- Biển số
- OF-389465
- Ngày cấp bằng
- 29/10/15
- Số km
- 6,047
- Động cơ
- 317,708 Mã lực
Các cụ dòm thêm các trường hợp sự cố phải phóng ghế
Vãi đạn, cái này chắc phải là lái tự động có cảm biến độ cao như thế nào mới làm được chứ phi công mà chỉ điều khiển bằng tay kg thôi thì đúng thật kg thể tưởng tượng được sự mao hiểm nó ntn nữa!
Lá vàng rơi
Hạ cánh hay cả lúc may bay đang dừng trên mặt đất thì ghế vẫn bị cái động cơ ấy phóng lên. Quá tải chính là gia tốc của cái ghế bị thuốc nổ phóng lên.Trường hợp hạ cánh này thì quá tải lúc phóng nhỏ hơn cụ ạ G~1 thôi. Nguy hiểm nhất là khi đang cơ động - G force lớn + tác động của đạn phóng ghế
Khi thả càng khẩn cấp. Phi công phải dùng động tác lắc cánh mạnh để tạo lực G lớn giúp văng càng ra. Do Su22 là cánh cụp - cánh xòe nên phải thu cánh về nhỏ nhất để tránh gẫy cánh do lực cản lớn ở độ cao thấp.
Ở góc thu cánh này thì không thả cánh tà được. Dẫn đến giảm lực nâng + tốc độ hạ cánh phải lớn hơn để bù lại lực nâng giảm tương ứng.
Minh họa: 1 vụ tai nạn do lực tác dụng tăng đột ngột dẫn đến gãy cánh cho thím dễ tưởng tượng. Trường hợp này là con C130 xả nước dẫn đến lực nâng tăng đột ngột làm gãy cấu trúc cánh
Cảm ơn hai cụ.Đây cụ nhé:
Su-22 có chế độ thả càng khẩn cấp, kiểu mình thích thì mình thả thôi.
Về nguyên tắc khi Su-22 hạ cánh thì phải để cánh xòe ra (góc mở lớn) thì khi đó mới thả được cánh tà. Còn muốn thả càng khẩn cấp thì phải để cánh cụp, và cánh tà (cụ hình dung khi máy bay dân dụng hạ thì cánh tà sẽ duỗi ra và lật xuống ấy) sẽ ko thả được để giảm tốc (vì thế tốc độ tiếp đất sẽ cao hơn và quãng đường để xả đà cũng cần phải dài hơn). Hình dưới là Su-22 về hạ cánh ở Nội Bài với cánh đang xòe ra.
Anh Cường (Su-30) rất may mắn khi kéo hai lần mà vẫn khỏe mạnh.Phét!!! gẫy hết mà đi được như này?
Em tin cụ, ths cụ và mời cụ ly rượi lạt.Nguyên nhân ban đầu như sau: Khi Su-22M4 về hạ cánh càng không ra, chỉ huy bay cho kéo qúa tải nhưng càng cũng vẫn không ra nên mới quyết định cho thả càng khẩn cấp và cho phi công vào hạ cánh với tốc độ cao hơn bình thường một chút. Khi tiếp đất, vì phi công để tốc độ cao và bung dù hơi sớm nên đứt dù đuôi, Chỉ huy bay cho tắt máy nhưng vì đường băng ngắn, trời nắng nóng đường băng ma sát ít, phi công thấy không an toàn nên giật dù!
Lưu ý các cụ là máy bay có sự cố phải thả càng khẩn cấp, mà đã thả càng khẩn cấp thì cánh tà ngoài không ra do cấu tạo của cánh cụp cánh xòe, vì vậy tốc độ hạ cánh sẽ tăng lên 20-30km/h, lại đường băng ngắn nữa 2.400m, nên máy bay không dừng kịp ở cuối đường băng mà xông ra ngoài.
Từ trước đã có ý kiến về độ dài đường băng như vậy thì chỉ phù hợp với hạ cánh bình thường thôi. Còn khi gặp sự cố khi hạ cánh thì quỹ đường băng quá ít.
Một điểm cực kỳ nguy hiểm đó là khu nhà trong bức ảnh dưới đây là Trường tiểu học của xã Nga Quán. Thật quá nguy hiểm khi bố trí trường học thẳng và gần với đường cất hạ cánh. Phía Nam hiện cũng có 2 trường học của TP. Yên Bái với gần 3.000 học sinh.
Chế thành xe ba bánh cho thương binhMay quá, cả phi công và máy bay đều an toàn, về sửa lại lại bay vù vù ngay.
Hồi năm 199x, em chứng kiến máy bay huấn luyện bổ nhào luôn xuống cánh đồng Lệ Mật (đúng hố bom luôn), phi công ko kịp bung dù. Một nghề phức tạp và quá nguy hiểm.nhà cháu gần sát sân bay gia lâm , giờ vẫn tập mấy con máy bay bà già màu xanh đen có từ thời pháp ở điện biên phủ ý nhé
VN ko có thì ra nước ngoài mà học máy bay cho hiện đại chứ mấy con máy bay cổ lỗ này đem bay chỉ nướng phi công ta thôi ah