Su-27 lịch sử phát triển các biến thể và hình ảnh nhận diện của từng quốc gia!

Kingpin

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-832
Ngày cấp bằng
20/7/06
Số km
11,177
Động cơ
686,853 Mã lực
Nơi ở
Hà nội tỉnh Cầu giấy huyện Nghiã đô xã
I,. Tổng quan:
Sukhoi Su-27

Су-27 trong bảng chữ cái Cyrillic của Nga
tên ký hiệu của NATO 'Flanker' - kẻ chọc sườn
là một máy bay tiêm kích phản lực đa nhiệm được thiết kế bởi Phòng thiết kế Sukhoi (SDB) thuộc Liên bang Xô Viết và được bắt đầu phát triển từ năm 1977. Nó là đối thủ trực tiếp của những loại máy bay chiến đấu thế hệ mới của Hoa Kỳ (F-14 Tomcat sản xuất năm 1970, F-15 Eagle sản xuất năm 1972, F-16 Fighting Falcon và F/A-18 Hornet), với tầm hoạt động lớn ( 3500km), trang bị vũ khí hạng nặng, và cực kỳ cơ động nhanh nhẹn linh hoạt. Su-27 thường xuyên thực hiện các chuyến bay trong các nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không, nhưng nó có thể thực hiện gần như mọi nhiệm vụ chiến đấu.
Từ thiết kế cơ bản của Su-27, vài mẫu phát triển khác đã được thực hiện.


Su-33 'Flanker-D' là một mẫu máy bay tiêm kích đánh chặn phòng thủ hạm đội được phát triển từ thiết kế của Su-27 và được trang bị trên các tàu sân bay. Sự khác nhau chính bao gồm móc hãm ở đuôi và cánh mũi cùng với cánh có thể gập cho gọn bớt để dễ dàng di chuyển trên tầu sân bay



Su-30 là một mẫu máy bay tiêm kích đa nhiệm, hai chỗ bay trong mọi thời tiết, chuyên thực hiện các nhiệm vụ không chiến và đánh chặn từ xa.


Su -34 Fullback


Su-35 Flanker-E
Những phiên bản phát triển xa hơn bao gồm phiên bản tiêm kích-bom Su-34 'Fullback' và phiên bản tiêm kích phòng thủ trên không cải tiến Su-35 'Flanker-E' có những tính năng vượt trội trong mọi mặt.

ngoài ra còn có 1 số biến thể khác như Su - 37 Flanker-F là bản nâng cấp của Su-35 tuy nhiên chưa đc sản xuất rộng rãi và Su-47 Berkut với thiết kế khác biệt
Su -37 Flanker - F


Su-47 Berkut


Và tất nhiên không thể thiếu đc thằng em nhái của Trung quốc J-11 Shenyang
 

Kingpin

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-832
Ngày cấp bằng
20/7/06
Số km
11,177
Động cơ
686,853 Mã lực
Nơi ở
Hà nội tỉnh Cầu giấy huyện Nghiã đô xã
II. Lịch sử phát triển:

