[Funland] Sự loạn luân thời La mã và Ai cập cổ đại ?

tranthanhhaist

Xe tăng
Biển số
OF-803756
Ngày cấp bằng
9/2/22
Số km
1,095
Động cơ
143,193 Mã lực
Bồ câu theo nghiên cứu là không bị thoái hoá giống do cận huyết, mà vụ giao phối cận huyết cũng phổ biến ở loài này luôn.
 

Tom8885

Xe hơi
Biển số
OF-848660
Ngày cấp bằng
27/2/24
Số km
137
Động cơ
889 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Giờ em mới biết mấy vụ này, chắc thời đó chưa có môn sinh học
 

beef mập

Xe buýt
Biển số
OF-809320
Ngày cấp bằng
24/3/22
Số km
631
Động cơ
37,743 Mã lực
Nơi ở
Vietnam 🇻🇳
bí ẩn văn minh nhân loại về cái gọi là " trí tuệ" dần được vén màn rồi à?
chứ em đã suy luận xong cái này từ xưa và không ngoài dự đoán là họ từ từ phát hiện ra bí mật. :)
Ai Cập đi về tử thần,còn Ấn Độ đi về sinh thần.
 
Chỉnh sửa cuối:

cuongkilo

Xe tăng
Biển số
OF-368459
Ngày cấp bằng
28/5/15
Số km
1,278
Động cơ
285,113 Mã lực
Cá 7 màu (thời 8x em ở ngoài bắc thì nó có tên là cá mây chiều hoặc thái hà) thường được thả ở các hồ hẹp, các bể trồng cây cảnh có nước để chống lăng-quăng/bọ gậy. Lúc đầu thả vài con sau đấy phát triển nhanh kinh khủng nhưng cuối cùng thì chết hết do thoái hóa.
View attachment 8387548
Không liên quan đến chủ đề của thớt, cụ cho em hỏi sao lại gọi con 7 cá bảy màu là cá Thái Hà à cụ.
 

matizvan2009

Xe ba gác
Biển số
OF-42690
Ngày cấp bằng
8/8/09
Số km
21,660
Động cơ
757,612 Mã lực
Không liên quan đến chủ đề của thớt, cụ cho em hỏi sao lại gọi con 7 cá bảy màu là cá Thái Hà à cụ.
Nick kia cũng của em (nick này bị xì hơi).
Cái này em cũng không biết nữa. Hồi nhỏ em ở MB, 9 tuổi (thời 8x) em đã đi vào MT rồi nên em nhớ mang máng thế. Không biết sau này các cụ ở ngoài đấy có còn gọi tên là thái hà không. Mây chiều thì có thể đoán là cái đuôi cá đực nó đẹp, nhìn như mây buổi chiều
 

