[Funland] Sử dụng MIG 21 tai Châu A, ai mạnh hơn ai?

fanfan

Xe buýt
Biển số
OF-43193
Ngày cấp bằng
13/8/09
Số km
966
Động cơ
474,090 Mã lực

SO SÁNH MIG-21 TỐT NHẤT.

Như chúng ta đều biết thì Mig-21 được thiết kế và sản xuất đầu tiên bởi Liên Xô. Sau đó tùy theo độ tin cây và mối quan hệ chiến lược mà Liên Xô đã chuyển giao công nghệ sản xuất Mig-21 cho Trung Quốc, Tiệp Khắc và Ấn Độ.

Câu trả lời cho câu hỏi bên trên thật đáng ngạc nhiên và bất ngờ, đó chính là Trung Quốc. Tuy nhiên điều này cũng dễ lý giải khi biết rằng trong khi tất cả các nước đã ngừng sản xuất và thậm chí là ngừng vận hành Mig-21từ rất lâu thì hiện nay TQ vẫn đang tiếp tục phát triển / nâng cấp / sản xuất Mig-21 để sử dụng và xuất khẩu.

Lâu nay vẫn tồn tại quan niệm rất sai lầm rằng J-7, Mig-21 do TQ sản xuất, có chất lượng và trang bị yếu kém và chẳng thể sánh được với Mig-21Bis, phiên bản sau cùng do Liên Xô sản xuất. Điều này chỉ đúng nếu tính các phiên bản được sản xuất từ đầu những năm 1990 trở về trước, trước khi phiên bản J-7E ra đời và đi vào phục vụ cho KQ và HQ TQ. Chưa kể là sau đó TQ lại tiếp tiếp tục nâng cấp / phát triển phiên bản J-7G dùng cho nội địa và F-7PG dùng cho xuất khẩu. Chúng ta hãy cùng xem xét để tìm hiểu tại sao J-7E, J-7G và F-7PG lại được đánh giá là tốt hơn Mig-21Bis.

Phiên bản J-7E: Được TQ thiết kế sản xuất và đưa vào vận hành từ đầu những năm 1990. Có thể nói, phiên bản này đã thể hiện được phần nào sự đóng góp về mặt thiết kế của TQ thay vì chỉ rập khuôn 100% Mig-21 của Liên Xô như các phiên bản trước đó.

- Về thiết kế bên ngoài : Thân của J-7E đã quay lại kiểu thiết kế của Mig-21F-13 đời đầu với mũi và sống lưng thon nhỏ sau khi phiên bản J-7D trước đó, sao chép từ Mig-21Bis, tỏ ra là một phiên bản thất bại với chỉ 32 chiếc được sản xuất. Thiết kế này nhằm tăng tính khí động học của máy bay cũng như cải thiện khả năng quan sát của phi công về phía sau trong trường hợp không chiến quần vòng

Thân của J-7E với mũi và sống lưng thuôn nhỏ


Tương tự như Mig-21F-13 đời đầu


Tuy nhiên thay đổi quan trọng nhất của J-7E chính là cặp cánh chính được thiết kế lại. TQ đã thuê 1 trường ĐH ở Châu Âu thiết kế cho J-7E một cặp cánh có dạng Double-delta (2 hình delta nối nhau) tương tự như cánh máy bay Sukhoi Su-15. Phần gốc cánh vẫn giữ góc 57 độ như cánh Mig-21 cũ còn phần cánh bên ngoài được sửa lại thành góc 42 độ. Tổng cộng diện tích của cánh mới lớn hơn cánh cũ là 8%. Với thiết kế cánh này, J-7E đã rút ngắn được quãng đường cần thiết cho việc cất hạ cánh cũng như cải thiện được tính linh hoạt, tính cơ động và khả năng thao diễn của máy bay tới 42% ???

Cánh dạng double-delta


- Về trang bị bên trong : J-7E được trang bị máy tính quản lý dữ liệu bay, hệ thống dẫn đường chiến thuật (TACAN), hệ thống GPS, radar định tầm, cảm biến cảnh báo khi bị radar đối phương khóa (RWR), màn hình hiển thị HUD, đạn sáng+bột kim loại gây nhiễu tên lửa đối phương,....