Năm 1969, Liên bang Xô viết biết rằng Không quân Hoa Kỳ đã lựa chọn McDonnell Douglas để sản xuất loại Máy bay Chiến đấu Thí nghiệm F-X (sẽ trở thành loại F-15 Eagle sau này). Để đáp trả mối đe dọa tương lai đó, các lãnh đạo Liên xô lúc bấy giờ đã quyết định lập ra chương trình PFI (perspektivnyi frontovoy istrebitel, "Máy bay tiêm kích chiến thuật tiên tiến"), để chế tạo một loại máy bay có thể đương đầu với loại máy bay tiêm kích mới của Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, đến năm 1971 người Xô Viết nhận thấy loại máy bay PFI có giá thành quá đắt mà họ lại rất cần một số lượng lớn, và chương trình máy bay PFI đã bị chia thành TPFI (Tyazholyi Perspektivnyi Frontovoi Istrebitel, có nghĩa là "Máy bay tiêm kích chiến thuật tiên tiến hạng nặng") và LPFI (Legkiy Perspektivnyi Frontovoi Istrebitel, có nghĩa là "Máy bay tiêm kích chiến thuật hạng nhẹ").
Chương trình TPFI tương tự như Chương trình F-X của Mỹ, và F-15 là kết quả của chương trình này. Trong khi chương trình LPFI lại tương tự như Chương trình LWF, mà kết quả của LWF là F-16 Fighting Falcon và Northrop YF-17, từ YF-17 đã dẫn đến loại F/A-18 Hornet. Sukhoi OKB nhận được chương trình TPFI, và Mikoyan-Gurevich đảm nhận phát triển LPFI.
Vì cùng được xuất phát từ một chương trình đã nghiên cứu trước đó nên Su-27 và MiG-29 có hình dạng bên ngoài khá giống nhau. Su-27 được thiết kế như một máy bay chiến đấu và đánh chặn tầm xa, còn MiG-29 được thiết kế trong vai trò máy bay hỗ trợ chiến thuật tầm ngắn.

F-15 trong thời kỳ thử nghiệm


YF-16 và YF-17 (tiền thân của F/A-18 Hornet)


Mig-29 Fulcrum
 

Kingpin

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-832
Ngày cấp bằng
20/7/06
Số km
11,177
Động cơ
686,853 Mã lực
Nơi ở
Hà nội tỉnh Cầu giấy huyện Nghiã đô xã
Thiết kế của Sukhoi, dần được thay đổi để phản ánh tham vọng Liên Xô về một loại máy bay vượt xa F-15, và mẫu đầu tiên có tên gọi là T-10 (thiết kế máy bay cánh tam giác thứ 10 của Sukhoi), cất cánh lần đầu ngày 20 tháng 5 năm 1977. Chiếc máy bay này có cánh tam giác lớn, rút ngắn, với hai động cơ tách rời và một cánh đuôi kép. Khoảng 'rỗng' giữa hai động cơ, tương tự loại F-14 Tomcat, vừa có tác dụng như một bề mặt tạo lực nâng phụ vừa có tác dụng che chắn vũ khí khỏi sự phát hiện của radar. Khi đang được phát triển, mẫu thiết kế của Sukhoi đã bị vệ tinh gián điệp phát hiện khi thực hiện chuyến bay thử tại Trung tâm thử nghiệm bay Zhukovsky gần thị trấn Ramenskoe, dẫn tới việc nó bị tạm đặt mật danh Ram-K. Phuơng Tây tin rằng Ram-K được phát triển thành hai phiên bản: một máy bay chiến đấu cánh cụp cánh xoè với chức năng tương tự Grumman F-14 và một phiên bản máy bay tiêm kích đánh chặn cánh cứng 2 chỗ, trên thực tế trở thành loại Mikoyan MiG-31 không hề liên quan.

Bản vẽ của T-10


So sánh với phiên bản định hình Su 27 hiện tại (T-10-17)


mẫu T-10 trong bảo tàng tại Nga



T-10 đã bị các nhà quan sát phương Tây phát hiện và đặt tên ký hiệu 'Flanker-A'). Sự phát triển T-10 được đánh dấu bởi nhiều vấn đề nghiêm trọng, ví dụ như tai nạn rơi máy bay ngày 7 tháng 5 năm 1978. Những thiết kế khác được đưa ra thay thế, và một phiên bản đã được sửa đổi rất nhiều có tên gọi là T-10S, cất cánh lần đầu ngày 20 tháng 4 năm 1981. Cả phiên bản này cũng gặp phải nhiều vấn đề kỹ thuật dẫn tới một vụ tai nạn khác ngày 23 tháng 12 năm 1981.
Việc chế tạo Su-27 (thỉnh thoảng gọi là Su-27S, tên ký hiệu của NATO 'Flanker-B') và bắt đầu hoạt động trong VVS diễn ra khoảng năm 1984, dù những khó khăn trong chế tạo khiến nó không thể xuất hiện cho tới tận năm 1986. Su-27 đã hoạt động trong cả Quân chủng Phòng không Xô Viết (PVO) và Hàng không Tiền tuyến. Khi hoạt động trong Lực lượng phòng không Xô viết (V-PVO), vai trò chủ yếu của nó là đánh chặn thay thế các loại máy bay cũ như Sukhoi Su-15 và Tupolev Tu-28.