Oteconde

Xe buýt
Biển số
OF-415808
Ngày cấp bằng
10/4/16
Số km
901
Động cơ
8,442 Mã lực
Tuổi
39
Đúng thế. Cái gì cũng có 2 mặt.
- Giao phối xa thì sẽ tạo nhiều biến dị, là động lực của tiến hóa. Nhóm này sẽ có nhiều khả năng thích nghi với sự thay đổi môi trường sống hơn.
- Giao phối cận huyết sẽ sàng lọc tính trạng tốt hơn, tạo được sự "thuần chủng" cao hơn nhưng ít có biến dị, khó thích nghi khi điều kiện sống thay đổi.
Ở cái Loạn luân thì có mấy hướng phân tích, ngay cả phương tây (hay được gọi là văn minh hiện đại) cũng có rất nhiều tranh cãi.
1. Về di truyền học: Loài người thì khác loài vật, nên không để chọn lọc tự nhiên như con thú, con vật được, vì vậy cần hạn chế sinh sản đối với trường hợp loạn luân. --> vote cấm loạn luân. Để biện luận cho vấn đề 1, thì có đội là bảo là tao loạn luân nhưng ko sinh con, hoặc trước sinh con tao sàng lọc gen rồi (dạng như xét nghiệm tránh bị bệnh Đao, hay các dị tật rồi thì sao?) thì có ảnh hường gì đâu? loạn luân vẫn ok chứ? Nghĩa là nếu giải quyết được các vấn đề về di truyền, thì có được loạn luân không?
2. Về đạo đức, thì đa số các quốc gia và văn hóa trên thế giới đều cấm, phản đối việc loạn luân, nhiều văn hóa phản đối hôn nhân cận huyết. (tuy nhiên định nghĩa cận huyết ở mỗi nước cũng khác nhau). Về cơ bản các nước đều cấm, loạn luân Ông - Bà - Bố - Mẹ - Con là bị cấm. Nhưng anh em họ thì tùy mỗi nơi có thể khác nhau.
3. Về Luật pháp: nhiều nước ra quy định Pháp luật rõ ràng để cấm Loạn luân. Nhưng một số nước - cả ở phương Tây, thì chưa có quy định Luật rõ ràng về vấn đề này. ở đây có 2 quan điểm: 1 là bảo vệ trẻ em, bảo vệ hôn nhân gia đinh. và 2 là bảo vệ quyền tự do cá nhân. Về quyền tự do cá nhân, nhiều nước có quan điểm ủng hộ cả hôn nhận đồng giới, dị giới... nên vấn đề loạn luân không có quy định (đơn giản là hiểu nếu anh đủ 18 tuổi, anh tự quyết định hành vi của mình, và không gây ảnh hưởng đến cộng đồng, đến người khác thì không sao, kệ anh làm gì thì làm, nghĩa là kệ hành vi tính dục của anh, miễn là anh và đối tác của anh đủ tuổi, tự nguyện và tự chịu trách nhiệm với hành vi của mình - anh có thể QHTD đồng giới, khác giới, tập thể, loạn - kẹ m. anh, nhưng đừng vi phạm luật pháp khác là được).
4. Thực tiễn: Thực tế trong quá khứ trên thế giới, VN, TQ, HQ, Nhật, Đức, Pháp, Tây Ban Nha, Nga Châu phi... từ dân thường đến vua chúa (thường vua chúa nhiều hơn, do quan điểm bảo vệ lợi ích, tài sản, ngai vàng) đều có hiện tượng này. Nhưng hiện tại là có nhiều nước đã ngày càng nghiêm, ra quy định luật cấm rõ ràng về vấn đề này.
 

patuana76

Xe container
Biển số
OF-45436
Ngày cấp bằng
4/9/09
Số km
5,460
Động cơ
53,251 Mã lực
Nơi ở
Soul Club & VVOF
Ở cái Loạn luân thì có mấy hướng phân tích, ngay cả phương tây (hay được gọi là văn minh hiện đại) cũng có rất nhiều tranh cãi.
1. Về di truyền học: Loài người thì khác loài vật, nên không để chọn lọc tự nhiên như con thú, con vật được, vì vậy cần hạn chế sinh sản đối với trường hợp loạn luân. --> vote cấm loạn luân. Để biện luận cho vấn đề 1, thì có đội là bảo là tao loạn luân nhưng ko sinh con, hoặc trước sinh con tao sàng lọc gen rồi (dạng như xét nghiệm tránh bị bệnh Đao, hay các dị tật rồi thì sao?) thì có ảnh hường gì đâu? loạn luân vẫn ok chứ? Nghĩa là nếu giải quyết được các vấn đề về di truyền, thì có được loạn luân không?
2. Về đạo đức, thì đa số các quốc gia và văn hóa trên thế giới đều cấm, phản đối việc loạn luân, nhiều văn hóa phản đối hôn nhân cận huyết. (tuy nhiên định nghĩa cận huyết ở mỗi nước cũng khác nhau). Về cơ bản các nước đều cấm, loạn luân Ông - Bà - Bố - Mẹ - Con là bị cấm. Nhưng anh em họ thì tùy mỗi nơi có thể khác nhau.
3. Về Luật pháp: nhiều nước ra quy định Pháp luật rõ ràng để cấm Loạn luân. Nhưng một số nước - cả ở phương Tây, thì chưa có quy định Luật rõ ràng về vấn đề này. ở đây có 2 quan điểm: 1 là bảo vệ trẻ em, bảo vệ hôn nhân gia đinh. và 2 là bảo vệ quyền tự do cá nhân. Về quyền tự do cá nhân, nhiều nước có quan điểm ủng hộ cả hôn nhận đồng giới, dị giới... nên vấn đề loạn luân không có quy định (đơn giản là hiểu nếu anh đủ 18 tuổi, anh tự quyết định hành vi của mình, và không gây ảnh hưởng đến cộng đồng, đến người khác thì không sao, kệ anh làm gì thì làm, nghĩa là kệ hành vi tính dục của anh, miễn là anh và đối tác của anh đủ tuổi, tự nguyện và tự chịu trách nhiệm với hành vi của mình - anh có thể QHTD đồng giới, khác giới, tập thể, loạn - kẹ m. anh, nhưng đừng vi phạm luật pháp khác là được).
4. Thực tiễn: Thực tế trong quá khứ trên thế giới, VN, TQ, HQ, Nhật, Đức, Pháp, Tây Ban Nha, Nga Châu phi... từ dân thường đến vua chúa (thường vua chúa nhiều hơn, do quan điểm bảo vệ lợi ích, tài sản, ngai vàng) đều có hiện tượng này. Nhưng hiện tại là có nhiều nước đã ngày càng nghiêm, ra quy định luật cấm rõ ràng về vấn đề này.
Đang phân tích sang hướng khoa học, bác lại bẻ về hướng xã hội học :D
 

