng Philippines, Malaysia thôi. Mà Philippines là 1 nước nghèo.
Còn đặt mục tiêu 4.0 xây dựng trung tâm tài chính dịch vụ quốc tế thì cần 40 tuyến cáp nối với thế giới như Singapore.
View attachment 7661753
Cụ chém ẩu rồi. Vị trí VN phần miền Nam và nam trung bộ rất đẹp và rất thuận lợi để kết nối cáp quang biển. Xét về vị trí gần như là trung tâm của kết nối khu vực, thuận tiện hơn Thái, TQ, Campuchia, Myanma. Vị trí tốt để so sánh được với Malaysia, Philippines, Indonesia, Singapore về số tuyến cáp. Yếu kém là ở nguyên nhân năng lực.
Cụ so sánh mà không đề cập lịch sử, bối cảnh phát triển:
Thập niên 1990: Internet toàn cầu những năm 1990 phát triển và cơ bản do Mỹ tạo dựng, các kết nối quốc tế rộng đầu tiên là của các nhà mạng lớn của Mỹ và "đồng minh Mỹ" tạo dựng nên và đặt các điểm HUB Internet/Data center tập trung kết nối các khu vực, Châu Á có; Hong Kong, Nhật, Úc, Singapore, Philiipines,..... để "phân phối kết nối
(Giống như thời đó các hãng máý tính PC đều SX ở Malaysisa, Singgapore, Philippins...)
Khi đó VN còn chưa có Internet, đến mãi 2000 vẫn còn Dialup 32kbps, toobgr kết nối Internet quốc tế chỉ khoảng 3.000 Mbps
Thập niên 2000: Internet cũng vẫn như vậy, các điểm HUB Internet/Data center tập trung kết nối các khu vực, Châu Á có; Hong Kong, Nhật, Úc, Singapore, Philiipines, Malaysia. Ấn độ,.... để "phân phối kết nối.
Các nước đó có thế mạnh là HUB/điểm tập trung phân phối, theo các năm phát triển, họ chủ trì khởi sướng thành lập các Consortium kêu gọi các nhà mạng tham gia đóng góp tiền đầu tư các tuyến cáp đầu tư xây dựng các tuyến cáp qua biển để kết nối khắp các nước châu Á, và các HUB Interet chính vẫn là Hong Kong, Thái Lan, Nhật, Úc, Singapore, Philiipines, Malaysia. Ấn độ, EU.... để "phân phối kết nối".
Việt Nam, sớm và nhiều nhất là VNPT đã tham gia tất cả các tổ chức cáp biển quốc tế Consortium mà VNPT có thể sử dụng để góp tiền đầu tư, lấy phần sử dụng dung lượng trên các tuyến SMW, APG, AAE-1/2, IA, AAG,... để kết nối mạng Internet VN/VNPT với các HUB Interet chính vẫn là Hong Kong, Thái Lan, Nhật, Úc, Singapore, Philiipines, Malaysia. Ấn độ, EU.... đảm bảo ngắn về quãng đường, trực tiếp với các mạng Internet lớn nhất thế giới.
Tất cả các Consortium đến nay đều có nhiều nhà mạng/nhiều nước cùng tham gia góp vốn đầu tư xây dựng và sử dụng, không có 1 nhà mạng, 1 nước nào tự xây dựng được vì nó liên quan chi phí, chủ quyền lãnh thổ/biển, các đặc quyền, lợi ích kinh tế,....
Như thế, so với Philippines, Singapore, Malaysia thôi, thì Internet VN:
- Chậm phát triển, chậm tham gia hơn 25 năm
- VN không là điểm đặt HUB phân phối k/n Internet của các ông trùm phân phối kết nối Intetnet nên chỉ tham gia các Consortium có hướng tuyến kết nối qua vùng biển hoặc gần VN để rẽ nhánh về VN để VN sử dụng cho chỉ VN.
Còn về sự phát triển/tốc độ truyền tải/dung lượng kết nối:
- Năm 2000, VN có truy nhập Dialup (cáp đồng) tốc độ 32 kb/s/thuê bao, kết nối quốc tế 3.000 Mb/s
- Năm 2022, VN đã có truy nhập Fiber cáp quang tốc độ 1.000 Mbps/thuê bao, kết nối quốc tế 30 Tb/s = 30.000 Gbps = 30.000.000 Mb/s
==> sau 22 năm thi kết nối và tốc độ đã tăng 30.000 lần để phục vụ các thượng đế vào Face, Youtube đấy cụ ạ
Còn có 10 hay 20 tuyến cáp khác nhau thì nó phải có cơ hội/ có các tổ chức nó gom nhiều nước vào nó đầu tư, xin chủ quyền đi qua,.... thì mới tham gia cùng và sử dụng được,
Còn VN đầu tư thì chỉ có thể từ biển Móng cái đến Biển Cà mau, hoặc sang vịnh Bắc bộ TQ thôi,...