- Biển số
- OF-43193
- Ngày cấp bằng
- 13/8/09
- Số km
- 976
- Động cơ
- 474,090 Mã lực
SO SÁNH MIG-21 TỐT NHẤT.
Như chúng ta đều biết thì Mig-21 được thiết kế và sản xuất đầu tiên bởi Liên Xô. Sau đó tùy theo độ tin cây và mối quan hệ chiến lược mà Liên Xô đã chuyển giao công nghệ sản xuất Mig-21 cho Trung Quốc, Tiệp Khắc và Ấn Độ.
Câu trả lời cho câu hỏi bên trên thật đáng ngạc nhiên và bất ngờ, đó chính là Trung Quốc. Tuy nhiên điều này cũng dễ lý giải khi biết rằng trong khi tất cả các nước đã ngừng sản xuất và thậm chí là ngừng vận hành Mig-21từ rất lâu thì hiện nay TQ vẫn đang tiếp tục phát triển / nâng cấp / sản xuất Mig-21 để sử dụng và xuất khẩu.
Lâu nay vẫn tồn tại quan niệm rất sai lầm rằng J-7, Mig-21 do TQ sản xuất, có chất lượng và trang bị yếu kém và chẳng thể sánh được với Mig-21Bis, phiên bản sau cùng do Liên Xô sản xuất. Điều này chỉ đúng nếu tính các phiên bản được sản xuất từ đầu những năm 1990 trở về trước, trước khi phiên bản J-7E ra đời và đi vào phục vụ cho KQ và HQ TQ. Chưa kể là sau đó TQ lại tiếp tiếp tục nâng cấp / phát triển phiên bản J-7G dùng cho nội địa và F-7PG dùng cho xuất khẩu. Chúng ta hãy cùng xem xét để tìm hiểu tại sao J-7E, J-7G và F-7PG lại được đánh giá là tốt hơn Mig-21Bis.
Phiên bản J-7E: Được TQ thiết kế sản xuất và đưa vào vận hành từ đầu những năm 1990. Có thể nói, phiên bản này đã thể hiện được phần nào sự đóng góp về mặt thiết kế của TQ thay vì chỉ rập khuôn 100% Mig-21 của Liên Xô như các phiên bản trước đó.
- Về thiết kế bên ngoài : Thân của J-7E đã quay lại kiểu thiết kế của Mig-21F-13 đời đầu với mũi và sống lưng thon nhỏ sau khi phiên bản J-7D trước đó, sao chép từ Mig-21Bis, tỏ ra là một phiên bản thất bại với chỉ 32 chiếc được sản xuất. Thiết kế này nhằm tăng tính khí động học của máy bay cũng như cải thiện khả năng quan sát của phi công về phía sau trong trường hợp không chiến quần vòng
Thân của J-7E với mũi và sống lưng thuôn nhỏ
Tương tự như Mig-21F-13 đời đầu
Tuy nhiên thay đổi quan trọng nhất của J-7E chính là cặp cánh chính được thiết kế lại. TQ đã thuê 1 trường ĐH ở Châu Âu thiết kế cho J-7E một cặp cánh có dạng Double-delta (2 hình delta nối nhau) tương tự như cánh máy bay Sukhoi Su-15. Phần gốc cánh vẫn giữ góc 57 độ như cánh Mig-21 cũ còn phần cánh bên ngoài được sửa lại thành góc 42 độ. Tổng cộng diện tích của cánh mới lớn hơn cánh cũ là 8%. Với thiết kế cánh này, J-7E đã rút ngắn được quãng đường cần thiết cho việc cất hạ cánh cũng như cải thiện được tính linh hoạt, tính cơ động và khả năng thao diễn của máy bay tới 42% ???
Cánh dạng double-delta
- Về trang bị bên trong : J-7E được trang bị máy tính quản lý dữ liệu bay, hệ thống dẫn đường chiến thuật (TACAN), hệ thống GPS, radar định tầm, cảm biến cảnh báo khi bị radar đối phương khóa (RWR), màn hình hiển thị HUD, đạn sáng+bột kim loại gây nhiễu tên lửa đối phương,....
Buồng lái J-7E với HUD
Đạn sáng+bột kim loại gây nhiễu được gắn phía sau ngay bên dưới động cơ
- Về trang bị vũ khí : J-7E có thể mang 4 tên lửa tầm nhiệt PL-5 hoặc 2 tên lửa PL-8 / PL-9 (cải tiến từ PL-8). Đây là loại tên lửa được TQ sản xuất dưới sự chuyển giao công nghệ tên lửa Python-3 của Israel và có sao chép thêm từ tên lửa AIM-9 của Mỹ. Nó có góc dò từ 30 - 40 độ và tầm bắn từ 0.5 - 15 km. Ngoài ra J-7E được trang bị 1 súng 30mm, tương tự loại Gsh-30-1 của Nga, với 60 đạn.