cuongkilo

Xe tăng
Biển số
OF-368459
Ngày cấp bằng
28/5/15
Số km
1,278
Động cơ
285,113 Mã lực
Nick kia cũng của em (nick này bị xì hơi).
Cái này em cũng không biết nữa. Hồi nhỏ em ở MB, 9 tuổi (thời 8x) em đã đi vào MT rồi nên em nhớ mang máng thế. Không biết sau này các cụ ở ngoài đấy có còn gọi tên là thái hà không. Mây chiều thì có thể đoán là cái đuôi cá đực nó đẹp, nhìn như mây buổi chiều
Hồi nhỏ em cũng hay chơi cá , nhưng chưa bao giờ nghe thấy tên cá Thái Hà. Hôm nọ ngồi nhậu vs ông anh nhắc lại chuyện hồi nhỏ ,ông ý có nhắc đến tên con cá Thái Hà.Mà e trêu ông ý làm gì có loại cá đấy.Nay cụ nhắc lại hóa ra có 1 loại cá tên lad Thái Hà thật
 

tvu732

Xe tăng
Biển số
OF-708234
Ngày cấp bằng
21/11/19
Số km
1,002
Động cơ
103,285 Mã lực
Trung Quốc xưa chỉ cấm người trong cùng họ lấy nhau (đằng nội), nhưng người khác họ như anh em con dì, con cô con cậu vẫn có thể lấy nhau. Thời Xuân thu, vụ nàng Văn khương chắc là điển hình.
Em vẫn thắc mắc chuyện tại sao chỉ cấm lấy nhau đằng nội. Hồi trước em cứ tưởng từ thời Khổng Tử bên ấy đã biết tác hại của hôn nhân cận huyết, nhưng về sau đọc thấy chỉ cấm đằng nội thì em nghĩ chắc do văn hóa/cấu trúc quyền lực gia đình như thế nào đó chứ đâu phải do hiểu về sinh học?
 

Nov

Xe điện
Biển số
OF-729257
Ngày cấp bằng
15/5/20
Số km
2,122
Động cơ
1,029,328 Mã lực
Em vẫn thắc mắc chuyện tại sao chỉ cấm lấy nhau đằng nội. Hồi trước em cứ tưởng từ thời Khổng Tử bên ấy đã biết tác hại của hôn nhân cận huyết, nhưng về sau đọc thấy chỉ cấm đằng nội thì em nghĩ chắc do văn hóa/cấu trúc quyền lực gia đình như thế nào đó chứ đâu phải do hiểu về sinh học?
Cấm lấy nhau đằng nội gốc rễ là từ cấm những người cùng họ lấy nhau từ thời Tây Chu, thời mà những người có họ giống nhau thường là cùng chung một gốc, có quan hệ huyết thống. Còn hôn nhân với các thị tộc khác có thể giúp củng cố quan hệ, củng cố vị thế, lãnh thổ, hạn chế xung đột.