Dù 'Flanker' có khả năng mang các loại vũ khí không đối đất, khi hoạt động trong Hàng không Tiền tuyến, vai trò chủ yếu của nó không phải là hỗ trợ trên không cũng không phải là chiếm ưu thế trên không ở chiến trường mà là ngăn chặn trên không, với nhiệm vụ vượt qua đường giới tuyến quân địch (có thể là NATO) để tấn công máy bay tiếp dầu và máy bay AWACS. Những nhà hoạch định kế hoạch Xô viết biết rằng các lực lượng NATO sở hữu nhiều kỹ thuật ưu thế trong các lĩnh vực đó, và tin rằng việc tấn công trực tiếp vào đó sẽ hạn chế khả năng duy trì và mở rộng các chiến dịch không quân của NATO. Su-27 vẫn giữ vai trò đó khi hoạt động tại Cộng đồng Quốc gia Độc lập, và những phiên bản sau này được sửa đổi để mang tên lửa chống AWACS tầm xa mới Novator KS-172 AAM-L.

Từ năm 1986, một chiếc Su-27 đặc biệt được gọi tên P-42, chế tạo lại từ nguyên mẫu T-10S-3 và giảm trọng lượng tối đa, đã lập kỷ lục đầu tiên trong một loạt các kỷ lục khác được thiết lập về tính năng hoạt động, vận tốc lên cao và độ cao, chiếc máy bay này đã lập ra 27 kỷ lục mới trong khoảng thời gian từ 1986 tới 1988.
 
Chỉnh sửa cuối:

Kingpin

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-832
Ngày cấp bằng
20/7/06
Số km
11,177
Động cơ
686,853 Mã lực
Nơi ở
Hà nội tỉnh Cầu giấy huyện Nghiã đô xã
Thiết kế căn bản của Su-27 về mặt khí động học tương tự MiG-29, nhưng lớn hơn. Đây là một loại máy bay rất lớn, và để giảm trọng lượng cấu trúc đến mức tối thiểu, nó sử dụng nhiều titanium (khoảng 30%, nhiều hơn bất kỳ một loại máy bay cùng thời). Vật liệu composite không được sử dụng. Cánh xuôi sau đi vào thân tại những diềm cánh trước và về cơ bản là kiểu cánh tam giác, dù các đầu cánh được đặt các giá treo tên lửa hay các thiết bị đối phó điện tử (ECM). Tuy nhiên Su-27 không hoàn toàn là kiểu máy bay cánh tam giác vì nó vẫn giữ các cánh đuôi ngang truyền thống, với hai cánh đuôi đứng phía trên động cơ, kết hợp với những cánh thăng bằng ở bụng để tăng khả năng ổn định mỗi bên của máy bay.
so sánh giữa Su -27 và MIG -29


Động cơ phản lực của Su-27 là loại Lyulka AL-31F, khoảng cách giữa 2 động cơ khá lớn, vừa để an toàn vừa để đảm bảo không gián đoạn luồng khí xuyên qua những khe lấy không khí. Khoảng không giữa 2 động cơ cũng cung cấp thêm lực nâng, giảm bớt trọng tải cho cánh. Cánh của cánh quạt động cơ có thể di chuyển trong các khe hút không khí cho phép máy bay đạt tốc độ Mach 2+, và giúp duy trì luồng khí vào động cơ luôn ổn định khi máy bay đang ở góc tấn lớn. Một màn chắn ở mỗi đầu vào khe hút khí ngăn không cho các vật thể lạ bị hút vào động cơ trong khi máy bay cất cánh.

