- Biển số
- OF-3142
- Ngày cấp bằng
- 17/1/07
- Số km
- 1,846
- Động cơ
- 577,454 Mã lực
Nhà cháu không phải thợ nhưng vì công việc kiếm cơm nên có biết đôi chút, chia sẻ với các cụ/mợ đang sử dụng cam hành trình và các thiết bị khác có hiển thị tốc độ như này:
+ Cam hành trình sử dụng hệ thống định vị GPS (hoặc Galileo của EU hoặc GRONASS của Nga, của Tàu là Bắc Đẩu) để tính tốc độ của phương tiện, nên thường không đúng so với công tơ mét . Có thể lý giải như sau:
+ Về bản chất, tốc độ được tính thông qua việc so sánh tọa độ thu được từ GPS trong 1 khoảng thời gian nhất định, ví dụ 1" cho một lần đo. Tọa độ càng xa nhau ở trong cùng 1 khoảng thời gian tức là tốc độ càng cao.
+ Tọa độ này được tính toán xác định trên 1 bề mặt elipsoid nào đó ( với GPS là WGS-84), trong khi thực tế phương tiện chạy trên bề mặt tự nhiên có lên xuống lồi lõm. Hai bề mặt này khác nhau, nhất là ở miền núi . Nên tốc độ có sự khác biệt.
+ Việc tính tọa độ theo 1 chu kỳ thời gian nhất định, nên đường đi được tính là đường gãy gấp khúc nối giữa các lần định vị với nhau, thực tế đường chạy là đường liên tục nên sẽ dài hơn.
+ Tính tọa độ GPS theo nguyên lý xác định khoảng cách từ máy GPS tới tối thiểu 4 vệ tinh. Từ tọa độ các vệ tinh này, theo khoảng cách tới các vệ tinh, máy GPS sẽ tính được tọa độ của nó trong không gian. Càng thu được tín hiệu từ nhiều vệ tinh thì tọa độ tính toán được càng chính xác.
+ Bản thân việc xác định tọa độ qua GPS chịu rất nhiều các nguồn sai số. Với 1 máy thu bình thường, trong điều kiện thông thoáng, không bị che khuất nhiều thì 1 thiết bị thu GPS, như dùng cho cam hành trình, có sai số cỡ 3-5 m. Có thể nêu ra mấy nguồn sai số như sau:
- Sai số quỹ đạo của vệ tinh : Tức là vệ tinh bay lệch khỏi quỹ đạo nhưng vẫn thông báo tọa độ như đang trong quỹ đạo.
- Sai số tầng điện ly: Tín hiệu từ vệ tinh đến máy GPS đi qua các tầng điện ly khác nhau, có tốc độ truyền sóng khác nhau, nhưng chỉ được tính như là 1 dẫn đến sai số tính toán khoảng cách từ vệ tinh đến máy GPS.
- Sai số đồng hồ: Hiểu nôm na là giờ trên đồng hồ của vệ tinh và giờ trên máy GPS khác nhau, nên tính thời gian truyền sóng từ vệ tinh đến máy GPS sai, dẫn đến tính khoảng cách từ vệ tinh đến máy GPS sai, vì khoảng cách từ vệ tinh đến máy GPS được tính theo thời gian truyền tín hiệu từ vệ tinh đến máy GPS.
- Sai số đa đường dẫn: Tín hiệu từ về tinh không đi đến thẳng máy GPS mà đập vào các vật phản xạ (các khối nhà, xe cộ bên cạnh...) rồi mới đến máy GPS theo các đường gãy khúc - dài hơn so với thẳng từ vệ tinh đến.
- Sai số đồ hình vệ tinh: Máy thu GPS không nhìn thấy các vệ tinh trải đều trên bầu trời mà chỉ tập trung về một phía hoặc góc kẹp giữa các vệ tinh và máy GPS quá nhỏ.
- Nhiễu can thiệp : Bọn điều hành hệ thống GPS cố tình điều khiển cho các vệ tinh báo sai tọa độ, dẫn đến các máy GPS nhận được tọa độ sai. Vì cái này mà nếu một ngày nào đó các cụ đang ngồi ở Hà Nội mà gấu nhà các cụ check các cụ đang ở.....Đồ Sơn thì cũng đừng ngạc nhiên nhé. Tuy nhiên bây giờ bọn nó ít dùng chiêu này, chắc chỉ trong trường hợp đặc biệt thôi. Khi đó chỉ các máy thu quân sự của Mẽo mới có tọa độ chính xác được.
+ Một việc nữa là tốc độ hiển thị trên cam hành trình cũng như các thiết bị hiển thị tốc độ bằng GPS khác thường chậm hơn trên công tơ mét. Ví dụ các cụ từ từ đạp lên 80km/h rồi thì 1 lúc sau trên cam mới báo tốc độ. Đó là do máy phải truy xuất tọa độ ngược lại một thời gian nhất định trước đó. Tùy vào máy mà khoảng thời gian truy xuất ngược dài hay ngắn, càng dài thì độ trễ giữa 2 tốc độ càng lớn.