Buồng lái J-7E với HUD


Đạn sáng+bột kim loại gây nhiễu được gắn phía sau ngay bên dưới động cơ


- Về trang bị vũ khí : J-7E có thể mang 4 tên lửa tầm nhiệt PL-5 hoặc 2 tên lửa PL-8 / PL-9 (cải tiến từ PL-8). Đây là loại tên lửa được TQ sản xuất dưới sự chuyển giao công nghệ tên lửa Python-3 của Israel và có sao chép thêm từ tên lửa AIM-9 của Mỹ. Nó có góc dò từ 30 - 40 độ và tầm bắn từ 0.5 - 15 km. Ngoài ra J-7E được trang bị 1 súng 30mm, tương tự loại Gsh-30-1 của Nga, với 60 đạn.

Tên lửa PL-5


Tên lửa PL-8


Tên lửa PL-9


Vị trí bố trí súng 30mm


Phiên bản F-7PG: Đây là phiên bản xuất khẩu phát triển từ J-7E với hệ thống trang thiết bị điện tử được nâng cấp bao gồm:

- Radar đa năng Grifo-PG của Italia với khả năng tìm kiếm / theo dõi 1 mục tiêu ở khoảng cách 57km / 37km. Đây là phiên bản radar giản lược của Italia sản xuất dành cho chiếc AMX của mình và chào hàng cho TQ để gắn trên chiếc JF-17.


- Hoặc khách hàng có thể lựa chọn radar SY-80 do chính TQ sản xuất tuy có tính năng thấp hơn radar Grifo-P nhưng rẻ hơn rất nhiều. Nó có khả năng tìm kiếm / theo dõi 1 mục tiêu ở khoảng cách 30km / 26km


- Điều khiển máy bay / vũ khí theo kiểu HOTAS với màn hình màu hiển thị dạng CRT và HUD.




- Máy tính quản lý dữ liệu bay mới cùng với hệ thống dẫn đường chiến thuật (TACAN).

- Kính chắn gió là loại 1 miếng thay vì 3 miếng như J-7E


- Về vũ khí, F-7PG có trang bị tương tự J-7E. Tuy nhiên nó được gắn 2 súng 30mm với tổng cộng 120 đạn thay vì chỉ 1 súng và 60 đạn như J-7E. Việc này có lẽ là nhằm tăng khả năng tấn công mặt đất cũng như khả năng không chiến quần vòng bằng súng của máy bay.

F-7PG với 1 súng 30mm gắn thêm bên mạn phải và 2 tên lửa PL-9


Pakistan được cho là đã đặt hàng 57 máy bay loại này để đối trọng với Mig-21 Bison của Ấn Độ. Các khách hàng khác là Namibia, gọi là F-7NM; Banglades, gọi là F-7BG; Nigieria gọi là F-7NI; Srilanka, gọi là F-7SG và cả BTT, gọi là F-7NK ???

Tuy nhiên các thông tin cho rằng, các máy bay loại này đều được gắn radar SY-80 thay vì Grifo-PG. Lý do có thể là do máy bay trang bị radar Grifo-PG có giá thành cao hơn 2 mil usd, bằng giá sản xuất của 1 chiếc J-7E với trang bị cơ bản và được cho là không tương xứng với 1 máy bay dựa trên thiết kế đã quá cũ như Mig-21. Về mặt lý thuyết thì vối các radar này thì F-7PG có khả năng dẫn bắn được 1 số loại tên lửa đối không / đối biển tầm trung ngoài tầm nhìn. Tuy nhiên không thấy bất kỳ tài liệu nào đề cập tới khả năng này cũng như loại tên lửa tương thích ngoài các loại tầm nhiệt PL-5/8/9.