động cơ AL-31 của Su-27


Su-27 là máy bay đầu tiên của Liên Xô có hệ thống điều khiển fly-by-wire, được phát triển dựa vào kinh nghiệm thiết kế của Sukhoi T-4 - một dự án máy bay ném bom. Kết hợp với lực ép lên cánh tương đối thấp và hệ thống điều khiển bay cơ bản mạnh, nó làm cho máy bay nhanh nhẹn một cách khác thường, máy bay vẫn có thể kiểm soát ở tốc độ rất thấp và góc đụng lớn, hoặc tắt động cơ đột ngột khi bổ nhào và thực hiện các kỹ thuật bay nhào lộn. Trong một triển lãm hàng không, Su-27 đã trình diễn một động tác bay có tên gọi Cobra - rắn hổ mang (Rắn hổ mang Pugachev) hay bay với vận tốc thấp - nói tóm tắt là máy bay bay duy trì với vận tốc thấp ở góc 120°. Lực đẩy có hướng cũng được kiểm soát (và được hoàn thiện trên Su-30MKI và Su-37), cho phép máy bay tiêm kích thực hiện những động tác quay khó liên tục gần như không theo một bán kính cố định nào, kết hợp với những động tác nhào lộn thẳng đứng trong khi máy bay đang chuyển động.
Động tác Pugachev Cobra của Su -27




[youtube]1EpJ3KoUNmI[/youtube]

sự quan trọng về mặt chiến đấu với đông tạc Pugachev Cobra
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:

Kingpin

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-832
Ngày cấp bằng
20/7/06
Số km
11,177
Động cơ
686,853 Mã lực
Nơi ở
Hà nội tỉnh Cầu giấy huyện Nghiã đô xã



Phiên bản hải quân của 'Flanker' là Su-27K (hay còn gọi là Su-33), được gắn thêm cánh mũi để tăng lực nâng, giảm quãng đường cất cánh (rất quan trọng vì Su-33 được trang bị trên tàu sân bay Admiral Kuznetsov, mà tàu sân bay này lại không được trang bị máy phóng máy bay). Những cánh mũi này cũng được lắp trên một số phiên bản Su-30, Su-35 và Su-37.


Ngoài những cải tiến thêm vào để tăng tính nhanh nhẹn, Su-27 sử dụng thể tích lớn bên trong để chứa nhiên liệu, nó có sức chứa nhiên liệu rất lớn. Trong mức mang nhiên liệu cực đạt cho phép, nó có thể mang 9.400 kg (20.700 lb) nhiên liệu, trong khi bình thường nó có thể mang 5.270 kg (11.620 lb) nhiên liệu. Chính vì vậy nó có 1 phiên bản cải tiến thành máy bay tiếp dầu



thiết bị tiếp dầu trên không của Su-27

Su-27 được trang bị vũ khí với một pháo đơn 30 mm Gryazev-Shipunov GSh-30-1 trong mạn phải thân máy bay, và có tới 10 điểm treo tên lửa và các vũ khí khác. Tên lửa trang bị tiêu chuẩn của Su-27 cho không chiến là Vympel R-73 (AA-11 Archer), Vympel R-27 (AA-10 'Alamo'), sau này là các kiểu tên lửa được mở rộng tầm bay và hệ thống dẫn đường bằng tia hồng ngoại. Những phiên bản Flanker hiện đại (như Su-30, Su-35, Su-37) có thể mang tên lửa Vympel R-77 (AA-12 Adder).