Chốt lại là các cụ đừng tin tưởng quá vào tốc độ hiển thị trên cam hành trình, kẻo có lúc đang lái xe lại có người....chào
+ Cam hành trình sử dụng hệ thống định vị GPS (hoặc Galileo của EU hoặc GRONASS của Nga, của Tàu là Bắc Đẩu) để tính tốc độ của phương tiện, nên thường không đúng so với công tơ mét . Có thể lý giải như sau:
+ Về bản chất, tốc độ được tính thông qua việc so sánh tọa độ thu được từ GPS trong 1 khoảng thời gian nhất định, ví dụ 1" cho một lần đo. Tọa độ càng xa nhau ở trong cùng 1 khoảng thời gian tức là tốc độ càng cao.
+ Tọa độ này được tính toán xác định trên 1 bề mặt elipsoid nào đó ( với GPS là WGS-84), trong khi thực tế phương tiện chạy trên bề mặt tự nhiên có lên xuống lồi lõm. Hai bề mặt này khác nhau, nhất là ở miền núi . Nên tốc độ có sự khác biệt.
+ Việc tính tọa độ theo 1 chu kỳ thời gian nhất định, nên đường đi được tính là đường gãy gấp khúc nối giữa các lần định vị với nhau, thực tế đường chạy là đường liên tục nên sẽ dài hơn.
+ Tính tọa độ GPS theo nguyên lý xác định khoảng cách từ máy GPS tới tối thiểu 4 vệ tinh. Từ tọa độ các vệ tinh này, theo khoảng cách tới các vệ tinh, máy GPS sẽ tính được tọa độ của nó trong không gian. Càng thu được tín hiệu từ nhiều vệ tinh thì tọa độ tính toán được càng chính xác.
+ Bản thân việc xác định tọa độ qua GPS chịu rất nhiều các nguồn sai số. Với 1 máy thu bình thường, trong điều kiện thông thoáng, không bị che khuất nhiều thì 1 thiết bị thu GPS, như dùng cho cam hành trình, có sai số cỡ 3-5 m. Có thể nêu ra mấy nguồn sai số như sau:
- Sai số quỹ đạo của vệ tinh : Tức là vệ tinh bay lệch khỏi quỹ đạo nhưng vẫn thông báo tọa độ như đang trong quỹ đạo.
- Sai số tầng điện ly: Tín hiệu từ vệ tinh đến máy GPS đi qua các tầng điện ly khác nhau, có tốc độ truyền sóng khác nhau, nhưng chỉ được tính như là 1 dẫn đến sai số tính toán khoảng cách từ vệ tinh đến máy GPS.
- Sai số đồng hồ: Hiểu nôm na là giờ trên đồng hồ của vệ tinh và giờ trên máy GPS khác nhau, nên tính thời gian truyền sóng từ vệ tinh đến máy GPS sai, dẫn đến tính khoảng cách từ vệ tinh đến máy GPS sai, vì khoảng cách từ vệ tinh đến máy GPS được tính theo thời gian truyền tín hiệu từ vệ tinh đến máy GPS.
- Sai số đa đường dẫn: Tín hiệu từ về tinh không đi đến thẳng máy GPS mà đập vào các vật phản xạ (các khối nhà, xe cộ bên cạnh...) rồi mới đến máy GPS theo các đường gãy khúc - dài hơn so với thẳng từ vệ tinh đến.
- Sai số đồ hình vệ tinh: Máy thu GPS không nhìn thấy các vệ tinh trải đều trên bầu trời mà chỉ tập trung về một phía hoặc góc kẹp giữa các vệ tinh và máy GPS quá nhỏ.
- Nhiễu can thiệp : Bọn điều hành hệ thống GPS cố tình điều khiển cho các vệ tinh báo sai tọa độ, dẫn đến các máy GPS nhận được tọa độ sai. Vì cái này mà nếu một ngày nào đó các cụ đang ngồi ở Hà Nội mà gấu nhà các cụ check các cụ đang ở.....Đồ Sơn thì cũng đừng ngạc nhiên nhé. Tuy nhiên bây giờ bọn nó ít dùng chiêu này, chắc chỉ trong trường hợp đặc biệt thôi. Khi đó chỉ các máy thu quân sự của Mẽo mới có tọa độ chính xác được.
+ Một việc nữa là tốc độ hiển thị trên cam hành trình cũng như các thiết bị hiển thị tốc độ bằng GPS khác thường chậm hơn trên công tơ mét. Ví dụ các cụ từ từ đạp lên 80km/h rồi thì 1 lúc sau trên cam mới báo tốc độ. Đó là do máy phải truy xuất tọa độ ngược lại một thời gian nhất định trước đó. Tùy vào máy mà khoảng thời gian truy xuất ngược dài hay ngắn, càng dài thì độ trễ giữa 2 tốc độ càng lớn.
Chốt lại là các cụ đừng tin tưởng quá vào tốc độ hiển thị trên cam hành trình, kẻo có lúc đang lái xe lại có người....chào