F-7PG của Pakistan


F-7BG của Banglades


Phiên bản J-7G : Tiếp theo sự thành công của phiên bản F-7PG dành cho xuất khẩu, TQ tiếp tục nâng cấp và cho ra đời phiên bản J-7G dùng cho nội địa. Nó có trang bị tương tự như F-7PG nhưng có một số tính năng khác biệt hoặc cao cấp hơn sau:

- Radar: J-7G sử dụng lọai radar KLJ-6E Falcon, chỉ có chức năng định tầm / đo lường mục tiêu thay vì có khả năng tìm kiếm / theo dõi mục tiêu như radar Grifo-PG hay SY-80. Đây là loại radar sao chép từ radar E/LM-2001 được Israel gắn trên Mig-21 Lancer-A, phiên bản tấn công mặt đất của Romania. Điều này có thể xuất phát từ việc TQ không cần thiết phải trang bị tính năng này cho J-7G vì họ đã có các máy bay khác đảm nhiệm việc không chiến ngoài tầm nhìn hoặc chống tầu chiến. Thêm nữa J-7E/G chỉ là giải pháp rẻ tiền, được sử dụng phối hợp theo chiến thuật "cao-thấp" với J-10 và J-11 trong khi chờ JF-17 được đưa vào sản xuất hàng loạt với số lượng đủ để thay thế toàn bộ J-7.



Radar KLJ-6E Falcon trong chóp mũi của J-7G


- HMS: Kính ngắm trên mũ phi công do TQ tự sản xuất dựa trên sự giúp đỡ / chuyển giao công nghệ của israel. Đây có thể nói là bước tiến vượt bậc khi phi công có thể sử dụng nó để điều khiển hướng tìm mục tiêu của tên lửa tầm nhiệt PL-8/9 trong không chiến tầm gần.


- Cockpit: Buồng lái với HUD và màn hình hiển thị mới, trang bị thêm hệ thống nhận diện bạn thù và hệ thống dẫn đường quán tính INS.


Phiên bản J-7G2: Đây là phiên bản J-7G nhưng được trang bị động cơ WP-14 Kunlun với sức đẩy 75KN, có công suất / hiệu suất tiêu cao hơn loại WP-13 cũ với sức đẩy 60KN trang bị trên các phiên bản trước.

Ngoài ra còn có 1 số thông tin nói rằng, J-7G2 cũng được trang bị 2 thùng nhiên liệu hòa nhập khí động (CFT) ốp vào 2 bên thân ở trên cánh chính. Tuy nhiên thông tin này có vẻ không đáng tin bởi việc này không đơn giản chút nào.

Hình 3D của J-7G2 với 2 CFT



SO SÁNH J-7E/G, F-7PG VỚI MIG-21 BIS VÀ MIG 21 BISON TẠI THỜI ĐIỂM HIỆN NAY

Có thể nói, các phiên bản J-7E/G và F-7PG hơn hoặc chí ít là ngang bằng Mig-21 Bis nguyên bản ở mọi phương diện từ tính linh hoạt, khả năng thao diễn, trang thiết bị điện tử, hệ thống phòng vệ và hỏa lực.

Còn so với Mig-21 Bison của Ấn, chúng ta xét tối các yếu tố sau:

1 - Không chiến ngoài tầm nhìn và khả năng tấn công các mục tiêu trên mặt đất / chống tầu chiến: Rõ ràng là ở phương diện này, Mig-21 Bison, được trang bị radar đa năng Kopyo-21 với các chế độ khác nhau dành cho đối không, đối đất và đối biển, vượt trội hoàn toàn.

Mig-21 Bison có khả năng dẫn bắn tên lửa đối không tầm trung R-77, tên lửa chống tầu Kh-35 và bom quang học KAB-500KR. Trong khi đó khả năng dẫn bắn các loại vũ khí tương tự này của F-7PG, dù được gắn radar Grifo, vẫn là dấu hỏi. J-7E và J-7G thì chắc chắn là không thể rồi.

Bison với R-77 và Kopyo-21 sẽ bảo đảm quyền "thấy trước - bắn trước - tiêu diệt trước" trước J-7E/G, F-7PG.


2 - Không chiến trong tầm nhìn và quần vòng: Có thể nói là ở phương diện này, J-7E/G chiếm ưu thế bởi khả năng linh hoạt và thao diễn cũng như là tải trọng tối đa G hơn hẳn Mig-21 Bison. Dù được nâng cấp, gia cố kéo dài tuổi thọ khung sườn thì về cơ bản nó vẫn dựa trên thiết kế Mig-21 Bis cũ được Ấn sản xuất và sử dụng từ những năm 70 - 80 của thế kỷ trước. Thêm vào nữa J-7G cũng được trang bị kính ngắm trên mũ phi công khiến khả năng dẫn bắn tên lửa PL-8/9 nhanh và hiệu quả hơn.