Súng máy Gsh-30-1 trên Su-27



Vympel R-73 (tên NATO AA-11 Archer)

Vympel R-27 ( tên NATO AA-10 Alamo)


 
Chỉnh sửa cuối:

wheatflourqn99

Xe hơi
Biển số
OF-18659
Ngày cấp bằng
16/7/08
Số km
173
Động cơ
505,810 Mã lực
S27 này có tham gia trận không chiến nào đáng kể không cụ,kiểu như phe ta phe địch 50-50
 

aviator007

Xe hơi
Biển số
OF-21437
Ngày cấp bằng
21/9/08
Số km
167
Động cơ
499,110 Mã lực
Nơi ở
Long Biên - Hà Nội
Thực tế mà nói Su27 chưa tham gia trận không chiến nào kể từ ngày ra đời. Nhưng với tính năng vượt trội của nó, chắc chắn chiếc F18 có thể là đối trọng. Em nghĩ nếu có không chiến thì với tầm bay, khả năng radar, tàng hình, tác chiến và mang vác thì khó có loại nào ăn được. Trung Quốc cũng sản xuất loại tương tự Chengdu J10A, nhưng là phiên bản mua. Bạn Nga chả dại gì mà bán cho thằng Béo hết cả. Su27 Nga có xuất qua, nhưng Su30 thì tuyệt không có.
Em nghe đâu có 1 lần bên Châu Phi, có mang Su27 ra oánh mặt đất rồi thì phải.
 

springsea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-44950
Ngày cấp bằng
29/8/09
Số km
9,682
Động cơ
536,693 Mã lực
S27 này có tham gia trận không chiến nào đáng kể không cụ,kiểu như phe ta phe địch 50-50
Có vài vụ tập trận Su30 đụng hàng với F16, F15 của Mẽo rồi (India Corp) nói chung tỉ lệ thắng nghiêng về Su. Sau này Ấn vác SU sang đọ với EURO Typhoon của Anh hình như kết quả 50/50 kô bên nào công bố hết
 

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,122
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
Thực tế mà nói Su27 chưa tham gia trận không chiến nào kể từ ngày ra đời. Nhưng với tính năng vượt trội của nó, chắc chắn chiếc F18 có thể là đối trọng. Em nghĩ nếu có không chiến thì với tầm bay, khả năng radar, tàng hình, tác chiến và mang vác thì khó có loại nào ăn được. Trung Quốc cũng sản xuất loại tương tự Chengdu J10A, nhưng là phiên bản mua. Bạn Nga chả dại gì mà bán cho thằng Béo hết cả. Su27 Nga có xuất qua, nhưng Su30 thì tuyệt không có.
Em nghe đâu có 1 lần bên Châu Phi, có mang Su27 ra oánh mặt đất rồi thì phải.
Em thấy con J-10 của Khựa giống F-16 hơn, còn bản nhái Su-27 thì chính là J-11, ngoài ra thì Khựa cũng có Su-30 ạk
 

Kingpin

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-832
Ngày cấp bằng
20/7/06
Số km
11,177
Động cơ
686,853 Mã lực
Nơi ở
Hà nội tỉnh Cầu giấy huyện Nghiã đô xã
Su-27 có hệ thống hiển thị trước buồng lái (HUD) và hệ thống hiển thị ngắm bắn trên mũ của phi công kết nối với nhau, và chúng tương thích với tên lửa R-73, sự nhanh nhẹn cùng các yếu tố khác đã làm Su-27 trở thành một trong số máy bay không chiến tầm gần tốt nhất thế giới. Radar ban đầu được trang bị là Phazotron N-001 (NATO 'Slot Back'), là một radar xung doppler khả năng theo dõi trong khi đang quét, nhưng bộ xử lý của nó tương đối cổ, làm cho nó trở nên dễ dàng bị tổn thương với những báo động sai và mù mục tiêu. Su-30 và Su-35 có radar cao cấp có tầm quét lớn hơn là Phazotron 'Bars' N-011M, với một hệ thống điện tử quét mạng bị động rất nhạy, cải thiện tầm quét, có thể theo dõi nhiều mục tiêu cùng lúc.


