VN chưa tự triển khai được tuyến cáp nào, vì tự triên khai rất khó, chi phí triển khai/vận hành cực kỳ đắt đỏ và phức tạp vì nó đi qua nhiều vùng biển của nhiều nước khác nhau để kết nối với các Hub Internet/đại bản doanh các Dịch vụ trên Internet đều ở tại các nước lớn như Mỹ, Nhật, Hàn, Sing, HongKong, Châu Âu, Ấn....
Tất cả các tuyến cáp hiện có thì các nhà mạng VT lớn của VN như VNPT, Viettel chỉ được tham gia góp vốn đầu tư, chia sẻ chia phí vận hành vào/với các Consortium và được chia sẻ dung lượng tuyến để sử dụng.
Các Consortium trụ sở ở nước ngoài, hoạt động theo cơ chế tập thể các thành viên tham gia góp vốn đầu tư,... nên có sự cố xảy ra thì phải theo chính sách xử lý của consortium, và phải thuê các công ty sửa chữa cáp biển có tàu/nhân lực chuyên dụng để được vào vùng chủ quyền, dò tìm và sửa, hàn cáp ở biển,... chứ VN cũng không tự ý/không đủ khả năng đi tìm chỗ đứt và sửa được,...
Do vậy mà việc xử lý sự cố mất nhiều thời gian,... hơn chúng ta nghĩ nhiều lần.
P/A kết nối Internet VN đi quốc tế chỉ có 3 loại hình chính:
1- Kết nối qua Vệ tinh: chi phí cực đắt đỏ, tốc độ rất thấp, độ trễ cực cao,... thời gian sử dụng ngắn (vòng đời thiết kế chỉ được 15 năm).
VN có 2 quả vệ tinh:
+ Dung lượng max 30 bộ phát đáp / quả, tốc độ max 36 Mbit/ bộ phát đáp ==> tổng max dung lượng được 2,2 Gbit/s cho 2 quả.
+ Chi phí đầu tư ban đầu: cỡ 4.500 tỷ / quả, 2 quả 9.000 tỷ, sử dụng max 15 năm ==> 600 tỷ / năm cho dung lượng 2,1Gbps.
==> Ví dụ mỗi nhà mạng kết nối Internet quốc tế cỡ 3 Tbits = 3.000 Gbps ==> cần 3.000 /1,1 = 2.727 quả vệ tinh ==> cần đầu tư 2.727 quả x 4.500 tỷ = ??? tỷ / 15 năm
+ Ngoài ra còn phải chi phí Vận hành hàng năm, cỡ trăm tỷ / quả / năm
2- Kết nối qua Cáp đất liền:
+ VN có cáp đất liên kết nối qua Trung Quốc ==> chi phí cao, TQ chặn nhiều cổng/dịch vụ, và kết nối thì ngang chui đầu bụi rậm,...
+ VN có kết nối qua Lào, Campuchia: 2 nước này mạng Internet còn rất kém, VN còn phải tài trợ/cho thuê kết nối Internet VN để đi quốc tế, và nếu có kết nối thì Lào/Cam đó thì cũng chỉ kết nối qua Thái Lan, Trung Quốc không biết két nối đi đâu nữa,... để kết nối đến các Hub Internet/đại bản doanh các Dịch vụ trên Internet đều ở tại các nước lớn như Mỹ, Nhật, Hàn, Sing, HongKong, Châu Âu, Ấn Độ....
3- Kết nối qua Cáp quang Biển: lựa tuyến cáp đi vùng biển/tuyến như thế nào, qua các điểm/các thành viên,... dung lượng, chi phí,.... đều phải qua các Consortium được thành lập, kêu gọi các thành viên tham gia là các Nhà cung cấp Internet ở các nước cùng tham gia để khảo sát, lựa chọn p/a, đầu tư x/d, góp vốn, chia sẻ chi phí vận hành hàng năm,... để được lấy dung lượng sử dụng kết nối/kinh doanh,...
Các Nhà mạng phải trả như sau:
- Chi phí đầu tư, góp vốn tùy theo tuyến, dung lượng,... nhiều chục đến vài trăm triệu USD, tùy tuyến cáp
- Chi phí Vận hành khai thác Hàng năm: sẽ phải trả chi phí vận hành khai thác cỡ 100 đến 200 tỷ / năm
- Chi phí kết nối với các Hub Internet/NCC các Dịch vụ trên Internet đều ở tại các nước lớn như Mỹ, Nhật, Hàn, Sing, HongKong, Châu Âu, Ấn Độ...., lưu lượng trao đổi phải chi phí cỡ 500 đến 1.500 tỷ / năm tùy tốc độ vài Gigabit/s đến vài chục Tbit/s
- Chi phí sửa chữa khắc phục sự cố,... chia sẻ theo sự vụ sự cố.