Tên lửa PL-5
Tên lửa PL-8
Tên lửa PL-9
Vị trí bố trí súng 30mm
Phiên bản F-7PG: Đây là phiên bản xuất khẩu phát triển từ J-7E với hệ thống trang thiết bị điện tử được nâng cấp bao gồm:
- Radar đa năng Grifo-PG của Italia với khả năng tìm kiếm / theo dõi 1 mục tiêu ở khoảng cách 57km / 37km. Đây là phiên bản radar giản lược của Italia sản xuất dành cho chiếc AMX của mình và chào hàng cho TQ để gắn trên chiếc JF-17.
- Hoặc khách hàng có thể lựa chọn radar SY-80 do chính TQ sản xuất tuy có tính năng thấp hơn radar Grifo-P nhưng rẻ hơn rất nhiều. Nó có khả năng tìm kiếm / theo dõi 1 mục tiêu ở khoảng cách 30km / 26km
- Điều khiển máy bay / vũ khí theo kiểu HOTAS với màn hình màu hiển thị dạng CRT và HUD.
- Máy tính quản lý dữ liệu bay mới cùng với hệ thống dẫn đường chiến thuật (TACAN).
- Kính chắn gió là loại 1 miếng thay vì 3 miếng như J-7E
- Về vũ khí, F-7PG có trang bị tương tự J-7E. Tuy nhiên nó được gắn 2 súng 30mm với tổng cộng 120 đạn thay vì chỉ 1 súng và 60 đạn như J-7E. Việc này có lẽ là nhằm tăng khả năng tấn công mặt đất cũng như khả năng không chiến quần vòng bằng súng của máy bay.
F-7PG với 1 súng 30mm gắn thêm bên mạn phải và 2 tên lửa PL-9
Pakistan được cho là đã đặt hàng 57 máy bay loại này để đối trọng với Mig-21 Bison của Ấn Độ. Các khách hàng khác là Namibia, gọi là F-7NM; Banglades, gọi là F-7BG; Nigieria gọi là F-7NI; Srilanka, gọi là F-7SG và cả BTT, gọi là F-7NK ???
Tuy nhiên các thông tin cho rằng, các máy bay loại này đều được gắn radar SY-80 thay vì Grifo-PG. Lý do có thể là do máy bay trang bị radar Grifo-PG có giá thành cao hơn 2 mil usd, bằng giá sản xuất của 1 chiếc J-7E với trang bị cơ bản và được cho là không tương xứng với 1 máy bay dựa trên thiết kế đã quá cũ như Mig-21. Về mặt lý thuyết thì vối các radar này thì F-7PG có khả năng dẫn bắn được 1 số loại tên lửa đối không / đối biển tầm trung ngoài tầm nhìn. Tuy nhiên không thấy bất kỳ tài liệu nào đề cập tới khả năng này cũng như loại tên lửa tương thích ngoài các loại tầm nhiệt PL-5/8/9.
F-7PG của Pakistan
F-7BG của Banglades
Phiên bản J-7G : Tiếp theo sự thành công của phiên bản F-7PG dành cho xuất khẩu, TQ tiếp tục nâng cấp và cho ra đời phiên bản J-7G dùng cho nội địa. Nó có trang bị tương tự như F-7PG nhưng có một số tính năng khác biệt hoặc cao cấp hơn sau:
- Radar: J-7G sử dụng lọai radar KLJ-6E Falcon, chỉ có chức năng định tầm / đo lường mục tiêu thay vì có khả năng tìm kiếm / theo dõi mục tiêu như radar Grifo-PG hay SY-80. Đây là loại radar sao chép từ radar E/LM-2001 được Israel gắn trên Mig-21 Lancer-A, phiên bản tấn công mặt đất của Romania. Điều này có thể xuất phát từ việc TQ không cần thiết phải trang bị tính năng này cho J-7G vì họ đã có các máy bay khác đảm nhiệm việc không chiến ngoài tầm nhìn hoặc chống tầu chiến. Thêm nữa J-7E/G chỉ là giải pháp rẻ tiền, được sử dụng phối hợp theo chiến thuật "cao-thấp" với J-10 và J-11 trong khi chờ JF-17 được đưa vào sản xuất hàng loạt với số lượng đủ để thay thế toàn bộ J-7.
Radar KLJ-6E Falcon trong chóp mũi của J-7G
- HMS: Kính ngắm trên mũ phi công do TQ tự sản xuất dựa trên sự giúp đỡ / chuyển giao công nghệ của israel. Đây có thể nói là bước tiến vượt bậc khi phi công có thể sử dụng nó để điều khiển hướng tìm mục tiêu của tên lửa tầm nhiệt PL-8/9 trong không chiến tầm gần.
- Cockpit: Buồng lái với HUD và màn hình hiển thị mới, trang bị thêm hệ thống nhận diện bạn thù và hệ thống dẫn đường quán tính INS.
Phiên bản J-7G2: Đây là phiên bản J-7G nhưng được trang bị động cơ WP-14 Kunlun với sức đẩy 75KN, có công suất / hiệu suất tiêu cao hơn loại WP-13 cũ với sức đẩy 60KN trang bị trên các phiên bản trước.