Ưu thế của Mig-21 Bison nằm ở chỗ nó được trang bị tên lửa tầm nhiệt R-73 của Nga, một trong 2 loại tên lửa tiến tiến nhất hiện nay cùng với Python-5 của Israel. Với tầm bắn nhỉnh hơn, góc dò rộng hơn, sự kết hợp của R-73 với kính ngắm trên mũ phi công khiến Mig-21 Bison có thể tiêu diệt J-7E/G trước khi bị nó tiếp cận đủ gần.

2 - Trang thiết bị điện tử và hệ thống phòng vệ bản thân: Ở phương diện này, Mig-21 Bison toàn diện hơn J-7EG và F-7PG về mọi mặt. Nó được cấu thành từ các trang thiết bị của Nga, Pháp và Israel. Đó còn chưa kể là nó được cho là đã được sơn phủ lớp sơn có khả năng làm giảm diện tích phản xạ radar xuống hàng chục lần so với Mig-21 Bis nguyên bản vốn có RCS tương đương J-7E/G và F-7PG.

Hệ thống phòng vệ trên Mig-21 Bison: 1 - Hộp chứa đạn sáng+bột kim loại do Nga cung cấp. 2 - Antenna của thết bị cảnh báo khi bi radar đối phương khóa bắn do Pháp cung cấp. 3 - Thiết bị gây nhiễu điện tử do Israel cung cấp, thiết bị này cũng được Mỹ sử dụng để gắn cho F-15 của mình.


Hiện nay trang các trang thiết bị bay quân sự của Việt Nam thì Mig 21 vẫn chiếm một tỷ lệ rất lớn (
Trang bị chủ yếu gồm có 140 máy bay MiG-21, 7 máy bay SU-27SK, 4 máy bay SU-30MKK, 53 máy bay SU-22, 4 máy bay chống tàu ngầm Be –12, 26 trực thăng chống tăng MiG-24, 10 trực thăng chống tàu ngầm Ka-28 và một số máy bay huấn luyện)
Các pác nhà mình có ai biết thêm về kụ mig 21 này thì vào cho thêm TT để AE mở rộng thêm tầm nhìn, đê biết liệu KQNDVN có thể đảm bảo được vùng trời bình yên cho Tổ Quốc hay không?
 

guidingstar

Xe tăng
Biển số
OF-3886
Ngày cấp bằng
20/3/07
Số km
1,490
Động cơ
566,291 Mã lực
hơn 30 năm rồi cụ ạ.
Có ủ mỡ để đấy đi chăng nữa thì nhôm nó cũng bị oxy hóa đến nỗi cabin nó sùi hết ra như mốc, phi công lên bay lấy tay quệt quệt nghịch cho nó bụi đầy ra.
Được mỗi cái vặn chìa khóa nổ máy là bay, không phải chờ cả chục phút khởi động máy tính.
Còn lại thì rệu rã hết rồi, bay tập thì được chứ đốt *** mà bay chiến đấu có mà nướng phi công.
 

ducleminh

Xe điện
Biển số
OF-33764
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
2,977
Động cơ
501,270 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Món MIG 21 này qua tay Israel thành món ngon đấy. Mà Israel nó có cung cấp dịch vụ nâng cấp, bảo trì MIG 21 mà, không rõ VN có hợp đồng nào không.
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,330
Động cơ
126,082 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Món MIG 21 này qua tay Israel thành món ngon đấy. Mà Israel nó có cung cấp dịch vụ nâng cấp, bảo trì MIG 21 mà, không rõ VN có hợp đồng nào không.
Có cụ ạ. Từ những năm cuối thập kỷ 90 đến giữa những năm 2000, một liên doanh giữa Israel và Rumani đã ký hợp đồng và tiến hành nâng cấp Mig 21 cho VN. Chi tiết hợp đồng thì không được công bố chi tiết, chỉ biết là nâng cao khả năng đánh đêm, nâng cấp cockpit và thêm tính năng mang vác các vũ khí hiện đại. Đâu như giá thành khoang 2- 3 triệu Obama/ chiếc.
 

