Chào các bác !
Tôi cũng mới tham gia diễn đàn, muốn đóng góp một vài ý kiến nhỏ về cách sử dụng đúng các loại đèn trên xe ôtô. Nếu còn thiếu sót, mong các bác bổ xung để chúng ta tham gia giao thông được an toàn hơn nhé!
A) Đối với đèn chiếu sáng (pha-cos): Đi trong nội thành , trên đường trường khi chạy ngay sau một xe khác, gặp xe ngược chiều, kể cả xe máy - không sử dụng đèn chiếu xa (pha).
B) Đối với đèn báo rẽ ( xi nhan) : Rẽ trái thì bật đèn rẽ trái, rẽ phải thì bật đèn rẽ phải, đi thẳng thì cứ đi thẳng không phải bật đèn nào cả. Sở dĩ tôi phải viết ra như vậy vì không ít bác tài nhà ta cứ nghĩ rằng ta đi thẳng thì bật nháy cả 4 đèn luôn cho cẩn thận. Sự thật thì không phải như vậy. Ở các nước văn minh, cái công tắc có hình tam giác đều mà khi bật nó nháy cả 4 đèn xi nhan ấy người ta chỉ sử dụng với mục đích để cảnh báo sự cố! Tôi cứ tạm gọi là đèn sự cố nhé!
ví dụ:
1) Khi đang chạy nhanh trên xa lộ, phát hiện có tai nạn, sự cố phía trước, giảm ngay tốc độ, bật đèn sự cố nháy 4 phía - mục đích là để thông báo cho những xe đi phía sau biết mà giảm tốc độ, tránh phanh gấp, húc vào đít!
2) Khi dừng, đỗ xe trên đường giao thông thiếu ánh sáng, đường chật, khuất tầm nhìn thì ta nên bật đèn sự cố! - Tất cả các đối tượng khác tham gia giao thông qua đoạn đường đó đều nhìn thấy - giảm thiểu tai nạn họ đâm vào xe mình.
3) Khi xe mình có sự cố như : hỏng đèn chiếu sáng , phanh không ăn, động cơ trục trặc , vỡ kính lái , xe bị tai nạn -hỏng nhưng vẫn có thể chạy chậm về gara v v... Tóm lại là xe có hỏng hóc- chạy chậm dưới 40km/h sát vệ đường bên phải - bật đèn sự cố!
4) Xe hỏng động cơ được xe khác kéo - bật đèn sự cố!
5) Khi cần thông báo có sự cố của xe đi trước như: cửa chưa đóng, bánh xe sắp văng ra v v... vượt lên, bật đèn sự cố, hạ kính đưa tay ra hiệu).
6) Một trường hợp nữa người ta hay sử dụng đèn sự cố một cách lịch sự và rất văn hoá là: mỗi khi xe sau xin vượt mà xe đi trước nhường đường ngay, hoặc có những cử chỉ đẹp trong văn hoá giao thông thì sau khi vượt lên, bật ( nháy rất ngắn) đèn sự cố để cảm ơn !
C) Đèn hậu
Với loại đèn này thì tôi chỉ xin tham gia có 2 ý thôi:
- Thỉnh thoảng nhờ người khác kiểm tra hộ đèn phanh!
- Với 1 số loại xe nhập khẩu: có thêm 1 công tắc đèn hậu riêng. khi bật lên sẽ chỉ sáng thêm 1 đèn đỏ đằng sau phía bên người lái ( đuôi bên trái) . Thường thì đèn này rất sáng(tương đương với đèn phanh). nếu buổi tối mà chạy sau bác nào mà bác ấy hứng chí bật luôn cả đèn này thì chói hết cả mắt! Đèn này người ta chỉ để bật khi thời tiết sương mù dầy đặc như sáng hôm qua thôi.
Vài ý kiến đóng góp với diễn đàn, nếu chưa chuẩn xin các bác lượng thứ cho!