Người xưa cũng ý thức về giống nòi, nhưng ko phải trên cơ sở di truyền học như hiện nay, mà do quan sát, đúc kết. Tuy nhiên, do "trọng nam khinh nữ" nên lại bị quan niệm sai lầm là đứa trẻ sinh ra có ảnh hưởng huyết thống từ người cha (đằng nội) nhiều hơn là từ người mẹ, nên sẽ xa với họ ngoại hơn. Vì vậy, hôn nhân giữa các biểu huynh đệ tỉ muội được chấp nhận.
 
Biển số
OF-811389
Ngày cấp bằng
23/4/22
Số km
511
Động cơ
51,595 Mã lực
Website
www.mocconghoa.com
Cái này theo quy luật tổ hợp gene trong di truyền thôi. Giả sử gene A trội khoẻ, a lặn yếu bệnh, thường trong cộng đồng thì A chiếm đa số, a thiểu số do tính chọn lọc tự nhiên. Giao phối cận huyết thì thường sẽ có nguy cơ hai người cùng mang gene lặn Aa + Aa -> AA, Aa, Aa, aa tức là 25% nguy cơ thành bệnh aa.

Giao phối không cận huyết thì nguy cơ được giảm thiểu vì phần đông dân số mang kiểu gene AA, nhưng vẫn có xác suất dính phải Aa khác dù không cùng huyết thống. Ví dụ điển hình là bệnh tan máu bẩm sinh, nếu hai vợ chồng cùng mang gene bệnh thì con sinh ra có 25% nguy cơ bệnh.

Trong thế giới động vật thì nó chả ngại, đứa nào bị bệnh thì tự bị đào thải thôi, dù có giao phối cận huyết thì vẫn còn 3/4 con khoẻ mạnh và đàn vẫn phát triển như bình thường, vẫn tiếp tục tiến hoá. Ví dụ thế hệ đầu bố mẹ đều là Aa tức là gene bệnh chiếm 50% thì thế hệ sau còn có ba AA,Aa,Aa tức là gene khoẻ A đã chiếm đa số.
Chọn lọc tự nhiên còn ở chỗ cá thể nào cũng phải tự kiếm ăn, nên nếu yếu là sẽ tự bị đào thải vì ...CHẾT ĐÓI, và yếu thì khỏi có quyền giao phối (truyền lại gen xấu).
Không như xã hội con người, yếu thì có thể được người khác nuôi. Không có việc bị chết đói. Và vẫn có quyền giao phối, nếu địa vị xã hội của cha mẹ cao hoặc rất cao (vua chúa). Và gen xấu lại tiếp tục lưu truyền.
Bi kịch cận huyết (loài người) cũng ở đó chăng?
À nhà em xưa có nuôi chim bồ câu thì thấy rằng 1 lứa chim đẻ 2 trứng, nếu là 1 trống 1 mái thì chúng sẽ là thành 1 cặp. Vậy loài chim được gọi là "hình ảnh của hòa bình" này loạn luân nặng luôn nhỉ?
 

tranthanhhaist

Xe tăng
Biển số
OF-803756
Ngày cấp bằng
9/2/22
Số km
1,095
Động cơ
143,193 Mã lực
Chọn lọc tự nhiên còn ở chỗ cá thể nào cũng phải tự kiếm ăn, nên nếu yếu là sẽ tự bị đào thải vì ...CHẾT ĐÓI, và yếu thì khỏi có quyền giao phối (truyền lại gen xấu).
Không như xã hội con người, yếu thì có thể được người khác nuôi. Không có việc bị chết đói. Và vẫn có quyền giao phối, nếu địa vị xã hội của cha mẹ cao hoặc rất cao (vua chúa). Và gen xấu lại tiếp tục lưu truyền.
Bi kịch cận huyết (loài người) cũng ở đó chăng?
À nhà em xưa có nuôi chim bồ câu thì thấy rằng 1 lứa chim đẻ 2 trứng, nếu là 1 trống 1 mái thì chúng sẽ là thành 1 cặp. Vậy loài chim được gọi là "hình ảnh của hòa bình" này loạn luân nặng luôn nhỉ?
Nuôi bồ câu thì phần con giống là khỏi lo cụ nhỉ.
 