radar N001 trên Su 27


radar N011M trên Su 30 và Su 35

Radar là một vấn đề phát triển chính cho Su-27. Nhu cầu ban đầu của Liên Xô rất tham vọng, họ yêu cầu một radar có khả năng giao chiến được với nhiều mục tiêu, có thể phát hiện và theo dõi mục tiêu là những máy bay ném bom từ khoảng cách 200 km (những mục tiêu có diện tích phản xạ sóng radar RCS là 16 m², đó là những máy bay ném bom đối thủ của Tu-16). Những điều này vượt xa so với tầm tìm kiếm của radar APG-63 trang bị cho F-15 (khoảng 180 km đối với những mục tiêu có RCS là 100 m²) và nói chung có thể so sánh được với radar mảng pha Zaslon nặng 1 tấn sử dụng trên MiG-31.



Để đạt được điều này với một trọng lượng hợp lý, đội thiết kế đã tính toán radar sử dụng kỹ thuật quét điện tử cho độ cao và quét bằng cơ khí cho góc phương vị. Không may, thiết kế này đòi hỏi quá nhiều các thiết bị tinh vi hiện đại mà công nghiệp vi điện tử của Liên Xô trong thập niên 1970 chưa đạt được, do đó vào năm 1982, chương trình Myesch gốc phải hủy bỏ và một mảng ăng-ten thay thế ít năng lực hơn đã được lựa chọn. Để bù đắp cho thời gian đã lãng phí, nhiều công nghệ hoàn thiện từ radar N019 Topaz bao gồm một phiên bản mở rộng của mảng ăngten gương kép (cassegraine) quay trên MiG-29 đã được sử dụng, và do đó sản phẩm radar N001 chia sẻ bộ xử lý tín hiệu số TS100 cũng được sử dụng trên radar N019 Topaz, trong khi N001V, mẫu kế thừa của N001 dùng chung bộ xử lý tín hiệu số với N019M, mẫu kế thừa của N019. Radar chỉ đạt được tầm dò tìm là 140 km với những mục tiêu có kích thước như Tu-16, và chỉ có khả năng phát hiện và theo dõi trên một mục tiêu. Dù vậy, radar vào lúc đầu vẫn được chấp nhận về độ tin cậy và điều này đã giúp N001 được trang bị cho máy bay tiêm kích, nửa thập niên sau khi chiếc Su-27 đầu tiên đi vào hoạt động năm 1986.
Seri radar N001 đầu tiên, Tikhomirov (NIIR) N001 (NATO 'Slot Back'), là một thiết bị xung Doppler với khả năng theo dõi trong khi quét, nhưng bộ xử lý của nó tương đối cũ, khiến nó dễ tạo báo động nhầm và điểm mù lớn, cũng như khó sử dụng. Trong những năm sau đó, dưới sự phát triển của tổng công trình sư thiết kế radar N001 là Giáo sư Viktor Konstantinovitch Grishin, radar N001 đã được nâng cấp nhiều lần, với các phiên bản N001V, N001VE, N001VEP, tất cả những phiên bản này đều đã được trang bị cho các máy bay, bao gồm cả phiên bản xuất khẩu của Su-27. Giáo sư V.K. Grishin là tổng công trình sư của radar mảng pha bị động Zalson S-800 trên MiG-31, và những kinh nghiệm này sau đó đã góp phần vào việc thiết kế các radar mảng pha thay thế cho seri N001.

radar trên mig 31 Foxhound


Hiển nhiên rằng không có nhiều lý do cho bất kỳ cải tiến quan trọng nào cho seri radar N001 nữa, và máy bay Su-30 và Su-35/37 đã được trang bị radar [[[Tikhomirov (NIIR)]] 'Bars' (Panther) N011M cao cấp với quét mảng pha điện tử bị động, tăng tầm hoạt động, phát hiện và theo dõi nhiều mục tiêu, và rất nhạy. Radar Bars (Panther) được lên kế hoạch sẽ bị thay thế bởi một mẫu còn hiện đại và cao cấp hơn, đó là radar mảng pha Irbis (Snow leopard)-E trong tương lai gần. Đối thủ của Tikhomirov (NIIR) là Phazotron (NIIP) cũng đã giới thiệu mẫu radar tương tự với quét mảng điện tử bị động.
radar Ibris -E