ducleminh

Xe điện
Biển số
OF-33764
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
2,977
Động cơ
501,270 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Có cụ ạ. Từ những năm cuối thập kỷ 90 đến giữa những năm 2000, một liên doanh giữa Israel và Rumani đã ký hợp đồng và tiến hành nâng cấp Mig 21 cho VN. Chi tiết hợp đồng thì không được công bố chi tiết, chỉ biết là nâng cao khả năng đánh đêm, nâng cấp cockpit và thêm tính năng mang vác các vũ khí hiện đại. Đâu như giá thành khoang 2- 3 triệu Obama/ chiếc.
Israel lắm trò quái gở, ngày trước bán cho khựa nhiều công nghệ, Mỹ hãi quá phải cung cấp viện trợ vài tỷ một năm để đổi lại không bán cho khựa nữa. Giờ Isreal lại bán cho Ấn, Nga công nghệ cao :D
 

0oMinho0

Xe tăng
Biển số
OF-21857
Ngày cấp bằng
1/10/08
Số km
1,007
Động cơ
505,760 Mã lực
Trước sau gì cũng phải thay cái đám quan tài bay này đi... máy bay từ những năm 70xx cùng lắm là nâng cấp rồi sử dụng thêm 10 năm nữa cho lên thái nguyên là vừa.
 

nguyenph

Xe tăng
Biển số
OF-95393
Ngày cấp bằng
15/5/11
Số km
1,061
Động cơ
410,980 Mã lực
Đúng là hàng khựa trông lởm lởm thế éo nào ấy các cụ nhờ! Hay cháu ghét nó đâm ra nhìn ra vậy :))
 

minhchi233

Xe điện
Biển số
OF-23752
Ngày cấp bằng
7/11/08
Số km
4,195
Động cơ
534,475 Mã lực
Có cụ ạ. Từ những năm cuối thập kỷ 90 đến giữa những năm 2000, một liên doanh giữa Israel và Rumani đã ký hợp đồng và tiến hành nâng cấp Mig 21 cho VN. Chi tiết hợp đồng thì không được công bố chi tiết, chỉ biết là nâng cao khả năng đánh đêm, nâng cấp cockpit và thêm tính năng mang vác các vũ khí hiện đại. Đâu như giá thành khoang 2- 3 triệu Obama/ chiếc.
Hồi ý cháu cũng nghe rằng thèng Nga nó nỏ cung cấp cho mềnh các thiết bị hỗ trợ tác chiến ngoài biển, phải nhờ Bạn Do thái đới!
QUOTE=ducleminh;6516849]Israel lắm trò quái gở, ngày trước bán cho khựa nhiều công nghệ, Mỹ hãi quá phải cung cấp viện trợ vài tỷ một năm để đổi lại không bán cho khựa nữa. Giờ Isreal lại bán cho Ấn, Nga công nghệ cao :D[/QUOTE]
Rất nhiều các nhà khoa học trong lĩnh vự QS ở LX cũ là gốc Do Thái, sau 91 họ về Israel nhiều.
 
Chỉnh sửa cuối:

Mazspeed

Xe container
Biển số
OF-648
Ngày cấp bằng
6/7/06
Số km
6,349
Động cơ
641,300 Mã lực
Kinh nhất là cái khâu bảo dưỡng. Máy bay của 40-50 năm trước thì có lẽ bảo dưỡng chả có quy trình gì, cứ dỡ hết ra bôi mỡ rồi lắp vào, dễ lợn lành thành lợn què. Mà không bảo dưỡng thì không bay được.
 
Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,879
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
50
Mấy đống cụ già nửa thập kỷ này ọp ẹp cho lên Thái Nguyên hết là xong .... bây h mà vẫn nc rada tiêm kích quyét được có vài ba chục km ...
 