Biển số
OF-811389
Ngày cấp bằng
23/4/22
Số km
511
Động cơ
51,595 Mã lực
Website
www.mocconghoa.com
Nuôi bồ câu thì phần con giống là khỏi lo cụ nhỉ.
Đúng rồi bác, và nó sinh sản nhanh lắm, trung bình 42 ngày là 1 lứa (đếm từ lúc nó đẻ trứng đển luc con chim con tập bay).
Nhà chỉ cần nuôi 1 cặp và 1 năm không chén con con và nói không bay/bị bắt/bị bắn mất, thì hình thành 1 đàn lớn rồi.
À các nghiên cứu khoa học chỉ ra, loại bồ cầu cũng hay ngoại tình lắm, nên nhiều khi con chim trống đang nuôi con của thằng khác :)) (vì chim bồ câu em thấy là cả 2 con trống và mái cùng nuôi con).
Chắc nó ngoại tình vì tình cảm và nhu cầu sinh lý:P (như con người) chứ chưa có ý thức hạn chế hôn nhân cận huyết và tăng cường chất lượng gen tốt???
 

Cún em

Xe buýt
Biển số
OF-573979
Ngày cấp bằng
14/6/18
Số km
705
Động cơ
145,516 Mã lực
Tuổi
45
Không liên quan đến chủ đề của thớt, cụ cho em hỏi sao lại gọi con 7 cá bảy màu là cá Thái Hà à cụ.
Nó tên là Thái Hà cũng tương tự như 7 màu hay cầu vồng. Vì chữ Thái Hà trong tiếng Trung nghĩa là ráng (chiều) rực rỡ, ánh sáng rực rỡ.
 

CCB

Xe tăng
Biển số
OF-857747
Ngày cấp bằng
22/4/24
Số km
1,214
Động cơ
28,591 Mã lực

matizvan2009

Xe ba gác
Biển số
OF-42690
Ngày cấp bằng
8/8/09
Số km
21,660
Động cơ
757,612 Mã lực

nguyenmanhtuan3

Xe tăng
Biển số
OF-314542
Ngày cấp bằng
4/4/14
Số km
1,181
Động cơ
306,360 Mã lực
Thực ra việc kết hôn cận huyết không chỉ thời nay do khoa học phát triển mới biết mà từ trc đây dù ko rõ nguyên nhân nhưng trong tư tưởng là không phù hợp rồi. Chỉ trừ những TH đặc biệt thôi
- hay xảy ra ở các gia đình hoàng tộc do họ ko muốn đế chế của mình phải chia với người khác
- hoặc các vùng quá ít người.
 

Dở người

Xe điện
Biển số
OF-492539
Ngày cấp bằng
27/2/17
Số km
2,210
Động cơ
220,948 Mã lực
QT, QT. Hai bố con lấy 2 chệ em NH và NB con vua Ne.
Cái này đâu phải loạn luân.
Loạn luân là quan hệ tình dục giữa những người cùng dòng máu, có quan hệ huyết thống.
2 cha con lấy 2 chị em thì giữa họ không có quan hệ huyết thống. Thậm chí về luật pháp cũng không cấm, kể cả luật phong kiến lẫn luật hiện hành, Tây hay ta.
Còn thế nào là loạn luân còn phụ thuộc vào quan điểm của từng xã hội. Việt Nam cấm kết hôn giữa những người có cùng dòng máu 3 đời, bất kể nội ngoại. Có quốc gia chỉ cấm ông bà- cha mẹ- con, họ hàng thì vẫn được lấy nhau hợp pháp.
Về sinh học thì nên lai xa, tránh trùng huyết. Chăn dê chăn thỏ còn phải thay đực liên tục nữa là người.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top