Ngoài ra còn có 1 số thông tin nói rằng, J-7G2 cũng được trang bị 2 thùng nhiên liệu hòa nhập khí động (CFT) ốp vào 2 bên thân ở trên cánh chính. Tuy nhiên thông tin này có vẻ không đáng tin bởi việc này không đơn giản chút nào.
Hình 3D của J-7G2 với 2 CFT
SO SÁNH J-7E/G, F-7PG VỚI MIG-21 BIS VÀ MIG 21 BISON TẠI THỜI ĐIỂM HIỆN NAY
Có thể nói, các phiên bản J-7E/G và F-7PG hơn hoặc chí ít là ngang bằng Mig-21 Bis nguyên bản ở mọi phương diện từ tính linh hoạt, khả năng thao diễn, trang thiết bị điện tử, hệ thống phòng vệ và hỏa lực.
Còn so với Mig-21 Bison của Ấn, chúng ta xét tối các yếu tố sau:
1 - Không chiến ngoài tầm nhìn và khả năng tấn công các mục tiêu trên mặt đất / chống tầu chiến: Rõ ràng là ở phương diện này, Mig-21 Bison, được trang bị radar đa năng Kopyo-21 với các chế độ khác nhau dành cho đối không, đối đất và đối biển, vượt trội hoàn toàn.
Mig-21 Bison có khả năng dẫn bắn tên lửa đối không tầm trung R-77, tên lửa chống tầu Kh-35 và bom quang học KAB-500KR. Trong khi đó khả năng dẫn bắn các loại vũ khí tương tự này của F-7PG, dù được gắn radar Grifo, vẫn là dấu hỏi. J-7E và J-7G thì chắc chắn là không thể rồi.
Bison với R-77 và Kopyo-21 sẽ bảo đảm quyền "thấy trước - bắn trước - tiêu diệt trước" trước J-7E/G, F-7PG.
2 - Không chiến trong tầm nhìn và quần vòng: Có thể nói là ở phương diện này, J-7E/G chiếm ưu thế bởi khả năng linh hoạt và thao diễn cũng như là tải trọng tối đa G hơn hẳn Mig-21 Bison. Dù được nâng cấp, gia cố kéo dài tuổi thọ khung sườn thì về cơ bản nó vẫn dựa trên thiết kế Mig-21 Bis cũ được Ấn sản xuất và sử dụng từ những năm 70 - 80 của thế kỷ trước. Thêm vào nữa J-7G cũng được trang bị kính ngắm trên mũ phi công khiến khả năng dẫn bắn tên lửa PL-8/9 nhanh và hiệu quả hơn.
Ưu thế của Mig-21 Bison nằm ở chỗ nó được trang bị tên lửa tầm nhiệt R-73 của Nga, một trong 2 loại tên lửa tiến tiến nhất hiện nay cùng với Python-5 của Israel. Với tầm bắn nhỉnh hơn, góc dò rộng hơn, sự kết hợp của R-73 với kính ngắm trên mũ phi công khiến Mig-21 Bison có thể tiêu diệt J-7E/G trước khi bị nó tiếp cận đủ gần.
2 - Trang thiết bị điện tử và hệ thống phòng vệ bản thân: Ở phương diện này, Mig-21 Bison toàn diện hơn J-7EG và F-7PG về mọi mặt. Nó được cấu thành từ các trang thiết bị của Nga, Pháp và Israel. Đó còn chưa kể là nó được cho là đã được sơn phủ lớp sơn có khả năng làm giảm diện tích phản xạ radar xuống hàng chục lần so với Mig-21 Bis nguyên bản vốn có RCS tương đương J-7E/G và F-7PG.
Hệ thống phòng vệ trên Mig-21 Bison: 1 - Hộp chứa đạn sáng+bột kim loại do Nga cung cấp. 2 - Antenna của thết bị cảnh báo khi bi radar đối phương khóa bắn do Pháp cung cấp. 3 - Thiết bị gây nhiễu điện tử do Israel cung cấp, thiết bị này cũng được Mỹ sử dụng để gắn cho F-15 của mình.
Hiện nay trang các trang thiết bị bay quân sự của Việt Nam thì Mig 21 vẫn chiếm một tỷ lệ rất lớn (Trang bị chủ yếu gồm có 140 máy bay MiG-21, 7 máy bay SU-27SK, 4 máy bay SU-30MKK, 53 máy bay SU-22, 4 máy bay chống tàu ngầm Be –12, 26 trực thăng chống tăng MiG-24, 10 trực thăng chống tàu ngầm Ka-28 và một số máy bay huấn luyện)
Các pác nhà mình có ai biết thêm về kụ mig 21 này thì vào cho thêm TT để AE mở rộng thêm tầm nhìn, đê biết liệu KQNDVN có thể đảm bảo được vùng trời bình yên cho Tổ Quốc hay không?