springsea

Xe container
Biển số
OF-44950
Ngày cấp bằng
29/8/09
Số km
9,565
Động cơ
537,307 Mã lực
Mấy đống cụ già nửa thập kỷ này ọp ẹp cho lên Thái Nguyên hết là xong .... bây h mà vẫn nc rada tiêm kích quyét được có vài ba chục km ...
Con đấy mũi tịt nên kô lắp chảo ra đa to được cụ ah :)). Nói chung là nên vứt sớm
 

minhchi233

Xe điện
Biển số
OF-23752
Ngày cấp bằng
7/11/08
Số km
4,195
Động cơ
534,475 Mã lực
Các cụ cho em hỏi cái sao thằng Isarel nó giỏi và cũng máu chiến thế nhỉ???
Do yếu tố lịch sử thôi Kụ ợ: Trong cuộc chiến do thái - la mã dân do thái bị mất nước, lưu đày đi tứ xứ vì thế có tinh thần đoàn kết dân tộc, tính cộng đồng (để phục quốc) rất cao, Ở đâu họ cũng bị khinh rẻ (do bị bán làm nô lệ) nên họ phải cố gắng vươn lên, bon chen tích cóp và trở nên giàu có... Chính vì đặc tính này và tài sản của họ đã khiến Hitler tiến hành thanh lọc, bài dân Do thái. Máu chiến thì do con giun xéo lắm cũng phải oằn, nhất là khi có điều kiện kinh tế, lại được anh Mẽo chống lưng thì đấm đá các chú vớ vỉn để lấy lại lãnh thổ, tiện thì xâm chiếm luôn.
Đặc điểm của dân Do thái là bao h cũng muốn hơn người, mặc cả để phải trả ít tiền hơn người, khi không trả giá rẻ hơn được thì cùng giá tiền ấy phải được dịch vụ tốt hơn, đơn giản như mua mua vé xe đi tour mở thì họ đòi phải ngồi chỗ có vị trí tốt trên xe, ở phòng Ks có hướng đẹp....
 

pategan

Xe hơi
Biển số
OF-32318
Ngày cấp bằng
25/3/09
Số km
190
Động cơ
480,720 Mã lực
Nơi ở
Xóm liều
Sân bay Kép vẫn cả đống MIG21 , ngày đêm bay vòng tròn hoặc lượn số 8 Vôi-Mép-Mẹt-Đồng Hỷ ầm ầm lấy tiếng động. Soi kính thì thấy thân máy bay sơn cũ loang lổ như ngụy trang :)) thương mấy chú phi công ghê gớm :)
 

aviator007

Xe hơi
Biển số
OF-21437
Ngày cấp bằng
21/9/08
Số km
167
Động cơ
499,110 Mã lực
Nơi ở
Long Biên - Hà Nội
Ở Châu Á, hiện tại chỉ có VN, TQ, Bắc Hàn, Mông Cổ, Ấn Độ, Afganistan, Campuchia, Ai Cập.
Trong đó KQ VN vẫn coi MIG 21 là xương sống của mình với số lượng do Nato ước tính lên đến 100 chiếc, thời điểm nhiều nhất là 160 chiếc. Hiện tại có các Trung đoàn KQ đang sử dụng và khai thác Mig là Nội Bài, Kiến An, Kép, Yên Bài, Đà Nẵng, Phù Cát. Mỗi Trung đoàn có chừng 10-20 máy bay bay tốt.

Trong việc sử dụng MIG21, người Nga đánh giá VN là bậc thầy trong chiến tranh. Và chiến tranh VN cũng là thước đo chuẩn mực nhất về tính cơ động, với thế đánh dog fight nổi tiếng.
Trong khi đó, ở Châu Á TQ với lượng J7 rất nhiều nhưng chưa qua cuộc chiến nào để đánh giá chính xác nhưng được mang tiếng là chuyển giao công nghệ của Nga nhưng... hàng tàu thì vẫn chỉ là hàng tầu mà thôi.
 

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,122
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
Tuy vẫn coi MiG-21 là xương sống của KQ nhưng các bác cứ yên tâm, từ h đến 2020 sẽ thải loại dần dần, thay bằng MiG-29/35, thay một loạt trăm chiếc MiG-21 bây h thì đúng là quá nặng so với ngân sách :D
 

PhễuKFC

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-35347
Ngày cấp bằng
15/5/09
Số km
3,329
Động cơ
506,005 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Vẫn cố giữ lại phòng khi có biến thôi còn đống Mig-21 này mọt rỉ hết rồi, lâu lâu bay thử là anh phi công cứ phải ăn no uống say? Bác nào cho em hỏi phi công thì có được mua bảo hiểm không nhỉ? có tạch thì vợ con vẫn được mớ.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top