Tôi cũng mới tham gia diễn đàn, muốn đóng góp một vài ý kiến nhỏ về cách sử dụng đúng các loại đèn trên xe ôtô. Nếu còn thiếu sót, mong các bác bổ xung để chúng ta tham gia giao thông được an toàn hơn nhé!
A) Đối với đèn chiếu sáng (pha-cos): Đi trong nội thành , trên đường trường khi chạy ngay sau một xe khác, gặp xe ngược chiều, kể cả xe máy - không sử dụng đèn chiếu xa (pha).
B) Đối với đèn báo rẽ ( xi nhan) : Rẽ trái thì bật đèn rẽ trái, rẽ phải thì bật đèn rẽ phải, đi thẳng thì cứ đi thẳng không phải bật đèn nào cả. Sở dĩ tôi phải viết ra như vậy vì không ít bác tài nhà ta cứ nghĩ rằng ta đi thẳng thì bật nháy cả 4 đèn luôn cho cẩn thận. Sự thật thì không phải như vậy. Ở các nước văn minh, cái công tắc có hình tam giác đều mà khi bật nó nháy cả 4 đèn xi nhan ấy người ta chỉ sử dụng với mục đích để cảnh báo sự cố! Tôi cứ tạm gọi là đèn sự cố nhé!
ví dụ:
1) Khi đang chạy nhanh trên xa lộ, phát hiện có tai nạn, sự cố phía trước, giảm ngay tốc độ, bật đèn sự cố nháy 4 phía - mục đích là để thông báo cho những xe đi phía sau biết mà giảm tốc độ, tránh phanh gấp, húc vào đít!
2) Khi dừng, đỗ xe trên đường giao thông thiếu ánh sáng, đường chật, khuất tầm nhìn thì ta nên bật đèn sự cố! - Tất cả các đối tượng khác tham gia giao thông qua đoạn đường đó đều nhìn thấy - giảm thiểu tai nạn họ đâm vào xe mình.
3) Khi xe mình có sự cố như : hỏng đèn chiếu sáng , phanh không ăn, động cơ trục trặc , vỡ kính lái , xe bị tai nạn -hỏng nhưng vẫn có thể chạy chậm về gara v v... Tóm lại là xe có hỏng hóc- chạy chậm dưới 40km/h sát vệ đường bên phải - bật đèn sự cố!
4) Xe hỏng động cơ được xe khác kéo - bật đèn sự cố!
5) Khi cần thông báo có sự cố của xe đi trước như: cửa chưa đóng, bánh xe sắp văng ra v v... vượt lên, bật đèn sự cố, hạ kính đưa tay ra hiệu).
6) Một trường hợp nữa người ta hay sử dụng đèn sự cố một cách lịch sự và rất văn hoá là: mỗi khi xe sau xin vượt mà xe đi trước nhường đường ngay, hoặc có những cử chỉ đẹp trong văn hoá giao thông thì sau khi vượt lên, bật ( nháy rất ngắn) đèn sự cố để cảm ơn !
C) Đèn hậu
Với loại đèn này thì tôi chỉ xin tham gia có 2 ý thôi:
- Thỉnh thoảng nhờ người khác kiểm tra hộ đèn phanh!
- Với 1 số loại xe nhập khẩu: có thêm 1 công tắc đèn hậu riêng. khi bật lên sẽ chỉ sáng thêm 1 đèn đỏ đằng sau phía bên người lái ( đuôi bên trái) . Thường thì đèn này rất sáng(tương đương với đèn phanh). nếu buổi tối mà chạy sau bác nào mà bác ấy hứng chí bật luôn cả đèn này thì chói hết cả mắt! Đèn này người ta chỉ để bật khi thời tiết sương mù dầy đặc như sáng hôm qua thôi.
Vài ý kiến đóng góp với diễn đàn, nếu chưa chuẩn xin các bác lượng thứ cho!
Đèn xanh-an toàn
Đèn vàng-chú ý
Đèn đỏ - nguy hiểm, cấm
Đèn vàng-chú ý
Đèn đỏ - nguy hiểm, cấm