Su-27 có 1 hệ thống tìm kiếm và theo dõi bằng tia hồng ngoại (IRST) ở phía trước buồng lái hay còn được gọi là "con ngươi", nó cũng được kết nối với hệ thống kính trắc viễn laser. Hệ thống này có thể được nối với radar, hay sử dụng độc lập cho hoạt động tấn công "lén lút" với tên lửa hồng ngoại (như R-73 và R-27T/ET). Nó cũng điều khiển pháo, cung cấp sự chính xác tốt hơn so với một radar ngắm bắn.
Hệ thống IRST


 
Chỉnh sửa cuối:

AnhNB

Xe buýt
Biển số
OF-27314
Ngày cấp bằng
12/1/09
Số km
992
Động cơ
495,830 Mã lực
Nơi ở
Quán cà-phê
Bài hay quá cụ ợ. Cứ tiếp tục nhé.
 

aviator007

Xe hơi
Biển số
OF-21437
Ngày cấp bằng
21/9/08
Số km
167
Động cơ
499,110 Mã lực
Nơi ở
Long Biên - Hà Nội
Em thấy con J-10 của Khựa giống F-16 hơn, còn bản nhái Su-27 thì chính là J-11, ngoài ra thì Khựa cũng có Su-30 ạk
Em thì chưa thấy bức hình, hoặc thông tin nào về việc Nga xuất Su30 cho Khựa cả, đúng là em nhầm nó biến hóa T10 thành Shenyang J11A.

Có thể giữa tuần này, Nga giao 4 chiếc Su30, đợt 1 hợp đồng năm 2008.
 

Kingpin

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-832
Ngày cấp bằng
20/7/06
Số km
11,177
Động cơ
686,853 Mã lực
Nơi ở
Hà nội tỉnh Cầu giấy huyện Nghiã đô xã
Em thì chưa thấy bức hình, hoặc thông tin nào về việc Nga xuất Su30 cho Khựa cả, đúng là em nhầm nó biến hóa T10 thành Shenyang J11A.

Có thể giữa tuần này, Nga giao 4 chiếc Su30, đợt 1 hợp đồng năm 2008.
Hình như cụ quên mất rằng Nga sản xuất 1 version Su-30 dành cho CHINA là Su 30 MKK (khitai)
Su-30MKK for China
In 1997, Sukhoi design company started with the development of the 2-seater Su-30 attack fighter jet for the Chinese Air Force. The Su-30MKK is a derived version of the SU-27SK and Su-27M. Many parts haven't been change from the origin design, parts like: central wing space, wing panels, air-intakes, shadow beams, fins and landing gear and the Su-27SK fuselage. Only components for the nose have been new developed. Due to this the develop time reduced a lot. Also the production of the fighter jets because the plant had already experience with manufacturing of a 2-seat trainer.
The prototypes have been manufactured by the Komsomolsk-on-Amur plant. The first prototype flow on 20 May 1999. The first 10 Su-30MKK aircraft were delivered to the Chinese Air Force in december 2000.

China has ordered 38 Su-30MKK and 24 Su-30MK2 fighter jets. The Su-30MK2 is modified version of the Su-30MKK. They are difference in weapon systems ad equipment systems. These Su-30MK2 aircraft were delivered to China in 2003
 

aviator007

Xe hơi
Biển số
OF-21437
Ngày cấp bằng
21/9/08
Số km
167
Động cơ
499,110 Mã lực
Nơi ở
Long Biên - Hà Nội
Nhà em có đủ bộ sưu tập, chỉ thiếu Su22M4. Tại không có dịp lang thang Miền Trung để săn mấy em đó. Rảnh up dần lên cho các kụ nghía và phán.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top